Giáo án Ngữ văn 7 Bài Những câu hát về tình cảm gia đình mới nhất

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

TIẾT 9. NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức:

- Học sinh hiểu được

+Khái niệm về ca dao, dân ca

+ Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật miêu tả của những bài ca dao về tình cảm gia đình.

+ Thuộc những bài cao dao về tình cảm gia đình.

2. Kĩ năng:

+ Tìm hiểu và phân tích ca dao

+ Đọc thuộc ca dao, sưu tầm ca dao cùng đề tài.

3.Thái độ:

+ Bồi dưỡng tình yêu, lòng kính trọng, sự biết ơn đối với cha mẹ, ông bà.

+ Trân trọng và giữ gìn tình cảm anh em trong sáng, gắn bó

II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của thầy:

- Soạn bài, : SGK, SGV.Thiết kế bài giảng Ngữ văn 7 (tập 1),Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng....

2.Chuẩn bị của trò:

- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,xem trước bài, sưu tầm ca dao cùng đề tài.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2.Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra sự chuẩn bài của hs.

H: Nêu giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm “Cuộc chia tay của những con búp bê”?

3.Bài mới:

- Đối với mỗi con người Việt Nam, ca dao- dân ca luôn là những dòng sữa ngọt ngào vỗ về, an ủi tâm hồn qua lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ, của chị. Đó là những lời ru tâm hồn chúng ta lớn lên theo năm tháng như dòng sữa trong lành, ấm áp tình người. Bây giờ chúng ta cùng đọc, lắng nghe và suy ngẫm.

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1. HDHS đọc và tìm hiểu chú thích:

- GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu

- Nhận xét cách đọc.

H:Dựa vào phần chú thích (SGK và những hiểu biết về bản thân, emcho biết?

- Khái niệm về cao dao - dân ca:

- Khái niệm về dân ca?

- Khái niệm về ca dao?

- GV diễn giảng- minh hoạ (SGV/ 36)

+ Trữ : Phát sinh, bày tỏ,thể hiện

+ Tình: Tình cảm, cảm xúc.

- GV diễn giảng + minh hoạ.

- HS phân biệt “Cù lao chín chữ” với“cù lao ” trong “Cù lao chàm”

(Cù lao: bãi nổi trên sông)

- HS đọc, hiểu kỹ các từ khó trong SGK

HĐ2. HDHS đọc - hiểu văn bản:

- HS đọc diễn cảm.

H: Bài ca dao là lời của ai nói với ai?nói trong hoàn cảnh nào? Nói về điều gì?

H: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở hai câu đầu?

Tác dụng của biện pháp đó như thế nào?

H. Tìm những câu ca dao tương tự?

H: Câu 3 cóý nghĩa như thế nào trong toàn bộ bài ca?

H: Em hiểu như thế nào về “cù lao chín chữ” và “ghi lòng”?

Ý nghĩa của cả câu ca dao?

H: Câu cuối khuyên chúng ta điều gì ?

H: Nhận xét chungvề âm điệu bàica dao? Nội dung cả bài ca dao nói gì?

H:Trong bài ca thứ 4, các từ “người xa”, “bác mẹ”,“cùng thân” có nghĩa như thế nào?

- Người xa: Người xa lạ

- Bác mẹ: Cha mẹ

- Cùng thân: Cùng là ruột thịt.

H: Từ đó có thể nhận thấy tình cảm anh em được cắt nghĩa trên những cơ sở nào?

H: Tình cảm anh em đc ví như thế nào?

H: Cáchví ấy cho ta thấy sự sâu sắc nào trong tình cảm anh em ruột thịt?

H: Câu cuối có ý nghĩa gì?

H: Nhưvậy bài ca này có ý nghĩa gì?

H thảo luận: Tình anh em yêu thương nhau, hoà thuận là nét đẹp của truyền thống đạo lý dân tộc ta. Nhưng trong cổ tích lại có chuyện không hay về tình cảm anh em như chuyện: “Cây khế” . Em nghĩ gì về điều này?

-> Cảnhbáo: Nếu đặtvật chất lên tình cảm anh em thì sẽ bị trừng phạt.

-> Đó là một cách để khẳng định sự cao quý trong tình anh em.

- HS đọc ghi nhớ SGK

I. Đọc và tìm hiểu chú thích

1. Đọc:

- Chú ý ngắt nhịp thơ lục bát 2/2/2

và 4/4

- Giọng dịu nhẹ, chậm, êm, tình cảm, vừa thành kính, nghiêm trang, vừa tha thiết ân cần.

2. Chú thích: SGK

a. Khái niệm ca dao, dân ca

- Ca dao - dân ca: là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và

nhạc diễn tả đời sống nội tâm của con người.

+ Dân ca:là những sáng tác, kết hợplời và nhạc dân gian (VD: quan họ, chèo, ví, hò, hát ru…)

+ Ca dao:

- Là lời thơ của dân ca

- Ngoài ra còn được dùng để chỉ một thể thơ dân gian -thể ca dao.

- Nội dung của ca dao – dân ca

+ Thuộc loại trữtình: Phản ánh tâm tư, tình cảm, thế giới tâm hồn của con người.

+ Diễn tả đời sống tâm hồn, tính cách của một số kiểu nhân vật trữ tình:

-> Người mẹ, người vợ, người chồng, người con….trong gia đình.

-> Chàng trai, cô gái, trong quan hệ tình bạn, tình yêu.

-> Người dân, người thợ, người phụ nữ trong quan hệ xã hội...

- Nghệ thuật: Có những đặc điểm nghệ thuật truyền thống, bền vững

+ Giống thơ trữ tình:

-> Thuộc loại trữ tình

-> Làthơ

-> sử dụng những biện pháp tu từ.

-> Có tác dụng qua lại với thơ trữ tình

+ Có những đặc thù riêng về hình thức thơ, kết cấu, hình ảnh ngôn ngữ.

-> Thường rất ngắn (2 câu và 4 câu)

-> Sử dụng thơ lục bát và lụcbát biến thể.

-> Lặp lại: kết cấu dòng mở đầu, hình ảnh, ngôn ngữ.

+ Là mẫu mực về tính chân thực, hồn nhiên, cô đúc, gợi cảm và khả năng lưu truyền.

+Ngôn ngữ mang màu sắc địa phương.

b. Từ khó

- Cù lao chín chữ: SGk

II. Đọc-hiểu văn bản:

1. Bài ca thứ nhất:

- Lời của người mẹ khi ru con, nói với con về công lao của cha mẹ đối với con cái.

- Hai câu đầu:so sánh, ví von.

+ Công cha – núi ngất trời.

+ Nghĩa mẹ – nước biển đông

- Sựso sánh với những đại lượng khó xác định, chỉ sự lớn lao, vĩnh cửu củatự nhiên -> K/đ công cha và nghĩa mẹ là vô cùng lớn lao và vĩ đại không gì đo đếm được.

+ Cha: đàn ông - cứng rắnso sánh với núi

+ Mẹ: đàn bà - mềm mại so sánh với nước.

-> Tạo thành bộ đôi sơn thủy vừa linh hoạt vừa bền vững.

* Câu 3: Có tính chất chuyển ý, vừa khẳng định nội dung ở câu 1,2 vừa mở ra ý ở câu cuối:

- Câu cuối: Thêm âm điệu nhắn nhủ, tôn kính, tâm tình.

+ Cù lao chín chữ: Cụ thể hoá công cha và nghĩa mẹ.

+ Ghi lòng: Khắc, tạc trong lòng, suốt đời không bao giờ quên.

-> Khuyên dạy con cái phải ghi lòng tạc dạ công lao to lớn của cha mẹ

=> Âm điêu tâm tình, thành kính, sâu lắng->Công lao của cha mẹ là vô cùng to lớn,con cái phải có nghĩa vụ biết ơn và kính yêu cha mẹ.

4. Bài cathứ 4:

- Tĩnh cảm anh em được cắt nghĩa trên những cơ sở:

+ Không phải là người xa lại

+ Đều cùng cha mẹ sinh ra

+ Có quan hệ máu mủ, ruột thịt

- Biện pháp so sánh:

Anh em yêu thương nhau - tay chân

-> Khẳng định tình anh em gắn bó thiêng liêng sâu sắc, không thể chia cắt, không thể phụ nhau:

- Câu cuối:

+ Tình anh em gắn bó đem lại hạnh phúc chocha mẹ.

+ Đó là một cách báo hiếu cha mẹ

*Tóm lại:

- Bài ca đề cao tình anh em,đề cao truyền thống đạo lí của gia đình VN

- Nhắn nhủ anh em đoàn kết, yêu thương, gắn bó vì tình ruột thịt và mái ấm gia đình

5. Tổng kết:

*Ghi nhớ: SGK T 36

4. Củng cố, luyện tập:

- Thi đọc diễn cảm những bài ca dao viết về tình cảm gia đình mà em biết

( ngoài chương trình)

H: Tình cảm được diễn tả trong 4 bài ca dao là những tình cảm gì?

Em có nhận xét gì về những tình cảm đó?

5. Hướng dẫn về nhà:

-Học thuộc 4 bài ca dao, ghi nhớ.

-Ôn nội dung bài học - đọc phần “Đọc thêm”SGK T 37

-Làm BT 2 (SGK T 36): Soạn “Những ….con người”