Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của lực đàn hồi?
A, C, D: đúng.
B sai: vì: Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo ${F_{dh}} = - k\Delta l$
Điều nào sau đây là đúng khi nói về phương và độ lớn của lực đàn hồi?
A- Sai vì: lực đàn hồi vuông góc với các mặt tiếp xúc.
B - Đúng.
C - Sai vì: độ lớn của lực đàn hồi phụ thuộc vào bản chất của vật đàn hồi.
D - Sai vì: Lực đàn hồi có độ lớn tỉ lệ thuận với độ biến dạng của vật biến dạng
Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo
Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo \(F_{đh} = k\left| {\Delta l} \right|\)
Dùng hai lò xo có độ cứng ${k_1},{k_2}$ để treo hai vật có cùng khối lượng. Lò xo có độ cứng ${k_1}$ bị giãn nhiều hơn lò xo có độ cứng ${k_2}$ thì độ cứng ${k_1}$
Khi cân bằng:
$\begin{array}{l}
\overrightarrow P + \overrightarrow {{F_{dh}}} = \overrightarrow 0 \\
\to {F_{dh}} = P\\
\leftrightarrow k\Delta l = mg\\
\to \Delta l = \frac{{mg}}{k}
\end{array}$
vì \(\Delta {l_1} > \Delta {l_2}\) mà \({m_1} = {m_2}\)
\( \to {k_1} < {k_2}\)
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về lực đàn hồi?
A, B, C - Đúng
Chọn đáp án: D
Phát biểu nào sau đây là đúng với nội dung định luật Húc?
Định luật Húc: Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo ${F_{dh}} = k\left| {\Delta l} \right|$
Công cụ nào trong các công cụ dưới đây không ứng dụng lực đàn hồi trong đời sống?
Trong các công cụ dưới đây, công cụ không ứng dụng lực đàn hồi trong đời sống là: Cục đất sét.
Vì cục đất sét không phải là vật đàn hồi nên không có sự xuất hiện của lực đàn hồi.
Sự xuất hiện của lực nào sau đây không phải là lực đàn hồi
Ta có: Lực đàn hồi là lực sinh ra khi vật đàn hồi bị biến dạng. Lực đàn hồi có xu hướng chống lại nguyên nhân sinh ra nó. Vì vậy trong các lực trên sự xuất hiện của lực hút của nam châm dính trên bảng từ không phải là lực đàn hồi.
Hai người cầm hai đầu của một lực kế lò xo và kéo ngược chiều những lực bằng nhau, tổng độ lớn hai lực kéo là 50N . Lực kế chỉ giá trị là:
Hai người kéo lực kế theo hướng ngược nhau với độ lớn bằng nhau nên số đo trên lục kế bằng tổng lực của hai người tác dụng vào lực kế.
Số chỉ trên mỗi lực kế: \(\frac{{50}}{2} = 25N\)
Một quả nặng khối lượng \(m=100g\) được gắn vào một lò xo có độ cứng \(20N/m\) . Hệ trên được bố trí trên mặt phẳng nghiêng không ma sát với góc nghiêng $\alpha = {30^0}$ so với phương ngang. Biết gia tốc rơi tự do là $10m/{s^2}$ . Tính độ biến dạng của lò xo khi quả nặng nằm cân bằng:
Ta có, tại vị trí cân bằng, lực đàn hồi của lò xo cân bằng với thành phần \(\overrightarrow {{P_{//}}} \) của vật:
\({F_{dh}} = {P_{//}}\) (1)
Ta có:
+ \({F_{dh}} = k.|\Delta l| = 20.\Delta l\)
+ \({P_{//}} = mg\sin \alpha = 0,1.10.\sin 30 = 0,5N\)
Thay vào (1) , ta được:
\({P_{//}} = {F_{dh}} \leftrightarrow 0,5 = 20.\Delta l\)
\( \to \Delta l = \dfrac{{0,5}}{{20}} = 0,025m = 2,5cm\)
Một lò xo gắn quả nặng, được bố trí trên mặt nghiêng không ma sát. Nếu góc nghiêng là ${30^0}$ so với phương ngang thì lò xo biến dạng \(2cm\). Nếu góc nghiêng là ${30^0}$ so với phương thẳng đứng thì lò xo biến dạng bao nhiêu?
Ta có, tại vị trí cân bằng, lực đàn hồi của lò xo cân bằng với thành phần \(\overrightarrow {{P_{//}}} \) của vật: \({F_{dh}} = {P_{//}}\)
Xét trường hợp : nghiêng là \({30^0}\)so với phương ngang, ta có:
\(mg\sin {30^0} = k.\Delta {l_1}\) (1)
Xét trường hợp : nghiêng là \({30^0}\)so với phương thẳng đứng tức là nghiêng \(90 - 30 = {60^0}\) so với phương ngang, ta có:
\(m.g\sin {60^0}{\rm{ = }}k.\Delta {l_2}\) (2)
Lấy \(\dfrac{{(1)}}{{(2)}}\) ta được \(\dfrac{{mg\sin {{30}^0}}}{{mg\sin {{60}^0}}} = \dfrac{{k.\Delta {l_1}}}{{k.\Delta {l_2}}} \leftrightarrow \dfrac{{\sin {{30}^0}}}{{\sin {{60}^0}}} = \dfrac{{\Delta {l_1}}}{{\Delta {l_2}}}\)
\( \Rightarrow \Delta {l_2} = \dfrac{{\Delta {l_1}\sin {{60}^0}}}{{\sin {{30}^0}}} = \dfrac{{2.\dfrac{{\sqrt 3 }}{2}}}{{\dfrac{1}{2}}} = 2\sqrt 3 cm \approx 3,46cm\)
Vậy nếu góc nghiêng là \({30^0}\) so với phương thẳng đứng thì lò xo biến dạng: \(3,46cm\)
Một vật có khối lượng 200g được đặt lên đầu một lò xo có độ cứng 100N/m theo phương thẳng đứng. Biết chiều dài tự nhiên của lò xo là 20cm . Bỏ qua khối lượng của lò xo, lấy $g = 10m/{s^2}$ . Chiều dài của lò xo lúc này là:
Trọng lượng của vật là: \(P = mg = 0,2.10 = 2N\)
Lực dàn hồi có độ lớn là: \({F_{dh}} = k|\Delta l| = 100.\Delta l\)
Ta có, tại vị trí cân bằng, lực đàn hồi của lò xo cân bằng với trọng lực của vật: \(P = {F_{dh}}\)
\(\begin{array}{l}
100.\Delta l = 2\\
\to \Delta l = 0,02m = 2cm
\end{array}\)
Biết vật được đặt lên đầu một lò xo (lò xo bị nén lại) nên chiều dài của lò xo lúc này là: \(20 - 2 = 18cm\)
Một lò xo bố trí theo phương thẳng đứng có gắn quả nặng khối lượng \(150g\). Khi quả nặng ở phía dưới thì lò xo dài \(37cm\), khi quả nặng ở phía trên thì lò xo dài \(33cm\). Biết gia tốc rơi tự do là $10m/{s^2}$. Tính độ cứng của lò xo
Trọng lượng của quả nặng là: \(P = mg = 0,15.10 = 1,5N\)
Khi cân bằng, lực đàn hồi cân bằng với trọng lực, ta có:
+ Khi vật ở dưới lò xo: \(F_{đh1}=k(l_1-l_0)=P\) (1)
+ Khi vật ở trên lò xo: \(F_{đh2}=k(l_0-l_2)=P\) (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra chiều dài tự nhiên của lò xo là: \(l_0 = \dfrac{{{l_1} + {l_2}}}{2} = \dfrac{{37 + 33}}{2} = 35cm\)
Độ giãn của lò xo là khi vật treo ở dưới lò xo: \(\Delta l = 37 - 35 = 2cm\)
Thay vào (1), ta được độ cứng của lò xo: \(k = \dfrac{P}{{\Delta l}} = \dfrac{{1,5}}{{0,02}} = 75N/m\)
Một lò xo có đầu trên gắn cố định. Nếu treo vật nặng khối lượng \(600g\) vào một đầu thì lò xo có chiều dài \(23cm\). Nếu treo vật nặng khối lượng \(800g\) vào một đầu thì lò xo có chiều dài \(24cm\). Biết khi treo cả hai vật trên vào một đầu thì lò xo vẫn ở trong giới hạn đàn hồi. Lấy $g = 10m/{s^2}$ . Độ cứng của lò xo là
Ta có:
k - không đổi
Khi cân bằng, ta có lực đàn hồi cân bằng với trọng lực, ta có:
+ Khi treo vật \(600g\)
\({m_1}g = k.({l_1} - {l_0})\)
\(\leftrightarrow 0,6.10 = k.(0,23 - {l_0})\) (1)
+ Khi treo vật \(800g\)
\({m_2}g = k.({l_2} - {l_0})\)
\(\leftrightarrow 0,8.10 = k.(0,24 - {l_0})\) (2)
Giải hệ (1) và (2), ta được:
\(\begin{array}{l}
{l_0} = 0,2m\\
k = 200N/m
\end{array}\)
Treo một vật vào lực kế thì lực kế chỉ 30N và lò xo lực kế dãn 3cm. Độ cứng của lò xo là
Khi vật cân bằng: \({F_{dh}} = {F_K}\)
\(\begin{array}{l}
\leftrightarrow K|\Delta l| = {F_K}\\
\leftrightarrow K.0,03 = 30\\
\to K = 1000N/m
\end{array}\)
Quá trình phiên mã tổng hợp nên:
Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN từ mạch khuôn của gen (ADN)
Trong giới hạn đàn hồi của lò xo, khi lò xo biến dạng hướng của lực đàn hồi ở lò xo sẽ:
Trong giới hạn đàn hồi của lò xo, khi lò xo biến dạng hướng của lực đàn hồi ở lò xo sẽ luôn ngược với hướng của ngoại lực gây biến dạng.
Treo một vật có khối lượng \(m\) vào một lò xo có độ cứng \(k = 120N/m\), lò xo dãn ra được \(3cm\). Lấy \(g = 10m/{s^2}\). Độ lớn lực đàn hồi của lò xo bằng:
Lực đàn hồi của lò xo:
\({F_{dh}} = k.\Delta l = 120.0,03 = 3,6N\)
Chọn phát biểu sai về lực đàn hồi của lò xo
Lực đàn hồi xuất hiện ở hai đầu của lò xo và tác dụng vào các vật tiếp xúc (hay gắn) với lò xo làm nó biến dạng.
\( \Rightarrow \) Phát biểu sai là: Lực đàn hồi của lò xo chỉ xuất hiện ở đầu lò xo đặt ngoại lực gây biến dạng.
Một lò xo có chiều dài tự nhiên \(12cm\). Khi treo một vật có trọng lượng \(6N\) thì chiều dài của lò xo là\(15cm\). Độ cứng \(k\) của lò xo là:
Độ biến dạng của lò xo:
\(\Delta l = \left| {l - {l_0}} \right| = \left| {15 - 12} \right| = 3cm = 0,03m\)
Ta có:
\(P = {F_{dh}} \Leftrightarrow k.\left| {\Delta l} \right| = 6 \Rightarrow k = \dfrac{6}{{\left| {\Delta l} \right|}} = \dfrac{6}{{0,03}} = 200N/m\)