Ngàysoạn:
Ngày dạy:
TIẾT 27.ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nắm được các đặc điểm của đề văn biểu cảm.
- Nắm được các kiểu đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm.
2.Kĩ năng:
- Nhận diện đề văn, văn bản biểu cảm
- Phân tích đề và lập dàn ý cho bài văn biểu cảm.
3.Thái độ:
- Yêu thích văn bản biểu cảm, có ý thức rèn kĩ năng làm văn biểu cảm.
II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của thầy:
- Soạn bài, SGK, SGV, sách tham khảo,tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các tài liệu: kiến thức cơ bản và bài tập nâng cao.
2.Chuẩn bị của trò:
- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,đọc bài, xem trước bài.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổnđịnh tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ:
H: Nêu những đặc điểm của văn bản biểu cảm?
3.Bài mới:
Ở những tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu những đặc điểm của văn biểu cảm. Ở tiết này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về đặc điểm của vănbiểu cảm, cách tìm hiểu đề và cách làm bài văn biểu cảm.
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
HĐ1. HD tìm hiểu đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm - GV cho HS đọc các đề văn thuộc phần I1 (SGK –T 88, 89) - GV: Trên đây là một số đề văn thuộc văn bản biểu cảm và - Em hãy chỉ ra tính chất cầnbiểu hiện trong các đề đó? -GV phân nhóm chia lớp ra 4 nhóm, các nhóm thảo luận. Nhóm 1: Đề a Nhóm 2: Đề b Nhóm 3: Đề c Nhóm 4: Đề d,e GV: Chú ý các từ: Quê hương, cảm, nghĩ, biết ơn, vui buồn, nụ cười…. - GV: Chốt về các dạng đề văn biểu cảm HĐ 2: Các bước làm văn biểu cảm. - GV ra đềbài H: Để làm một bài văn thông thường bước đầu tiên chúng ta phảilàm gì? H: Nêu những hình dung của em về đối tượng ấy? (Gợi ý: bằng cách trả lời các CH, dẫn dắt ở gợi ý SGK) HS dựa vào gợi ý sắp xếpcác ý cho hợp lí. H: Hãy làm dàn bài cho đề văn trên? H: Căn cứ vào dàn bài trên hãy viết một đoạnvăn về các phần, các ý bất kỳ. - HS viết ra vở bài tập hoặc vở nháp. - GV gọi một vài học sinh đọc trước lớp H: Sau khi viết xong có cần đọc và sửa chữa không? Vì sao? H:Để làm tốt bài văn biểu cảm ta phải làm những gì? HĐ2. HD luyện tập: - Nhóm 1 trả lời phần a - Nhóm 2: trả lời phần b - Nhóm 3: trả lời phần c Trước hết 1 HS đọc to và rõ ràng VB đã cho. - Sau đó các nhóm đọc câu hỏi và thực hiện phần việc của mình. |
I. Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm: 1. Đề vănbiẻu cảm. - Đối tượngbiểu cảm: Dòng sông (dãy núi, cánh đồng, vườn cây..) quê hương. - Tình cảm biểu hiện: Yêu thương, gắn bó, tự hào về quê hương. b. Đề b: - Đối tượng biểu cảm: Đêm trăng trung thu - Tình cảm cần thể hiện: Yêu thích, vui vẻ, hạnh phúc, gắn bó, yêu quê hương đất nước. c. Đề c: - Đối tượng biểu cảm: Nụ cười của mẹ - Tình cảm thể hiện: Yêu quý, kính trọng, biết ơn. d. Đề d: - Đối tượngbiểu cảm:Vui buồn tuổi thơ a. Đề a: - Tình cảm: Yêu quý, tôn trọng, giữ gìn tuổi thơ đẹp. e. Đề e: - Đối tượng biểu cảm: 1 loài cây + Cây tùng: cứng cỏi, + Cây liễu: mềm mại, + Cây phượng ® gắn với tuổi học trò + Cây hoa đào: mùa xuân miền Bắc. Tình cảm:Yêu quý, gắn bó với loại cây đó. 2. Các bước làm văn biểu cảm: Đề bài: Cảm nghĩ của em về nụ cười của mẹ a. Tìm hiểu đề : Đối tượng biểu cảm: Nụ cười của mẹ b. Tìm ý (có thể) + Nụ cười của mẹ ai cũng nhìn thấy, nó vô cùng quý giá và quan trọng đối với cuộc đời em. + Đó là nụ cười yêu thương, khích lệ mỗi khi em tiến bộ. + Đó lá nụ cười làm cho em thấy thoải mái, sảng khoái. + Nụ cười an ủi, động viên những lúc em gặp khó khăn hay một sai lầm nhỏ. + Không phải lúc nàomẹ cũng nở nụ cười, như những khi gia đình gặp chuỵên không vui,khi em không nghe lời mẹ… + Khi thiếu nụ cười của mẹ em cảm thấy như thế nào? + Em sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi…để thấy được nụ cười của mẹ luôn nở trên môi b. Lập dàn ý: - Mở bài: Cảm xúc đối với nụ cười của mẹ - Thân bài: Nêu các biểu hiện sắc thái của mẹ. + Nụ cười vui, yêu thương + Nụ cười khuyến khích, động viên + Nụ cười an ủi, động viên + Những khi vắng nụ cười của mẹ (…) - Kết bài: Lòng yêu thương, kính trọng và biết ơn mẹ. c. Viết bài d. Kiểm tra, sửa chữa: * Kết luận : Ghi nhớ SGK – T 88 II. Luyện tập a) Bài viết thổ lộ tình cảm yêu mến, gắn bó sâu nặng với quê hương An Giang. - Có thể đặt nhan đề: “An Giang quê hương tôi”; “Ký ức một miền quê”, quê hương: tình sâu, nghĩa nặng. b. Dàn ý: - Mở bài: Giới thiệu tình yêu quê hương An Giang Thân bài: Biểu hiện tình yêu mến quê hương: + Tình yêu quê từ tuổi thơ + Tình yêu quê hươngtrong chiến đấu và những tấm gương yêu nước. - Kết bài: Tình yêu quê hương đất nước với nhận thức của con người từng trải, trưởng thành. |
4. Củng cố - vận dụng- :
Một đề văn biểu cảmcho ta biết những gì?
Các bước làm 1 bài văn biểu cảm?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, học thuộc lòng phần ghi nhớ SGK
- Tìm một số đề bài và một số bài văn về văn biểu cảm
- Tập ra đề bài về văn biểu cảm.
*Yêu cầu: Xác định đối tượng biểu cảm và định hướng t/c cho các đề bài đó.
- Làm dàn ý cho các đề bài ở mục I1: SGK – T 88
- Viết hoàn chỉnh thành 1 bài văn đề số 1 (c)
- Chuẩn bị kỹ bài: Luỵên tập cách làm văn biểu cảm