Giáo án Ngữ văn 7 Bài Luyện tập lập luận giải thích mới nhất

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

TIẾT 108.LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH

(VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 Ở NHÀ)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

-Học sinh nắm vững hơn cách làm một bài văn giải thích.

2. Kỹ năng:

- Viết đoạnvăn lập luận giải thích.

3.Thái độ:

- Ý thức trau dồi tri thức, bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức bản thân thông qua những bài văn giải thích.

II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của thầy:

- Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của trò:

- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,đọc và trả lời câu hỏi bài tập SGK.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

H: Nêu các bước làm một bài văn nghị luận giải thích? Bố cục và lời văn trong một bài văn lập luận giải thích?

3.Bài mới:

- Bài học này, chúng ta cùng luyện tập về văn lập luận giải thích.

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ 1. HDHS luyện đề

CH: emsẽ thực đề bài trên như thế nào?

CH: Đề bài yêu cầu gì?

CH:Làm thế nào để nhận ra yêu cầu đó?

CH: Để đạt được yêu cầu giải thích câu nói đã nêu trên, bài làm cần có những ý gì?

CH: Mở bài cần nêu lên ý gì?

CH: Cần sắp xếp các ý đã tìm được như thế nào để sự giải thích trở nên hợp lí, chặt chẽ, dễ hiểu.

CH: Cơ sở chân lí của câu nói trên là gì?

- GV cho học sinh viết 1 đoạn mở bài và kết bài ở lớp.Gọi một số em đọc đoạn văn đã viết ở nhà cho cácbạn nhận xét, đánh giá, bổ sung.

- GV nhận xét, bổ sung, rút rakết luận.

I. Luyện tập lập luận giải thích:

Đề bài: Một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” hãy giải thích câu nói đó?

1. Tìm hiểu đề và tìm ý.

- Yêu cầu: + Cách lập luận giải thích

+ Nội dung: Câu nói“Sách……diệt”

-Căn cứ vào mệnh lệnh của đề, từ ngữ trong đề.

- Tìm ý:Căn cứ vàophần gợi ý SGK

2. Lập dàn bài:

a. Mở bài:

- Giới thiệu câu nói và ý nghĩa nội dung câu nói đó.

b. Thân bài:

1) Giải thích ý nghĩa của câu nói:

- Sách chứa đựng trí tuệ của con người.

- Trí tuệ: Tinh tuý, tinh hoa của hiểu biết.

- Sách là ngọn đèn sáng = ngọn đèn sáng soi chiếu, soi đường, đưa con người ra khỏi chốn tối tăm (sự không hiểu biết)

- Sách là ngọn đèn soi sáng bất diệt: ngọn đèn soi sángkhông bao giờ tắt.

- ý nghĩa của câu nói: Sách là ngọn đèn sáng bất diệtđược thắp lên từ trí tụê con người .

2) Giải thích cơ sở của chân lý

- Không phải mọi quyển sách đều là “ngọn…..” nhưng những cuốn sách có giá trị thì đúng là như thế.

- Những cuốn sách có giá trị ghi lại những hiểu biết quý giá nhất mà con người có được trong sản xuất, chiến đấu và mối các mối quan hệ xã hội.

- Những hiểu biết được sách ghi lại không chỉ có ích cho một thời mà còn có ích cho mọi người.

- ánh sáng (thế) trí tuệ ấy sẽ được truyền lại cho những đời sau.

3) Giải thích sự vận dụng chân lí được nêu trong câu nói.

- Cần phải chăm đọc sách ® hiểu biết nhiều hơn, sống tốt hơn.

® Cần chọn sách tôt, hay để đọc

- Cần tiếp nhận ánh sáng trí tụê chứa đựng trong sách.

c. Kết luận:

- ý nghĩa của câu nói đó đối với mọi người

3. Viết đoạn văn:

- Viết 1 đoạn mở bài

- Viết 1 đoạn kếtbài

4. Đọc lại và sửa chữa.

B. Viết bài tập làm văn số 6 ở nhà

Đề bài:

Ca dao có câu:“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Em hãy giải thích câu cao dao trên có liên hệ với cuộc sống thực của em. Phát biểu cảm nghĩ của em đối với công ơn của cha mẹ.

* Yêu cầu:

- Qua giải thích phân tích các hình ảnh so sánh trong câu ca dao, bài làm cần nêu rõ công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái, liên hệ với hoàn cảnh cụ thể của bản thân. (Phần chính)

- Từ đó phát biểu cảm nghĩ của bản thân đối với cha mẹ.

Dàn bài – Thang điểm

a. Mở bài:

Dẫn câu ca dao và nội dung câu ca dao (1đ)

b. Thân bài: (7đ)

1. Giải thích ý nghĩa của câu ca dao.

-Ý nghĩa các hình ảnh trong câu ca dao.

- Hình ảnh “Núi Thái Sơn” là một ngọn núi cao, nổi tiếng ở Trung Quốc

Ví công cha như núi Thái Sơn ® Công lao to lớn

Nghĩa “Nước trong nguồnchảy ra” không bao giờ cạn

- So sánh ® nói lòng yêu thương vô cùng, vô tận của người mẹ.

- ý nghĩa của câu ca dao: Công ơn to lớn vô cùng của cha mẹ, qua đó giáo dục mọi người lòng biết ơn, kính trọng đối với cha mẹ.

- Công lao của chamẹ đối với con cái là rất to lớn và không bao giờ có thể kể hết được

- Công lao sinh thành

- Công lao nuôi dưỡng từ bé đến lớn

Công lao dạy dỗ cho nên người

-Cảm nghĩ của bản thân.

- Tình cảm của em đối với cha mẹ như thế nào? Có giữ được không? Vì sao?

- Từ bây giờ về sau, khi lớn lên em sẽ làm gì để đền đáp công lao to lớn đó của cha mẹ?

c. Kết bài:

- Khẳng định công lao to lớn của cha mẹ và cách cư xử bổn phận của kẻ làm con.

* Bố cục rõ ràng, khoa học (không và rất ít lỗi ngữ pháp, chính tả) (1đ)

4. Củng cố và vận dụng:

- Ôn lý thuyết nhanh

- Yêu cầu hoàn thành hai bài kiểm tra

5. Hướng dẫn về nhà: - Hoàn thành bài kiểm tra Chuẩn bị bài:Những trò lố hay là Va -Ren và Phan Bội Châu.