Nếu chọn chiều dương ngược chiều chuyển động thì
Nếu chọn chiều dương ngược chiều chuyển động thì:
+ Véctơ gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều hướng ngược chiều dương
+ Véctơ vận tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều hướng ngược chiều dương
+ Véctơ gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều hướng theo chiều dương.
Ta suy ra: A, B, D – sai
Phương án C - đúng
Một vật chuyển động sao cho trong những khoảng thời gian khác nhau, gia tốc trung bình của vật như nhau. Đó là chuyển động
Ta có: Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động có gia tốc không đổi theo thời gian.
\( \Rightarrow \) Vật chuyển động sao cho trong những khoảng thời gian khác nhau, gia tốc trung bình của vật như nhau
\( \Rightarrow \) chuyển động của vật là chuyển động biến đổi đều.
Điều khẳng định nào dưới đây chỉ đúng cho chuyển động thẳng nhanh dần đều?
A, B, C – đúng với cả chuyển động thẳng nhanh dần đều và chậm dần đều
D – chỉ đúng với chuyển động thẳng nhanh dần đều
Câu nào dưới đây nói về chuyển động thẳng biến đổi đều là không đúng?
A, B, D – đúng
C – sai vì: khi vật chuyển động chậm dần đều gia tốc và vận tốc ngược chiều với nhau.
Với chiều dương là chiều chuyển động, trong công thức \(s = \dfrac{1}{2}at + {v_0}t\) của chuyển động thẳng biến đổi đều, đại lượng có thể có giá trị dương hay giá trị âm là:
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}t > 0\\v > 0\\s > 0\end{array} \right.\)
Gia tốc a của chuyển động biến đổi đều \(a > 0\) hoặc \(a < 0\)
Chọn câu sai? Từ các phương trình vận tốc cho biết tính chất các chuyển động sau
A - sai vì chuyển động thẳng đều có vận tốc không đổi
B - đúng vì: \(a = 3,{v_0} = 0\) => vật chuyển động nhanh dần
C - đúng vì \(a = - 2;{v_0} = 9\) => vật chuyển động chậm dần
D- đúng
Đặc điểm nào sau đây đúng với chuyển động thẳng nhanh dần đều?
A – sai vì: Đối với chuyển động thẳng nhanh dần đều có tích \(av > 0\)
B – sai vì: Vận tốc của vật âm ha dương phụ thuộc vào chiều chuyển động của vật so với chiều dương của trục tọa độ mà ta chọn.
C – đúng: \(s = {v_0}t + \dfrac{1}{2}a{t^2}\)
D – sai vì: Vận tốc biến đổi theo hàm số bậc nhất của thời gian.
Phương trình chuyển động của một vật chuyển động dọc theo trục \(Ox\) là \(x = 8 - 0,5{\left( {t - 2} \right)^2} + t\), với x đo bằng m, t đo bằng s. Từ phương trình này có thể suy ra kết luận nào sau đây?
Từ phương trình chuyển động: \(x = 8 - 0,5{\left( {t - 2} \right)^2} + t\), ta có:
+ Gia tốc \(a = - 1m/{s^2}\)
+ \({t_0} = 2s\)
+ \({v_0}\left( {t - {t_0}} \right) = 1 \Rightarrow {v_0} = 1m/s\)
\(v = {v_0} + a\left( {t - {t_0}} \right) = 3 - t\)
\( \Rightarrow \) Lúc \(t = 3s\) vận tốc \(v' = 0m/s\)
\( \Rightarrow \) Phương án D – đúng
Các phương án A, B, C - sai
Phương trình chuyển động của một vật trên một đường thẳng có dạng \(x = 2{t^2} + 10t + 100(m;s)\). Thông tin nào sau đây là sai?
Từ phương trình chuyển động ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_0} = 100m\\{v_0} = 10m/s\\a = 4m/{s^2}\end{array} \right.\)
\( \Rightarrow \) Vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc \(a = 4{\rm{ }}m/{s^2}\)
Tọa độ lúc ban đầu của vật là \({x_0} = 100m\)
Vận tốc của vật tại thời điểm ban đầu: \({v_0} = 10m/s\)
\( \Rightarrow \) Phương án B - sai
Phương trình chuyển động của một vật trên một đường thẳng có dạng \(x = 4{t^2} - 3t + 3(m;s)\). Điều nào sau đây là đúng?
A – sai vì: Gia tốc của vật \(a = 8m/{s^2}\)
B – sai vì: Tọa độ ban đầu \({x_0} = 3m\)
C – sai vì: Tọa độ tại thời điểm \(1s\) là \({x_1} = {4.1^2} - 3.1 + 3 = 4m\)
D – đúng.
Đồ thị nào sau đây biểu thị chuyển động của chất điểm chuyển động biến đổi đều?
Ta có: Đồ thị của li độ theo thời gian \(\left( {x - t} \right)\) của chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều có dạng là một nhánh parabol
\( \Rightarrow \) Đồ thị D biểu thị chuyển động của chất điểm chuyển động biến đổi đều
Đồ thị v - t nào sau đây là đồ thị trong đó \(a < 0\)
Đồ thị \(v{\rm{ }} - {\rm{ }}t\) trong đó \(a{\rm{ }} < {\rm{ }}0\) là đồ thị B
Đồ thị gia tốc – thời gian nào sau đây biểu thị chuyển động thẳng biến đổi đều:
Ta có: Đồ thị a - t của chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều có dạng là đường thẳng song song với trục Ot
\( \Rightarrow \) Đồ thị C biểu thị chuyển động thẳng biến đổi đều.
Công thức tính gia tốc của một vật chuyển động thẳng biến đổi đều là:
Công thức tính gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều là: \(a = \dfrac{{v - {v_0}}}{t}\)
Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều \(v = {v_0} + at\) thì:
A. \(v\) luôn dương. Dấu của vận tốc phụ thuộc vào cách chọn chiều dương: vận tốc cùng chiều dương thì \(v\) dương, vận tốc ngược chiều dương thì \(v\) âm. → A sai.
B. a luôn dương. Dấu của \(a\) phụ thuộc vào chiều và tính chất của chuyển động. → B sai.
C. \(a\) luôn cùng dấu với \(v.\,\, a.v > 0,\) chuyển động là nhanh dần đều. → C đúng.
D. \(a\) luôn ngược dấu với \(v.\,\, a.v < 0,\) chuyển động là chậm dần đều. → D sai.
Một ô tô đang chạy với vận tốc 20 m/s thì người ta nhìn thấy một chướng ngại vật nên đạp phanh. Từ thời điểm đó, ô tô chuyển động chậm dần đều với vận tốc \(v\left( t \right) = - 2t + 20\), trong đó t là thời gian (tính bằng giấy) kể từ lúc đạp phanh. Quãng đường mà ô tô đi được trong 15 giây cuối cùng bằng
Quãng đường mà ô tô đi được trong 15 giây cuối cùng là:
\(s = \int\limits_0^{15} {\left( { - 2t + 20} \right)dt} = \left. {\left( { - {t^2} + 20t} \right)} \right|_0^{15} = 75.\)
Chọn câu đúng: Khi một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi điều thì nó
A – sai vì tọa độ của vật là hàm bậc 2 theo thời gian
B - sai vì trong chuyển động biến đổi đều vận tốc thay đổi theo phương trình: \(v{\rm{ }} = {v_0} + at\)
C – đúng
D – sai vì: chuyển động thẳng biến đổi đều có gia tốc không đổi
Trong các trường hợp sau đây. Trường hợp nào không thể xảy ra cho một vật chuyển động thẳng?
B - vận tốc là hằng số; gia tốc không thay đổi: Không thể xảy ra cho một vật chuyển động thẳng vì:
+ vận tốc là hằng số \( \Rightarrow \) chuyển động thẳng đều
+ gia tốc không thay đổi \( \Rightarrow \) chuyển động biến đổi đều (có vận tốc là hàm bậc nhất của thời gian)
Một vật tăng tốc trong một khoảng thời gian nào đó dọc theo trục Ox. Vậy vận tốc và gia tốc của nó trong khoảng thời gian này có thể:
Ta có:
Vật tăng tốc trong khoảng thời gian nào đó \( \Rightarrow \) vật chuyển động nhanh dần đều ta có tích \(av > 0\)
B – thỏa mãn
A, C: loại vì là chuyển động chậm dần đều
D: loại vì là chuyển động thẳng đều
Chọn câu sai? Chất điểm sẽ chuyển động thẳng chậm dần đều nếu
Chất điểm chuyển động chậm dần đều nếu a và v trái dấu (a.v < 0)
\( \Rightarrow \) Phương án B – sai