Điền khuyết: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo ……… với độ biến dạng.
Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng.
Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng \(21 cm,\) treo thẳng đứng được giữ cố định ở một đầu. Nếu đầu còn lại chịu một lực nén dọc theo phương thẳng đứng \(3N\) thì chiều dài của lò xo lúc này bằng bao nhiêu?
+ Áp dụng định luật Húc ta có:
\(F = k.\left| {\Delta l} \right| \Leftrightarrow \left| {\Delta l} \right| = \dfrac{F}{k} = \dfrac{3}{{200}} = 0,015m = 1,5cm\)
+ Chiều dài của lò xo lúc này:
\(l = {l_0} - \Delta l = 21 - 1,5 = 19,5cm\)
Một lò xo có chiều dài tự nhiên \(30cm,\) khi bị nén lò xo dài \(24cm\) và lực đàn hồi của nó bằng \(5N.\) Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bị dãn bằng \(10N\) thì chiều dài của lò xo là bao nhiêu
Theo định luật Húc ta có: \(\dfrac{{{F_{dh1}}}}{{{F_{dh2}}}} = \dfrac{{\Delta {l_1}}}{{\Delta {l_2}}}\)
Khi \(\left\{ \begin{array}{l}{F_{dh1}} = 5N \Rightarrow \Delta {l_1} = \left| {{l_1} - {l_0}} \right| = \left| {24 - 30} \right| = 6cm\\{F_{dh2}} = 10N \Rightarrow \Delta {l_2} = \left| {{l_2} - {l_0}} \right|\end{array} \right.\)
\(\begin{array}{l}\dfrac{{{F_{dh1}}}}{{{F_{dh2}}}} = \dfrac{{\Delta {l_1}}}{{\Delta {l_2}}} \Rightarrow \Delta {l_2} = \dfrac{{{F_{dh2}}.\Delta {l_1}}}{{{F_{dh1}}}} = \dfrac{{10.6}}{5} = 12cm\\ \Rightarrow {l_2} = {l_0} + \Delta {l_2} = 30 + 12 = 42cm\end{array}\)
Khi nói về lực đàn hồi của lò xo. Phát biểu nào sau đây là sai?
A, B, C - đúng
D - sai vì mỗi vật có một giới hạn đàn hồi nhất định, khi lực tác dụng vượt quá giới hạn đàn hồi thì vật đó không lấy lại được hình dạng ban đầu khi thôi tác dụng
Biểu thức lực đàn hồi của lò xo:
Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo
$F = k\left| {\Delta l} \right|$
Điều nào sau đây là sai khi nói về phương và độ lớn của lực đàn hồi?
A, B, C - đúng
D - sai vì: Lực đàn hồi tỉ lệ thuận với độ biến dạng của vật biến dạng
Một lò xo có độ cứng k đươc treo vào điểm cố định, đầu dưới treo vật có khối lượng m, tại nơi có gia tốc trọng trường g. Khi vật nằm cân bằng, độ biến dạng của lò xo là:
Khi cân bằng:
\(\begin{array}{l}\overrightarrow P + \overrightarrow {{F_{dh}}} = \overrightarrow 0 \\ \to {F_{dh}} = P\\ \leftrightarrow k\Delta l = mg\\ \to \Delta l = \frac{{mg}}{k}\end{array}\)
Kết luận nào sau đây không đúng đối với lực đàn hồi?
A, C, D - đúng
B - sai vì lực đàn hồi có khi là lực kéo, lực nén
Công thức của định luật Húc là:
Định luật Húc: Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo
$F = k\left| {\Delta l} \right|$
Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?
Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp là lực đàn hồi
Trong các lực sau, lực nào là lực đàn hồi?
Lực mà lò xo bút bi tác dụng vào ruột bút bi là lực đàn hồi
Hai người cầm hai đầu của một lực kế lò xo và kéo ngược chiều những lực bằng nhau, tổng độ lớn hai lực kéo là 100 N. Lực kế chỉ giá trị là:
Số chỉ trên mỗi lực kế: \(\frac{{100}}{2} = 50N\)
Một vật có khối lượng \(200{\rm{ }}g\) được treo vào một lò xo theo phương thẳng đứng thì chiều dài của lò xo là \(20{\rm{ }}cm\). Biết khi chưa treo vật thì lò xo dài \(18{\rm{ }}cm\). Lấy \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\). Độ cứng của lò xo này là:
Ta có, tại vị trí cân bằng, lực đàn hồi của lò xo cân bằng với trọng lực của vật:
\(\begin{array}{l}{F_{dh}} = P \leftrightarrow k\left| {\Delta l} \right| = mg\\ \to k = \frac{{mg}}{{\Delta l}} = \frac{{0,2.10}}{{\left( {20 - 18} \right).{{10}^{ - 2}}}} = 100N/m\end{array}\)
Treo một vật khối lượng \(200{\rm{ }}g\) vào một lò xo thì lò xo có chiều dài \(34{\rm{ }}cm\). Tiếp tục treo thêm vật khối lượng \(100g\) vào thì lúc này lò xo dài \(36{\rm{ }}cm\). Lấy \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\). Chiều dài tự nhiên và độ cứng của lò xo là:
Ta có:
Khi treo thêm vật thì lò xo có độ biến dạng thêm:
\(\begin{array}{l} \to \Delta P = k\left| {\Delta l'} \right|\\ \to k = \frac{{\Delta P}}{{\left| {\Delta l'} \right|}} = \frac{1}{{0,02}} = 50N/m\end{array}\)
Ban đầu, ta có: \(\left| {\Delta l} \right| = \frac{{mg}}{k} = \frac{{0,2.10}}{{50}} = 0,04m = 4cm\)
=> Chiều dài tự nhiên của lò xo là: \(34cm - 4cm = 30cm\)
Trong giới hạn đàn hồi của một lò xo treo thẳng đứng đầu trên gắn cố định. Treo vật khối lượng \(800g\) vào lò xo dài \(24cm\), treo vật khối lượng \(600g\) lò xo dài \(23cm\). Lấy \(g = 10m/{s^2}\). Tính chiều dài của lò xo khi treo vật có khối lượng \(1,5kg\)?
Ta có:
k - không đổi
\(\left\{ \begin{array}{l}{m_1} = 0,8kg,{l_1} = 0,24m\\{m_2} = 0,6kg,{l_2} = 0,23m\\{m_3} = 1,5kg,{l_3} = ?\end{array} \right.\)
Khi cân bằng, ta có lực đàn hồi cân bằng với trọng lực, ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}k\left( {{l_1} - {l_0}} \right) = {m_1}g{\rm{ }}\left( 1 \right)\\k\left( {{l_2} - {l_0}} \right) = {m_2}g{\rm{ }}\left( 2 \right)\\k\left( {{l_3} - {l_0}} \right) = {m_3}g{\rm{ }}\left( 3 \right)\end{array} \right.\)
Từ \(\left( 1 \right),\left( 2 \right)\) ta suy ra: \({l_0} = 0,2m\) thế vào \(\left( 1 \right) \to k = 200N/m\)
Thế vào \(\left( 3 \right)\), ta suy ra: \({l_3} = 0,275m = 27,5cm\)
Chiều dài ban đầu của lò xo là \(5cm\), treo vật khối lượng \(500g\) vào thì lò xo có chiều dài \(7cm\). Độ cứng của lò xo và khối lượng vật treo vào để lò xo có chiều dài \(6,5cm\). Lấy \(g = 9,8m/{s^2}\)
- Khi cân bằng, ta có lực đàn hồi cân bằng với trọng lực, ta có:
\(\begin{array}{l}k\left( {{l_1} - {l_0}} \right) = {m_1}g\\ \to k = \frac{{{m_1}g}}{{{l_1} - {l_0}}} = \frac{{0,5.9,8}}{{\left( {7 - 5} \right){{.10}^{ - 2}}}} = 245N/m\end{array}\)
- Để lò xo có chiều dài \(6,5cm\) cần treo vật có khối lượng \({m_2}\) sao cho:
\(\begin{array}{l}k\left( {{l_2} - {l_0}} \right) = {m_2}g\\ \to {m_2} = \frac{{k\left( {{l_2} - {l_0}} \right)}}{g} = \frac{{245.\left( {6,5 - 5} \right){{.10}^{ - 2}}}}{{9,8}} = 0,375kg\end{array}\)
Một lò xo có độ cứng \(100{\rm{ }}N/m\) được treo thẳng đứng vào một điểm cố định, đầu dưới gắn với vật có khối lượng \(1{\rm{ }}kg\). Vật được đặt trên một giá đỡ D. Ban đầu giá đỡ D đứng yên và lò xo giãn \(1cm\). Cho D chuyển động nhanh dần đều thẳng đứng xuống dưới với gia tốc \(1m/{s^2}\). Bỏ qua mọi ma sát và sức cản. Lấy \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\). Quãng đường mà giá đỡ đi được kể từ khi bắt đầu chuyển động đến thời điểm vật rời khỏi giá đỡ và tốc độ của vật khi đó là:
Khi có giá đỡ: \({\overrightarrow F _{đh}} + \overrightarrow P + \overrightarrow N = m\overrightarrow a \)
Khi giá đỡ đứng yên: Lò xo dãn một đoạn $1 cm$
Khi rời giá đỡ: \({\overrightarrow F _{đh}} + \overrightarrow P = m\overrightarrow a \Rightarrow P - {F_{đh}} = ma \Rightarrow mg - k\Delta {l_2} = ma \Rightarrow \Delta {l_2} = \frac{{m\left( {g - a} \right)}}{k} = \frac{{1\left( {10 - 1} \right)}}{{100}} = 0,09m = 9cm\)
Khi rời giá đỡ, lò xo giãn $9 cm$
=> Quãng đường giá đỡ đi được là $s = 8cm$
Vận tốc của vật khi rời giá đỡ là: \(v = \sqrt {2as} = 40\,cm/s\)
Một lò xo có một đầu cố định, còn đầu kia chịu một lực kéo bằng 5N thì lò xo dãn 8cm . Độ cứng của lò xo là:
Khi vật cân bằng: \({F_{dh}} = {F_K}\)
\(\begin{array}{l}
\leftrightarrow K|\Delta l| = {F_K}\\
\leftrightarrow K.0,08 = 5\\
\to K = 62,5N/m
\end{array}\)
Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 10 cm và có độ cứng 40 N/m. Giữ cố định một đầu và tác dụng vào đầu kia một lực 1 N để nén lo xo. Chiều dài của lò xo khi bị nén là:
Đáp án C
Khi nén 1 lực 1N vào lò xo ta có \(F = k\Delta l = > \Delta l = \frac{F}{k} = \frac{1}{{40}} = 0,025m = 2,5cm\)
Chiều dài của lò xo khi bị nén là \(l = {l_0} - \Delta l = 10 - 2,5 = 7,5cm\)
Một lò xo có chiều dài tự nhiên là l0. Giữ cố định một đầu, khi treo vào đầu kia của lò xo một vật có khối lượng 0,6 kg thì chiều dài của lò xo là 26 cm. Treo vật khác có khối lượng 0,4kg thì lò xo dài 24cm. Cho g =10 m/s2. Tính độ cứng của lò xo.
Khi treo vật cân bằng trên lò xo, vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng: lực đàn hồi và trọng lực, nên F = P
Từ hai lần treo ta có hệ:
\(\left\{ \begin{array}{l}
k.({l_1} - {l_0}) = {P_1}\\
k.({l_2} - {l_0}) = {P_2}
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
k.(0,26 - {l_0}) = 0,6.10\\
k.(0,24 - {l_0}) = 0,4.10
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{l_0} = 20cm\\
k = 100N/m
\end{array} \right.\)