Chuyển động tròn là:
Chuyển động tròn là chuyển động có quỹ đạo là một đường tròn
Một vật khối lượng \(m\) đang chuyển động tròn đều trên một quỹ đạo bán kính \(r\) với tốc độ góc \(\omega \). Lực hướng tâm tác dụng vào vật là:
Lực hướng tâm: \({F_{ht}} = m{a_{ht}} = \dfrac{{m{v^2}}}{r} = m.{\omega ^2}r\)
Chuyển động của vật nào dưới đây được coi là chuyển động tròn đều?
Ta có:
Chuyển động tròn đều là chuyển động có quỹ đạo tròn và có tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau.
=> Chuyển động quay của kim phút trên mặt đồng hồ chạy đúng giờ là chuyển động tròn đều
Điều nào sau đây là đúng khi nói về lực tác dụng lên vật chuyển động tròn đều?
Ta có: Lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm.
=> Các phương án:
A - sai vì vật có thể chịu tác dụng của nhiều lực
B - đúng
C - sai vì lực hướng tâm không phải là lực mới
D - sai vì hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật hướng vào tâm
Khi vật chuyển động tròn đều, lực hương tâm là:
Lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm.
Câu nào sau đây nói về gia tốc trong chuyển động tròn đều là sai?
A, B, D - đúng
C - sai vì: \({a_{ht}} = \dfrac{{{v^2}}}{r} = {\omega ^2}r\)
Có lực hướng tâm khi:
Có lực hướng tâm khi vật chuyển động cong
Một vật nhỏ khối lượng \(150{\rm{ }}g\) chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính \(1,5{\rm{ }}m\) với tốc độ dài là \(2{\rm{ }}m/s\). Độ lớn lực hướng tâm gây ra chuyển động tròn của vật là:
Ta có, lực hướng tâm: \({F_{ht}} = m{a_{ht}} = m\frac{{{v^2}}}{r}\)
Thay số ta được: \({F_{ht}} = 0,15\frac{{{2^2}}}{{1,5}} = 0,4N\)
Một vật nhỏ khối lượng \(250{\rm{ }}g\) chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính \(1,2{\rm{ }}m\). Biết trong \(1\) phút vật quay được \(120\) vòng. Độ lớn lực hướng tâm gây ra chuyển động tròn của vật là:
+ Tần số: \(f = \frac{{120}}{{60}} = 2\left( {H{\rm{z}}} \right)\)
+ Tốc độ góc: \(\omega = 2\pi f = 2\pi .2 = 4\pi \left( {ra{\rm{d}}/s} \right)\)
+ Ta có, lực hướng tâm: \({F_{ht}} = m{\omega ^2}r = 0,25{\left( {4\pi } \right)^2}1,2 \approx 47,3N\)
Một ô tô có khối lượng \(2,5\) tấn chuyển động với tốc độ \(54{\rm{ }}km/h\) đi qua một chiếc cầu lồi có bán kính cong \(1000{\rm{ }}m\). Lấy \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\). Áp lực của ô tô nén lên cầu khi ô tô ở vị trí mà đướng nối tâm quỹ đạo với ô tô tạo với phương thẳng đứng một góc \({30^0}\) là:
Ta có:
+ Hợp lực tác dụng lên ô tô: \(\overrightarrow F = \overrightarrow P + \overrightarrow N \)
+ Chiếu lên phương hướng tâm, ta được:
\(\begin{array}{l}{F_{ht}} = Pc{\rm{os3}}{{\rm{0}}^0} - N = m\frac{{{v^2}}}{r}\\ \to N = Pc{\rm{os3}}{{\rm{0}}^0} - m\frac{{{v^2}}}{r} = mgc{\rm{os3}}{{\rm{0}}^0} - m\frac{{{v^2}}}{r}\\ = 2500.10.c{\rm{os3}}{{\rm{0}}^0} - 2500\frac{{{{15}^2}}}{{1000}} = 21088N\end{array}\)
Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất, mỗi vòng hết \(90\) phút. Vệ tinh bay ở độ cao \(320km\) so với mặt đất. Biết bán kính Trái Đất là \(6380{\rm{ }}km\). Vận tốc của vệ tinh có giá trị gần nhất là:
Ta có:
+ Chu kì của chuyển động: \(T = 90.60 = 5400{\rm{s}}\)
+ Tốc độ góc: \(\omega = \frac{{2\pi }}{T} = \frac{{2\pi }}{{5400}}\left( {ra{\rm{d}}/s} \right)\)
+ Vận tốc dài: \(v = \omega r = \frac{{2\pi }}{{5400}}.\left( {6380 + 320} \right).1000 = 7795,8\left( {m/s} \right)\)
Một vệ tinh nhân tạo có khối lượng \(100{\rm{ }}kg\), được phóng lên quỹ đạo quanh Trái Đất ở độ cao \(153{\rm{ }}km\). Chu kì của vệ tinh chuyển động quanh Trái Đất là \({5.10^3}{\rm{s}}\) và bán kính Trái Đất là \(R = 6400{\rm{ km}}\). Tính độ lớn của lực hướng tâm tác dụng lên vệ tinh?
Ta có:
+ Tốc độ góc: \(\omega = \frac{{2\pi }}{T}\)
+ Lực hướng tâm: \({F_{ht}} = m\frac{{{v^2}}}{r} = m{\omega ^2}r\)
=> Ta suy ra:
Độ lớn lực hướng tâm tác dụng lên vệ tinh:
\({F_{ht}} = m{\omega ^2}r = \frac{{m4{\pi ^2}(R + h)}}{{{T^2}}} = \frac{{100.4.{\pi ^2}.6553.1000}}{{{{({{5.10}^3})}^2}}} \approx 1035{\rm{ N}}\)
Một vệ tinh nhân tạo nặng \(20{\rm{ }}kg\) bay quanh Trái Đất ở độ cao \(1000{\rm{ }}km\), có chu kì là \(24{\rm{ }}h\) . Hỏi vệ tinh đó chịu lực hấp dẫn có độ lớn bằng bao nhiêu? Biết bán kính Trái Đất là \(R = 6400{\rm{ km}}\).
Khi vệ tinh bay quanh Trái Đất thì lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vệ tinh đóng vai trò là lực hướng tâm.
Khi đó:
\({F_{hd}} = {F_{ht}} = m\frac{{{v^2}}}{r}\)
Với: \(r = R + h\) và \(v = \omega r = \frac{{2\pi }}{T}(R + h)\)
\( \Rightarrow {F_{hd}} = {F_{ht}} = m{\omega ^2}r = \frac{{m4{\pi ^2}(R + h)}}{{{T^2}}} = \frac{{20.4{\pi ^2}.7400.1000}}{{{{86400}^2}}} \approx 0,783{\rm{ N}}\)
Một hòn đá buộc vào sợi dây có chiều dài \(1m\), quay đều trong mặt phẳng thẳng đứng với tốc độ \(60\) vòng/phút. Thời gian để hòn đá quay hết một vòng là:
Từ đầu bài ta có: Tốc độ góc \(\omega = 60\) vòng/phút \( = 60.\frac{{2\pi }}{{60}} = 2\pi \left( {ra{\rm{d}}/s} \right)\)
Mặt khác: \(\omega = \frac{{2\pi }}{T}\)
Ta suy ra chu kì của hòn đá (thời gian hòn đá quay hết một vòng) \(T = \frac{{2\pi }}{\omega } = \frac{{2\pi }}{{2\pi }} = 1{\rm{s}}\)
Một đồng hồ có kim giờ dài \(3{\rm{ }}cm\), kim phút dài \(4{\rm{ }}cm\). Tỉ số giữa tốc độ dài của hai đầu kim là:
+ Ta có:
- Chu kì của kim giờ: \({T_g} = 12g = 12.60 = 720ph\)
- Chu kì của kim phút: \({T_{ph}} = 60ph\)
+ Vận tốc dài: \(v = \omega r = \frac{{2\pi }}{T}r\)
Ta suy ra, tỉ số: \(\dfrac{{{v_{ph}}}}{{{v_g}}} = \dfrac{{\dfrac{{2\pi {r_{ph}}}}{{{T_{ph}}}}}}{{\dfrac{{2\pi {r_g}}}{{{T_g}}}}} = \dfrac{{{r_{ph}}{T_g}}}{{{r_g}{T_{ph}}}} = \dfrac{{4.720}}{{3.60}} = 16\)
Một chiếc xe đạp chạy với vận tốc \(40{\rm{ }}km/h\) trên một vòng đua có bán kính \(100m\). Gia tốc hướng tâm của xe là:
Ta có:
Vận tốc dài: \(v = 40km/h = \frac{{100}}{9}m/s\)
Gia tốc hướng tâm của xe: \({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r} = \frac{{{{\left( {\frac{{100}}{9}} \right)}^2}}}{{100}} = 1,23m/{s^2}\)
Một vật chuyển động tròn đều với tốc độ dài là \(5{\rm{ }}m/s\) và có tốc độ góc \(10{\rm{ }}rad/s\). Gia tốc hướng tâm của vật đó có độ lớn là:
Ta có:
+ Vận tốc dài và vận tốc góc liên hệ với nhau theo biểu thức: \(v = \omega r\) (1)
+ Gia tốc hướng tâm của vật: \({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r} = {\omega ^2}r\) (2)
Từ (1) và (2), ta suy ra: \({a_{ht}} = v\omega = 5.10 = 50m/{s^2}\)
Trên mặt một chiếc đồng hồ treo tường có kim giờ dài 15 cm, kim phút dài 20 cm. Lúc 12h hai kim trùng nhau, hỏi sau bao lâu hai kim trên lại trùng nhau
R1 = 15cm; R2 = 20cm
Chu kì của kim giờ: T2 = 12h = 43200s
Chu kì của kim phút: T2 = 1h = 3600s
Tốc độ góc: \(\left\{ \begin{array}{l}{\omega _1} = \dfrac{{2\pi }}{{{T_1}}} \approx 1,{454.10^{ - 4}}\,\,rad/s\\{\omega _2} = \dfrac{{2\pi }}{{{T_2}}} \approx 1,{744.10^{ - 3}}\,\,rad/s\end{array} \right.\)
Lúc 12h hai kim trùng nhau.
Ta có: \({\alpha _2} - {\alpha _1} = 2\pi \Leftrightarrow {\omega _2}t - {\omega _1}t = 2\pi \Rightarrow t = \dfrac{{2\pi }}{{{\omega _2} - {\omega _1}}} \approx 3928s \approx 1h5ph28s\)