Ngàysoạn:
Ngày dạy:
TIẾT 17.SÔNG NÚI NƯỚC NAM
(Nam quốc sơn hà)
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
+Cảm nhận được tinh thần độc lập khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong bài thơ.
+ Bước đầu hiểu đặc điểm thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
2. Kỹ năng:
-Đọc, tìm hiểu các thể thơ Đường luật.
3.Thái độ:
-Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, ý thức học tập tốt để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của thầy:
- Soạn bài, SGK, SGV,Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các tài liêu: kiến thức cơ bản và bài tập nâng cao.
2.Chuẩn bị của trò:
- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,xem trước bài.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổnđịnh tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bài của hs
H: Đọc thuộc lòng những bài ca dao than thân và bài ca dao châm biếm? rút ra những bài học trong cuộc sống từ những bài ca dao trên.
3.Bài mới:
- Nhớ lại 3 truyệntrung đại viết bằng chữ Hán đã học ở lớp 6. Nay tiếp tục học thơ trữ tình trung đại qua các bài thơ chữ Hán.
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
HĐ1. HD đọc và tìm hiểu chú thích: - GV nêu yêu cầu đọc: Giọng chậm, chắc, hào hứng, đanh thép. GV: Cho học sinh đọc chú thích H: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm ? - GV dựa vào chú thích (*) nói cho học sinh hiểu về thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật và cho HS nhận dạng bài “Nam quốc sơn hà” HĐ2. HD đọc hiểu văn bản H: Xác định thể loại và phương thức baiểu đạt ? H: Hãy nêu chủ đề của bài thơ? -Là lời tuyên bố của chủ quyền đất nước ta - Được coi như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của đất nước ta H: Chia bố cục bài thơ nêu nội dung từng ? - HS đọc bản phiên âm chữ Hán, bản dịch nghĩa, dịch thơ và trả lời câu hỏi H:Em có nhận xétgì về giọng điệu của hai câu thơ đầu? H: Trong câu thơ đầu tiên theo em có những chữ nào là quan trọng nhất? Vì sao? Chú ý: đế: vua vương: vua -> “Đế” được coi lớn hơn” vương” H: Từ đó, lời thơ Nam đế cư có ý xác định nơi ở của vua nước Nam; hay nơi thuộc chủ quyền của nước Việt Nam? H:Ý thức dân tộc đã được thể hiện rõ trong câu thơ ntn? H: Em hiểu thiên thư là gì? H: Nhận xét về âm điệu đặc biệt của lời thơ này? Tác dụng? H: Chân lí về chủ quyền đất nước Việt Nam đã được ghi ở sách trời điều đó có ý nghĩa gì? H:Câu thơ thứ hai khẳng định rõ điều gì? H:Em có nhận xét gì về giọng điệu của hai câu thơ cuối? H: Nội dung câu thơ thứ 3?Câu hỏi nhưng có phải để hỏi k? Mục đích? H: Nội dung câu 4? H: Thái độ của người viết thể hiện như thế nào ở hai câu cuối? H: Những tư tưởng nào của người viết được thể hiện ở hai câu cuối? H:Liên hệ với lịch sử dân tộc, hãy chứng minh sự chính xác của lời tuyên ngôn chiến thắng này? ( Quân và dân nhà Lý dưới sự chỉ huy của Lý thường Kiệt đã đánh tan đạo quân xâm lược Tống, bảo vệ bờ cõi nước ta) H: Vì sao bài thơ lại được coi như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta? H: Từ quá trình phân tích trên hãy chỉ ra giá trị nội dung vànghệ thuật của bài thơ? -HSđọc mục ghi nhớ: SGK |
I. Đọc và tìm hiểu chú thích. 1. Đọc: 2. Tìm hiểu chú thích: a. Tác giả: Chưa rõ. - Tác phẩm: + Sáng tác trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ 2 (1077), đọc ở miếu thần trên phòng tuyến NhưNguyệt ( nam sông Cầu). + Động viên tinh thần tướng sĩ và làm quân địch hoang mang, khiếp sợ. + Được coi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của dân tộc ta. b. Giải nghĩa từ khó: - Theo 2 chú thích SGK( vua Nam, sách trời) - Chú ý: đế, tiệt nhiên, thiên thư, nghịch lỗ, thủ bại hư. II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Kiểu văn bản: Biểu cảm - Thể loại:Thơ thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). - Số câu : 4 câu - Số chữ trong câu: 7 chữ / 1 câu - Cách hiệp vần: + Vần chân: Câu 1,2,4 (hoặc câu 2,4) hiệp vần với nhau ở chữ cuối. VD: C1 - cư ;C2 : thư ; C4: hư + Vần liền: cuối câu 1,2: cư – thư + Vần cách: chữ cuối câu 2,4: thư – hư. + Bài gieo vần trắc (tính từ tiếng thứ 2 trong câu thứ nhất) 2. Bố cục: 2 phần : - Hai câu đầu: Nước Nam là của ngưòi Nam.Điều đó đã được sách trời định sẵn, rõ ràng. - Hai câu cuối: Kẻ thù không được xâm phạm, nếu xâm phạm sẽ chuốc lấy bại vong. 3. Phân tích: a. Hai câu đầu: - Giọng thơ:Hùng hồn, rắn chắc,trang trọng và đầy tự hào * Câu 1: Nam quốc: nước Nam ->Vùng sông núi phía Nam là một nước chứ không phải một quận huyện của Trung Hoa-> Khẳng định ý thức độc lập chủ quyền của một dân tộc. - Đế: chữ quan trọng nhất -> Chứng tỏ nước Nam là có vua, có chủ, có quốc chủ. Đế còn có nghĩa đại diện cho nhân dân. Nam đế là vua đại diện cho nhân dânnước Nam. - Nam đế cư: Nơi ở của vua nước Nam, xử lí mọi công việc của nước Nam là vua nước Nam. Nơi thuộc chủ quyền của người Việt vì vua gắn với nước. => Ý thức độc lập, tự cường; bình đẳng, ngang hàng với cáchoàng đế Trung Hoa. * Câu 2: - Âm điệu: Hùng hồn, rắn rỏi diễn tả sự vững vàng của tư tưởng và niềm tin sắt đá vào chân lí. - Khẳng định ranh giới nước Nam đã được phân định rõ ràng hợp với đạo trời - đất, thuận với lòng người. Tạo hoá đã định sẵn nước Việt Nam của người Việt Nam. => Khẳng định nước Nam là một nước có độc lập, có chủ quyền, có lãnh thổ riêng. Đó là một sự thật hiển nhiên, không thể thay đổi. b. Hai câu cuối: - Giọng điệu: Vừa thách thức vừa quả quyết * Câu 3: + Là câu hỏi, hướng về bọn giặc ngông cuồng. + Là lời cảnh báo về hành động xâm lược liều lĩnh, phi nghĩa, vô đạo lý của phong kiến phương Bắc. *Câu 4:Lời cảnh báo hậu quả thê thảm đối với bọn xâm lăng nếu như cố tình xâm phạm đến nước Nam và k/đ sức mạnh vô địch của quân và dân ta Þ Hai câu cuối là lời cảnhbáo đanh thép, kiên quyết thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng để giữ vừng nền độc lập, tự do của Tổ quốc - Khẳng định vững chắc chủ quyền độc lập vàbình đẳng của dân tộc ta - Khẳng định quyết tâm sắt đá: sẽ đập tan mọi âm mưu, hành động liều lĩnh của bất kì kẻ xâm lược ngông cuồng nào, cho dù chúng tàn bạo, nham hiểm và mạnh đến đâu. 4. Tổng kết a.Nghệ thuật: Cảmxúc, thái độ mãnh liệt, sắt đá: - Bài thơ mang màu sắc chính luận sâu sắc. - ý thơ được thể hiện trực tiếp, mạch lạc, rõ ràng. - Giọng thơ hùng hồn, đanh thép, gọn sắc, cô đọng. b. Nội dung: Sông núi nước Nam là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. * Ghi nhớ:SGK/65 |
4. Củng cố - luyện tập
- Học sinh thuộc lòng bài thơ cả phần âm và phần dịch thơ
Bài tập 1 SGK. ( quan niệm xưa đất nước là của vua...)
- Ngoài bài Nam quốc sơn hà, em còn biết những văn bản nào khác được coi là tuyên ngôn độc lập của nước ta? Hãy kể tên?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Nắm được kiến thức bài học. Sưu tầm các bài thơ cùng thời.
- Chuẩn bị bài: Phò giá về kinh.