Một xe tải kéo một ô tô bằng dây cáp. Từ trạng thái đứng yên sau 100s ô tô đạt vận tốc \(v = 36km/h\). Khối lượng ô tô là \(m = 1000kg\). Lực ma sát bằng 0,01 trọng lực ô tô. Tính lực kéo của xe tải trong thời gian trên. Lấy \(g = 10m/{s^2}\)
Chọn chiều dương là chiều chuyển động
Ta có các lực tác dụng lên hệ vật như sau:
Áp dụng công thức của chuyển động biến đổi ta có: \(a = \dfrac{{v - {v_0}}}{t} = \dfrac{{10 - 0}}{{100}} = 0,1\left( {m/{s^2}} \right)\)
Áp dụng định luật II Newton cho xe con ta có:
\(\overrightarrow F + \overrightarrow {{f_{m{\rm{s}}}}} = m\overrightarrow a \)
chiếu lên chiều + của chuyển động ta được: \(F - {f_{m{\rm{s}}}} = ma\)
\(F = {f_{m{\rm{s}}}} + ma\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow F = 0,01P + ma\\ \Leftrightarrow F = 0,01.1000.10 + 1000.0,1 = 200N\end{array}\)
Hai vật A và B có thể trượt trên mặt bàn nằm ngang và được nối với nhau bằng dây không dẫn, khối lượng không đáng kể. Khối lượng 2 vật là \({m_A} = 2kg,{m_B} = 1kg\), ta tác dụng vào vật A một lực F = 9N theo phương song song với mặt bàn. Hệ số ma sát giữa hai vật với mặt bàn là \(\mu = 0,2\). Lấy \(g = 10\left( {m/{s^2}} \right)\). Hãy tính gia tốc chuyển động.
Ta có các lực tác dụng lên hệ vật như sau:
Chọn hệ tọa độ Oxy như hình vẽ.
Xét vật A, theo định II Newton ta có:
\(\overrightarrow {{P_1}} + \overrightarrow {{N_1}} + \overrightarrow F + \overrightarrow {{T_1}} + \overrightarrow {{F_{m{\rm{s}}1}}} = {m_1}\overrightarrow {{a_1}} \)
Chiếu lên phương Oy ta được: \({N_1} - P = 0\)
\( \Rightarrow {N_1} = {P_1} \Rightarrow {N_1} = {m_1}g\)
Chiếu lên phương Ox ta được: \(F - {T_1} - {F_{m{\rm{s1}}}} = m{a_1}\)
\( \Leftrightarrow F - {T_1} - \mu {N_1} = {m_1}{a_1}\)
Thay \({N_1} = {m_1}g\) vào ta được: \(F - {T_1} - \mu {m_1}g = {m_1}{a_1}\) (1)
Xét vật B, theo định II Newton ta có:
\(\overrightarrow {{P_2}} + \overrightarrow {{N_2}} + \overrightarrow {{T_2}} + \overrightarrow {{F_{m{\rm{s2}}}}} = {m_2}\overrightarrow {{a_2}} \)
Chiếu lên phương Oy ta được: \({N_2} - {P_2} = 0\)
\( \Rightarrow {N_2} = {P_2} \Rightarrow {N_2} = {m_2}g\)
Chiếu lên phương Ox ta được: \({T_2} - {F_{m{\rm{s2}}}} = {m_2}{a_2}\)
\( \Leftrightarrow {T_2} - \mu {N_2} = {m_2}{a_2}\)
Thay \({N_2} = {m_2}g\) vào ta được: \({T_2} - \mu {m_2}g = {m_2}{a_2}\) (2)
mặt khác ta có: \({T_1} = {T_2} = T\) và \({a_1} = {a_2} = a\)
thay vào (1) và (2) ta có:
\(F - T - \mu {m_1}g = {m_1}a\) (3)
\(T - \mu {m_2}g = {m_2}a\) (4)
Cộng (3) và (4) ta được: \(F - \mu \left( {{m_1} + {m_2}} \right)g = \left( {{m_1} + {m_2}} \right)a\)
\( \Rightarrow a = \dfrac{{F - \mu \left( {{m_1} + {m_2}} \right)g}}{{{m_1} + {m_2}}} = \dfrac{{9 - 0,2\left( {2 + 1} \right)10}}{{2 + 1}} = 1\left( {m/{s^2}} \right)\)
Một vật khối lượng m treo vào trần một thang máy khối lượng M, m cách sàn thang máy một khoảng s. Tác dụng lên buồng thang máy lực F hướng lên. Biết \(M = 100kg,F = 600N,m = 3kg\), lấy \(g = 10m/{s^2}\) . Gia tốc của m là?
- Chọn chiều dương hướng lên
- Các lực tác dụng lên hệ “thang máy và người” là: lực \(\overrightarrow F \), các trọng lực \(\overrightarrow P ,\overrightarrow p \)
- Áp dụng định luật II - Niutơn, ta có:
\(\overrightarrow F + \overrightarrow P + \overrightarrow p = \left( {M + m} \right)\overrightarrow a {\rm{ }}\left( 1 \right)\)
Chiếu (1), ta được:
\(\begin{array}{l}F - Mg - mg = \left( {M + m} \right)a\\ \to a = \frac{{F - \left( {M + m} \right)g}}{{\left( {M + m} \right)}} = \frac{F}{{M + m}} - g{\rm{ }}\left( 2 \right)\end{array}\)
Thay số, ta được:
\(a = \frac{{600}}{{100 + 3}} - 10 = - 4,17m/{s^2}\)
Hai vật A và B có khối lượng lần lượt là \({m_A} = 600g,{m_B} = 400g\) được nối với nhau bằng sợi dây nhẹ không dãn và vắt qua ròng rọc cố định như hình vẽ. Bỏ qua khối lượng của ròng rọc và lực ma sát giữa dây với ròng rọc. Lấy g = 10m/s2. Tính gia tốc chuyển động của mối vật.
Chọn chiều dương là chiều chuyển động chuyển động của các vật
Phân tích các lực tác dụng lên vật ta có:
Ta có khi thả vật A đi xuống và vật B sẽ đi lên do đó \({m_A} > {m_B}\) và có \({T_A} = {T_B} = T\), \({a_A} = {a_B} = a\)
Áp dụng định vật II Newton ta với vật A ta được: \(\overrightarrow {{T_A}} + \overrightarrow {{P_A}} = {m_A}a\)
chiếu lên chiều dương ta được: \({P_A} - T = {m_A}a\)
\( \Leftrightarrow {m_A}g - T = {m_A}a\)(1)
Áp dụng định vật II Newton ta với vật B ta được: \(\overrightarrow {{T_B}} + \overrightarrow {{P_B}} = {m_B}a\)
chiếu lên chiều dương ta được: \({P_B} + T = {m_B}a\)
\( \Leftrightarrow {m_B}g - T = {m_B}a\)(2)
Cộng 2 vế của (1) và (2) ta được: \(\left( {{m_A} + {m_B}} \right)g = \left( {{m_A} + {m_B}} \right)a\)
\( \Rightarrow a = \dfrac{{{m_A} - {m_B}}}{{{m_A} + {m_B}}}g = 10.\dfrac{{600 - 400}}{{600 + 400}} = 2\left( {m/{s^2}} \right)\)
Cho hệ vật như hình vẽ:
Biết \({m_1} = 2{m_2}\). Lực căng của dây treo ròng rọc là \(52,3N\). Khối lượng của \({m_2}\) có giá trị là:
- Vì bỏ qua khối lượng ròng rọc nên ta có: \(T' = 2T \to T = \frac{{T'}}{2} = \frac{{52,3}}{2} = 26,15N\)
\({m_1} > {m_2} \to {m_1}\) đi xuống, \({m_2}\) đi lên.
- Chọn chiều dương là chiều chuyển động của hệ
- Các lực tác dụng lên hệ gồm: các trọng lực \(\overrightarrow {{P_1}} ;\overrightarrow {{P_2}} \)
- Viết phương trình định luật II - Niutơn, ta được:
\(\overrightarrow {{P_1}} + \overrightarrow {{P_2}} = \left( {{m_1} + {m_2}} \right)\overrightarrow a {\rm{ }}\left( 1 \right)\)
- Chiếu (1) lên chiều dương, ta được:
\(\begin{array}{l}{P_1} - {P_2} = \left( {{m_1} + {m_2}} \right)a \leftrightarrow {m_1}g - {m_2}g = \left( {{m_1} + {m_2}} \right)a\\ \to a = \frac{{{m_1} - {m_2}}}{{{m_1} + {m_2}}}g = \frac{{2{m_2} - {m_2}}}{{2{m_2} + {m_2}}}g = \frac{1}{3}.9,8 = 3,27m/{s^2}\end{array}\)
Xét riêng vật \({m_2}\), ta có:
\(\begin{array}{l}T - {P_2} = {m_2}a \to T - {m_2}g = {m_2}a\\ \to {m_2} = \frac{T}{{g + a}} = \frac{{26,15}}{{9,8 + 3,27}} = 2kg\end{array}\)
Ba vật có cùng khối lượng m = 200g được nối với nhau bằng dây nối không dãn như hình vẽ. Hệ số ma sát trượt gjữa vật và mặt bàn là \(\mu = 0,2\). Lấy \(g = 10\left( {m/{s^2}} \right)\). Tính gia tốc khi hệ chuyển động.
Chọn chiều dương và phân tích các lực tác dụng như hình vẽ sau:
Áp dụng định luật II Newton ta có:
\(\overrightarrow {{F_3}} + \overrightarrow {{P_3}} + \overrightarrow {{N_3}} + \overrightarrow {{T_4}} + \overrightarrow {{T_3}} + \overrightarrow {{F_{m{\rm{s}}}}} + \overrightarrow {{P_2}} + \overrightarrow {{N_2}} + \overrightarrow {{T_2}} + \overrightarrow {{T_1}} + \overrightarrow {{P_1}} = m\overrightarrow a \)
Khi chiếu lên hệ trục ta có:
\(\begin{array}{l}mg - {T_1} = m{a_1}\\{T_2} - {T_3} - {F_{m{\rm{s}}}} = m{a_2}\\{T_4} - {F_{m{\rm{s}}}} = m{a_3}\end{array}\) (I)
ta có: \(\begin{array}{l}{T_1} = {T_2} = T\\{T_3} = {T_4} = T'\\{a_1} = {a_2} = {a_3} = {a_4} = a\end{array}\)
thay vào (I) ta được:
\(\begin{array}{l}mg - T = ma\\T - T' - {F_{m{\rm{s}}}} = ma\\T' - {F_{m{\rm{s}}}} = ma\end{array}\)
Cộng các vế của 3 phương trình ta được: \(mg - 2{F_{m{\rm{s}}}} = 3ma\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow mg - 2\mu N = 3ma\\ \Leftrightarrow mg - 2\mu mg = 3ma\\ \Rightarrow a = \dfrac{{1 - 2\mu }}{3}g = \dfrac{{1 - 0,2.2}}{3}.10 = 2m/{s^2}\end{array}\)
Cho cơ hệ như hình vẽ:
Cho \({m_1} = 1,6kg;{m_2} = 400g,g = 10m/{s^2}\), bỏ qua ma sát, khối lượng dây và ròng rọc. Lực nén lên trục của ròng rọc là:
- Các lực tác dụng lên vật \({m_1}\): trọng lực \(\overrightarrow {{P_1}} \) , phản lực \(\overrightarrow {{Q_1}} \) của mặt sàn, lực căng \(\overrightarrow {{T_1}} \) của dây.
- Các lực tác dụng lên vật \({m_2}\): trọng lực \(\overrightarrow {{P_2}} \) , lực căng \(\overrightarrow {{T_2}} \) của dây.
- Áp dụng định luật II - Niutơn, ta được:
\(\left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {{P_1}} + \overrightarrow {{Q_1}} + \overrightarrow {{T_1}} = {m_1}\overrightarrow {{a}} {\rm{ }}\left( 1 \right)\\\overrightarrow {{P_2}} + \overrightarrow {{T_2}} = {m_2}\overrightarrow a {\rm{ }}\left( 2 \right)\end{array} \right.\)
+ Chiếu (1) lên chiều chuyển động của vật 1, ta được: \({T_1} = {m_1}a{\rm{ }}\left( 3 \right)\)
+ Chiếu (2) lên chiều chuyển động của vật 2, ta được: \({P_2} - {T_2} = {m_2}a{\rm{ }}\left( 4 \right)\)
Vì dây không dãn và khối lượng không đáng kể nên ta có: \({T_1} = {T_2}\)
Từ (3) và (4), ta suy ra: \(a = \frac{{{m_2}g}}{{{m_1} + {m_2}}} = \frac{{0,4.10}}{{1,6 + 0,4}} = 2m/{s^2}\)
Lực nén lên ròng rọc: \(\overrightarrow F = \overrightarrow {T{'_1}} + \overrightarrow T {'_2}\)
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}T{'_1} = {T_1} = {m_1}a = 1,6.2 = 3,2N\\T{'_2} = {T_2} = {T_1} = 3,2N\end{array} \right.\)
Vì \(\overrightarrow {T{'_1}} \bot \overrightarrow {T{'_2}} \)
suy ra \(F = \sqrt {3,{2^2} + 3,{2^2}} = 3,2\sqrt 2 N\)
Một xe trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng với góc \(\alpha = {30^ \circ }\). Hệ số ma sát trượt là \(\mu = 0,3464\). Chiều dài mặt phẳng nghiêng là \(l = 1m\). Lấy \(g = 10m/{s^2}\) và \(\sqrt 3 = 1,732\). Gia tốc của chuyển động là:
Chọn hệ trục Oxy và phân tích các lực tác dụng như hình vẽ sau:
Áp dụng định luật Newton ta được:
\(\overrightarrow P + \overrightarrow N + \overrightarrow {{F_{m{\rm{s}}}}} = m\overrightarrow a \)
Chiếu lên trục Oy ta được: \( - Pco{\rm{s}}\alpha {\rm{ + N = 0}}\)
\( \Rightarrow N = mgcos\alpha \)(1)
Chiếu lên trục Ox ta được: \(P\sin \alpha - {F_{m{\rm{s}}}} = m{a_x}\)
\( \Rightarrow mg\sin \alpha - \mu N = m{a_x}\)(2)
từ (1) và (2) suy ra được: \(mg\sin \alpha - \mu mgco{\rm{s}}\alpha {\rm{ = m}}{{\rm{a}}_x}\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow {a_x} = g\left( {\sin \alpha - \mu co{\rm{s}}\alpha } \right)\\ \Rightarrow {a_x} = 10\left( {\sin {{30}^ \circ } - \mu co{\rm{s}}{{30}^ \circ }} \right)\\ \Rightarrow {a_x} = 10\left( {\dfrac{1}{2} - 0,3464.\dfrac{{\sqrt 3 }}{2}} \right) = 2\left( {m/{s^2}} \right)\end{array}\)
Cần tác dụng lên vật m trên mặt phẳng nghiêng góc \(\alpha \) một lực F bằng bao nhiêu để vật nằm yên, hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là \(\mu \) , khi biết vật có xu hướng trượt xuống.
Phân tích các lực tác dụng ta có hình vẽ:
Chọn hệ trục Oxy như hình vẽ
Áp dụng định luật II Newton ta có: \(\overrightarrow F + \overrightarrow P + \overrightarrow N + \overrightarrow {{F_{m{\rm{s}}}}} = 0\)(1)
(a = 0 khi vật đứng yên trên mặt phẳng nghiêng )
Chiếu (1) lên Oy ta được: \(N - Pco{\rm{s}}\alpha {\rm{ - F}}\sin \alpha = 0\)
\( \Rightarrow N = Pco{\rm{s}}\alpha {\rm{ + F}}\sin \alpha \)
ta có: \({F_{m{\rm{s}}}} = \mu N \Rightarrow {F_{m{\rm{s}}}} = \mu \left( {Pco{\rm{s}}\alpha {\rm{ + F}}\sin \alpha } \right) = \mu \left( {mgco{\rm{s}}\alpha {\rm{ + F}}\sin \alpha } \right)\)
Chiếu (1) lên Ox ta được: \(P\sin \alpha - Fco{\rm{s}}\alpha - {{\rm{F}}_{m{\rm{s}}}} = 0\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow Fco{\rm{s}}\alpha = P\sin \alpha - {F_{m{\rm{s}}}}\\ \Rightarrow Fco{\rm{s}}\alpha = mg\sin \alpha - \mu mgco{\rm{s}}\alpha {\rm{ - }}\mu {\rm{F}}\sin \alpha \\ \Rightarrow F = \dfrac{{mg\left( {\sin \alpha - \mu co{\rm{s}}\alpha } \right)}}{{co{\rm{s}}\alpha {\rm{ + }}\mu {\rm{sin}}\alpha }}\\ \Rightarrow F = \dfrac{{mg\left( {tg\alpha - \mu } \right)}}{{1 + \mu .tg\alpha }}\end{array}\)
Xem hệ cơ liên kết như hình vẽ, biết m1 = 3kg; m2 = 1kg; hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là \(\mu = 0,1\); \(\alpha = {30^ \circ };g = 10\left( {m/{s^2}} \right)\). Tính sức căng của dây?
Phân tích các lực tác dụng ta có hình vẽ:
Chọn hệ trục Oxy như hình vẽ.
Giả thiết m1 trượt xuống mặt phẳng nghiêng và m2 đi lên, lúc đó hệ lực có chiều như hình vẽ. Vật chuyển động nhanh dần đều nên với chiều dương đã chọn, nếu ta tính được a > 0 thì chiều chuyển động đã giả thiết là đúng.
Áp dụng định luật II Newton cho vật I: \(\overrightarrow {{P_1}} + \overrightarrow N + \overrightarrow {{T_1}} + \overrightarrow {{F_{m{\rm{s}}}}} = {m_1}\overrightarrow {{a_1}} \)
Chiếu lên hệ tọa độ Ox ta được: \({m_1}g{\rm{sin}}\alpha - T - \mu N = ma\)(1)
Chiếu lên Oy ta có: \( - {m_1}gco{\rm{s}}\alpha {\rm{ + N = 0}}\)
thay vào (1) ta được: \({m_1}g\sin \alpha - T - \mu {m_1}gco{\rm{s}}\alpha {\rm{ = ma}}\)(2)
Áp dụng định luật II Newton cho vật II: \(\overrightarrow {{P_2}} + \overrightarrow {{T_2}} = {m_2}\overrightarrow {{a_2}} \)
chiếu lên hệ Oxy ta được: \( - {m_2}g + T = {m_2}a\)(3)
Cộng (2) và (3) ta được: \({m_1}g\sin \alpha - \mu {m_1}gco{\rm{s}}\alpha {\rm{ = }}\left( {{m_1} + {m_2}} \right)a\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow a = \dfrac{{{m_1}g\sin \alpha - \mu {m_1}co{\rm{s}}\alpha - {{\rm{m}}_2}g}}{{{m_1} + {m_2}}}\\ \Rightarrow a = \dfrac{{3.10.\dfrac{1}{2} - 0,1.3\dfrac{{\sqrt 3 }}{2} - 1.10}}{4} \approx 0,6\left( {m/{s^2}} \right)\end{array}\)
a > 0 nên chiều chuyển động giả sử là đúng
từ đó: \(T = {m_2}\left( {g + a} \right) = 1\left( {10 + 0,6} \right) = 10,6N\)
Cho cơ hệ như hình vẽ, có \({m_1} = 1kg,{m_2} = 2kg,{\mu _1} = {\mu _2} = 0,1;F = 6N;\alpha = {30^ \circ }\). Gia tốc của chuyển động là:
Phân tích các lực tác dụng ta có:
Áp dụng định luật Newton cho vật 1 ta có: \(\overrightarrow F + \overrightarrow N + \overrightarrow {{P_1}} + \overrightarrow {{T_1}} = {m_1}\overrightarrow {{a_1}} \)
chiếu lên chiều dương ta có: \(Fco{\rm{s}}\alpha - {T_1} = {m_1}{a_1}\)(1)
Áp dụng định luật Newton cho vật 2 ta có: \(\overrightarrow {{T_2}} = {m_2}\overrightarrow {{a_2}} \)
chiếu lên chiều dương ta có: \({T_2} = {m_2}{a_2}\)(2)
Ta có: \(\begin{array}{l}{a_1} = {a_2} = a\\{T_1} = {T_2} = T\end{array}\)
thay a và T vào (1) và (2), từ đó ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{Fco{\rm{s}}\alpha - T = {m_1}a}\\{T = {m_2}a}\end{array}} \right.\)
\( \Rightarrow T = \dfrac{{Fco{\rm{s3}}{{\rm{0}}^ \circ }{m_2}}}{{{m_1} + {m_2}}} = \dfrac{{2.6.co{\rm{s3}}{{\rm{0}}^ \circ }}}{3} = 2\sqrt 3 \left( N \right)\)
ta có: \(a = {a_2} = \dfrac{T}{{{m_2}}} = \dfrac{{2\sqrt 3 }}{2} = \sqrt 3 \left( {m/{s^2}} \right)\)
Đặt một khối sắt có thể tích \({V_1}\; = 1d{m^3}\;\)trên đĩa trái của cân Robecvan. Hỏi phải dùng bao nhiêu lít nước (đựng trong bình chứa có khối lượng không đáng kể) đặt lên đĩa phải để cân nằm thăng bằng? Cho khối lượng riêng của sắt là \({\rho _1} = 7800{\rm{ }}kg/{m^3}\)của nước là \({\rho _2} = 1000kg/{m^3}\)
Ta có:
\({V_1} = 1{\rm{d}}{m^3} = 0,001{m^3}\)
\({\rho _1} = 7800{\rm{ }}kg/{m^3}\)
\({\rho _2} = 1000kg/{m^3}\)
Khối lượng khối sắt đó là:
\({m_1} = {\rho _1}{V_1} = 7800.0,001 = 7,8\left( g \right)\)
Để cân thăng bằng thì khối lượng nước bằng với khối lượng khối sắt đó, thể tích nước là:
\({V_2} = \frac{{{m_1}}}{{{\rho _2}}} = \frac{{7,8}}{{1000}} = 0,0078\left( {{m^3}} \right) = 7,8\left( l \right)\)
Tính khối lượng của một khối đá hoa cương dạng hình hộp chữ nhật có kích thước \(2,0 \times 3,0 \times 1,5\left( m \right)\). Biết khối lượng riêng của đá hoa cương là \(\rho = 2750kg/{m^3}\)
Thể tích của hình hộp chữ nhật là: \(V = 2{\rm{x}}3{\rm{x1,5 = 9}}\left( {{m^3}} \right)\)
Áp dụng công thức tính khối lượng riêng: \(\rho = \dfrac{m}{V}\)
ta có khối lượng của khối đá đó là: \(m = \rho .V = 2750.9 = 24750\left( {kg} \right)\)
Thả một vật không thấm nước vào nước thì 3/5 thể tích của nó bị chìm. Hỏi khi thả vào trong dầu thì bao nhiêu phần thể tích của vật sẽ bị chìm? Cho khối lượng riêng của dầu và nước lần lượt là 800 kg/m3 và 1000 kg/m3.
Gọi V là thể tích của vật; \({V_{cn}}\) là phần thể tích vật bị chìm trong nước; \({V_{cd}}\) là phần thể tích vật bị chìm trong dầu.
Một vật có dạng hình hộp chữ nhật có kích thước 20 x 10 x 5 cm đặt trên mặt bàn nằm ngang. Biết khối lượng riêng của chất làm vật \(\rho {\rm{ = }}1840\left( {kg/{m^3}} \right)\). Áp suất nhỏ nhất khi vật đó tác dụng lên mặt bàn là:
Thể tích của vật là: \(V = 20.20.5 = 1000c{m^3} = {10^{ - 3}}{m^3}\)
Trọng lượng của vật là: \(P = mg = \rho Vg = {1840.10^{ - 3}}.10 = 18,4N\)
Mặt bàn nằm ngang nên áp lực đúng bằng trọng lượng của vật:\(F = P = 18,4N\)
Ta có khi diện tích tiếp xúc là lớn nhất thì áp suất tác dụng lên bàn là nhỏ nhất
Diện tích mặt tiếp xúc lớn nhất giữa vật với mặt bàn: \(S = 20.10 = 200c{m^2} = {2.10^{ - 2}}{m^2}\)
Áp suất nhỏ nhất tác dụng lên mặt bàn: \(p = \dfrac{F}{{{S_1}}} = \dfrac{{18,4}}{{{{2.10}^{ - 2}}}} = 920Pa\)
Câu nào sau đây chỉ nói về chất lỏng là đúng?
Tại một điểm trong lòng chất lỏng, áp suất tác dụng theo mọi phương và có giá trị như nhau.
Hai vật A và B có thể trượt trên mặt bàn nằm ngang và được nối với nhau bằng dây không dãn, khối lượng không đáng kể. Khối lượng 2 vật là mA = 2kg, mB = 1kg, ta tác dụng vào vật A một lực F = 9N theo phương song song với mặt bàn. Hệ số ma sát giữa hai vật với mặt bàn là µ = 0,2. Lấy g = 10m/s2. Hãy tính gia tốc chuyển động.
* Đối với vật A ta có: \(\overrightarrow {{P_1}} + \overrightarrow {{Q_1}} + \overrightarrow F + \overrightarrow {{T_1}} + \overrightarrow {{F_{ms1}}} = {m_1}\overrightarrow {{a_1}} \)
Chiếu theo phương chuyển động và phương vuông góc với phương chuyển động (chiều dương hướng lên) ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}
F - {T_1} - {\rm{ }}{F_{1ms}} = {m_1}{a_1}\\
- {m_1}g + {Q_1} = 0
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
F - {T_1} - {\rm{ }}{F_{1ms}} = {m_1}{a_1}\\
{Q_1} = {m_1}g \Rightarrow {N_1} = {Q_1} = {m_1}g
\end{array} \right.\)
Với \({F_{1ms}} = \mu {N_1} = \mu {m_1}g \Rightarrow F - {T_1} - {\rm{ }}\mu {m_1}g = {m_1}{a_1}\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\)
* Đối với vật B: \(\overrightarrow {{P_2}} + \overrightarrow {{Q_2}} + \overrightarrow {{T_2}} + \overrightarrow {{F_{ms2}}} = {m_2}\overrightarrow {{a_2}} \)
Chiếu theo phương chuyển động và phương vuông góc với phương chuyển động (chiều dương hướng lên) ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}
{T_2} - {F_{2ms}} = {m_2}{a_2}\\
- {m_2}g + {Q_2} = 0
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{T_2} - {F_{2ms}} = {m_2}{a_2}\\
{Q_2} = {m_2}g \Rightarrow {N_2} = {Q_2} = {m_2}g
\end{array} \right.\)
Với \({F_{2ms}} = \mu {N_2} = \mu {m_2}g \Rightarrow {T_2} - {\rm{ }}\mu {m_2}g = {m_2}{a_2}\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\)
Vì dây không dãn nên:
\(\left\{ \begin{array}{l}
{T_1} = {T_2} = T\\
{a_1} = {a_2} = a
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
F - T - {\rm{ }}\mu {m_1}g = {m_1}a\,\,\,\left( 3 \right)\\
T - {\rm{ }}\mu {m_2}g = {m_2}a\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 4 \right)
\end{array} \right.\)
Cộng (3) và (4) ta được : \(F - \mu \left( {{m_1} + {m_2}} \right)g = \left( {{m_1} + {m_2}} \right)a\)
\( \Rightarrow a = \dfrac{{F - \mu ({m_1} + {m_2}).g}}{{{m_1} + {m_2}}} = \dfrac{{9 - 0,2(2 + 1).10}}{{2 + 1}} = 1m/{s^2}\)
Một bình trụ đế nằm ngang diện tích \(50c{m^2}\) chứa 1 lít nước, biết \({\rho _{{H_2}O}} = 1000kg/{m^3}\). Độ chênh lệch ấp suất giữa đáy bình và mặt thoáng của nước là bao nhiêu?
Độ cao của cột nước trong bình là: \(h = \dfrac{V}{S} = \dfrac{{0,001}}{{{{50.10}^{ - 4}}}} = 0,2\left( m \right)\)
Áp dụng phương trình cơ bản của chất lưu đứng yên ta có độ chênh lệch áp suất suất giữa đáy bình và mặt thoáng của nước là:
\(\Delta p = \rho g\Delta h = 1000.9,8.0,2 = 1960\left( {Pa} \right)\)