Giáo án Ngữ văn 7 Bài Cách lập ý của bài biểu cảm mới nhất

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

TIẾT 36.CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI BIỂU CẢM

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nắm được các cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm

2.Kĩ năng:

-Củng cố kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý cho bài văn biểu cảm

3.Thái độ:

- Ý thức ham học hỏi, có ý thức rèn kĩ năng làm văn biểu cảm.

II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của thầy:

- Soạn bài, SGK, SGV, đọc sách tham khảo,tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng,các tài liệu: kiến thức cơ bản và bài tập nâng cao.

2.Chuẩn bị của trò:

- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,đọc bài, xem trước bài.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổnđịnh tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra vở ghi, nêu cách làm bài văn biểu cảm?

3.Bài mới:

Ở những tiết TLV trước, chúng ta đã tìm hiểuvề khái niệm văn bản biểu cảm, cách tìm hiểu đề, cách làm bài văn biểu cảm. Để mở rộng phạm vi, kỹ năng làm văn biểu cảm chúng tasẽ học tiếp bài hôm nay.

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1. HDHS tìm hiểu những cách lập ý:

- GV gọi 1 HS đọc đoạnvăn kỹ và yêu cầu trả lời câu hỏi:

H: Đoạnvăn lập ýbằng cách nào?

H: Việc liên tưởng đến tương lai công nghiệp hoá đã khơi gợi cho tác giả cảm xúc gì về cây tre?

H: Tác giả đã biểu cảm trực tiếp bằng những biện pháp nào?

- GV yêu cầu HS đọc đoạnvăn kỹ và trả lời CH SGK

- HS thảo luận theo nhóm

H: Tác giả đã say mê con gà đất như thế nào? Tìm dẫn chứng

H: Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cảm xúc gì cho tác giả?

H: Đoạn văn trên đã lập ý bằng cách nào?

- GV gọi HS đọc đoạn văn 1 của E.Ami-xi

? Tác giả đã thể hiện tình cảm đối với cô giáo bằng cách biểu đạt nào?

? Tác giả đã tưởng tượng những gì?

?Tình cảm của tác giả đối với cô giáo là tình cảm như thế nào ?

- HStìm hiểu ở nhà.

Gợi ý:Đoạnvăn lập ý bằng cách theo tình huống tưởng tượng, giả định

- GV gọi HS đọc diễn cảm đoạn văn.

? Đoạnvăn nhắc đến hình ảnh gì về “mẹ tôi”?

? Hình ảnh đó được miêu tả như thế nào

? Sự quan sát có tác dụngbiểu hiện tình cảm g?ì

- HS đọc mục ghi nhớ

HĐ2. HDHS luyện tập:

- GV chia lớp ra 3 nhóm.

- Các nhóm thảo luận về đề bài phần a, theo các bước:

- Tìm hiểu đề

- Tìm ý

- Lập dàn bài

I.Những cách lập ý thường gặp của văn biểu cảm

1. Liên hệ hịên tại với tương lai.

* Đoạn văn trích: Cây tre VNcủa Thép Mới

- Đoạnvăn lậpý bằng cách liên hệ hịên tại với tương lai

+ Từ thực tế tương lai đất nước: Sắt, thép, xi măng cốt thép, tác giả đã nhớ về hình ảnh gần gũi, thân thuộc không thể thiếu của cây tre VN.

- Từ đó bộc lộ cảm xúc: Yêu mến, gắn bó, gần gũi, và sự amhiểu về cây tre.

- Tác giả biểu cảm trực tiếp bằng các biện pháp:

+ Liên tưởng

+ Điệp từ, điệp cấu trúc câu

+ Dùng câu, cảm thám

+ Cách nói ẩn dụ, nhân hoá…

2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.

* Đoạn văn: Người ham chơi (theo Hoàng phủ Ngọc Tường)

-Tác giảsay mê congà đất

+ Tôi say mê nhất là con gà đất

+ Đến bây giờ, tôi vẫncòn cảm nhận …

+ Còn gì vui hơn … sớm mai.

- Gợi cảm xúc yêu mến, gắnbó với con gà đất (1 thứ đồ chơi dân gian thuở ấu thơ) mở rộng ra: Là cảm nghĩ đối với đồ chơi trẻ em.

- Đoạn văn trên lập ý bằng cách hồi tưởng quá khứ (về kỷ niệm say mê con gà đất) mà suy nghĩ về hiện tại (suy nghĩ về những đồ chơi trẻ con)

3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước.

a. Đoạn văn 1:

- Dùng hình thức tưởng tượng tình huống để bày tỏ tình cảm đối với cô giáo

-Tác giả đã tưởng tượng, nhớ lại những kỷ niệm: Cô giữa đàn con nhỏ.

+ Nghe tiếng cô đọc bài

+ Cô theo dõi lớp học

+ Cô thất vọng khi 1 em cầm bút viết sai…

- Tình cảm yêu quý, kính trọng và biết ơn

b. Đoạn văn 2:

4. Quan sát và suy ngẫm:

- Hình ảnh bóng dáng và nét mặt của mẹ:

+ “Cái bóng đen đủi …và tiếng thở dài”

+ “Tóc đường ngồi…..lưa thưa”

+ “Lúc u tối cười …. hai bên gò má”

+ “Hai hàm răng…mấy năm nay”

- Quan sát kỹ, miêu tả chi tiết, sinh động ® hình ảnh được biểu cảm hiện lên rõ nét ® tình cảm càng thể hịên sâu sắc hơn.

* Kết luận: Ghi nhớ SGK- T121

II. Luyện tập

* Bài tập :

Tập lập ý bài văn biểu cảm cho đề bài:

“Cảm xúc về vườn nhà”

1. Tìm hiểu đề:

- Thể loại: Biểu cảm

- Nội dung: Cảm xúc về vườn nhà

- Tình cảm: Yêu mến gắn bó

2. Tìm ý: Trả lời các câu hỏi ở phần 2

3. Lập dàn bài:

a. Mở bài:

- Giới thiệu vườn và tình cảm của mình đối với vườn nhà.

b. Thân bài:

- Miêu tả vườn, lai lịch của vườn.

- Vườn gắn bó với cuộc sống vui buồn của gia đình.

- Vườn và lao động của cha mẹ

- Vườn qua 4 mùa

c. Kết bài

- Cảm xúc về vườn nhà

4. Củng cố , luyện tập:

1. Những cách lập ý thường đượcgặp của bài văn biểu cảm?

2.Các bước làm bài vănbiểu cảm?

3.Tình cảm thường được thể hiện trong bài vănbiểu cảm là gì?

5. Hướng dẫn về nhà:

- Học thuộc ghi nhớ, tìm ý và lập dàn bài cho các đề còn lại.

- Đọc lại đoạnvăn 2 phần I3 trả lời câu hỏi SGK

- Soạn trước bài: “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”