Từ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới đây, tính tốc độ của vật:
Ta thấy độ dốc của đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian không đổi nên tốc độ của vật cũng không đổi.
Ta tính độ dốc của đồ thị trong khoảng từ giây thứ nhất đến giây thứ 4. Vẽ tam giác vuông như hình, chia độ dịch chuyển Δd cho khoảng thời gian Δt, ta được tốc độ.
Tốc độ của vật là: \(v = \dfrac{{\Delta d}}{{\Delta t}} = \dfrac{{50 - 20}}{{4 - 1}} = 10(km/h)\)
Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng của một chiếc xe có dạng như hình vẽ. Trong khoảng thời gian nào, tốc độ của xe không thay đổi?
Trong khoảng thời gian từ O đến \({t_1}\) đường biểu diễn là đường thẳng xiên góc, độ dịch chuyển tăng đều, khi đó tốc độ của xe không đổi.
Biểu thức xác định vận tốc trung bình là:
Với \(\Delta d\) là giá trị độ dịch chuyển của vật trong khoảng thời gian \(\Delta t\). Vận tốc trung bình được xác định: \(\overrightarrow v = \dfrac{{\overrightarrow {\Delta d} }}{{\overrightarrow {\Delta t} }}\)
Dựa vào đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một chuyển động thẳng đều có thể xác định được vận tốc của chuyển động bằng công thức:
Vận tốc được tính bằng hệ số góc của đường biểu diễn trong đồ thị độ dịch chuyển – thời gian.
Được tính theo công thức:
\(v = \dfrac{{\Delta d}}{{\Delta t}} = \dfrac{{{d_2} - {d_1}}}{{{t_2} - {t_1}}}\)
Hình vẽ dưới đây mô tả chuyển động của một chất điểm. Hỏi vật chuyển động thẳng đều trong khoảng thời gian nào?
- Biểu thức của độ dịch chuyển – thời gian giống với biểu thức của hàm số \(y = a.x\) nên đồ thị có dạng là đoạn thẳng ( qua gốc tọa độ ).
Ta thấy có giai đoạn từ 0 đến t1 và từ t2 đến t3 là thỏa mãn. Giai đoạn từ t1 đến t2 là vật đang đứng yên.
Phương trình chuyển động và độ lớn vận tốc của hai chuyển động có đồ thị như sau là:
Với chuyển động (1), độ dốc của đồ thị là:
\({v_1} = \dfrac{{\Delta d}}{{\Delta t}} = \dfrac{{60 - 0}}{{0 - 6}} = - 10km/h\)
Độ lớn vận tốc v1 là 10k/h
\( \Rightarrow {d_1} = {d_0} + {v_1}t = 60 - 10t\)
Với chuyển động (2), độ dốc của đồ thị là:
\({v_2} = \dfrac{{\Delta d}}{{\Delta t}} = \dfrac{{60 - 0}}{{5 - 0}} = 12km/h\)
Độ lớn vận tốc v1 là 12k/h
\( \Rightarrow {d_2} = {d_0} + {v_2}t = 12t\)
Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một chuyển động được cho như sau:
Xác định tốc độ của chuyển động trong khoảng thời gian 0 đến 3,25 giờ.
Từ 0 đến 3,35h:
Tốc độ trung bình là: \(\upsilon = \dfrac{{80 + 80 + 30}}{{3,25}} \approx 58km/h\)
Đồ thị sau mô tả chuyển động của 3 vật:
Vật nào chuyển động thẳng đều, vật nào chuyển động không thẳng đều?
Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng đều là đường thẳng.
Nên chuyển động (I) và (II) là chuyển động thẳng đều.
Chuyển động (III) là chuyển động lhông đều vì đồ thị là đường cong.