Giáo án Ngữ văn 7 Bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh mới nhất

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

TIẾT 87.TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép luận chứng minh.

- Tích hợp với Văn ở VB Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, với Tiếng Việt ở: Thêm trạng ngữ cho câu.

2. Kỹ năng:

- Nhậndiện và phân tích một đề, một văn bản nghị luận chứng minh.

- Vận dụng xây dựng dàn ý một đề văn chứng minh.

3.Thái độ:

- Có niềm yêuthích môn học, có ý thức học tập nghiêm túc tích cực.

II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của thầy:

- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của trò:

- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, trả lời các câu hỏi bài tập.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2.Kiểm tra 15 phút:

Câu 1:Thế nào là luận điểm, luận cứ, lập luận?

Câu 2: Phân biêt lập luận trong đời sống và trong văn nghị luận

Câu 3 : Nêu các luận điểm trong văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta? Chỉ ra các cách lập luận trong bài văn?

Đáp án biểu điểm:

Câu 1: ( 3 điểm)

- Luận điểm là những ý chính của bài văn nghị luận. Đó là những quan điểm tư tưởng của người viết về vấn đề đang bàn bạc.

- Luận cứ bao gồm lí lẽ và dẫn chứng

- Cách nêu luận cứ để dẫn dắt đến luận điểm đc gọi là lập luận

Câu 2:

- So sánh:

1. Giốngnhau: đều lànhững kết luận(0.5 điểm)

2. Khác nhau:

a, Về hình thức:(1.25 đ)

- Lập luận trong đời sống hàng ngày thường được diễn đạt bằng một câu.

- Lập luận trong văn nghị luận thường được diễn đạt bằng một tập hợp câu( đoạn văn)

b, Về nội dung ý nghĩa:(1.25 đ)

- Trong đời sống, lập luận thường mang cảm tính, tính hàm ẩn,không tường minh.

- Lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi có tính lý luận, chặt chẽ,khái quát, và tường minh.

Câu 3:

* Hệ thống luận điểm:(2 điểm)

Lđ 1:( cơ sử xuất phát) Dân ta có một lòng nồng nà yêu nước.Đó là truyền thống quý báu của ta.

- Luận đ 2: Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến ví đại chứng tr tinh thần yêu nước của dân ta.

Lđ 3: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

Luận điểm 4: (Kết luận) Bổn phận của chúng ta là....công việc kháng chiến

* Lập luận: (2 điểm)

- Đoạn 1: quan hệ nhân - quả

- Đoạn 2: quan hệ nhân - quả

- Đoạn 3: Tổng - phân - hợp

- Đoạn 4: Suy luận tương đồng

- Toàn bài: Suy luận theo thời gian- nhân quả.

3. Bài mới:

- Chứng minh là kiểu văn nghgị luận cơ bản mà các em cần nắm vững ở chương trình lớp 7. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu chung về văn chứng minh

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ 1. HDHS tìm hiểu mục đích và phương pháp chứng minh:

- Giáo viên gọihọc sinh đọc câu hỏi 1 SGK và lớp thảo luận.

CH:Trong đời sống khi nào người ta cần chứngminh,

CH:Khi đó cần chứngminh cho ai đó tin lời nói của em là thật, em phải làm như thế nào?

CH: Từ đó hãy rút ra nhận xét:Thếnào là chứng minh?

CH:Trongvăn nghị luận người ta chỉ được sử dụng lời văn ( không được sử dụng nhân chứng, vật chứng) thì làm thế nào để chứng tỏ một ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy?

- HS đọc văn bản Đừng sợ vấp ngã

CH:Luận điểm cần chứng minh là gì?

CH:Hãy tìm những luận điểm nhỏ?

CH:Để khuyên người ta “Đừng sợ vấp ngã” bài văn đã lập luận như thếnào?

- Oandixnay từng bị toà báo sa thải vì thiếu ý tưởng

- Lúc học phổ thông Luipastơ chỉ là một học sinh trung bình

- L.Tônxtôi, tác giả bộ tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hoà bình, bị đình chỉ đại học vì vừa không có năng lực vừa thiếu ý chí học tập.

- Henripho thất bại và cháy túi tới 5 lần trước khi đi tới thành công.

- Ca sĩ ôpêra nổi tiếng On ricô Caruxô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được.

CH; Các sự thật dẫn ra có đáng tin cậy không?

CH:Qua đó, em hiểu phép lập luận chứng minh là gì?

Gv: Nói cách khác phương pháp lập luận CM là làm cho người đọc tìm luận điểm mà mình sẽ nêu ra.

CH:Các lí lẽ, dẫnchứng được dung trong phép lập luận chứng minh phảm đảm bảo yêu cầu nào?

- HS: Thảo luận,trả lời

- Giáo viên gọi một học sinh đọc ghi nhớ SGK T42

I.Mục đích và phương pháp chứng minh:

1. Chứng minh trong đời sống

- Trong đời sống khi cần chứng tỏ cho người khác tin rằng lời nói của em là thật, không phải là nói dối, ta cần phải chứng minh.

- Đưa ra các bằng chứng để thuyết phục: Bằng chứng có thể là nhân chứng, có thể là vật chứng, là sự việc, số liệu…

® Chứng minh là đưa rabằng chứng để chứng tỏmột ý kiến (luậnđiểm, nào đó là chân thật)-> sáng tỏ một vấn đề.

2. Chứng minh trong văn nghị luận:

a. Trong văn bản nghị luận khi chứng minh một vấn đề, chỉ có cách dùnglờilẽ, lời văn trình bày, lập luận để làm sáng tỏ vấn đề.

b. Tìm hiểu phép chứng minh qua văn bản:

“Đừng sợvấp ngã”

* Luận điểm: Đừng sợ vấpngã ( nhan đề)

® Luận điểm đó cònđược nhắc lại ở câu kết “ vậy, xin bạn chớ lo sợ sự thất bại”

* Các luận điểm nhỏ:

- Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ

- Vậy xin bạn chớ lo thất bại

- Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.

* Cách lập luận:

- Đưa ra các tình huống mà con ngườithường bị vấp ngã.

- Đưa ra dẫn chứng về sự vấp ngã của các doanh nhân nổi tiếng trên thế giới ở nhiều lĩnh vực khác nhau: văn hoá, nghệ thuật, khoa học,kinh tế.

- Cuối cùng: Đi đến kết luận:

- Các sự thật (dẫnchứng) đưa ra rất thuyết phục vì đó là 5 danh nhân ai cũng biếtđếnvà phải thừa nhận.

c.Kết luận:

- Phép lập luận chứng minh trongvăn nghi luận là dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã đưa thừa nhận để chứng tỏ mộtluận điểm mới là đáng tin cậy.

- Được lựa chọn, thẩm tra, phân tích.

* Ghi nhớ SGK/ T42

4.Củng cố, luyện tập:

- Nêu nhu cầu chứng minh trong đời sống?

- Thế nào là phép lập luận chứng minh trong văn nghị luận?

5. Hướng dãn vềnhà:

- Ôn nôi dung bài học,học thuộc nội dung mục ghi nhớ

- Chuẩn bị phần luyện tập bằng cách làm bài tập yêu cầu trong phần luyện tập.