Bài tập động lượng và định luật bảo toàn động lượng
Sách kết nối tri thức với cuộc sống
Điều nào sau đây sai khi nói về động lượng?
Ta có công thức tính động lượng \(\overrightarrow p = m.\overrightarrow v \)
\( \Rightarrow \)Động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng và tốc độ của vật, là đại lượng vectơ và trong hệ kín động lượng được bảo toàn.
Chọn câu phát biểu đúng nhất?
Ta có trong hệ kín vectơ động lượng toàn phần được bảo toàn.
Va chạm nào sau đây là va chạm mềm?
Va chạm mềm có những đặc điểm sau: Sau va chạm hai vật nhập vào nhau làm một, chuyển động cùng vận tốc. Trong va chạm mềm, tổng động lượng của hai vật trước và sau va chạm bằng nhau, một phần động năng của vật chuyển hóa thành dạng năng lượng khác
Chọn câu phát biểu sai?
Hệ vật – Trái Đất chỉ gần đúng là hệ kín vì vẫn luôn tồn tại các lực hấp dẫn từ các thiên thể trong vũ trụ tác dụng lên hệ.
Định luật bảo toàn động lượng chỉ đúng trong trường hợp:
Định luật bảo toàn động lượng chỉ đúng khi hệ là hệ kín – hệ cô lập, là hệ không có ngoại lực, nếu có ngoại lực thì các ngoại lực cân bằng.
Sở dĩ khi bắn súng trường (quan sát hình ảnh) các chiến sĩ phải tì vai vào báng súng vì hiện tượng giật lùi của súng có thể gây chấn thương cho vai. Hiện tượng súng giật lùi trên trên liên quan đến:
Ta có: Trong một hệ kín đứng yên, nếu có một phần của hệ chuyển động theo một hướng, thì theo định luật bảo toàn động lượng, phần còn lại của hệ phải chuyển động theo hướng ngược lại. Chuyển động theo nguyên tắc như thế được gọi là chuyển động bằng phản lực
Từ đó ta có hiện tượng súng giật lùi trên trên liên quan đến chuyển động bằng phản lực
Để tăng vận tốc tên lửa ta thực hiện bằng cách:
Gọi khối lượng của tên lửa (khi chưa phụt khối khí ra) và khối khí lần lượt là M, m
Vận tốc của tên lửa (sau khi khí được phụt ra) và khối khí lần lượt là V, v
Ta có: \(V = \dfrac{{mv}}{{M - m}}\)
→ Để tăng vận tốc tên lửa ta thực hiện tăng vận tốc khối khí.
Gọi M và m là khối lượng súng và đạn, vận tốc đạn lúc thoát khỏi nòng súng. Giả sử động lượng được bảo toàn. Vận tốc súng là:
Động lượng ban đầu của hệ: \(\overrightarrow {{p_1}} = \overrightarrow 0 \)
Động lượng của hệ khi đạn thoát khỏi nòng súng: \(\overrightarrow {{p_2}} = m\overrightarrow v + M.\overrightarrow V \)
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng trước và sau va chạm ta có:
\(m\overrightarrow v + M.\overrightarrow V = \overrightarrow 0 \Rightarrow \overrightarrow V = - \dfrac{m}{M}\overrightarrow v \)
Một chất điểm m bắt đầu trượt không ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống. Gọi α là góc của mặt phẳng nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang. Động lượng chất điểm ở thời điểm t là:
Có hai lực tác dụng lên vật: \(\overrightarrow P ,\overrightarrow N \)
Áp dụng định luật II Newton ta có: \(\overrightarrow P + \overrightarrow N = m\overrightarrow a \)
\( \Leftrightarrow \left( {\overrightarrow P co{\rm{s}}\alpha {\rm{ - }}\overrightarrow N } \right) + \left( {\overrightarrow P .\sin \alpha } \right) = m\overrightarrow a \)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow 0 + P{\rm{sin}}\alpha {\rm{ = ma}}\\ \Rightarrow {\rm{a = }}\dfrac{{P\sin \alpha }}{m} = g\sin \alpha \end{array}\)
Ta có: \(v = a.t = g\sin \alpha .t\)
\( \Rightarrow p = m.v = m.g.\sin \alpha .t\)
Một vật khối lượng \(m = 500g\)chuyển động thẳng theo chiều âm trục tọa độ x với vận tốc \(43,2km/h\). Động lượng của vật có giá trị là:
Đổi \(43,2km/h = 12m/s\)
Áp dụng công thức tính động lượng ta có: \(\overrightarrow p = m\overrightarrow v \Rightarrow p = - 0,5.12 = - 6\left( {kg.m/s} \right)\)
Một quả bóng đang bay với động lượng \(\mathop p\limits^ \to \) cùng chiều dương thì đập vuông góc vào bức tường thẳng đứng, bay ngược trở lại theo phương vuông góc với bức tường với cùng độ lớn vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là:
Ta có động lượng của vật trước và sau va chạm là:
\(\begin{array}{l}\overrightarrow {{p_1}} = m\overrightarrow {{v_1}} \\\overrightarrow {{p_2}} = m\overrightarrow {{v_2}} \end{array}\)
Độ biến thiên động lượng của vật sau va chạm là: \(\Delta \overrightarrow p = \overrightarrow {{p_2}} - \overrightarrow {{p_1}} = m\overrightarrow {{v_2}} - m\overrightarrow {{v_1}} \)
Do \(\overline {{v_2}} \uparrow \downarrow \overline {{v_1}} \) và \(\overrightarrow {{v_2}} = \overrightarrow {{v_1}} \)
\( \Rightarrow \overline {{v_2}} = - \overline {{v_1}} \)
\( \Rightarrow \Delta \overrightarrow p = - 2m\overrightarrow {{v_1}} = - 2\overrightarrow {{p_1}} = - 2\overrightarrow p \)
Một vật có khối lượng \(m = 1kg\)rơi tự do từ độ cao h xuống đất mất một khoảng thời gian \(\Delta t = 0,5s\). Lấy \(g = 10m/{s^2}\). Bỏ qua sức cản không khí. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là
Ta có xung của lực tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian t bằng độ biến thiên động lượng trong khoảng thời gian đó
Lực tác dụng lên vật bằng trọng lượng của vật: \(P = mg = 10.1 = 10N\)
Độ biến thiên động lượng của vật trong 0,5s là: \(\Delta p = F.\Delta t = P.\Delta t = 10.0,5 = 5\left( {kg.m/s} \right)\)
Một lực 30N tác dụng vào vật có khối lượng 200g đang nằm yên trong thời gian 0,025s. Xung lượng của lực trong khoảng thời gian đó là:
Xung của lực trong thời gian 0,025s là: \(F.\Delta t = 30.0,025 = 0,75kg.m/s\)
Một hệ gồm hai vật: vật thứ nhất có khối lượng m1=3kg, chuyển động với vận tốc v1=4m/s, vật thứ hai có khối lượng m2=2kg chuyển động với vận tốc v2=8m/s theo hướng vuông góc với hướng chuyển động của vật thứ nhất. Động lượng của hệ có độ là:
Chọn chiều dương là chiều chuyển động
Ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{p_1} = {m_1}{v_1} = 3.4 = 12\left( {kg.m/s} \right)}\\{{p_2} = {m_2}{v_2} = 2.8 = 16\left( {kg.m/s} \right)}\end{array}} \right.\)
\(\overrightarrow {{p_1}} ,\overrightarrow {{p_2}} \) vuông góc nên ta có động lượng tổng hợp của hệ là: \(p = \sqrt {p_1^2 + p_1^2} = \sqrt {{{12}^2} + {{16}^2}} = 20\left( {kg.m/s} \right)\)
Từ độ cao 20m, một viên bi khối lượng 10g rơi tự do với gia tốc 10m/s2 xuống tới mặt đất và nằm yên tại đó. Xác định xung lượng của lực do mặt đất tác dụng lên viên bi khi chạm đất.
Chọn chiều chuyển động rơi của viên bi là chiều dương.
Ngay trước khi chạm đất, viên bi đạt vận tốc: \(v = \sqrt {2gh} \)
Khi bị mặt đất cản lại và nằm yên đó thì viên bi có vận tốc \(v' = 0\)
Áp dụng công thức về độ biến thiên động lượng: \(\Delta p = F.\Delta t\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow p' - p = F\Delta t\\ \Leftrightarrow m.0 - mv = F\Delta t\\ \Rightarrow F\Delta t = - mv = - m\sqrt {2gh} = - {10.10^{ - 3}}\sqrt {2.10.20} = - 0,2N.s\end{array}\)
Dấu (-) chứng tỏ xung lượng của lực do mặt đất tác dụng lên viên bi ngược hướng với vận tốc rơi của viên bi
Một chiếc xe khối lượng 10 kg đang đỗ trên mặt sàn phẳng nhẵn. Tác dụng lên xe một lực đẩy 80 N trong khoảng thời gian 2 s, thì độ biến thiên vận tốc của xe trong khoảng thời gian này có độ lớn bằng:
Gọi vận tốc lúc đầu và lúc sau của xe lần lượt là v và v’
Ta có: \(\Delta p = p' - p = mv' - mv = mv'\)
Mặt khác ta có: \(\Delta p = F.\Delta t\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow mv' = F.\Delta t\\ \Rightarrow v' = \dfrac{{F.\Delta t}}{m} = \dfrac{{80.2}}{{10}} = 16m/s\end{array}\)