Khi vật chịu tác dụng của hợp lực có độ lớn và hướng không đổi thì:
Ta có nội dung định luật I Newton: Một vật không chịu tác dụng của một lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0, hay còn nói cách khác là các lực cân bằng thì nó vẫn giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.
Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?
Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều. Đó chính là chuyển động theo quán tính.
Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm cho nó chuyển động về phía trước là:
Con ngựa giẫm chân xuống, khi đó mặt đất tác dụng ngược trở lại lên con ngựa một phản lực N và làm cho con ngựa chuyển động.
Khi nói về phép phân tích lực, phát biểu nào sau đây sai?
Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
Các lực thay thế gọi là các lực thành phần
A, B, C - đúng
D - sai
Dưới tác dụng của một lực vật đang thu gia tốc; nếu lực tác dụng lên vật giảm 1 nửa thì độ lớn gia tốc sẽ:
Ta có biểu thức định luật II Newton: \(a = \dfrac{F}{m}\) từ đó thấy a tỉ lệ thuận với lực tác dụng F
từ đó khi lực tác dụng giảm đi ½ lần thì gia tốc thu được cũng giảm ½ lần.
Nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng vào nó bỗng nhiên ngừng tác dụng thì vật:
Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.
Một sợi dây có khối lượng không đáng kể, một đầu được giữ cố định, đầu kia có gắn một vật nặng có khối lượng m. Vật đứng yên cân bằng. Khi đó:
Ta có: Khi treo vật lên, vật chịu tác dụng của lực căng dây T và trọng lực P.
khi vật đứng yên thì 2 lực T và P cân bằng nhau
Một chất điểm chuyển động chịu tác dụng của hai lực đồng quy \(\overrightarrow {{F_1}} \)và \(\overrightarrow {{F_2}} \) thì véc tơ gia tốc của chất điểm:
Theo quy tắc tổng hợp lực ta có: \(\overrightarrow F = \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} \)
vật sẽ chuyển động theo chiều của lực \(\overrightarrow F \)
theo định luật II Newton ta có: \(\overrightarrow F = \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} = m\overrightarrow a \)
từ đó ta có gia tốc a sẽ cùng phương cùng chiều với hợp lực \(\overrightarrow F = \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} \)
Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 9N và 12N. Biết góc của hai lực là 900. Hợp lực có độ lớn là:
Gọi F là lực tổng hợp
theo quy tắc tổng hợp lực ta có: \(\overrightarrow F = \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} \)
mà ta lại có: \(\overrightarrow {{F_1}} \bot \overrightarrow {{F_2}} \)
\( \Rightarrow F = \sqrt {F_1^2 + F_2^2} = \sqrt {{9^2} + {{12}^2}} = 15N\)
Hợp lực của cặp lực 3N, 15N có thể nhận giá trị nào sau đây?
F là lực tổng hợp của F1, F2
Áp dụng quy tắc tổng hợp lực ta có: \(\left| {{F_1} - {F_2}} \right| \le F \le {F_1} + {F_2}\)
thay có giá trị từ đề bài ta có: \(\left| {3 - 15} \right| \le F \le 3 + 15\)
\( \Rightarrow 12 \le F \le 18\)
vậy ta có lực tổng hợp có thể nhận giá trị là 15N
Có hai lực đồng quy \({F_1},{F_2}\). Gọi α là góc hợp bởi \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} \) và lực tổng hợp là \(\overrightarrow F = \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} \). Nếu \(F = {F_1} + {F_2}\)thì:
\(\overrightarrow F = \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} \)
và \(F = {F_1} + {F_2}\)
\( \Rightarrow \overrightarrow {{F_1}} \uparrow \uparrow \overrightarrow {{F_2}} \)
hai lực \({F_1},{F_2}\) cùng phương cùng chiều
hay góc giữa chúng là 0
Một vật có khối lượng 800g trượt xuống một mặt phẳng nghiêng, nhẵn với gia tốc 2,0 m/s2. Lực gây ra gia tốc này bằng bao nhiêu?
Áp dụng công thức định luật II Newton ta có: \(F = ma\)
\( \Rightarrow F = 0,8.2 = 1,6N\)
Một vật có khối lượng 5,0kg, chịu tác dụng của một lực không đổi làm vận tốc của nó tăng từ 2,0m/s đến 8,0m/s trong thời gian 3,0 giây. Lực tác dụng vào vật là:
Gia tốc của vật là: \(a = \dfrac{{v - {v_0}}}{t} = \dfrac{{8 - 2}}{3} = 2\left( {m/{s^2}} \right)\)
Áp dụng định luật II Newton ta có: \(F = ma = 5.2 = 10N\)
Một vật có khối lượng 2,0kg lúc đầu đứng yên, chịu tác dụng của một lực 1,0N trong khoảng thời gian 2,0 giây. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là:
Áp dụng công thức định luật II Newton ta có: \(a = \dfrac{F}{m} = \dfrac{1}{2} = 0,5\left( {m/{s^2}} \right)\)
Quãng đường vật chuyển động là: \(s = {v_0}t + \dfrac{1}{2}a{t^2} = \dfrac{1}{2}0,{5.2^2} = 1\left( m \right)\)
Một ô tô khối lượng 1 tấn đang chuyển động với tốc độ 72km/h thì hãm phanh, đi thêm được 500m rồi dừng lại. Chọn chiều dương là chiều chuyển động. Lực hãm tác dụng lên xe là:
Đổi \(72km/h = 20m/s\)
Ta có: \({v^2} - v_0^2 = 2a{\rm{s}}\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 0 - {20^2} = 2.A.500\\ \Rightarrow a = - 0,4\left( {m/{s^2}} \right)\end{array}\)
Áp dụng định luật II Newton ta có lực tác dụng lên xe là: \(F = ma = 1000.( - 0,4) = - 400\left( N \right)\)
dấu trừ là cho thấy chiều của lực tác dụng ngược với chiều chuyển động
Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 12N, 20N, 16N. Nếu bỏ lực 20N thì hợp lực của 2 lực còn lại có độ lớn bằng bao nhiêu ?
Ta có, ba lực 12N, 20N, 16N khi tác dụng vào vật mà vật đứng cân bằng thì hợp lực của chúng bằng 0
=> khi tác dụng bỏ lực 20N vào vật thì hợp lực của 2 lực còn lại đó có độ lớn chính bằng 20N
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ của hợp lực , của hai lực và
Một vật có khối lượng m=4kg đang ở trạng thái nghỉ được truyền một hợp lực F = 8N. Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian 5s đầu bằng:
Áp dụng biểu thức định luật II Newton ta có: \(a = \dfrac{F}{m} = \dfrac{8}{4} = 2N\)
Ta có phương trình chuyển động của vật: \(s = {v_0}t + \dfrac{1}{2}a{t^2}\)
\( \Rightarrow s = 0 + \dfrac{1}{2}{.2.5^2} = 25\left( m \right)\)
Hai xe A (mA) và B (mB) đang chuyển động với cùng một vận tốc thì tắt máy và cùng chịu tác dụng của một lực hãm F như nhau. Sau khi bị hãm, xe A còn đi thêm được một đoạn sA, xe B đi thêm một đoạn là sB < sA. Điều nào sau đây là đúng khi so sánh khối lượng của hai xe?
Chọn chiều dương trùng chiều chuyển động của xe
Lực hãm xe có độ lớn \(F\)
+ Theo định luật II Niutơn, ta có gia tốc của các xe:
\({a_A} = \dfrac{{ - F}}{{{m_A}}};{a_B} = \dfrac{{ - F}}{{{m_B}}}\) (1)
(do các xe chuyển động chậm dần đều, lực hãm có chiều ngược chiều chuyển động)
+ Ta có: \({v^2} - v_0^2 = 2{\rm{as}}\)
=> Quãng đường xe A và xe B đi được thêm là:
\({s_A} = - \dfrac{{v_0^2}}{{2{a_A}}};{s_B} = - \dfrac{{v_0^2}}{{2{a_B}}}\) (2)
Theo đầu bài, ta có:
\(\begin{array}{*{20}{l}}{{s_B} < {s_A} \leftrightarrow - \dfrac{{v_0^2}}{{2{a_B}}} < - \dfrac{{v_0^2}}{{2{a_A}}}}\\{ \leftrightarrow \dfrac{{v_0^2}}{{2{a_B}}} > \dfrac{{v_0^2}}{{2{a_A}}} \to {a_A} > {a_B}}\end{array}\)
Kết hợp với (1), ta được:
\(\begin{array}{l} \to \dfrac{{ - F}}{{{m_A}}} > \dfrac{{ - F}}{{{m_B}}}\\ \leftrightarrow \dfrac{1}{{{m_A}}} < \dfrac{1}{{{m_B}}}\\ \to {m_B} < {m_A}\end{array}\)
Một ô tô chuyển động từ trạng thái nghỉ: Nếu lực tác dụng là \(\vec F\) thì sau t giây vận tốc đạt được là \(v\). Nếu lực tác dụng là \({\vec F'}\) thì sau t giây vận tốc của vật ấy là \(\dfrac{v}{2}\). Ta có:
Áp dụng định luật II Newton
ta có gia tốc chuyển động khi lực tác dụng là F là: \(a = \dfrac{F}{m}\)
mặt khác, gia tốc chuyển động được tính theo công thức sau: \(a = \dfrac{v}{t}\left( {m/{s^2}} \right)\)
\( \Rightarrow F = m\dfrac{v}{t}\left( N \right)\left( 1 \right)\)
Khi lực tác dụnh là F’ ta có: \(F' = m\dfrac{v}{{2t}} = \dfrac{1}{2}\dfrac{{mv}}{t}\left( N \right)\left( 2 \right)\)
Từ (1)&(2) ta có: \(F' = \dfrac{1}{2}F\) hay \(F = 2F'\)
Một xe tải chở hàng có tổng khối lượng xe và hàng là 4 tấn, khởi hành với gia tốc 0,3 m/s2 .Khi không chở hàng xe tải khởi hành với gia tốc 0,6 m/s2 .Biết rằng lực tác dụng vào ô tô trong hai trường hợp đều bằng nhau. Khối lượng của xe lúc không chở hàng là:
Gọi khối lượng của xe khi có hàng là m, khi không có là m’
Áp dụng định luật II Newton ta có:
khi chở hàng: \(F = ma = 4000.0,3 = 1200N\)
khi không chở hàng: \(F' = m'.a = 0,6m'\)
từ đề bài ta có: \(F' = F\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 0,6m' = 1200\\ \Rightarrow m' = 2000kg\end{array}\)
hay m’= 2 tấn