Lò xo có độ cứng k, một đầu treo vào điểm cố định, đầu còn lại được gắn vào vật có khối lượng m. Khi vật cân bằng thì hệ thức nào sau đây được nghiệm đúng?
Khi vật ở trạng thái cân bằng:
\({F_{dh}} = P \Leftrightarrow mg = k\Delta l\)
Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 15(cm). Lò xo được treo thẳng đứng, một đầu giữ cố định, còn đầu kia gắn một vật nặng. Khi ấy lò xo dài 27(cm), cho biết độ cứng lò xo là 50(N/m). Độ lớn lực đàn hồi bằng :
Độ biến dạng của lò xo là: \(\Delta l = {l_1} - {l_0} = 27 - 15 = 12\left( {cm} \right) = 0,12\left( m \right)\)
Lực đàn hồi của vật là: \({F_{dh}} = k\Delta l = 50.0,12 = 6\left( N \right)\)
Trong 1 lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 18cm. Lò xo được giữ cố định tại 1 đầu, còn đầu kia chịu 1 lực kéo bằng 8N. Khi ấy lò xo dài 30cm. Hỏi độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu?
Độ biến dạng của lò xo là: \(\Delta l = {l_1} - {l_0} = 30 - 18 = 12\left( {cm} \right) = 0,12\left( m \right)\)
Lực đàn hồi của vật là: \({F_{dh}} = k\Delta l\)
\( \Rightarrow k = \dfrac{{{F_{dh}}}}{{\Delta l}} = \dfrac{8}{{0,12}} = 66,67\left( {N/m} \right)\)
Một lò xo có độ cứng k = 60N/m được treo thẳng đứng, một đầu được giữ cố định. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Để lò xo giãn ra được 10cm thì phải treo vào đầu dưới của lò xo một vật có khối lượng là:
Khi lò xo cân bằng trọng lực và lực đàn hồi bằng nhau
Ta có: \(P = {F_{dh}}\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow mg = k\left| {\Delta l} \right|\\ \Leftrightarrow 10.m = 60.0,1\\ \Leftrightarrow m = 0,6kg = 600g\end{array}\)
Đơn vị đo hằng số hấp dẫn:
Ta có \(G = 6,{67.10^{ - 11}}\left( {N.{m^2}/k{g^2}} \right)\)
đơn vị của G là: Nm2/kg2
Nếu bỏ qua lực quán tính li tâm do sự quay của Trái Đất, thì lực gấp dẫn do một vật ở trên mặt đất tác dụng vào Trái Đất có độ lớn:
ta có trọng lực tác dụng lên một vật là lực hấp dẫn giữa Trái đất và vật đó
nên khi bỏ qua lực quán tính li tâm do sự quay của Trái đất thì lực hấp dẫn do một vật ở trên mặt đất tác dụng vào Trái đất có độ lớn bằng trọng lượng của vật ( độ lớn của trọng lực )
Khi khối lượng mỗi vật tăng 2 lần và khoảng cách giữa chúng tăng lên 4 lần thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn:
Lực hấp dẫn giữa hai vật khi chưa thay đổi khối lượng và khoảng cách: \(F = G\dfrac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\)
Lực hấp dẫn giữa hai vật khi khối lượng và khoảng cách giữa chúng thay đổi: \(F = G.\dfrac{{4{m_1}{m_2}}}{{{{\left( {4{\rm{r}}} \right)}^2}}} = G\dfrac{{{m_1}{m_2}}}{{4{r^2}}}\)
khi đó lực hấp dẫn giữa hai vật giảm đi 4 lần
Khối lượng Trái Đất bằng 80 lần khối lượng Mặt Trăng. Lực hấp dẫn mà Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng bằng bao nhiêu lần lực hấp dẫn mà Mặt Trăng tác dụng lên Trái Đất?
Ta có lực hấp dẫn giữa Trái đất và Mặt Trăng có độ lớn \(F = G\dfrac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\)
lực hấp dẫn giữa Mặt trăng và Trái đất có độ lớn cũng bằng \(F = G\dfrac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\)
hai lực đó là cặp lực trực đối nên độ lớn của chúng sẽ bằng nhau.
Chọn câu trả lời đúng. Công thức tính trọng lực \(P = mg\) được suy ra từ:
ta có \(P = mg\) được suy ra từ biểu thức của định luật II Newton: \(F = ma\)
g ở đây là gia tốc rơi tự do
Cần phải tăng hay giảm khoảng cách giữa hai vật bao nhiêu, để lực hút giảm 4 lần?
Lực hút tại thời điểm ban đầu: \(F = G\dfrac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\)
Lực hút khi thay đổi khoảng cách: \(F' = G\dfrac{{{m_1}{m_2}}}{{r{'^2}}}\)
theo bài ta có: \(F' = \dfrac{F}{4}\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow G\dfrac{{{m_1}{m_2}}}{{r{'^2}}} = G\dfrac{{{m_1}{m_2}}}{{4{r^2}}}\\ \Leftrightarrow \dfrac{1}{{r{'^2}}} = \dfrac{1}{{4{r^2}}} \Rightarrow {r^{'2}} = 4{{\rm{r}}^2}\\ \Rightarrow r' = 2{\rm{r}}\end{array}\)
hay khoảng cách tăng 2 lần.
Hai quả cầu mỗi quả có khối lượng 1000g, bán kính 2m đặt cách nhau 20m. Lực hấp dẫn giữa chúng lớn nhất bằng:
Ta có lực hấp dẫn giữa hai quả cầu là: \({F_{h{\rm{d}}}} = G\dfrac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}} \Rightarrow {\left( {{F_{h{\rm{d}}}}} \right)_{ma{\rm{x}}}} \Leftrightarrow {r_{\min }}\)
ta có: \({r_{\min }} \Leftrightarrow {R_1} + {R_2}\) khi hai quả cầu tiếp xúc nhau
khi đó lực hấp dẫn giữa 2 vật là: \({F_{h{\rm{d}}}} = G\dfrac{{{m_1}{m_2}}}{{{{({R_1} + {R_2})}^2}}} = \dfrac{{6,{{67.10}^{ - 11}}.1.1}}{{{4^2}}} = 4,{1688.10^{ - 12}}N\)
Hai vật có khối lượng bằng nhau đặt cách nhau 20m thì lực hút giữa chúng là \(1,{1068.10^{ - 7}}N\). Khối lượng của mỗi vật có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Ta có lực hấp dẫn giữa hai vật là: \({F_{h{\rm{d}}}} = G\dfrac{{mm}}{{{r^2}}}\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 1,{1068.10^{ - 7}} = 6,{67.10^{ - 11}}.\dfrac{{{m^2}}}{{0,{2^2}}}\\ \Rightarrow m \approx 8\left( {kg} \right)\end{array}\)
Gia tốc rơi tự do trên bề mặt mặt trăng là g0 và bán kính mặt trăng là 1740 km.Ở độ cao h =870 km so với bề mặt mặt trăng thì gia tốc rơi tự do bằng:
Khi \(h = 0\) ta có gia tốc rơi tự do tại bề mặt Mặt trăng là: \({g_0} = \dfrac{{GM}}{{{R^2}}}\)
tại nơi có độ cao 3480m ta có:
\(g = \dfrac{{GM}}{{{{\left( {R + h} \right)}^2}}} = \dfrac{{GM}}{{{{\left( {R + \dfrac{{\rm{R}}}{2}} \right)}^2}}} = \dfrac{{GM}}{{{{\left( {\dfrac{{{\rm{3R}}}}{2}} \right)}^2}}} = \dfrac{4}{9}\dfrac{{GM}}{{{R^2}}} = \dfrac{4}{9}{g_0}\)
Ta có công thức tính lực hấp dẫn: \(F = G\dfrac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\)
lực hấp dẫn tỉ lệ nghịch với bình phường khoảng cách nên khi khoảng cách giảm đi ½ thì lực tác dụng tăng 4 lần
từ công thức ta cũng thấy khi khối lượng vật 1 tăng 2 lần, vật 2 giảm 2 lần thì lực F không đổi
hằng số G là không đổi
và lực hấp dẫn luôn là lực hút
Hai túi mua hàng dẻo, nhẹ, có khối lượng không đáng kể, cách nhau 2m. Mỗi túi chứa 15 quả cam giống hệt nhau và có kích thước không đáng kể. Nếu đem 10 quả cam ở túi này chuyển sang túi kia thì lực hấp dẫn giữa chúng:
Sau khi chuyển 10 quả cam thì ta có một túi có 25 quả và 1 túi có 5 quả
ta có:
\(m_1' = \dfrac{5}{3}{m_1}\)
\(m_2' = \dfrac{2}{3}{m_2}\)
\( \Rightarrow \dfrac{F}{{F'}} = \dfrac{{G\dfrac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}}}{{G\dfrac{{{m_1}'{m_2}'}}{{{r^2}}}}} = \dfrac{{{m_1}{m_2}}}{{{m_1}'{m_2}'}} = \dfrac{{{m_1}{m_2}}}{{\dfrac{5}{3}{m_1}\dfrac{1}{3}{m_2}}} = 1,8\)
\( \Leftrightarrow F' = \dfrac{5}{9}F\)
Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và vận tốc của vật
Một người trượt ván trượt được một quãng đường \(s = 150\left( m \right)\)thì dừng lại. Biết lực ma sát trượt bằng 0,05 trọng lượng của vật và \(g = 10\left( {m/{s^2}} \right)\).Cho chuyển động của vật là chuyển động chậm dần đều. Vận tốc ban đầu của vật:
Áp dụng công thức định luật II Newton ta có: \({F_{ms}} = - ma \Rightarrow a = \dfrac{{ - 0,05.10.m}}{m} = - 0,5\left( {m/{s^2}} \right)\)
do lực ma sát là lực cản trở chuyển động nên ta có gia tốc a sẽ nhận giá trị âm
Vận tốc: \({v^2} - v_0^2 = 2a{\rm{S}}\)
\( \Rightarrow {v_0} = \sqrt {2.0,5.150} \approx 12,25\left( {m/s} \right)\)
Một vật có khối lượng 500g đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là 0,25. Vật bắt đầu kéo bằng lực \(F = 3N\) có phương nằm ngang. Lấy \(g = 9,8{\rm{ }}m/{s^2}\). Quãng đường vật đi được sau 4s bằng:
Các lực tác dụng lên vật:
Chọn chiều dương của chuyển động như hình vẽ
Theo định luật II Newton ta có: \(F - {F_{m{\rm{s}}}} = ma\)
ta có lực ma sát \({F_{m{\rm{s}}}} = \mu N = \mu P = \mu mg\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow F - \mu mg = ma\\ \Rightarrow 3 - 0,25.9,8.0,5 = 0,5.a\\ \Rightarrow a = 3,55\left( {m/{s^2}} \right)\end{array}\)
Vận dụng phương trình chuyển động của vật: \(s = {v_0}t + \dfrac{1}{2}a{t^2}\)
\( \Rightarrow s = 0 + \dfrac{1}{2}a{t^2} = \dfrac{1}{2}.3,{55.4^2} = 28,4\left( m \right)\)
Một vật khối lượng 50kg đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là 0,2. Vật được kéo đi bởi một lực 200N..Lấy g =10m/s2. Gia tốc và quãng đường đi được sau 2 s lần lượt là:
Các lực tác dụng lên vật:
Chọn chiều dương của chuyển động như hình vẽ
Theo định luật II Newton ta có: \(F - {F_{m{\rm{s}}}} = ma\)
ta có lực ma sát \({F_{m{\rm{s}}}} = \mu N = \mu P = \mu mg\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow 200 - 0,2.50.10 = 50.a\\ \Rightarrow a = 2\left( {m/{s^2}} \right)\end{array}\)
Vận dụng phương trình chuyển động của vật: \(s = {v_0}t + \dfrac{1}{2}a{t^2}\)
\( \Rightarrow s = 0 + \dfrac{1}{2}a{t^2} = \dfrac{1}{2}{.2.2^2} = 4\left( m \right)\)
Sơn và Hùng đẩy cùng chiều một thùng nặng 200kg theo phương nằm ngang. Hùng đẩy với lực 350N và Sơn đẩy với lực 250N. Thùng chuyển động với gia tốc là \(0,4\left( {m/{s^2}} \right)\). Lực ma sát giữa thùng và mặt sàn là bao nhiêu?
Phân tích các lực tác dụng lên vật ta có hình vẽ sau:
Chọn chiều dương như hình và chiếu các lực lên.
Áp dụng định luật II Newton ta được:
\({F_H} + {F_S} - {F_{m{\rm{s}}}} = ma\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 350 + 250 - {F_{m{\rm{s}}}} = 200.0,4\\ \Rightarrow {F_{m{\rm{s}}}} = 520N\end{array}\)