Ngàysoạn:
Ngày dạy:
TIẾT 8.MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
- Học sinh hiểu được kiến thức mạch lạc trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Tạo lập những văn bản có tính mạch lạc.
3.Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập khoa học, cách nói năng mạch lạc.
II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của thầy:
- Soạn bài, : SGK, SGV.Thiết kế bài giảng Ngữ văn 7 (tập 1),Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng....
2.Chuẩn bị của trò:
- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,xem trước bài.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bài của hs.
H: Bố cục trongvăn bản là gì?Bố cục trong văn bản cần đảm bảo yêu cầu nào.
H: Bố cục trong văn bản thường có mấy phần? Đó là những phần nào?
3.Bài mới:
Khi tạo lập văn bản cần đảm bảo tính mạch lạc, vậy mạch lạc là gì? Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc...
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
HĐ1.HDHS tìm hiểu về mạch lạc trong vb: - Đọc Mạch lạc là từ Hán Việt hay thuần Việt? HS: Từ Hán Việt GV giải thích theo từ điển Hán Việt. - Mạch lạc 1: + Mạch : - Nghĩa 1: ống dẫn máu trong cơ thể( mạch lạc, mạch lộ..) + Nghĩa 2: Đường, hệ thống( địa mạch, xung mạch) - Mạch2: Tên một loại lúa - Lạc Lạc1: vui Lạc 2: Mạng lưới( liên lạc, mạch lạc) Lạc 3: Nghĩa 1: Rụng(diệp lạc, nguyệt lạc...) Nghĩa 2: Rơi rớt(lạc hậu, lạc ngũ) Nghĩa 3: Nơi ở ( bộ lạc) H. Khái niệm mạch lạc trong văn bảnđược dùng theo nghĩa đen nào trong các nghĩa trên ? Nghĩa của từ Mạch1,2 + Lạc 2. - GV đọc bài tập a. HS thảo luận, trả lời theo nhóm bàn H. Có người cho rằng: Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lý. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? H. Vậy mạch lạc trong văn bản là gì? H: Toàn bộ sự việc trong văn bản xoay quanh sự việc chính nào?GV đọc gợi dẫn B (a) - “Sự chia tay và con búp bê đóng vai trò gì trong truyện”? Hai anh em Thủy và Thành có vai trò gì trong truyện? (Nhân vật chính) -GV đọc gợi dẫn (b) và nêu câu hỏi. H:Theo em, đó có phải là chủ đề liên kết các sự việc nêu trên thành một hệ thống nhất không? Đó có thể xem là mạch lạc của văn bản không? (GV bổ sung giải thích theo (b) SGV/ T 34) - GV gọi 1 học sinh đọc câu(c) sgk H: Các đoạn văn trong văn bản được nối với nhau theo mối liên hệ nào? H: Những mối quan hệ giữa các đoạn văn ấy có tự nhiên không? - GV gọi 1 HS đọc ghi nhớ HĐ.HDHS luyện tập: - HS đọc bài tập SGK/32 H: Chủ đềxuyên suốt của các phần, đoạn, câu là gì? H:Trình tự của các phần, các đoạn, các câu có giúp cho sự thực hiện chủ đề liên tục, thông suốt và hấp dẫn không? - HS đọc đoạn văn b - Tc thảo luận - Các nhóm báo cáo kết quả bằng phiếu học tập. - HS thảo luận và trả lờicâu hỏicủa BT 2 |
I. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong vb: 1. Mạch lạc trong văn bản: 1.1.Bài tập. a. Mạch lạc trong văn bản có những tính chất sau: + Trôi chảy thành dòng, thành mạch + Tuần tự đi khắp các phần, các đoạn trong văn bản. + Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn. b. Đúng : 1.2 Kết luận: Mạch lạc trong vb là sự tiếp nối của 1 nội dung chủ đạo xuyên suốt qua toàn bộ các ý, các phần theo một trình tự hợp lí, trước sau hô ứng nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được hứng thú cho người đọc. 2.Các điều kiện để văn bản có tính mạch lạc: 2.1 Bài tập: a. Văn bản “Cuộc….bê” - Sự việc chính: Sự chia tay của hai anh em Thành và Thủy - “Sự chia tay và những con búp bê”: Chủ đề của tác phẩm. -> Hai anh em Thủy và Thành buộc phảichia tay. -> Những con búp bê và tình cảm của 2 anh em thì không thể chia tay. b. Đó là chủ đề liên kết các sự việc thành thể thống nhất và cũng có thể xem là mạch lạc của văn bản (mạch lạc và liên kết có sự thống nhấtvới nhau) -> ở đây mạch lạc của văn bản được thể hiện dần dần qua diễn biến mới mẻ của mỗi phần, mỗi đoạn. c.Các bộ phận trong văn bản nối với nhau theo: + Mối quan hệ chính: Thời gian + Ngoài racó cả mối quan hệ: Thời gian, tâm lí, ý nghĩa. -> Các mối quan hệ tự nhiên, hợp lí. 2.2)Kết luận: *Ghi nhớ ý 2:SGK/T 32 II Luyện tập 1. Bài 1: SGK/T 32 a. Văn bản “Mẹ tôi” - Chủ đề: Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là thiêng liêng hơn cả. Con cái phải tôn trọng đối với cha mẹ. - Trình tự tiếp nối các câu, các đoạn, các ý thể hiện chủ đềxuyên suốt và hợp lý. +Đoạn 1: Giới thiệu nguyên nhân, mục đích người bố viết thư cho con. + Đoạn 2: Tình cảm, tâm trạng của người cha trước lỗi lầm của En- ri- cô, tình yêu thương, vai trò của người mẹ. +Đoạn 3: Lời răn dạy của người cha với En- ri -cô trong cách đối xử với mẹ. Cả 3 đoạn đều hướng tới chủ đề, liên kết chặt chẽ. b. Lão nông và các con - Chủ đề: Lao động là vàng + 2 câu đầu: nêu chủ đề + Đoạn giữa:Kho vàng chôn dưới đất và sức lao động của con người làm cho lúa tốt chính là vàng. + 4 câu cuối: Nhấn mạnh chủ đề, khắc sâu bài học c. Đoạnvăn của Tô Hoài: - Chủ đề: Sắc màu trù phú, đầm ấm của làng quê vào mùa đông giữa ngày xuân. + Câu đầu: Giới thiệu bao quát về sắc vàng trong trung gian (mùa đông giữa ngày xuân) và trong không gian (làng quê). +Tiếp đó miêu tả biểu hiện cụ thể của sắc vàng. + Cuối: Nhận xét, cảm xúc về sắc vàng 2. Bài 2: - Vì:ý chủ đạo là xoay quanh cuộc chia tay của hai đứa trẻ và hai con búp bê. Nếu thuật lại tỉ mỉ cuộc chia tay của người lớn thì ý chủ đạo bị phân tán -> làm mất đi tính mạch lạc trong câu chuyện. |
4 Củng cố, luyện tập :
Tính mạch lạc trong văn bản?
Yêu cầu của mạch lạc trongvăn bản?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn nội dung bài học
- Làm BT trong sách BT NV 7 - tập 1
- Soạn bài:Những câu hát về tình cảm gia đình.