Ngàysoạn:
Ngày dạy:
TIẾT 38. NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
(Hồi hương ngẫu thư)(Hạ Tri Chương)
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Thấy được tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng trong bài thơ.
- Bước đầu nhận biết phép đối trong câu cùng tác động của nó.
2.Kĩ năng:
-Đọc và phân tích thơ tứ tuyệt Đường luật.
3.Thái độ:
- Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước, tình cảm gắm bó với quê hương ở học sinh
II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của thầy:
- Soạn bài, SGK, SGV, đọc sách tham khảo,tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng,các tài liệu: kiến thức cơ bản và bài tập nâng cao.
2.Chuẩn bị của trò:
- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,đọc bài, xem trước bài.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổnđịnh tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở ghi.
1. Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ“Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”(cả dịch thơ và phần âm)
2. Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ để chỉ ra tình cảm của nhà thơ?
3.Bài mới:
Hạ Tri Chương (659- 744) không thuộcvề nhà thơ hàng đầu đời Đường như Lí Bạch, Đỗ Phủ nhưng ông cũng rất nổi tiếng với bài tứ tuyệt “Hồi hương ngẫu thư”, tình cờ viết nhân lần về quê 744, khi ông đã 86 tuổi và đã xa quê hương nửa thế kỷ.
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
HĐ 1. HD đọc và tìm hiểu chú thích: - GV yêu cầu đọc, GV đọc mẫu, HS đọc lại ? Đối chiếu dịch thơ và phiên âm? ? Tóm tắt vài nét chính về tác giả Hạ Tri Chương - HS đọc thầm nhanh các chú thích SGK HĐ 2. HD tìm hiểu văn bản: ? Bài thơ thuộc phương thức biểu đạt nào? Thể thơ nào? ? Văn bản được chia bố cục như thế nào? - HS đọc 2 câu thơ đầu. ?Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu một? H:Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó trong việc bộc lộ tình cảm của nhà thơ? ? Khi trở về quê hương, con người của tác giả có điều gì đổi thay H:Cái gì thay đổi và cái gì không thay đổi? ? Cách nói ấy có tác dụng gì? Biểu đạt tính cách gì của nhà thơ? ? Hai câu thơ đầu nói lên điều gì? - HS đọc diễn cảm 2 câu thơ cuối ? Khi trở về quê tác giả được đón tiếp như thế nào? (hãy chỉ ra điều đó ở 2 câu thơ cuối) ?Tình huống đó có hợp lý không? Vì sao? ? Em có nhận xét về giọng thơ và thái độ của tác giả ở đây? - GV có thểbình thêm: về nỗi vui và buồn ở đây? H: Hai câu thơ nói lên tâm trạng gì của nhà thơ? ? Rút ra giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ? - GV gọi 2 HS đọcphần ghi nhớ. HĐ 3. HD luyện tập: - GVgọi HS đọc bài tập phần luyện tập. - Lớp chia nhóm và thảo luận theo nhóm mình. - GV nhận xét, sửa chữa, cho điểm |
I. Đọc và tìm hiểu chú thích 1. Đọc: - Giọng chậm, buồn, C3 hơi ngạc nhiên - Nhịp 4/3 C4: 2/5 -> Cả hai bản dịch theo thể lục bát. Bản hai dịch sát hơn 2. Chú thích: * Tác giả: Hạ Tri Chương (659 - 744) - Tự: Quý Châu, hiệu Tứ Minh. - Quê: Vĩnh Hưng, Việt Châu (Triết Giang – Trung Quốc) - Đỗ tiến sĩ năm 695, làm quan trên 50 năm. - TP: Ông để lại 20 bài thơ * Từ khó: II. Tìm hiểu văn bản: 1. Kiểu văn bản: -Biểu cảm - Thất ngôn tứ tuyệt đường luật 2. Bố cục: - Hai câu đầu - Hai câu cuối 4. Phân tích. a. Hai câu thơ đầu * Câu thơ đầu: - Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi.
+Tiểu đối:Thiếu – lão tiểu - đạiĐối chỉnh cả ý và lời li gia – hồi -> Tác giả khái quát được cuộc đời của mình một cách ngắn gọn: xa quê từ nhỏ, già mới được trở về quê ® hé mở tình cảm đối vớiquê hương của tác giả. - Khi trở về tác giả có sự thay đổi: Tóc bạc, tuổi cao -> Tuổi già . - Giọng quê không thay đổi (hương âm vô cải) - NT đối rất chỉnh về ý: + Vô cải (không đổi) – tồi (cái thay đổi) -> Tác giả sử dụng cái thay đổi (mái tóc) để làm nổi bật cái không thay đổi (tiếng nói của quê hương). Đó vừa là chi tiết chân thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng làm nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương. Þ Tác giả là một người yêu quê, gắn bó sâunặng với quê hương, kể cả lúc ở xa quê. b. Hai câu thơ cuối - Khi trở về quê tác giả gặp lớp nhi đồng ® hỏi: “Khách ở đâu đến ?” -> Một tình huống độc đáo mang tính bi kịch (trở về quê mình lại bị coi là khách) -Thái độ bên ngoài: Vui vẻ, nhưng ẩn chứabên trong một nỗi buồn, xót xa. -> Tâm trạng đau xót, ngậm ngùi, kín đáo trước những thay đổi của quê nhà. Sự lạc lõng của tác giả. 4. Tổng kết: Ghi nhớ: SGK III. Luyện tập: *Gợi ý: + So sánh 2 bản dịch thơ + So sánh về thể thơ (từng câu thơ so với phiên âm) -> Bản dịch thơ của Trần Trọng San hay hơn, sát với phiên âm hơn. |
4. Củng cố , luyện tập:
- Cảm nghĩ của em saukhi học xong bài này?
5. Hướng dẫnvề nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ (phần âm – dịch nghĩa- dịch thơ) và nội dung phân tích bài thơ.
- So sánh tình yêu quê hương trong 2 bài thơ: “Tình dạ tứ” của (Lí Bạch) và“Hồi hương ngẫu thư” của (Hạ Tri Chương).
- Chuẩnbị bài :Từ trái nghĩa: Xem trước và trả lời các câu hỏi bài tập