Ngàysoạn:
Ngày dạy:
TIẾT 30.BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
( Nguyễn Khuyến)
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được tình cảm bạn bè đậm đàm, thắm thiết, hồn nhiên của Nguyễn Khuyến. và bức tranh quê đậm đàhương sắc VN.
- Nét đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ.
2.Kĩ năng:
-Đọc diễn cảm và phân tích bài thơ “Thất ngôn bát cú”
3.Thái độ:
- Quý mến bạn bè, động viên, giúp đỡ, chia ngọt sẻ bùi với bạn bè thân thiết.
II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của thầy:
- Soạn bài, SGK, SGV, sách tham khảo,tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các tài liệu: kiến thức cơ bản và bài tập nâng cao.
2.Chuẩn bị của trò:
- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,đọc bài, xem trước bài.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổnđịnh tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ:
1. Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Qua Đèo Ngang”củabà Huyện Thanh Quan?
H: Nêu những đặc điểm cơ bảnthể thơ của thất ngôn bát cú Đường luật?
2. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật qua bài thơ “Qua Đèo Ngang”?
3.Bài mới:
- Tình bạn là một trong những đề tài quen thuộc trong kho tàng văn học “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến là một bài thơ thuộc loại hay nhất trong những đề tài tình bạn nói chung và trong những bài thơ viết về tình bạn của Nguyễn Khuyến nói riêng.
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
HĐ1.HDHS đọc và tìm hiểu chú thích: - GV yêu cầu đọc: giọng chậm rãi, ung dung, hómhỉnh - GV đọc mẫu , gọi HS đọc. - GV nhận xét cách đọc của HS. - HS đọc phần ghi chú (*) SGK H:Em biết gì về tác giả Nguyễn Khuyến và tác phẩm Bạn đến chơi nhà? - HS trả lời. - GV có thể củng cố bằng một vài thông tin bổ sung. - Treo một số tranh ảnh về Nguyễn Khuyến cho HS xem. H: Em biết gì về bài thơ? ? Em hiểu các từ: nước cả, khôn, rốn như thế nào? HĐ1.HDHS đọc hiểu văn bản ? Bài thơ được viết theo phương thức nào?Thuộc thể loại nào ? Thông thường bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật được chia bố cục như thế nào? (2 câu đề, 2 câu thực, 2 câu luận, 2 câu kết) ? Em sẽ chia bố cục bài này như thế nào? - HS đọc câu thơ đầu. H: Câu thơ mở đầu nói về việc gì? H: Em có nhận xét gì về giọng điệu câu này? Tác dụng H: Tác giả đã sử dụng đại từ xưng hô nào? Đại từ đó nói lên quan hệ như thế nào giữa hai người? ? Qua câu mở đầu em có nhận xét gì về tình cảm giữa 2 người? - HS đọc 6 câu tiếp theo ? Theo em, sau khi đọc câu mở đầu em nghĩ Nguyễn Khuyến sẽ tiếpbạn như thế nào? - HS thảo luận nhanh - GV chốt. ? Thực tế Nguyễn Khuyến đã tiếp bạn trong hoàn cảnh nào? ? Em có nhận xét gì cách nói của Nguyễn Khuyến? ? Qua hình ảnh và giọngđiệu thơ nhưvậy tác giả đã nói lên điều gì? - HS đọc câu cuối và trả lời câu hỏi: ? Trong câu thơ cuối chi tiết ngôn ngữ nào đáng chú ý? ? Em hiểu như thế nào về cụm từ đó? ? So sánh với cụm từ “ta với ta” trongcâu thơ: “Một mảnh tình riêng ta với ta” (Qua Đèo Ngang) ? Thông qua câu cuối và 6 câu trên em có nhận xét gì về tình bạn của Nguyễn Khuyến? - GV có thể bìnhthêm về tình bạn trong hoàn cảnh này ? Nêu khái quát nội dung, nghệ thuật của bài thơ? - GV hướng dẫn HS thực hiện - Trả lời các câu hỏi SGK |
I.Đọc và tìm hiểu chú thích 1. Đọc. 2.Tìm hiểu chú thích a.Tác giả: + Nguyễn Khuyến (1835- 1909), quê: Thôn Vị Hạ - xã Yên Đổ (nay thuộc Trung Lương – Bình Lục- Hà Nam) + Ông đỗ cả ba kỳ thi: Thi Hương, thi Hội, thi Đình -> Tam nguyên Yên Đổ + Ông là nhà thơ lớn của dân tộc. + Phong cách thơ: nhẹ nhàng, thâm thuý và sâu sắc. + Đề tài trong thơ: Thiên nhiên Tình bạn Châm biếm, phê phán b. Tác phẩm: - Bài thơ là một trong những bài thơ tiểu biểu cho đề tài viết về tình bạn của nhà thơ Ng Khuyến. c. Giải thích từ khó (SGKT 105) II. Tìm hiểuvăn bản: 1.Kiểu văn bản: Biểu cảm - Thể thơ : Thất ngôn bát cú. 2. Bố cục: + Câu đầu: Giới thiệu sự việc” Bạn đến chơi nhà” + 6 câu tiếp: Hoàn cảnh tiếp bạn + Câu cuối: Tình bạn vượt lên những giá trị vật chất bình thường. 3. Phân tích: a. Câu thơ đầu: " Đã bấy lâu nay, bác tới nhà" - Lời chào bạnvề cuộc đến chơi của bạn. - Giọng thơ: hồ hởi, phấn chấn, giọng như một tiếng reo vui của tác giả. - Cách gọi: “bác” thể hiện sự kính trọng và tình cảm thân thiết giữa 2 người. -> Đó là tình bạn thân thiết, quý mến nhưng lại ít đượcgặp nhau. b. Sáu câu tiếp theo: Hoàn cảnh tiếp bạn: - Trẻ đi vắng -> không có người để sai hầu hạ, tiếp khách. - Chợ : xa - Cá : ao sâu, nhiều nước - Gà:vườn rộng, rào thưa - Có cải, bầu, mướp, nụ: chưa đến độ ăn được. - Miếng trầu không có. -> Không có bất cứ thứ gì ăn được để có thể đãi khách (nói cách khác: các thứ đều có nhưng không dùng được chưa dùng được) - Tác giả sử dụng cách nói có phần phóng đại cho thấy sự “không may” nói cho vui thể hiện sự quý mến bạn, tạo nụ cười hómhỉnh, thân mật. Nguyễn Khuyến muốn tiếp đãi bạn chu đáo nhưng lại không có gì để tiếp. - Qua đó cũng thể hiện: + Sự thanh bần, đạm bạc của Nguyễn Khuyến + Sự hóm hỉnh hài hước, yêu đời của tác giả. + Nguyễn Khuyến yêu bạn bằng tình bạn dân dã, chất phác; ông coi trọng tình nghĩa hơn vậtchất, tin vào sự cao cả của tình bạn. =>K/Đ: Đó là một tình bạn sâu sắc, trong sáng. c. Câu thơ cuối: “Ta với ta” chỉ chủ nhân (tác giả) - và khách - Đại từ “ta” vừa là số ít, vừa chỉ số nhiều: hai ta tuy hai mà như một® chỉ sự gắn bó tình cảm tri âm, tri kỷ giữa hai người. -> Khẳng định: Tình bạn cao cả hơn vật chất, vật chất không đầy đủ, thậm chí không có gì thì bạn bè vẫn yêu mến, vẫnvui vẻ khigặp gỡ. Điều quan trọng của tình bạn là tình cảm trong sáng, hồn nhiên chứ không phải là vật chất. 4. Tổng kết: *Ghi nhớ: SGK III. Luỵên tập. a. Ngôn ngữtrong bài Sau phút chia li: ngôn ngữ bác học. - Ngôn ngữ trong bài Bạn đến chơi nhà: ngôn ngữ bình dân. -> Cả hai đều đạt đến độ kết tinh mạnh mẽ. b. “Ta với ta” (Qua Đèo Ngang) -> Sự cô đơn,lẻ loi, một mình đối diện với chính mình) khắc sâu nỗi buồn chỉ có một mình. - “Ta với ta” (Bạn …nhà) -> Sự đồng cảm, tri kỷ tri ân giữa 2 người tuy hai mà một . |
4. Củng cố, luyện tập:
- Cảm nghĩ của em sau khi học xong bài thơ này?
- Trong nhà trường hay trong cuộc sống chắc chắn em đã từng có rất nhiều những kỉ niệm đẹp về tình bạn, hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em về tình bạn đó?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc nội dung bài học, phần ghi nhớ, học thuộc bài thơ.
- Sưu tầm các tác phẩm thơ của Nguyễn Khuyến.
- Đọc thêm và thuộc đoạn trích trong bài “Khóc Dương Khuê”.