Bài tập động năng và định lý biến thiên động năng
Sách kết nối tri thức với cuộc sống
Một tảng đá khối lượng 100kg đang nằm trên sườn núi tại vị trí M có độ cao 650m so với mặt đường thì bị lăn xuống đáy vực tại vị trí N có độ sâu 80 m. Lấy \(g \approx 10{\rm{ }}m/{s^2}\). khi chọn gốc thế năng là đáy vực. Thế năng của tảng đá tại các vị trí M và N lần lượt là:
Với mức thế năng chọn tại đáy vực, ta có:
Thế năng tại M là: \({{\rm{W}}_{tM}} = mg{h_M} = 100.10.\left( {650 + 80} \right) = 730000J = 730kJ\)
Thế năng tại N là: \({{\rm{W}}_{tN}} = mg{h_N} = 100.10.0 = 0kJ\)
Một vật có khối lượng 2kg đặt ở một vị trí trọng trường mà có thế năng \({W_{t1}} = 800J\). Thả vật rơi tự do tới mặt đất tại đó có thế năng của vật là \({W_{t2}} = - 700J\). Lấy \(g \approx 10{\rm{ }}m/{s^2}\). Công của ngoại lực tác dụng lên vật là:
Ta có độ biến thiên thế năng bằng công của lực - ở đây là trọng lực:
\({{\rm{W}}_{t1}} - {{\rm{W}}_{t2}} = {A_P}\)
\( \Rightarrow A = 800 - ( - 700) = 1500J\)
Một vật có khối lượng \(m = 3kg\) được đặt ở một vị trí trong trọng trường và có thế năng tại vị trí đó bằng \({W_{t1}} = 600J\). Thả tự do cho vật đó rơi xuống mặt đất, tại đó thế năng của vật bằng \({W_{t2}} = - 900J\). Cho \(g = 10m/{s^2}\). Vật đã rơi từ độ cao là:
- Độ cao của vật so với vị trí chọn mốc thế năng là: \({z_1} = \dfrac{{{{\rm{W}}_{t1}}}}{{mg}} = \dfrac{{600}}{{3.10}} = 20m\)
- Vị trí của mặt đất so với vị trí chọn mốc thế năng là: \({z_2} = \dfrac{{{{\rm{W}}_{t2}}}}{{mg}} = \dfrac{{ - 900}}{{3.10}} = - 30m\)
Độ cao của vật từ vị trí đã rơi so với mặt đất là: \(z = {z_1} + \left| {{z_2}} \right| = 50m\)
Một vật có khối lượng \(m = 3kg\) được đặt ở một vị trí trong trọng trường và có thế năng tại vị trí đó bằng \({W_{t1}} = 600J\). Thả tự do cho vật đó rơi xuống mặt đất, tại đó thế năng của vật bằng \({W_{t2}} = - 900J\). Cho \(g = 10m/{s^2}\). Mốc thế năng được chọn cách mặt đất
- Vị trí của mặt đất so với vị trí chọn mốc thế năng là: \({z_2} = \dfrac{{{{\rm{W}}_{t2}}}}{{mg}} = \dfrac{{ - 900}}{{3.10}} = - 30m\)
Vậy mốc thế năng cách mặt đất 30m
Ở thời điểm \({t_0} = 0\), một vật có khối lượng \(m = 1kg\) rơi khôg vận tốc đầu từ độ cao \({h_0} = 4m\). Chọn gốc thế năng tại mặt đất, lấy \(g = 10m/{s^2}\). Trong thời gian t kể từ lúc bắt đầu rơi, trọng lực sinh công 12J. Thế năng của vật tại thời điểm t là bao nhiêu?
Gọi \({{\rm{W}}_{t0}}\) là thế năng ban đầu và \({{\rm{W}}_t}\) là thế năng lúc sau của vật
Ta có công của trọng lực bằng độ giảm thế năng:
\({A_P} = \Delta {{\rm{W}}_t} = {{\rm{W}}_{t0}} - {{\rm{W}}_t}\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 12 = mgh - {{\rm{W}}_t}\\ \Rightarrow {{\rm{W}}_t} = 1.10.4 - 12 = 28J\end{array}\)
Câu 10: Một người kéo một gàu nước từ giếng sâu lên, biết rằng gàu nước kéo lên nặng 1kg, thành giếng cao 1m và từ mặt đất giếng sâu 25m. Thế năng của gàu nước tại đáy giếng là bao nhiêu? Chọn mốc thế năng tại thành miếng và lấy\(g = 9,8\left( {m/{s^2}} \right)\).
Chọn chiều dương hướng xuống
Mốc thế năng tại thành giếng
ta có vị trí của gàu nước so với thành giếng là: \(h = 25 + 1 = 26\left( m \right)\)
Thế năng của gàu nước tại đáy giếng là: \({{\rm{W}}_t} = mgh = 1.9,8.26 = 254,8J\)
Chọn câu sai:
Ta có cơ năng của vật là tổng động năng khi vật chuyển động và thế năng của vật.
Khi vật chịu tác dụng của lực không phải là lực thế
Lực thế có thể là lực hấp dẫn hay trọng lực
Khi vật không chịu tác của lực thế thì cơ năng không bảo toàn nhưng năng lượng toàn phần của vật được bảo toàn.
Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu. Trong quá trình chuyển động của vật thì
Vật được thả rơi tự do nên chiều cao giảm dần nên thế năng của vật giảm dần
Đồng thời, công của trọng lực là công âm do trọng lực có chiều cùng chiều với chiều chuyển động
Một người đứng yên trong thang máy và thang máy đang đi lên với vận tốc không đổi. Lấy mặt đất làm mốc thế năng thì:
Thang máy đi đều lên trên, nên người và thang cùng vận tốc, không thay đổi nên động năng không đổi
Độ cao của người và thang máy tăng dần nên thế năng của người tăng.
Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do từ độ cao h=5m xuống đất, lấy g = 10 m/s2. Vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất là:
Chọn mốc thế năng tại mặt đất
Khi vật tại độ cao 5m thì cơ năng bằng thế năng của vật:
\({\rm{W = }}{{\rm{W}}_t} = mgh = 1.10.5 = 50J\)
Ngay trước khi vật chạm đất cơ năng của vật chính bằng động năng của vật
\( \Rightarrow {{\rm{W}}_d} = 500J\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow \dfrac{1}{2}m{v^2} = 50\\ \Rightarrow v = 10\left( {m/s} \right)\end{array}\)
Khi lực tác dụng vào vật sinh công âm thì động năng:
Theo định lý biến thiên động năng ta có: \(\Delta {{\rm{W}}_d} = {A_{nl}}\)
\({A_{nl}} < 0 \Rightarrow \Delta {{\rm{W}}_d} < 0 \Leftrightarrow {{\rm{W}}_d}' - {{\rm{W}}_d} < 0\)
\( \Rightarrow {{\rm{W}}_d}' < {{\rm{W}}_d}\) hay động năng sẽ giảm
Khi vận tốc của vật tăng gấp đôi, thì động năng:
Ta có công thức tính động lượng: \({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2}\)
khi vận tốc tăng 2 lần thì động năng tăng 2 lần
Nhận định nào sau đây về động năng là không đúng?
Các đặc điểm của động năng:
- Là đại lượng vô hướng, không âm
- Có tính tương đối, có giá trị phụ thuộc vào hệ quy chiếu
- Phụ thuộc vào khối lượng và chuyển động theo công thức: \({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2}\)
hay có động năng tỉ lệ thuận với khối lượng và bình phương vận tốc
đáp án C không chính xác
Động năng của vật không được tính bằng đơn vị nào sau đây?
Ta có công thức tính động năng \({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2}\)
\( \Rightarrow \) đơn vị \(kg.{m^2}/{s^2}\)
Mặt khác động năng là một dạng năng lượng lên có đơn vị là J
Ngoài ra ta có công suất \(P = \dfrac{A}{t}\) có thứ nguyên \({\rm{W}} = \dfrac{J}{s}\)
\( \Rightarrow J = {\rm{W}}.s\)
\(N.{m^2}/{s^2}\) là không chính xác
Vật A và B có cùng khối lượng m, bay cùng tốc độ là v. Biết vật A bay theo phương ngang, vật B nay theo phương thẳng đứng. Kết luận nào sau đây đúng?
Ta có: Động năng của vật được tính theo công thức: \({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2}\)
Động lượng: \(p = mv\)
khi vật có cùng vận tốc và khối lượng thì động năng và động lượng của các vật là bằng nhau.
Lực nàp sau đây không làm thay đổi động năng của vật?
- Theo định lý động năng ta có độ biến thiên động năng bằng công của ngoại lực
- Ta có những lực vuông góc với phương chuyển động không sinh công
\( \Rightarrow \)khi đó công ngoại lực bằng 0 nên độ biến thiên động năng bằng 0 hay động năng không đổi
Câu 14: Một vật có trọng lượng 4N có động năng 8J. Lấy \(g = 10m/{s^2}\). Khi đó vận tốc của vật bằng
Trọng lượng của vật là: \(P = m.g = 4 \Rightarrow m = \dfrac{4}{{10}} = 0,4kg\)
Áp dụng công thức tính động năng: \({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2}\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow 8 = \dfrac{1}{2}.0,4.{v^2}\\ \Rightarrow v \approx 6,3\left( {m/s} \right)\end{array}\)
Một vật có khối lượng \(m = 2kg\), và động năng \(25J\). Động lượng của vật có độ lớn là
Động năng của vật là: \({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2}\)
\( \Leftrightarrow 25 = \dfrac{1}{2}.2.{v^2} \Rightarrow v = 5(m/s)\)
Động lượng của vật là: \(p = m.v = 2.5 = 10\left( {kg.m/s} \right)\)
Một vận động viên có khối lượng 50kg, khi chạy với tốc độ v, vận động viên có động năng 225J. Tốc độ của vận động viên bằng:
Động năng của vật được tính theo công thức: \({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2}\)
\( \Rightarrow v = \sqrt {\dfrac{{2{W_d}}}{m}} = \sqrt {\dfrac{{2.225}}{{50}}} = 3(m/s)\)