Chọn câu trả lời đúng Một quạt máy quay được 180 vòng trong thời gian 30s, cánh quạt dài 0,4m. Vận tốc dài của một điểm ở đầu cánh quạt là:
Tần số của quay của cánh quạt là: \(f = \dfrac{{180}}{{30}} = 6H{\rm{z}}\)
Tốc độ góc của cánh quạt là:\(\omega = 2\pi f = 2\pi 6 = 12\pi \left( {ra{\rm{d}}/s} \right)\)
Vận tốc dài của cánh quạt là: \(v = \omega R = 12\pi 0,4 = 4,8\pi \left( {m/s} \right)\)
Chọn câu trả lời đúng Một chất điểm chuyển động trên một đường tròn bán kính \(R = 30m\). Gia tốc hướng tâm của chất điểm là \(30m/{s^2}\). Vận tốc dài của vật là:
Áp dụng công thức tính gia tốc hướng tâm ta có:
\(a = \dfrac{{{v^2}}}{R} \Leftrightarrow 30 = \dfrac{{{v^2}}}{{30}} \Rightarrow v = 30m/s\)
vậy vận tốc dài của chất điểm là 30m/s
Chọn phát biểu sai về chuyển động tròn đều
Ta có công thức tính vận tốc dài \(v = \omega r = \dfrac{{2\pi r}}{T}\)
ta thấy ra khi r là hằng số thì v sẽ tỉ lên nghịch với T
vậy nếu cùng bán kính quỹ đạo r, chu kì T càng nhỏ thì tốc độ dài càng nhỏ sai
Chọn phát biểu đúng về các chuyển động tròn
Ta có trong mọi chuyển động tròn, gia tốc của chất điểm là gia tốc hướng tâm vì véctơ gia tốc nằm trên bán kính véctơ và hướng vào tâm đường tròn quỹ đạo.
Chọn công thức đúng của gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều
Ta có công thức tính gia tốc hướng tâm \(a = \dfrac{{{v^2}}}{r} = {\omega ^2}r = {\left( {\dfrac{{2\pi }}{T}} \right)^2}.r = \dfrac{{4{\pi ^2}r}}{T}\)
Chọn đáp án đúng: Tần số quay của kim giờ trên mặt đồng hồ:
Chu kỳ của kim giờ là: \(T = 12h = 43200{\rm{s}}\)
Tần số của kim giờ là: \(f = \dfrac{1}{T} = \dfrac{1}{{43200}} = 2,{31.10^{ - 5}}H{\rm{z}}\)
Một bánh xe bán kính 0,25m, quay đều 15 vòng/phút. Tốc độ dài ở một điểm trên vành bánh xe là:
\(\begin{array}{*{20}{l}}{r = 0,25{\rm{m}};f = 15/60({\rm{ vong/s }})}\\{ \Rightarrow \omega = 2\pi \dfrac{{15}}{{60}} = \dfrac{\pi }{2}{\rm{rad}}/{\rm{s}} \Rightarrow v = \omega r = 0,25\dfrac{\pi }{2} = \dfrac{\pi }{8}{\rm{m}}/s}\end{array}\)
Chú ý: - Đơn vị của tần số \(f\) là vòng/s hay Hz
- n (vòng/phút0=n/60 (vòng/giây)
Chiều dài của một kim giây đồng hồ là 1cm. Độ biến thiên của vận tốc dài của đầu kim giây trong thời gian 15s là
Trong 15 s kim giây đồng hồ quay được 900 (hình vẽ) nên độ biến thiên vận tốc là:
\(|\Delta \vec v| = 2v\sin (\alpha /2) = 2(r\omega ) \cdot \left( {{{90}^\circ }/2} \right) = 2.1 \cdot \dfrac{{2\pi }}{T}\dfrac{1}{{\sqrt 2 }} = \dfrac{{4\pi }}{{60\sqrt 2 }} = \dfrac{{\pi \sqrt 2 }}{{30}}{\rm{cm}}/{\rm{s}}\)
Chú ý: Vận tốc là đại lượng vec tơ nên khi xét sự biến của nó phải xét cả đến phương chiều.
Một chất điểm chuyển động tròn đều. Biết rằng trong một giây có chuyển động được 3,5 vòng. Tốc độ góc của chất điểm gần với giá trị nào sau đây:
Ta có công thức:
\(\omega = 2\pi f = 2\pi \cdot 3,5 = 7\pi = 22{\rm{rad}}/{\rm{s}}\)
Một bánh xe sau khi lăn 200 vòng trên đường, xe đi được quãng đường 9,5km. Đường kính của bánh xe bằng:
Ta có: Khi vật hình tròn lăn không trượt thì sau khi lăn được 1 vòng quãng đường vật đi được chính bằng chu vi của vật
Quãng đường đi được :
\(S = 2000\pi r = n\pi D = 9500\)
\( \Rightarrow D = \dfrac{{9500}}{{2000\pi }} = 1,5m\)
Một máy bay biểu diễn lượn vòng trong mặt phẳng song song với mặt đất, bán kính vòng lượn là 1 km và tốc độ máy bay bằng 900km/h. Coi gia tố trọng trường nơi máy bay không đổi và bằng 10\(m/{s^2}\). Tỉ lệ độ lớn gia tốc hướng tâm và gia tốc trọng trường là:
Đổi \(v = 900km/h = 250m/s\)
Gia tốc hướng tâm của máy bay là: \({a_{ht}} = \dfrac{{{v^2}}}{r} = \dfrac{{{{250}^2}}}{{1000}} = 62,5m/{s^2}\)
Tỉ lệ độ lớn gia tốc hướng tâm và gia tốc trọng trường là:
\(\dfrac{{{a_{ht}}}}{g} = \dfrac{{62,5}}{{10}} = 6,25\)
Hai vật khối lượng bằng nhau, chuyển động tròn đều trên các vòng tròn bán kính \({R_1}\) và \({R_2}\) với cùng chu kỳ. Tỉ lệ về lực hướng tâm \({F_1}/{F_2}\) bằng:
Ta có công thức tính lực hướng tâm: \({F_{ht}} = m{a_{ht}} = m{\omega ^2}R = m\dfrac{{4{\pi ^2}}}{{{T^2}}}R\)
Hai vật có cùng khối lượng m và cùng chu kỳ T nên ta có: \(\dfrac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \dfrac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\)
Chuyển động nào sau đây có thể xem như là chuyển động tròn đều?
A – chuyển động động ném xiên.
B – có thể là chuyển động của con lắc đơn, hoặc một dạng chuyển động phức tạp khác
C – chuyển động tròn đều.
D – chuyển động rơi.
Một chất điểm M thực hiện chuyển động tròn đều như hình. Nhận xét nào sau đây là đúng?
Trong chuyển động tròn đều có:
- Vectơ vận tốc có phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại mọi điểm.
- Vectơ gia tốc có phương bán kính, hướng vào tâm quỹ đạo.
Suy ra \(\overrightarrow B \;\) là vectơ vận tốc, \(\overrightarrow D \) là vectơ gia tốc
Biết khối lượng của Trái Đất là M = 6.1024 kg. Chu kì quay của Trái Đất quanh trục của nó là 24 h. Hằng số hấp dẫn \[G = 6,{67.10^{ - 11}}N{m^2}/k{g^2}\]. Khoảng cách giữa tâm vệ tinh địa tĩnh của Trái Đất với tâm Trái Đất bằng
Vận tốc dài của vệ tinh là: \(v = \omega r = 2\pi \dfrac{1}{T}r\)
Lực hấp dẫn đóng vai trò là lực hướng tâm
Ta có: \( \Rightarrow \dfrac{{m{v^2}}}{r} = G\dfrac{{m.M}}{{{r^2}}} \Leftrightarrow \dfrac{{4{\pi ^2}{r^2}}}{{{T^2}}} = \dfrac{{GM}}{r} \Rightarrow r = \sqrt[3]{{\dfrac{{GM{T^2}}}{{4{\pi ^2}}}}}\)
Thay \(T = 24h = 86400{\rm{s}};M = {6.10^{24}}kg;G = 6,{67.10^{ - 11}}N.{m^2}/k{g^2}\)
\( \Rightarrow r = 42298km\)
Một xe có khối lượng m chuyển động trên đường cua tròn có bán kính r = 100 m với vận tốc không đổi 72km/h. Lấy \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\). Hệ số ma sát giữa lốp xe và mặt đường ít nhất bằng bao nhiêu để xe không trượt là:
Đổi \(72km/h = 20m/s\)
Xe chuyển động tròn đều nên \(\overrightarrow {{F_{m{\rm{s}}}}} \) đóng vai trò là lực hướng tâm.
Ta có để xe không trượt thì \({F_{ht}} \le {F_{m{\rm{s}}n}}\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow m\dfrac{{{v^2}}}{r} \le \mu mg\\ \Rightarrow \mu \ge \dfrac{{{v^2}}}{{gr}}\\ \Rightarrow \mu \ge \dfrac{{20}}{{100.10}} = 0,4 \Rightarrow {\mu _{\min }} = 0,4\end{array}\)
Để một vật có khối lượng bằng 12 kg chuyển động tròn đều trên quỹ đạo có bán kính 0,4 m với tốc độ 8 m/s thì lực hướng tâm phải có độ lớn gần nhất với giá trị nào sau đây?
Lực hướng tâm của vật có độ lớn là: \({F_{ht}} = m\dfrac{{{v^2}}}{R} = 12\dfrac{{{8^2}}}{{0,4}} = 1920N\)