Chọn phát biểu đúng
Định luật I - Niutơn: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.
=> Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi.
Định luật I – Niuton xác nhận rằng:
Định luật I - Niutơn: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.
=> Định luật I – Niuton xác nhận rằng: Vật giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều khi nó không chịu tác dụng của bất kì lực nào hoặc tổng hợp lực tác dụng lên vật bằng 0.
Trong các biểu thức sau, biểu thức nào không đúng về định luật II – Niuton
Định luật II - Niutơn: Véctơ gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của véctơ gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của véctơ lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
=> Đáp án C sai vì độ lớn của gia tốc tỉ lệ nghịch với khối lượng.
Biểu thức nào sau đây là đúng về định luật III – Niuton?
Định luật III - Niutơn: Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối: ${\vec F_{AB}} = - {\vec F_{BA}}$
Nên ta có:\(\overrightarrow {{F_{AB}}} + \overrightarrow {{F_{BA}}} = 0\)
Định luật II – Niuton cho biết
Định luật II - Niutơn: Véctơ gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng lên vật.
Độ lớn của véctơ gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của véctơ lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
\(F=\dfrac{m}{a}\)
Hay nói cách khác, lực là nguyên nhân làm xuất hiện gia tốc của vật.
Điều nào sau đây là sai khi nói về lực và phản lực?
Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực.
Đặc điểm của lực và phản lực :
+ Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.
+ Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
+ Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.
=> Đáp án A sai vì lực và phản lực luôn ngược hướng với nhau.
Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?
Vật chuyển theo quán tính là vật chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi.
Chọn phát biểu đúng?
A- Sai vì: Nếu không còn lực nào tác dụng vào vật đang chuyển động thì vật tiếp tục chuyển động thẳng đều.
C- Sai vì: Vật chuyển động theo hướng của hợp lực tác dụng vào nó.
D- Sai vì: Vi phạm định luật I Niutơn vì: khi không có lực tác dụng thì vật đứng yên vẫn đứng yên, vật đang chuyển động vẫn tiếp tục chuyển động thẳng đều.
=> B- Đúng.
Trường hợp nào sau đây có liên quan đến quán tính?
Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
→Trường hợp “Giũ quần áo cho sạch bụi” có liên quan đến quán tính.
Câu nào đúng?
Trong một cơn lốc xoáy, một hòn đá bay trúng vào một cửa kính, làm vỡ kính.
Theo định luật III Niutơn: Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối:
${\vec F_{AB}} = - {\vec F_{BA}}$
=> Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính về độ lớn bằng lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
Một vật đang chuyển động với vận tốc $3m/s$. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì:
Theo định luật I Niutơn ta có khi không có lực tác dụng hoặc hợp lực tác dụng vào vật bằng 0 thì vật đứng yên vẫn đứng yên, vật đang chuyển động vẫn tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Vậy: Một vật đang chuyển động với vận tốc $3m/s$. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc $3m/s$.
Kết luận nào sau đây là không chính xác
Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau khi vật chuyển động thẳng đều.
=> Kết luận không chính xác là: Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất là do các lực tác dụng lên vệ tinh cân bằng nhau.
Chọn phát biểu đúng nhất.
Theo định luật II Niutơn, ta có: \(\vec F = m\vec a\)
=> Hợp lực tác dụng lên vật có hướng trùng với hướng của gia tốc của vật
Có các tình huống sau:
+ Ô-tô đâm vào thanh chắn đường
+ Thủ môn bắt bóng
+ Gió đập vào cánh cửa
Nhận định nào sau đây là đúng về cặp “lực và phản lực” trong các tình huống trên:
Theo định luật III Niutơn: Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối:${\vec F_{AB}} = - {\vec F_{BA}}$
=> Cả ba phương án A, B, C đều đúng
Một vật có khối lượng $8kg$ trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc $2m/{s^2}$ . Lực gây ra gia tốc này bằng bao nhiêu? So sánh độ lớn của lực này với trọng lượng của vật. Lấy $g = 10m/{s^2}$.
Vận dụng biểu thức định luật II Niutơn: \(F{\rm{ }} = {\rm{ }}ma\)
Lực gây ra gia tốc này có độ lớn: \(F = ma = 8.2 =16 N\)
Trọng lượng của vật : \(P = mg = 8.10 = 80 N\).
\(\to F < P\)
Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào xảy ra không do quán tính?
Hiện tương diễn viên xiếc đi xe đạp một bánh trên dây không do quán tính.
Nhận định nào sau đây là đúng. Một người dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ:
Một người dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ thì lực của búa tác dụng vào đinh có độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa.
Một vật đang chuyển động với vận tốc 10m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì:
Một vật đang chuyển động với vận tốc 10m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 10m/s.
Lực và phản lực không có tính chất nào sau đây:
Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.
\( \Rightarrow \) Chúng không có tính chất luôn cân bằng nhau.
Định luật I Niuton cho ta nhận biết
Định luật I Niuton cho ta nhận biết quán tính của mọi vật.