Biến dạng cơ là:
Biến dạng cơ là sự thay đổi kích thước và hình dạng của vật rắn do tác dụng của ngoại lực. Tùy thuộc độ lớn của lực tác dụng, biến dạng của vật rắn có thể là đàn hồi hoặc không đàn hồi.
Đặc điểm nào sau đây là của biến dạng đàn hồi?
Đặc điểm của biến dạng đàn hồi là vật lấy lại hình dạng và kích thước ban đầu khi ngoại lực ngừng tác dụng.
Giới hạn đàn hồi là:
Giới hạn mà trong đó vật rắn còn giữ được tính đàn hồi gọi là giới hạn đàn hồi của vật rắn.
Mức độ biến dạng của thanh rắn phụ thuộc những yếu tố nào?
Mức độ biến dạng của thanh rắn phụ thuộc vào các yếu tố:
+ Bản chất của thanh rắn
+ Độ lớn của ngoại lực tác dụng vào thanh
+ Tiết diện ngang của thanh
Chọn phát biểu sai về ứng suất?
Ta có, ứng suất là đại lượng vật lý đặc trưng cho tác dụng nén hoặc kéo của lực F tác dụng dọc theo trục của một vật rắn đồng chất hình trụ có tiết diện S: \(\sigma = \frac{F}{S}\)
Trong đó:
+ \(F\): lực nén hoặc kéo (N)
+ \(S\): tiết diện của vật rắn hình trụ đồng chất (m2)
+ \(\sigma \): ứng suất của vật rắn (N/m2 hoặc Pa)
Ta suy ra:
B, C, D - đúng
A - sai
Giới hạn bền của vật liệu là:
Giới hạn bền của vật liệu là ứng suất lớn nhất có thể đặt vào vật để vật không bị hỏng.
Vật nào dưới đây chịu biến dạng kéo?
Ta có:
- Trụ cầu, móng nhà, cột nhà chịu biến dạng nén
- Dây cáp của cần cẩu đang chuyển động chịu biến dạng kéo
Vật nào dưới đây chịu biến dạng nén?
Ta có:
- Dây cáp của cầu treo, thanh nối các toa xe lửa đang chạy chịu biến dạng kéo
- Trụ cầu chịu biến dạng nén
Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối của vật rắn đồng chất, hình trụ:
Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối của vật rắn đồng chất, hình trụ tỉ lệ thuận với ứng suất tác dụng vào vật đó.
\(\varepsilon = \frac{{\left| {\Delta l} \right|}}{{{l_0}}} = \alpha \sigma \)
với \(\alpha \) là hệ số tỉ lệ phụ thuộc chất liệu của vật rắn
Hệ số đàn hồi của thanh thép khi biến dạng kéo hoặc nén phụ thuộc như thế nào vào tiết diện ngang và độ dài ban đầu của thanh rắn?
Hệ ssô đàn hồi của thanh thép được xác định bởi biểu thức: \(k = E\frac{S}{{{l_0}}}\)
=> Tỉ lệ thuận với tiết diện ngang và tỉ lệ nghịch với chiều dài ban đầu
Hai thanh kim loại có cùng bản chất, cùng chiều dài, có tiết diện ngang tương ứng là \({S_1} = 2{S_2}\). Đặt vào hai thanh những lực có cùng độ lớn. Gọi độ biến dạng của các thanh lần lượt là \(\Delta {l_1}\) và \(\Delta {l_2}\). Chọn biểu thức đúng?
Ta có:
+ Lực đàn hồi xuất hiện trên hai thanh có độ lớn bằng nhau
\({F_{dh1}} = {F_{dh2}} \leftrightarrow {k_1}\Delta {l_1} = {k_2}\Delta {l_2}\)(1)
+ Ta có độ cứng k được xác định bởi biểu thức: \(k = E\frac{S}{{{l_0}}}\) (2)
Từ (1) và (2), ta suy ra: \(\frac{{\Delta {l_1}}}{{\Delta {l_2}}} = \frac{{{k_2}}}{{{k_1}}} = \frac{{{E_2}\frac{{{S_2}}}{{{l_{02}}}}}}{{{E_1}\frac{{{S_1}}}{{{l_{01}}}}}}\)
Do hai thanh cùng bản chất \( \to {E_1} = {E_2} = E\)
\( \to \frac{{\Delta {l_1}}}{{\Delta {l_2}}} = \frac{{{S_2}{l_{01}}}}{{{S_1}{l_{02}}}} = \frac{1}{2}\)
Một sợi dây sắt dài gấp đôi nhưng có tiết diện nhỏ bằng nửa tiết diện của sợi dây đồng. Giữ chặt đầu trên của mỗi sợi dây và treo vào đầu dưới của chúng hai vật nặng giống nhau. Suất đàn hồi của sắt lớn hơn của đồng $1,6$ lần. Độ dãn của sợi dây sắt so với sợi dây đồng là:
+ Lực đàn hồi xuất hiện trên hai thanh: \({F_{dh}} = k.\Delta l\)
+ Ta có, độ cứng của vật rắn: \(k = E\dfrac{S}{{{l_0}}}\)
Theo đầu bài, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{l_{{0_{F{\rm{e}}}}}} = 2{l_{{0_{Cu}}}}\\{S_{F{\rm{e}}}} = \dfrac{1}{2}{S_{Cu}}\end{array} \right.\) và \({E_{F{\rm{e}}}} = 1,6{E_{Cu}}\)
Lại có, độ lớn lực đàn hồi xuất hiện ở hai thanh có giá trị như nhau (vì được treo vào đầu dưới một vật có khối lượng như nhau)
\(\begin{array}{l}{F_{d{h_{F{\rm{e}}}}}} = {F_{d{h_{Cu}}}} \leftrightarrow {k_{F{\rm{e}}}}\Delta {l_{F{\rm{e}}}} = {k_{Cu}}\Delta {l_{Cu}}\\ \to \dfrac{{\Delta {l_{F{\rm{e}}}}}}{{\Delta {l_{Cu}}}} = \dfrac{{{k_{Cu}}}}{{{k_{F{\rm{e}}}}}} = \dfrac{{{E_{Cu}}\dfrac{{{S_{Cu}}}}{{{l_{{0_{Cu}}}}}}}}{{{E_{F{\rm{e}}}}\dfrac{{{S_{F{\rm{e}}}}}}{{{l_{{0_{F{\rm{e}}}}}}}}}}\\ = \dfrac{{{E_{Cu}}\dfrac{{{S_{Cu}}}}{{{l_{{0_{Cu}}}}}}}}{{1,6{E_{Cu}}\dfrac{{\dfrac{1}{2}{S_{Cu}}}}{{2{l_{{0_{Cu}}}}}}}} = \dfrac{5}{2}\\ \to \Delta {l_{F{\rm{e}}}} = 2,5\Delta {l_{Cu}}\end{array}\)
Một thanh thép dài $5,0 m$ có tiết diện $1,5 cm^2$ được giữ chặt một đầu. Cho biết suất đàn hồi của thép là $E = 2.10^{11} Pa$. Lực kéo tác dụng lên đầu kia của thanh thép bằng bao nhiêu để thanh dài thêm $2,5 mm$?
Ta có, lực kéo đàn hồi cần tác dụng lên đầu kia của thanh thép để thanh dài thêm $2,5mm$ là:
\(\begin{array}{l}{F_{dh}} = k.\Delta l = E\frac{S}{{{l_0}}}\left| {\Delta l} \right|\\ = {2.10^{11}}\frac{{(1,{{5.10}^{ - 4}})}}{5}\left( {2,{{5.10}^{ - 3}}} \right) = 15000N\end{array}\)
Một vật rắn đàn hồi hình trụ đồng chất chiều dài ban đầu 3,6m có đường kính 1,2mm. Hệ số đàn hồi của dây là bao nhiêu? Biết suất đàn hồi của vật rắn bằng \(E = {2.10^{11}}Pa\).
Ta có, hệ số đàn hồi:\(k = E\frac{S}{{{l_0}}}\)(1)
Theo đề bài, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{l_0} = 3,6m\\d = 1,2mm = 1,{2.10^{ - 3}}m\\E = {2.10^{11}}Pa\end{array} \right.\)
=>Tiết diện của vật rắn: \(S = \frac{{\pi {d^2}}}{4} = \frac{{\pi {{(1,{{2.10}^{ - 3}})}^2}}}{4} = 3,6\pi {.10^{ - 7}}({m^2})\)
Thay vào (1), ta được: \(k = E\frac{S}{{{l_0}}} = {2.10^{11}}.\frac{{3,6\pi {{.10}^{ - 7}}}}{{3,6}} = 20000\pi (N/m)\)
Hệ số đàn hồi của một thanh rắn đồng chất hình trụ là 100N/m. Đầu trên của thanh cố định, thanh dài thêm 1,6cm khi treo vào đầu dưới của thanh rắn một vật có khối lượng m. Xác định giá trị của m, lấy \(g = 10m/{s^2}\).
Ta có, thanh dài thêm 1,6cm do trọng lực của vật m tác dụng vào thanh.
Độ lớn của trọng lực đúng bằng độ lớn của lực đàn hồi xuất hiện khi thanh bị kéo dãn.
\(\begin{array}{l}{F_{dh}} = P \leftrightarrow k.\Delta l = mg\\ \to m = \frac{{k.\Delta l}}{g} = \frac{{100.(1,{{6.10}^{ - 2}})}}{{10}} = 0,16(kg)\end{array}\)
Một thanh rắn hình trụ một đầu chịu một lực nén có độ lớn \(3,{14.10^5}N\), đầu còn lại giữ cố định. Biết thanh rắn có đường kính 20mm, suất đàn hồi \({2.10^{11}}Pa\). Tìm độ biến dạng tỷ đối của thanh.
Ta có,
+ Lực nén đàn hồi: \({F_{dh}} = k.\Delta l = E\frac{S}{{{l_0}}}\left| {\Delta l} \right|\) (1)
+ Mặt khác, độ biến dạng tỉ đối được xác định: \(\varepsilon = \frac{{\left| {\Delta l} \right|}}{{{l_0}}} = \alpha \sigma \) (2)
Từ (1) và (2), ta suy ra: \(\varepsilon = \frac{{{F_{dh}}}}{{E.S}}\)
Tiết diện của thanh: \(S = \pi {r^2} = \pi \frac{{{d^2}}}{4} = \pi \frac{{{{({{20.10}^{ - 3}})}^2}}}{4} = \pi {.10^{ - 4}}({m^2})\)
Thay vào (3), ta được: \(\varepsilon = \frac{{{F_{dh}}}}{{E.S}} = \frac{{3,{{14.10}^5}}}{{{{2.10}^{11}}.\pi {{.10}^{ - 4}}}} \approx {5.10^{ - 3}}\)
Một dây thép có chiều dài 100cm có một đầu cố định, treo một vật có khối lượng 100kg vào đầu dây còn lại thì chiều dài của dây thép là 101cm. Biết suất đàn hồi của thép là \({2.10^{11}}Pa\). Đường kính tiết diện của dây là bao nhiêu? Lấy \(g = 10m/{s^2}\).
Ta có:
+ Độ dãn của dây: \(\Delta l = 101 - 100 = 1cm = 0,01m\)
+ Khi cân bằng lực kéo đàn hồi cân bằng với trọng lực của vật:
\(\begin{array}{l}{F_{dh}} = P \leftrightarrow k\Delta l = mg\\ \leftrightarrow E\frac{S}{{{l_0}}}\Delta l = mg \leftrightarrow E\frac{{\pi \frac{{{d^2}}}{4}}}{{{l_0}}}\Delta l = mg\\ \to d = 2\sqrt {\frac{{mg{l_0}}}{{\pi E.\Delta l}}} = 2\sqrt {\frac{{100.10.1}}{{\pi {{.2.10}^{11}}.0,01}}} \approx 7,{98.10^{ - 4}}m\end{array}\)
Một sợi dây bằng kim loại dài thêm ra 1,2mm khi treo vật nặng có khối lượng 6kg. Biết chiều dài ban đầu là 2m, lấy \(g = 10m/{s^2}\). Hệ số đàn hồi của kim loại làm dây là:
Ta có, khi cân bằng thì lực đàn hồi có độ lớn bằng độ lớn của trọng lực của vật nặng:
\(\begin{array}{l}{F_{dh}} = P \leftrightarrow k\Delta l = mg\\ \to k = \frac{{mg}}{{\Delta l}} = \frac{{6.10}}{{1,{{2.10}^{ - 3}}}} = 50000(N/m)\end{array}\)
Biết suất đàn hồi của dây bằng kim loại đường kính 1mm là \({9.10^{10}}Pa\). Độ lớn lực kéo tác dụng làm dây dài ra thêm 1% so với chiều dài ban đầu là:
Theo đề bài, ta có: \(\Delta l = 1\% {l_0} = 0,01{l_0}\)
Ta có, lực đàn hồi: \({F_{dh}} = k.\Delta l = E\frac{S}{{{l_0}}}\left| {\Delta l} \right| = E\frac{{\pi {d^2}}}{{4{l_0}}}\left| {\Delta l} \right| = {9.10^{10}}\frac{{\pi {{({{10}^{ - 3}})}^2}}}{4}.0,01 = 225\pi (N)\)
Quả cầu thép có khối lượng 4kg, đường kính \(d = 0,1m\)được gắn vào một dây thép dài 2,8m. Đường kính dây là 0,9mm và suất Y-âng \(E = 1,{86.10^{11}}\). Quả cầu chuyển động đu đưa. Vận tốc của quả cầu lúc qua vị trí thấp nhất là 5m/s. Hãy tính khoảng trống tối thiểu từ quả cầu đến sàn biết khoảng cách từ điểm treo dây cách sàn 3m.
+ Vì quả cầu chuyển động đu đưa theo cung tròn nên, ta có: \(F - P = m{a_{ht}}\)
\(\begin{array}{l} \leftrightarrow k.x - mg = m\frac{{{v^2}}}{R}\\ \leftrightarrow \frac{{ES}}{{{l_0}}}x - mg = \frac{{m{v^2}}}{{{l_0} + x + \frac{D}{2}}}\\ \leftrightarrow \frac{{E\pi {d^2}}}{{4{l_0}}}x - mg \approx \frac{{m{v^2}}}{{{l_0} + \frac{D}{2}}}\\ \to x = \frac{{4{l_0}m}}{{E\pi {d^2}}}\left( {\frac{{{v^2}}}{{{l_0} + \frac{D}{2}}} + g} \right)\\ = \frac{{4.2,8.4}}{{1,{{86.10}^{11}}.\pi .{{(0,{{9.10}^{ - 3}})}^2}}}\left( {\frac{{{5^2}}}{{2,8 + \frac{{0,1}}{2}}} + 10} \right)\\ \approx 1,{8.10^{ - 3}}m\end{array}\)
Khoảng trống tối thiểu từ quả cầu đến sàn là: \({l_{\min }} = 3 - (2,8 + 0,1 + 0,0018) = 0,0982m = 9,82cm\)