Ngàysoạn:
Ngày dạy:
TIẾT 81. TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
(Hồ Chí Minh)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
-Hiểu được tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dântộc ta.
- Nắm được nghệ thuậtnghị luận chặt chẽ, sáng, gọn, có tính mẫu mực của bài văn.
2. Kỹ năng:
- Đọc, tìm hiểu, phân tích bố cục, cách nêu luận điểm,các luận chứng trong bài nghị luận CM.
3.Thái độ:
- Bồi dưỡng tinh thần yêu nước.
II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của thầy:
- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...
2. Chuẩn bị của trò:
- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, đọc văn bản, trả lời các câu hỏi đọc hiểu.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ:
H: Đọc thuộc lòng các câu tục ngữ về con người và xã hội ? Thếnào là văn nghịluận? Thế nào làluận điểm,luận cứ và lập luận trong văn nghịluận?
3. Bài mới:
Mùa xuân 1957, tại Việt Bắc, Đại hội Đảng LĐ Việt Nam lần II được tổ chức. Hồ Chủ Tịch thay mặt BCH TW Đảng đọc Báo cáo chính trị quan trọng. Trong đó có đoạn “Tinh thầnyêu nước của nhân dân ta”.
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
HĐ1. HD đọc và tìm hiểu chú thích: Giáo viên hướng dẫn cách đọc. - Giáo viên đọc mẫu một đoạn -> gọi học sinh. HS đọc chú thích H: Quyên là gì? Nồng nàn nghĩa là gì? HĐ2. HD đọc - hiểu văn bản: CH:Xác định kiểu văn bản? CH:Nêu đại ý của bài? (Bài văn khặng đinh và ca ngợi lòng nồng nàn yêunước và tinh thần bất khuất,ý chí chốngxâm lăng là một truyền thống quý báu của dântộc ta.) CH:Xác định bố cục của văn bản? - Cho học sinh đọc lại đoạn một. CH:Vấn đề chủ chốt tác giảnêu ra để nghị luận là vấn đề gì? được thể hiện trong những câu văn nào? CH: Tác giả nêu vấn đề bằng cách nào? Tác dụngcủa cách nêu ấy ? CH. Trong đoạn văn s/d ng/thuật tiêu biểu nào? T/D? CH:Nhậnxét vềcách nêu vấn đề của tác giả? CH: Đoạn 2 chứng minh bằng cách lập luận và dẫn chứng như thế nào? CH: Cách nêu ở câu 1. CH. Nhận xét về cách nêu ở câu 2,3. Chú ý những nét nghệ thuật tiêu biểu và tác dụng? CH:Đoạn 3 tác giả đã lập luận như thế nào? + Câu 1 có chức năng ntn trong đoạn văn? + Chức năng của các câu tiếp theo ntn? ? Nhận xét về cách liệt kê dẫn chứng và giọng văn của tác giả? H:Nhận xét về các lí lẽ và các lập luận trong đoạn văn. (Trước khi đề ra nhiệmvụ Bác Hồ đã phân tích sâu hơn những biểu hiện khác nhau củatinh thân yêu nước.Đó là nhữngbiểu hiệngi? được so sánh bằng những hình ảnh nào?) CH: Cuối bài tác giả đề ra nhiệm vụ gì? CH; Em có nhậnxét gì về cách kết thúc bài? CH. Nêu giá trị nội dung và nghệ thật của văn bản? Giáo viên hướng dẫn Hs thựchiện ở nhà. |
I. Đọc, tìm hiểuchú thích: 1.Đọc: - Đọc diễncảm, Giọng mạch lạc, rõ ràng, dứt khoát. 2. Chú thích: - Quyên: Gọi, động viên đóng góp, ủng hộ tiền bạc, của cải vật chất… 1 cách tự nguyện, tuỳ lòng để làm một việc gì đó có ý nghĩa. - Nồng nàn: Tình cảm, cảm xúc sôi nổi, mạnh mẽ, dâng trào. II.Tìmhiểu văn bản: 1.Kiểu văn bản: Văn bản nghị luận - chứng minh một vấn đề chính trị, xã hội. 2.Bố cục: 3 Phần - Mở bài: Đầu… “lũ cướp nước” nêu vấn đề n ghị luận - Thân bài: “Lịch sử nước ta… nồng nàn yêu nước”: GQVĐề - Kết bài: Cònlại: KTVĐề. 3. Phân tích: a. Đoạn 1: Nêu vấn đề: ( đoạn 1) - Vấnđề nghị luận: Truyền thống yêu nước của nhân dân ta. -Vấn đề được thểhiện ở hai câu đầu. - Cáchnêu trực tiếp, rõ ràng, dứt khoát và theohướng khẳng đinh, cụ thểhoá,( các từ: nồng nàn, truyền thống quý báu). - Nghệ thuật : + So sánh Tinh thần yêu nước(trừu tượng) – làn sóng ( cụ thể) -> Hình ảnh so sánh chính xác, mới mẻ -> hình dung sức mạnh to lớn, vô tận, tất yếu của lòng yêu nước trong công cuộc chống ngoại xâm. + Động từ: lướt, nhấn chìm -> thấy được tính linh hoạt vừa mềm dẻo vừa mạnh mẽ và nhanh chóng của tinh thần yêu nước khiđược phát động. -> Cách nêuvấn đề ngắngọn, sinh động khẳng định vấn đề như một chân lí theo mạch trung gian. * Sơ đồ hoá: (1) Tinh thần yêu nước của nhân dân ta -> (2) Truyền thống quý báu -> (3) Từ xưa -> nay -> lướt qua mọi nguy hiểm khó khăn (Thời gian lịch sử) - Làn sóng (mạnh mẽ, to lớn) -> nhấn chìm … cướp nước. - Mỗi khi TQ bị xâm lăng – (điều kiện kích thích, phát triển) b.Giải quyết vấn đề ( đoạn 2 +3) * Đoạn 2 chứng minh tinh thần yêu nước đã trở thành truyền thống quý báu của dântộc. - Câu 1: Nêu ý khái quát mang tính giới thiệu, trình bày. - Câu 2: Nêu dẫn chứng chứngminh bằng cách liệt kê các Anhhùng dân tộc theo diễn biến lịch sử để khơi được lòng tự hào, phấn đấu.Chỉ nhắc dẫn chứng điển hình vì tác giả: + Dành cho hiện tại + Các sự tích thần kỳ của họ trở nên thân thiện Câu 3: Chơi chữ thú vị -> ghi nhớ công lao các anh hùng dân tộc. anh hùng dân tộc – dân tộc anh hùng DT->TTDT->TT - Điệp ngữ: Chúng ta có quyền Chúng ta phải ghi nhớ -> Kêu gọi, mệnh lệnh thiêng liêng, tiếng nói của hồn thiêng sông núi, của cha ông…hoà trong tiếng nói của Bác. * Đoạn 3: Gồm 5 câu liên kết chặt chẽ, mạch lạc - Câu 1: So sánh câu đối từng cặp, từng vế -> Chuyển ý, chuyển đoạn gọn, khéo, nêu ý khái quát cho cả đoạn. - Câu 2, 3, 4: Cách nêu dẫn chứng theo phép liệt kê: + Lứa tuổi: Cụ già tóc bạc -> nhi đồng trẻ thơ + Không gian: -> Trong – ngoài nước: Kiều bào nước ngoài - đồng bào vùng tạm chiếm -> Vùng miền: miền ngược – miền xuôi, tiền tuyến, hậu phương + Nhiệm vụ, công việc: Chiến đấu – sản xuất + Tầng lớp, nghề nghiệp: Bộ đội, CN, phụ nữ… + Việc làm thể hiện lòng yêu nước: Chịu đói, nhịn ăn, diệt giặc, vận tải… - Câu 5: Khái quát, đánh giá chung => Cách liệt kê dẫn chứng của tác giả phong phú, toàn diện, liên tục không rối, vừa khái quát vừa cụ thể, hệ thống rành mạch. => Giọng văn: Liền mạch, dồn dập, khẩn trương, tràn đầy tinh thần bình tĩnh, tự tin của dân tộc anh hùng, tin tưởng vào cuộc kháng chiến chống Pháp nhất định thắng lợi => Lý lẽ, lập luận giản dị, chủ yếu là dẫn chứng. Tác giả cố ý để cho sự việc, con người, sự thật cuộc sống là những minh chứng hùng hồn và hết sức thuyết phục. c. Kết thúc vấn đề (Đoạn 4): - Phân tích sâu hơn những biểu hiện khác nhau của tinh thần yêu nước. - Biện pháp so sánh của tinh thần yêu nước –> các thứ của quý ( có khi) - Đề ra nhiệmvụ cho cán bộ Đảng viên là phảiphát hiện, kích thích, khởi động tinh thần yêu nước của tất cảmọi người để họ làm côngviệc yêunước và tham gia vào cuộc kháng chiến. -> Kết thúc vấn đề tự nhiên, hợp lí, sâu sắc, sát với thực tế và đầy sứcthuyết phục. 4. Tổng kết: - Nội dung: Bài văn làm sáng tỏ chân lý "Dân ta…của ta" - Nghệ thuật: + Lập luận chặt chẽ + Diễn đạt phong phú, linh hoạt, chặt chẽ Phối hợp câu ngắn, câu dài Sử dụng hình ảnh so sánh, liệt kê Lời văn rõ ràng, giản dị, cụ thể - Bố cục rõ ràng - Dẫn chứng toàn diện, đầy đủ, thuyết phục * Ghi nhớ: SGK trang 27 III. Luyện tập: |
4. Củng cố luyện tập:
-Nêu nhậnxét của em vềvăn bảnnghị luận này?
- Qua văn bản này, em hãy rút ra bài học cho bản thân?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ônnội dung học bài,học thuộcphần ghi nhớ
- Thuộc lòng đoạn trích
- Tìm đọc các bài viết của Bác -> nghiên cứu kỹ phương pháp lập luận và phong cách nghị luận
- Viết đoạn văn nghị luận về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Đọc: Câu đặc biệt