Một vật đang lơ lửng ở trong nước thì vật chịu tác dụng của những lực nào?
Trong nước, vật chịu tác dụng của lực đẩy của nước, đồng thời chịu tác dụng của trọng lực.
Thể tích của một miếng sắt là 2 dm3. Cho khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Lấy g = 9,8 m/s2. Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước có giá trị là:
Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt là lực đẩy Ac-si-met.
Áp dụng công thức ta được:
\(\begin{array}{l}{F_A} = \rho gV = 0,002.9,8.1000\\ \Rightarrow {F_A} = 19,6N\end{array}\)
Xét một tảng băng có phần thể tích chìm dưới nước khoảng 90%. Hãy ước tính khối lượng riêng của tảng băng, biết khối lượng riêng của nước biển là 1020 kg/m3
Khi tảng băng nằm cân bằng:
\(\begin{array}{l}{F_A} = P \Leftrightarrow {\rho _n}.g.(90\% .V) = {\rho _b}.g.V\\ \Rightarrow {\rho _b} = 0,9.{\rho _n} = 918kg/{m^3}\end{array}\)
Thả một vật làm bằng kim loại vào bình đo thể tích có vạch chia độ thì nước trong bình từ mức 130 cm3 dâng lên đến mức 175 cm3 . Cho khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3, lấy g = 9,8 m/s2. Tính lực đẩy Ac si mét tác dụng lên vật.
Phần thể tích của nước bị vật chiếm chỗ là:
\(V = {V_2} - {V_1} = 175 - 130 = 45(c{m^3}) = {45.10^{ - 6}}({m^3})\)
Lực đẩy Ac-si-met do nước tác dụng lên vật là:
\({F_A} = \rho gV = {45.10^{ - 6}}.9,8.1000 = 0,45N\)
Một vật có khối lượng 567g làm bằng chất có khối lượng riêng 10,5 g/cm3 được nhúng hoàn toàn trong nước. Tìm lực đẩy Acsimét tác dụng lên vật, Cho khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3, lấy g = 9,8 m/s2
Thể tích của vật:
\(V = \dfrac{m}{D} = \dfrac{{567}}{{10,5}} = 54c{m^3} = {54.10^{ - 6}}({m^3})\)
Vì vật được nhúng hoàn toàn trong nước nên thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ bằng thể tích của vật.
Lực đẩy Ac-si-met do nước tác dụng lên vật là:
\({F_A} = \rho gV = 1000.9,{8.54.10^{ - 6}} = 0,52N\)
Hình sau biểu diễn các vectơ lực tác dụng lên máy bay đang bay ở độ cao ổn định với tốc độ không đổi. Nếu tổng khối lượng của máy bay là 77 tấn thì lực nâng có độ lớn bằng bao nhiêu? Lấy g =9,8 m/s2
Chọn chiều dương là chiều lực cản và lực nâng.
Áp dụng định luật II, ta có:
Fnâng = P=77.1000.9,8=754600N
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật chịu tác dụng lực cản của nước?
- Khi vật chuyển động trong chất lưu thì chịu tác dụng của lực cản, vậy nên, khi bạn An đang bơi, bạn sẽ chịu tác dụng của lực cản của nước.
Đáp án là B
Các tàu ngầm thường được thiết kế giống với hình dạng của cá heo để:
Chúng ta có thể làm giảm lực cản khi vật có hình dạng phù hợp. Vậy nên các tàu thường được thiết kế giống hình dạng của cá heo để giảm lực cản của nước.
Đáp án đúng là A
Chọn phát biểu đúng:
- Lực cản phụ thuộc vào hình dạng nên khi để tờ giấy phẳng thì phần diện tích tiếp xúc với không khí sẽ nhiều và lực cản sẽ lớn hơn so với viên đá.
Một chiếc xe ô tô có khối lượng tổng cộng người và xe kà 550kg đang chuyển động trên đường ngang. Biết lực đẩy gây ra bởi chuyển động cơ tác dụng lên xe ô tô là 300N và tổng lực cản của môi trường lên ô tô là 200N. Tính gia tốc của ô tô.
Ta có hình vẽ:
Chọn chiều dương là chiều của lực đẩy.
Theo định luật II Newton, ta có:
Fđẩy - Fcản = m.a
\( \Rightarrow a = \dfrac{{300 - 200}}{{550}} \approx 0,18m/{s^2}\)