Đồ thị nào sau đây là của chuyển động biến đổi?
Ta có phương trình vận tốc: \(v = {v_0} + at\)
Có dạng giống với biểu thức của hàm số: \(y = a + b{\rm{x}}\)
Nên đồ thì v-t là đường thẳng
Chuyển động nào sau đây là chuyển động biến đổi?
Chuyển động tròn đều là chuyển động biến đổi.
Một ô tô đang chạy với vận tốc 23m/s thì chạy chậm dần. Sau 10s, vận tốc của ô tô chỉ còn 11 m/s. Tính gia tốc của ô tô.
Gia tốc của xe là:\(a = \dfrac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \dfrac{{11 - 23}}{{10}} = - 1,2m/{s^2}\)
Cho đồ thì vận tốc – thời gian của một thang máy đi từ tầng 1 lên tầng 3 của một tòa nhà như sau:
Gia tốc của thang máy trong các giai đoạn từ 0 đến 0,5s; từ 0,5 đến 2,5s và từ 2,5 đến 3 s lần lượt là:
Các giai đoạn của thang máy được chia ra như sau:
+ Giai đoạn 1 từ 0 đến 0.5 s
Gia tốc của thang máy là: \({a_1} = \dfrac{{\Delta {v_1}}}{{\Delta {t_1}}} = \dfrac{{2 - 0}}{{0,5 - 0}} = 4m/{s^2}\)
+ Giai đoạn 2 từ 0.5s đến 2.5s
Gia tốc của thang máy là: \({a_2} = \dfrac{{\Delta {v_2}}}{{\Delta {t_2}}} = \dfrac{{2 - 2}}{{2,5 - 0,5}} = 0\)
+ Giai đoạn 3 từ 2.5s đến 3s
Gia tốc của thang máy là: \({a_3} = \dfrac{{\Delta {v_3}}}{{\Delta {t_3}}} = \dfrac{{0 - 2}}{{3 - 2,5}} = - 4m/{s^2}\)
Bảng số liệu sau ghi lại sự thay đổi vận tốc theo thời gian của một ô tô chạy trên đường thẳng:
Gia tốc của xe trong 5s đầu tiên và trong 5s cuối cùng là bao nhiêu?
Gia tốc xe trong 5s đầu tiên là:
\({a_1} = \dfrac{{\Delta {v_1}}}{{\Delta {t_1}}} = \dfrac{{10 - 0}}{{5 - 0}} = 2m/{s^2}\)
Gia tốc xe trong 5s cuối cùng là:
\({a_2} = \dfrac{{\Delta {v_2}}}{{\Delta {t_2}}} = \dfrac{{0 - 10}}{{30 - 25}} = - 2m/{s^2}\)
Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho
Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng thay đổi vận tốc (cả hướng và độ lớn) của vật và được xác định bằng biểu thức:
\(\overrightarrow a = \dfrac{{\overrightarrow v - \overrightarrow {{v_0}} }}{{t - {t_0}}} = \dfrac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}}\)
Một ô tải đang chạy trên đường thẳng với vận tốc 18km/h thì tăng dần đều vận tốc. Sau 20s, ô tô đạt có gia tốc là 0.5m/s2. Vận tốc của xe lúc đó đạt được là bao nhiêu?
Áp dụng công thức tính gia tốc ta có:
\(a = \dfrac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \dfrac{{{v_2} - {v_1}}}{{{t_2} - {t_1}}}\)\( \Leftrightarrow \dfrac{{{v_2} - 5}}{{20}} = 0.5\)
\( \Rightarrow {v_2} = 15m/s\)
Gia tốc của vật được xác định bởi biểu thức:
Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng thay đổi vận tốc (cả hướng và độ lớn) của vật và được xác định bằng biểu thức: \(\overrightarrow a = \frac{{\overrightarrow v - \overrightarrow {{v_0}} }}{{t - {t_0}}} = \frac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}}\)
Một vật bắt đầu chuyển động thẳng theo một chiều, sau 2s thì đặt gia tốc 5m/s2. Nhận xét nào sau đây đúng với quá trình chuyển động của vật trên:
Vật bắt đầu chuyển động thẳng nên ta có \({v_1} = 0\)
Áp dụng công thức tính gia tốc ta có:
\(a = \dfrac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \dfrac{{{v_2} - 0}}{2}\)\( \Leftrightarrow \dfrac{{{v_2} - 0}}{2} = 5\)
\( \Rightarrow {v_2} = 10m/s\)
Vậy ta có vật bắt đầu chuyển động với v1=0, sau 2s vận tốc tăng lên 10m/s.
Gia tốc là một đại lượng
Gia tốc là đại lượng vecto đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của vận tốc
Một vật bắt đầu chuyển động với vận tốc là 36 m/s, sau t (s) thì vận tốc tăng lên là 45m/s và vật có gia tốc là 6 m/s2. Hỏi thời gian t để vật đạt được gia tốc đó là bao nhiêu?
Áp dụng công thức tính gia tốc ta có:
\(\begin{array}{l}a = \dfrac{{{v_2} - {v_1}}}{{t - {t_0}}} = \dfrac{{45 - 36}}{t}\\ \Rightarrow \dfrac{9}{t} = 6 \Rightarrow t = 1,5(s)\end{array}\)
Vậy sau 1,5s thì vật đạt được gia tốc 6 m/s2.
Từ đồ thị sau, hãy cho biết gia tốc của các giai đoạn (1), (2).
Áp dụng công thức tính gia tốc ta có:
\(\begin{array}{l}{a_{\left( 1 \right)}} = \dfrac{{{v_{2(1)}} - {v_{1(1)}}}}{{{t_1} - {t_0}}} = \dfrac{{15 - 0}}{{10 - 0}}\\ \Rightarrow {a_{\left( 1 \right)}} = 1.5m/{s^2}\\{a_{\left( 2 \right)}} = \dfrac{{{v_{2(2)}} - {v_{1(2)}}}}{{{t_2} - {t_1}}} = \dfrac{{0 - 15}}{{40 - 10}}\\ \Rightarrow {a_{\left( 2 \right)}} = - 0.5m/{s^2}\end{array}\)
Vậy sau 1,5s thì vật đạt được gia tốc -0.5 m/s2.