Biết gia tốc rơi tự do ở đỉnh và chân một ngọn núi lần luợt là 9,809 m/s2 và 9,810 m/s2. Tỉ số trọng lượng của vật ở đỉnh núi và chân múi là:
Lập tỉ số: \(\dfrac{{{P_d}}}{{{P_c}}} = \dfrac{{{g_d}}}{{{g_c}}} = 0,9999\)
Đáp án là A
Một người đi chợ dùng lực kế để kiểm tra khối lượng của gói hàng. Người đó treo gói hàng vào lực kế vào đọc được số chỉ của lực kế là 20N. Biết gia tốc rơi tự do tại vị trí này là \(g = 10m/{s^2}\). Khối lượng của gói hàng là bao nhiêu?
Ta có:
\(\begin{array}{l}P = m.g\\ \Rightarrow m = \dfrac{P}{g} = \dfrac{{20}}{{10}}\\ \Rightarrow m = 2(kg)\end{array}\)
Trọng lượng của nhà du hành vũ trụ có khối lượng 80kg khi đo ở Mặt trăng là?
Biết gMT = 1,67m/s2
Ta có:
\(\begin{array}{l}P = m.g\\ \Rightarrow P = 80.1,67 = 133,6N\end{array}\)
Biết khối lượng của một khối đá là 15kg, gia tốc rơi tự do là 9,8 m/s2. Tính lực hút của khối đá lên Trái Đất.
Theo định luật III Newton, lực hút của hòn đá tác dụng lên Trái Đất bằng lực Trái Đất hút hòn đá, hay bằng trọng lượng của vật.
Ta có:
\(\begin{array}{l}F = P = m.g\\ \Rightarrow F = 15.9,8 = 147N\end{array}\)
Treo một vật nặng có khối lượng 0,2kg được treo vào một sợ dây không dãn. Xác định khối lượng của lực căng khi dây cân bằng. Lấy g = 9,8 m/s2.
Theo định luật III Newton, lực căng khi treo dây bằng trọng lượng của vật.
Ta có:
\(\begin{array}{l}T = P = m.g\\ \Rightarrow F = 0,2.9,8 = 1,96N\end{array}\)
Tại cùng một địa điểm, hai vật có khối lượng \({m_1} < {m_2}\), trọng lượng tác dụng lên hai vật lần lượt là \({P_1},{P_2}\). Trọng lượng của hai vật đó luôn thỏa mãn điều kiện:
Ta có:
\(\begin{array}{l}{P_1} = {m_1}g\\{P_2} = {m_2}g\end{array}\)
Ta luôn có: \(\dfrac{{{P_1}}}{{{P_2}}} = \dfrac{{{m_1}}}{{{m_2}}}\)
Nếu \({m_1} < {m_2}\)thì có \({P_1} < {P_2}\)
Câu nào sau đây nhận xét sai khi nói về lực căng dây:
Lực căng là lực do sợi dây tác dụng vào vật, xuất hiện khi dây bị kéo căng, lò xo bị dãn.
Vậy nên, lực căng là chỉ là lực kéo.
Đo trọng lượng của một vật trên Trái Đất ta được P1 = 19,6 N. Tính khối lượng của vật, biết gia tốc rơi tự do của vật trên mặt đất là g = 9,8 m/s2
Ta có:
\(\begin{array}{l}P = m.g\\ \Rightarrow m = \dfrac{P}{g} = \dfrac{{19,6}}{{9,8}}\\ \Rightarrow m = 2(kg)\end{array}\)
Một ngọn đèn có khối lượng m = 1kg được treo dưới trần nhà bằng một sợi dây. Lấy g = 9,8 m/s2. Dây chỉ chịu được lực căng lớn nhất là 8N. Nếu treo ngọn đèn này vào một đầu dây thì:
Theo định luật III Newton, trọng lượng tác dụng lên vật bằng với lực căng dây tác dụng lên vật.
Ta có:
\(\begin{array}{l}T = P = m.g\\ \Rightarrow T = 1.9,8 = 9,8N\end{array}\)
Lực căng dây \(T = 9,8N > {T_{ma{\rm{x}}}} = 8N\), vậy nên dây sẽ bị đứt.