Giáo án Ngữ văn 7 Bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận mới nhất

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

TIẾT 80.ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬNVÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Học sinh làm quen với các đề văn nghị luận, hiểu biếtđế và cáchlập ý cho đề vănnghịluận.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết đề văn nghị luận. Kỹ năngtìm hiểu đề, lập ý cho bài văn nghị luận.

3.Thái độ:

II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của thầy:

- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của trò:

- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, xem trước các bài tập.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2.Kiểm tra bài cũ:

H:Thế nào là văn nghị luận? Thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận trong văn nghị luận.

3. Bài mới:

- Với VB tự sự, miêu tả, biểu cảm…trước khi làm bài, người viết phải tìm hiểu kĩ đề bài và yêu cầu của đề, yêu cầu đề. Với văn nghị luận cũng vậy. Tuy nhiên yêu cầu của bài nghị luận có những đặc điểm riêng.

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1. HDHS tìm hiểu đề văn nghị luận:

- Giáo viên gọi học sinh đọc đề trongmục I1 SGK

H:Các đề văn nêu trên có thể xem là đề bài, đầu đề được không?

H: Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên làđề nghịluận?

H: Hãy nêu một cách nhận biết một đề văn nghị luận.

H: Đề bài nêu lên vấn đề gì?

H: Đối tượng và phạm vinghị luận ở đây là gì?

H: Khuynh hướng và tư tưởng của đề là gì?

H:Đề này đỏi hỏi người viết phảilàm gì?

H: Tính chấtcủađề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn?

H:Từ việctìm hiểu đề trên hay cho biết: Trước một đề vănmuốn làm bài tốt cần tìm hiểu điều gì trong đề?

HĐ2. HDHS tìm hiểu đề văn nghị luận:

- Giáo viênđọc và nêu câuhỏi mục II 1SGK

H: Hãy nêu ra các luận điểm gần gũi với luận điểm của đềbài?

H:Làm thế nào để tìm được luận cứ cho đề trên?

Ví dụ:

+Từ phụ là cách đánhgiá quá cao tài năng, thành tích của mình, do đó coi thường mọi người.

+ Khuyên chế nên tựphụ: ® mình không biết mình ® bịmọi người xalánh

+ Từ phụ có hại:

® Khi khó khăn không có người giúp đỡ…

® Gây nên nỗi buồn cho chính mình

® Khi thất bại thường tự ti

H:Thế nào là lập ý cho bài văn nghị luận?

- Giáo viên gọi một học sinh đọc mục ghi nhớ SGK

HĐ3. HDHS luyện tập:

- Tìm hiểu đề và tìm ý cho đề bài?

- Nhận xét, bổ sung.

H:Em sẽ chọn lí lẽvà dẫn chứng nào làm luận cứ cho bài viết?

I.Tìm hiểu đề văn nghị luận:

1.Nội dụng và tính chất của đề vănghị luận.

- Xét các đề văn SGK T21

a. Cóthể xem là đầu đề, đề bài và có thể dùng làm đề bài cho bài văn sắp viết.

b. Căncứ: Mỗi đềđều nêu ra một khái niệm một vấn đề lí luận.

VD: “Lối sống giản dị”

“Tiếng Việt giàu đẹp”

Đó là những nhận định, những quan điểm, luận điểm.

"Thuốc đắng giã tật" -> 1 tư tưởng

"Hãy biết giữ thời gian" -> lời kêu gọi mang một tư tưởng.

c.Tính chất của đề như 1 lời khuyên, tranh luận, giải thích ... -> có tính định hướng cho bài viết, chuẩn bị cho học sinh 1 thái độ, 1 giọng điệu. (đồng tình, phản bác, lật ngược vấn đề…)

* Kết luận: ý 1 phần ghi nhớ

2.Tìm hiểu đề vănnghịluận:

a. Bài tập: Tìm hiểu đề “Chớ nêntựphụ”

- Đề nêu lên vấn đề: không nên tự phụ

- Đối tượng và phạm vị nghị luận:Tự do

- Khuynh hướng:

+Khẳng định đức tính cần phải khiêm tốn

+ Phủ định thái độ tự phụ.

- Viết theo lối khuyên nhủ, phân tích: chỉ ra và có thái độ phê phán thói tự phụ, kiêu căng và khẳng định sự khiêm tốn, học hỏi

b. Kếtluận:

- Ý2 phần ghi nhớ SGK - T23.

II. Lập ý cho bài văn nghị luận:

1.Đề bài: Chớ nên tự phụ

1. Xác lập luậnđiểm

- Luận điểm chính: Tự phụ là một thói quen xấu của con người bao nhiêu thì từ phụ lại làm xấu nhân cáchcon người bấy nhiêu.

- Luận điểm phụ

+Tự phụ khiến cho bản thân không biết mình là ai.

+Tự phụ luôn đi kèmvới thái độ khinh bỉ, thiếu tôn trong ngườikhác.

+Tự phụ khiến cho bản thân phải bị chê trách, mọi người xa lánh.

2.Tìm hiểu luận cứ:

- Bằng cách trả lời các câu hỏi (kèm theo dẫn chứng)

-Tự phụ là gì?

-Vì sao khuyên chớ nên tự phụ?

-Tự phụ có hạinhư thếnào? hại cho ai?

3. Xây dựng lập luận:

- Có thể bắt đầu từ việc định nghĩa “ tự phụ® sau đó làm nổi bật một số nét tính cách cơ bản của kẻ tự phụ ® Táchại của nó.

=>KL: ý 3 ghi nhớ.

* Kết luận chung:

*Ghi nhớ SGk T 23

III.Luyện tập:

- Định hướng dựavào bài đọc thêm

- Đề bài: Sách là người bạn lớn của con người

- Con người sống không thể không có bạn

- Người ta cần bạn để làm gì?

- Sách thoa mãn những yêu cầu nào, được coi là người bạn lớn.

* Luận điểm:

Lợi ích việc đọc sách: Sách thoả mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển tâm hồn.

* Luận điểm nhỏ:

(1) Giúp học tập, rèn luyện hàng ngày

(2)Mở mang trí tuệ, hiểu biết

(3) Nối liền quá khứ, hiện tại, tương lai

(4) Cảm thông, chia sẻ với con người, dân tộc, nhân loại.

(5) Giúp thư giãn, thưởng thức trò chơi

(6) Cần biết chọn sách, biết cách đọc sách, trân trọng sách tốt.

* Dàn ý:

- Mởbài: Khẳng định vai trò quan trọng của sách đối với con người và đưa ra luận điểm : “Cuốn sách là người bạn lớn của con người”

- Thân bài:

+ ý (1)

+ ý (2)

+ ý (3), + ý (4), + ý (5)

Kết bài: Phảibiết quý trọng sách và chọn đọc sách cho phù hợp. (ý 6)

4.Củng cố, luyện tập: Đề văn nghị luậnphải đảm bảo yêu cầu nào?

Đề lập ý cho văn nghị luận cần qua các bước nào?

5. Hướng dẫn vê nhà: Ôn bài học thuộc phần ghi nhớ. Đọc bài thamkhảo

- Chuẩn bị bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.