Bài tập động lượng và định luật bảo toàn động lượng

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

Câu 1 Trắc nghiệm

Điều nào sau đây sai khi nói về động lượng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Ta có công thức tính động lượng \(\overrightarrow p  = m.\overrightarrow v \)

\( \Rightarrow \)Động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng và tốc độ của vật, là đại lượng vectơ và trong hệ kín động lượng được bảo toàn.

Câu 2 Trắc nghiệm

Chọn câu phát biểu đúng nhất?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Ta có trong hệ kín vectơ động lượng toàn phần được bảo toàn.

Câu 3 Trắc nghiệm

Va chạm nào sau đây là va chạm mềm?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Va chạm mềm có những đặc điểm sau: Sau va chạm hai vật nhập vào nhau làm một, chuyển động cùng vận tốc. Trong va chạm mềm, tổng động lượng của hai vật trước và sau va chạm bằng nhau, một phần động năng của vật chuyển hóa thành dạng năng lượng khác

Câu 4 Trắc nghiệm

Chọn câu phát biểu sai?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Hệ vật – Trái Đất chỉ gần đúng là hệ kín vì vẫn luôn tồn tại các lực hấp dẫn từ các thiên thể trong vũ trụ tác dụng lên hệ.

Câu 5 Trắc nghiệm

Định luật bảo toàn động lượng chỉ đúng trong trường hợp:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Định luật bảo toàn động lượng chỉ đúng khi hệ là hệ kín – hệ cô lập, là hệ không có ngoại lực, nếu có ngoại lực thì các ngoại lực cân bằng.

Câu 6 Trắc nghiệm

Gọi M và m là khối lượng súng và đạn,  vận tốc đạn lúc thoát khỏi nòng súng. Giả sử động lượng được bảo toàn. Vận tốc súng là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Động lượng ban đầu của hệ: \(\overrightarrow {{p_1}}  = \overrightarrow 0 \)

Động lượng của hệ khi đạn thoát khỏi nòng súng: \(\overrightarrow {{p_2}}  = m\overrightarrow v  + M.\overrightarrow V \)

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng trước và sau va chạm ta có:

\(m\overrightarrow v  + M.\overrightarrow V  = \overrightarrow 0  \Rightarrow \overrightarrow V  =  - \dfrac{m}{M}\overrightarrow v \)

Câu 7 Trắc nghiệm

Một vật khối lượng \(m = 500g\)chuyển động thẳng theo chiều âm trục tọa độ x với vận tốc  \(43,2km/h\). Động lượng của vật có giá trị là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Đổi \(43,2km/h = 12m/s\)

Áp dụng công thức tính động lượng ta có: \(\overrightarrow p  = m\overrightarrow v  \Rightarrow p =  - 0,5.12 =  - 6\left( {kg.m/s} \right)\)

Câu 8 Trắc nghiệm

Một quả bóng đang bay với động lượng \(\mathop p\limits^ \to  \) cùng chiều dương thì đập vuông góc vào bức tường thẳng đứng, bay ngược trở lại theo phương vuông góc với bức tường với cùng độ lớn vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Ta có động lượng của vật trước và sau va chạm là:

\(\begin{array}{l}\overrightarrow {{p_1}}  = m\overrightarrow {{v_1}} \\\overrightarrow {{p_2}}  = m\overrightarrow {{v_2}} \end{array}\)

Độ biến thiên động lượng của vật sau va chạm là: \(\Delta \overrightarrow p  = \overrightarrow {{p_2}}  - \overrightarrow {{p_1}}  = m\overrightarrow {{v_2}}  - m\overrightarrow {{v_1}} \)

Do \(\overline {{v_2}}  \uparrow  \downarrow \overline {{v_1}} \) và \(\overrightarrow {{v_2}}  = \overrightarrow {{v_1}} \)

\( \Rightarrow \overline {{v_2}}  =  - \overline {{v_1}} \)

\( \Rightarrow \Delta \overrightarrow p  =  - 2m\overrightarrow {{v_1}}  =  - 2\overrightarrow {{p_1}}  =  - 2\overrightarrow p \)

Câu 9 Trắc nghiệm

Một vật có khối lượng \(m = 1kg\)rơi tự do từ độ cao h xuống đất mất một khoảng thời gian \(\Delta t = 0,5s\). Lấy \(g = 10m/{s^2}\). Bỏ qua sức cản không khí. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Ta có xung của lực tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian t bằng độ biến thiên động lượng trong khoảng thời gian đó

Lực tác dụng lên vật bằng trọng lượng của vật: \(P = mg = 10.1 = 10N\)

Độ biến thiên động lượng của vật trong 0,5s là: \(\Delta p = F.\Delta t = P.\Delta t = 10.0,5 = 5\left( {kg.m/s} \right)\)

Câu 10 Trắc nghiệm

Một hệ gồm hai vật: vật thứ nhất có khối lượng m1=3kg, chuyển động với vận tốc v1=4m/s, vật thứ hai có khối lượng m2=2kg chuyển động với vận tốc v2=8m/s theo hướng vuông góc với hướng chuyển động của vật thứ nhất. Động lượng của hệ có độ là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Chọn chiều dương là chiều chuyển động

Ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{p_1} = {m_1}{v_1} = 3.4 = 12\left( {kg.m/s} \right)}\\{{p_2} = {m_2}{v_2} = 2.8 = 16\left( {kg.m/s} \right)}\end{array}} \right.\)

\(\overrightarrow {{p_1}} ,\overrightarrow {{p_2}} \) vuông góc nên ta có động lượng tổng hợp của hệ là: \(p = \sqrt {p_1^2 + p_1^2}  = \sqrt {{{12}^2} + {{16}^2}}  = 20\left( {kg.m/s} \right)\)

Câu 11 Trắc nghiệm

Từ độ cao 20m, một viên bi khối lượng 10g rơi tự do với gia tốc 10m/s2 xuống tới mặt đất và nằm yên tại đó. Xác định xung lượng của lực do mặt đất tác dụng lên viên bi khi chạm đất.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Chọn chiều chuyển động rơi của viên bi là chiều dương.

Ngay trước khi chạm đất, viên bi đạt vận tốc: \(v = \sqrt {2gh} \)

Khi bị mặt đất cản lại và nằm yên đó thì viên bi có vận tốc \(v' = 0\)

Áp dụng công thức về độ biến thiên động lượng: \(\Delta p = F.\Delta t\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow p' - p = F\Delta t\\ \Leftrightarrow m.0 - mv = F\Delta t\\ \Rightarrow F\Delta t =  - mv =  - m\sqrt {2gh}  =  - {10.10^{ - 3}}\sqrt {2.10.20}  =  - 0,2N.s\end{array}\)

Dấu (-) chứng tỏ xung lượng của lực do mặt đất tác dụng lên viên bi ngược hướng với vận tốc rơi của viên bi

Câu 12 Trắc nghiệm

Một chiếc xe khối lượng 10 kg đang đỗ trên mặt sàn phẳng nhẵn. Tác dụng lên xe một lực đẩy 80 N trong khoảng thời gian 2 s, thì độ biến thiên vận tốc của xe trong khoảng thời gian này có độ lớn bằng:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Gọi vận tốc lúc đầu và lúc sau của xe lần lượt là v và v’

Ta có: \(\Delta p = p' - p = mv' - mv = mv'\)

Mặt khác ta có: \(\Delta p = F.\Delta t\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow mv' = F.\Delta t\\ \Rightarrow v' = \dfrac{{F.\Delta t}}{m} = \dfrac{{80.2}}{{10}} = 16m/s\end{array}\)

Câu 13 Trắc nghiệm

Hai xe lăn nhỏ có khối lượng m1 = 300g và m2 = 2kg chuyển động trên mặt phẳng ngang ngược chiều nhau với các vận tốc tương ứng v1 = 2m/s và v2 = 0,8m/s. Sau khi va chạm hai xe dính vào nhau và chuyển động cùng vận tốc. Bỏ qua sức cản. Độ lớn vận tốc sau va chạm là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Động lượng trước va chạm của hệ là: \(\overrightarrow {{p_t}}  = {m_1}\overrightarrow {{v_1}}  + {m_2}\overrightarrow {{v_2}} \)

Động lượng sau va chạm của hệ là: \(\overrightarrow {{p_s}}  = \left( {{m_1} + {m_2}} \right)\overrightarrow v \)

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe 2.

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho hệ ta có: \(\overrightarrow {{p_t}}  = \overrightarrow {{p_s}} \)

\( \Leftrightarrow {m_1}\overrightarrow {{v_1}}  + {m_2}\overrightarrow {{v_2}}  = \left( {{m_1} + {m_2}} \right)\overrightarrow v \)

Chiếu lên chiều dương của chuyển động ta được:

\(\begin{array}{l} - {m_1}{v_1} + {m_2}{v_2} = \left( {{m_1} + {m_2}} \right)v\\ \Leftrightarrow  - 0,3.2 + 2.0,8 = (0,3 + 2).v\\ \Rightarrow v = 0,43m/s\end{array}\)

Câu 14 Trắc nghiệm

Một viên bi thuỷ tinh khối lượng 5 g chuyển động trên một máng thẳng ngang với vận tốc 2 m/s, tới va chạm vào một viên bi thép khối lượng 10 đang nằm yên trên cùng máng thẳng đó và đẩy viên bi thép chuyển động với vận tốc 1,5 m/s cùng chiều với chuyển động ban đầu của viên bi thuỷ tinh. Xác định độ lớn của vận tốc và chiều chuyển động của viên bi thuỷ tinh sau khi va chạm với viên bi thép. Coi các viên bi như các chất điểm. Bỏ qua ma sát.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Chọn chiều chuyển động của viên bi thủy tinh là chiều dương

Động lượng trước va chạm của hệ là: \({p_t} = {m_1}{v_1}\)

Động lượng sau va chạm của hệ là: \({p_s} = {m_1}{v_1}' + {m_2}{v_2}'\)

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho hệ ta có: \({p_t} = {p_s}\)

\({m_1}{v_1} = {m_1}{v_1}' + {m_2}{v_2}'\)

\( \Rightarrow {v_1}' = \dfrac{{{m_1}{v_1} - {m_2}{v_2}'}}{{{m_1}}} = \dfrac{{{{5.10}^{ - 3}}.2 - {{10.10}^{ - 3}}.1,5}}{{{{5.10}^{ - 3}}}} =  - 1m/s\)

Dấu trừ chứng tỏ viên bi chuyển động ngược chiều ban đầu.

Câu 15 Trắc nghiệm

Một người đứng trên thanh trượt của xe trượt tuyết chuyển động ngang, cứ mỗi 3s người đó lại đẩy xuống tuyết một cái với xung lượng (xung của lực) \(60{\rm{ }}kgm/s\). Biết khối lượng người và xe trượt là \(m = 80{\rm{ }}kg\), hệ số ma sát nghỉ bằng hệ số ma sát trượt (bằng hệ số ma sát nghỉ) \(\mu  = 0,01\). Tìm vận tốc xe sau khi bắt đầu chuyển động 15 s

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Chọn hệ khảo sát: Xe và người, chọn chiều dương theo chiều chuyển động của xe và người.

Lực phát động trung bình do mặt tuyết tác dụng lên xe và người:

                          \(F = \dfrac{{\Delta p}}{{\Delta t}} = 20(N)\)

Lực ma sát do mặt tuyết tác dụng lên xe và người

\({F_{ms}} = \mu mg = 0,01.80.10 = 8\left( N \right)\)

Gia tốc trung bình của xe: \(a = \dfrac{{F - {F_{ms}}}}{m} = 0,15\left( {m/{s^2}} \right)\)

Vận tốc của xe sau khi chuyển động được 15s: \(v = at = 0,15.15 = 2,25{\rm{ }}m/s\)

Vậy: Vận tốc của xe sau khi chuyển động được 15s là 2,25 m/s

Câu 16 Trắc nghiệm

Hòn bi thép m = 100g rơi tự do từ độ cao h = 5m xuống mặt phẳng ngang. Tính độ biến thiên động lượng của bi ngay trước và sau va chạm nếu sau va chạm viên bi bật lên với vận tốc cũ.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Chọn vật khảo sát: Hòn bi.

Chọn chiều dương là chiều bật lên

Ta có, trước va chạm: \(v = \sqrt {2.gh = 10} (m/s)\)

Động lượng trước va chạm là:

\(p = mv = 0,1.10 = 1{\rm{ }}kg.m/s\)

Sau va chạm viên bi bật lên với vận tốc cũ.

Ta có động lượng biến thiên 1 lượng là: \(\overrightarrow {\Delta p}  = \overrightarrow {{p'}}  - \overrightarrow p \)

Chiếu lên chiều dương ta có \(\Delta p = p' + p = 2.p = 2(kg.m/s)\)

Câu 17 Trắc nghiệm

Một tên lửa khối lượng vỏ 200kg, khối lượng nhiên liệu 100kg, bay thẳng đứng lên nhờ nhiên liệu cháy phụt toàn bộ tức thời ra sau với vận tốc 400 m/s. Tìm độ cao mà tên lửa đạt tới, biết sức cản của không khí làm giảm độ cao của tên lửa 5 lần.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Chọn hệ khảo sát: “Tên lửa (vỏ + nhiên liệu)”. Trong quá trình phụt khí cháy thì nội lực lớn hơn rất nhiều so với ngoại lực nên hệ khảo sát là hệ kín trong suốt thời gian phụt khí.

Gọi m1 và m2 lần lượt là khối lượng của nhiên liệu và vỏ tên lửa

v1 và v2 lần lượt là độ lớn vận tốc của nhiên liệu và vỏ ngay sau khi phụt khí cháy.

- Áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho hệ (theo phương thẳng đứng), ta có:\({m_1}.\overrightarrow {{v_1}}  + {m_2}.\overrightarrow {{v_2}}  = \overrightarrow 0  \Rightarrow  - {m_1}.{v_1} + {m_2}.{v_2} = 0\)\( \Rightarrow {v_2} = \dfrac{{{m_1}.{v_1}}}{{{m_2}}} = \dfrac{{100.400}}{{200}} = 200m/s\)    

- Độ cao cực đại tên lửa đạt được nếu bỏ qua lực cản của không khí:

\(h = \dfrac{{ - {v_2}^2}}{{ - 2.g}} = 2000m\;\)

- Độ cao cực đại tên lửa đạt được do có lực cản của không khí: \(h' = \dfrac{h}{5} = \dfrac{{2000}}{5} = 400m\)

Câu 18 Trắc nghiệm

Một viên đạn pháo đang bay ngang với vận tốc \({v_0} = 25{\rm{ }}m/s\) ở độ cao \(h = 80{\rm{ }}m\) thì nổ, vỡ làm hai mảnh, mảnh 1 có khối lượng \({m_1} = 2,5{\rm{ }}kg\), mảnh hai có \({m_2} = 1,5{\rm{ }}kg\). Mảnh một bay thẳng đứng xuống dưới và rơi chạm đất với vận tốc . Xác định độ lớn và hướng vận tốc của mảnh thứ hai ngay sau khi đạn nổ. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy \(g = 10m/{s^2}\)

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Xét hệ gồm hai mảnh. Ngoại lực tác dụng lên hệ là trọng lực \(\overrightarrow P \), trọng lực này không đáng kể so với lực tương tác giữa hai mảnh. Do đó hệ được coi là hệ kín

Gọi \(\overrightarrow {{v_1}} \), \(\overrightarrow {{v_2}} \)lần lượt là vận tốc của mảnh 1 và mảnh 2 ngay sau khi vỡ.

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho hệ, ta có:

\(\left( {{m_1} + {m_2}} \right)\overrightarrow {{v_0}}  = {m_1}\overrightarrow {{v_1}}  + {m_2}\overrightarrow {{v_2}} \) \(\left( 1 \right)\)

Theo đề bài:  \(\overrightarrow {{v_1}} \) có chiều thẳng đứng hướng xuống, \(\overrightarrow {{v_0}} \) hướng theo phương ngang. Do đó ta có thể biểu diễn phương trình vectơ (1) như hình vẽ sau:

Theo đó:

\({m_2}{v_2} = \sqrt {{{\left[ {\left( {{m_1} + {m_2}} \right){v_0}} \right]}^2} + m_1^2v_1^2} \)\(\left( 2 \right)\)

\(\tan \alpha  = \dfrac{{{m_1}{v_1}}}{{\left( {{m_1} + {m_2}} \right){v_0}}}\) \((3)\)

Để tính vận tốc của mảnh 1 ngay sau khi nổ ta áp dụng công thức:                    \(v{_1'^2} - v_1^2 = 2gh\)

\( \Rightarrow {v_1} = \sqrt {v{{_1'}^2} - 2gh}  = \sqrt {{{90}^2} - 2.10.80}  = 80,62m/s\)

Từ (2) ta tính được:

\({v_2} = \dfrac{{\sqrt {{{\left[ {\left( {{m_1} + {m_2}} \right){v_0}} \right]}^2} + m_1^2v_1^2} }}{{{m_2}}}\) \( \approx \)150m/s.

Từ (3), ta có:  \(\tan \alpha  = 2,015\)\( \Rightarrow \alpha  = {64^0}\).

Như vậy ngay sau khi viên đạn bị vỡ, mảnh thứ 2 bay theo phương xiên lên trên hợp với phương ngang một góc 640.