Giáo án Ngữ văn 7 Bài Một thứ quà của lúa non: Cốm mới nhất

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

TIẾT 57. MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON :CỐM

- Thạch Lam-

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức:

- Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét tinh tế, nét đẹp vănhoátrong một thứ quà độc đáo và giản dị củadântộc.

- Thấy được sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tuỳ bút của Thạch Lam.

2.Kỹ năng:

- Đọc, cảmnhận, tìm hiểu và phân tích chất trữ tình, chấtthơ trong văn bản tuỳ bút.

3.Thái độ:

- Yêu quý, trân trọng những nét văn hoá truyền thống củadântộc.

II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của thầy:

- Soạn bài, sgk,sgv,tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các sách tham khảo có liên quan đến bài học.

2.Chuẩn bị của trò:

- Chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập SGK.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổnđịnh tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số:

2.Kiểm tra bài cũ:

H: Đọc thuộc lòng bài thơ “Tiếng gà trưa”? Nêu đại ý cuả bài thơ và cho biếttác dụng của điệp ngữ “Tiếng gà trưa” trong bài.

H: Tiếng gà trưa đã gợi nhắc những hình ảnh, kỷ niệm gì về tuổi thơ? Những hồi tưởng đó nóilên điều gì?

3.Bài mới:

Thạch Lam, tên thật là Nguyễn Tường Lân,1910-1942 trước cách mạng đã

nổi tiếng là mộtnhà văn lãng mạn, một cây bút truyện ngắn và tuỳ bút với bút pháp thiên về những cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng những nhạy cảm, sâu sắc và nhânái.Ông là tác giả của nhiều tập truyện ngắn hay như “ Gió lạnhđầu mùa” “ Nắng trong vườn”, “ Sợi tóc” tập tuỳ bút về cảnh sắc, phong vị và các thức quà bánh ở đất Thăng Long – kẻ chợ: Hà Nội băm sáu phố phường (1943). Trong đó nổi bật lên là bài viết: Một thứ quà của lúa non, Cốm.

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ 1.HD đọc và tìm hiểu chú thích:

- GV hướng dẫn đọc.

- GV yêu cầu đọc

- GV đọc mẫu một đoạn, gọi học sinhđọc hết bài. HSvà GV nhận xét.

- GV gọi một HS đọc mục chú thích

H:nêu vài nột về tác giả…..và tác phẩm“ Một thứ quả của lúa non: Cốm”.

Giải thích từ khó thanh nhã, sêu tết

HĐ 2.HD đọc - hiểu văn bản:

H: Văn bản thuộc kiểu văn bản và thể loại nào?

H:Dựa vào phần chỳ thớch hóy nờu những hiểu biết củaem về thể tuỳ bút?

H: Bài văn được triểnkhai theo bố cục như thếnào? Nội dung khái quát của từng phần?

H: Mạch cảm xúc của bài tuỳ bút thể hiện ntn?

- Hs đọc diễn cảm đoạn 1.

H:Cảm xúc tác giả bắt đầu từ đâu? Nhờ giác quan nào là chủ yếu?

H: Cộinguồn của Cốm là lúa đồng quê. Điều đó đó được gợi tả bằng những hỡnh ảnhnào?

H: Em có nhậnxét gì vềgiọng văn, cách miêu tả trong đoạn văn này? Và cỏch dẫn vào bài viếtcó điểm gỡ hay?

H:Sau đoạn mở đầu tác giảcảm nhận thấy điều gì từ cốm?

H:Hình ảnh cô gái bán cốm cóý nghiã gì?

H:Chi tiết “đến mùa cốm… cô hàng cốm có ýnói gì?

H:Cảm xỳc nào của tỏc giả bộc lộ trong những lời văn trên?

- Gv: Gọi Hs đọc đoạn 2

H: Nội dụng của đoạnnày là gì?

H: Tỏc giả đó chỉ ra những giỏ trịnào của Cốm?

H: Tỏc giả đã chỉra sự hoà hợp giữa hai sản vật nào? Sự hoà hợp đó thể hiệnnhư thế nào?

H: Qua sự phân tích bình luận trên tác giả còn phê phán điều gì?

H:ý kiến đó được thể hiện bằng hình thức nào?

H: Qua đó ta thấy được thái độ, tình cảm nào của tác giả?

- Hướng dẫn đọc đoạn cuối

H: Nội dung đoạn cuốilà gì?

H: Tỏc giả bàn về sự thưởng thức Cốm như thế nào?

H:Tác giả thuyết phục người mua cốm ntn?

H: ý nghĩa của lời thuyết phụcđó là gì?

H: Nêu nghệ thuật và nội dung chính của tác phẩm?

- HS đọc ghi nhớ SGK.

I. Đọc và tìm hiểu chú thích:

1. Đọc

- Giọngtình cảm, tha thiết, trầm lắng

2. Chú thích:

a. Tác giả:

- Thạch Lam (1910-1942)

+ Tên thật: Nguyễn Tường Vinh sau đổi thành Nguyễn Tường Lân.

+ Là một nhà văn nổi tiếng của nhóm “Tự lực văn đoàn”

+ Ông có sở trường về truyện ngắn và tuỳ bút.

b. Tác phẩm: Được rút từtập tuỳ bút:

Hà Nội băm sáu phốphường ( 1943).

c. Từ khó: 1557 từ khó SGK

- Thanh nhã

- Sêu tết

II. Tìm hiểu văn bản:

1. Kiểu văn bản:Biểu cảm

- Thể loại : Tuỳ bút

*Tuỳ bút: Thể văn thiên về biểu cảm, chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của nhà văn về các hiện tượng, vấn đề của đời sống. Ngôn ngữ giàu hình ảnh và chất trữ tình.

2. Bốcục:

- Chia làm 3 đoạn

+ Đoạn 1: từ đầu đến “Chiếc thuyền rồng”: Cốm – Sự tinh tế của thiên nhiên và sựkhéo léo của con người:

+ Đoạn 2: Tiếp theo “nhũn nhặn”: Phát hiện, ca ngợi những giá trị đặc biệt của Cốm.

+ Đoạn 3: Đoạn cuối: Bàn về sự thưởng thức cốm.

3. Phân tích :

a. Cốm – Sự tinh tế của thiên nhiên và sựkhéo léo của con người:

* Cốm - đặc sản của làng Vòng.

- Cảm hứng được gợi lên từ hương thơm của lá sen trong cơn gió mùa hạ.

- Hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của Cốm.

- Từ đó tác giả tưởng tượng đến.

+ Cánh đồng xanh.

+ Hạt thóc nếp…

+ Hương thơm mát của bông lúa

+ Sựhoàn thành hạt lúa.

- Giọng văn trang trọng, dịu dàng, nhẹ nhàng bởiĐT, TT thích hợp.

- Cách miêu tả khêu gợi được cảm xúc , cho ta cảm nhận thấy sự tinh tế của thiên nhiên đúc kết trong từng hạtcốm.

- Quá trình dẫn nhập từ tốn, tự nhiên, thanh nhã, trang trọng thể hiện sự nhạy cảm, cảm giác tinh tế, tình yêu sâu nặng của tgiả về cốm.

* Cốm gắnliền với sự khéo léo và vẻ đẹp của người làm ra cốm.

- Cách làm cốm: cẩn thận, bí mật và khắt khe -> sự khéo léo, tinh tế và cẩn thận.

- Cốmđến với mọi người thật duyêndáng và lịch sự:

+ Cô gái bán cốm xinh đẹp và gọn ghẽ.

+ Cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng.

-> Nét đẹp độc đáo, trang trọng, cổ truyền.

- Cốm trở thành nhu cầu thưởng thức củangười HàNội.

* Yêu quí, trân trọng cội nguồn trong sạch, đẹp đẽ, giàu sắc thái văn hoá dân tộc của cốm.

b. Cảm nghĩ về giá trị của cốm:

- Cốm là thức quà riêng biệtcủa đất Vịêt. do vậy nó là sản phẩm chứa đựng giá trịvăn hoá:

+ Cốm được chọn làm đồ sêu tết.

+ Thích hợp với nghi lễ của đất nước nông nghiệp.

-> Cốm: Là thức quà hàng ngày

Là lễ vật quý, sang trọng

Là đặc sản mà giản dị, thanh khiết, thân thuộc.

*Sự hoà hợp giữa cốm -hồng:

- Màu sắc: sắc xanh cốm - đỏ hồng

- Hương vị: cốm: thanh đạm; hồng: ngọt sắc -> 2 hương vị nâng đỡ cho nhau.

- Về triết lí âm dương:

Cốm: âmHồng: dương

Màu xanhđỏ

Vị thanh đạmngọt sắc

Bánh cốm vuônghồng tròn

-> âm dương hoà hợp, hạnh phúc lâu bền, nhiều con lắm cháu (triết lý phồn thực và sùng bái con người, của văn hoá nông nghiệp).

-Tác giả phê phán, chê cười, đáng tiếc cho những tục lệ đẹp, hay ngày càng một mất dần.

+ Thức bóng bẩy hào nhoáng, thô kệch mà lại đắt đỏ do bắt chước, du nhập từ nước ngoài.

+ Những kẻ giàu xổi, trọc phú vô học, hợm của khinh người.

- Qua 2 dấu ngoặc đơn (…) -> sâu sắc, chí lý, đậm tính thời sự.

* Cốm là giá trị tinh thần, văn hoá của dân tộc. Tác giả trân trọng giữ gìn Cốm như một vẻ đẹp văn hoá dân tộc.

c. Sự thưởng thức cốm:

-Cách ăn quà thanh nhã, lịch sự :

+ Ăn chậm rãi, thong thả, vừa ăn vừa ngẫm nghĩ, nhấm nháp

+ Phải thưởng thức bằng các giác quan: khứu giác, vị giác, thậm chí cả xúc giác để thấy được hương vị đặc biệt, những cảm giác cho cốm gợi ra và thưởng thức những giá trị kết tinh ở đó.

- Lời đề nghị mua cốm thẳng thắn, chí lý, chí tình: Hãy, chớ, phải, nên (từ mệnh lệnh, cầu khiến).

- Người mua cốm: phải nhẹ nhàng, nângđỡ chút chiu.

- Vì : Cốm là lộc của trời, cái khéo léo của người và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thân lúa.

=> Xem cốm như một giá trị tinh thần thiêng liêng được trân trọng và gìn giữ xuất phát từ một tấm lòng, một trái tim người Hà Nội.

4. Tổng kết:

1. Nghệ thuật:

- Ngòi bút tinh tế, nhạy cảm.

- Sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú.

- Lời văn nhẹ nhàng, tinh tế, sâu sắc.

2. Nội dung:

- Cốm: Thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng bát ngát mang hương vị mộc mạc, giản dị, thanh khiết.

- Cốm làmột nét đẹp văn hoá của dân tộc ta cần gìn giữ và phát huy.

* Ghi nhớ: SGK.

4. Củng cố, luyện tập

- Tìm đoạn văn mà em yêu thích nhất trong bài? Nêu cảm nhận về đoạn văn đó

- Đọc đoạn văn:

+ Cốm - Nguyễn Tuân (TPM, Hà Nội 1988)

+ Thương nhớ mười hai - Vũ Bằng.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Thử thống kê những từ em thích trong VB.

- Thuộc lòng đoạn văn mà em thấy hay.

- Làmhai bài tậpphần luyện tập

- Chuẩn bị bài: Chơi chữ