Cách xác định điểm thuộc đồ thị hàm số cực hay, chi tiết

XÁC ĐỊNH ĐIỂM THUỘC ĐỒ THỊ, ĐIỂM KHÔNG THUỘC ĐỒ THỊ HÀM SỐ

A. Phương pháp giải

+ Điểm M(xo; yo) thuộc đồ thị hàm số bậc nhất y = ax + b yo = axo + b.

+ Điểm M(xo; yo)  không thuộc đồ thị hàm số bậc nhất y = ax + b yo  axo + b.

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho hàm số y=-x+2. Các điểm sau có thuộc hàm số không

a) A(0;2)                             

b) B(-1;0)                                 

c) C(-1;3)

Hướng dẫn giải

a) Thay x=0 và y=2 vào hàm số ta được: 2=-0+2 2=2. Do đó A(0;2) thuộc vào hàm số.

b) Thay x=-1 và y=0 vào hàm số ta được: 0=-(-1)+2 0=3 (vô lý). Do đó A(-1;0) không thuộc vào hàm số.

c) Thay x=-1 và y=3 vào hàm số ta được: 3=-(-1)+2 3=3. Do đó A(-1;3) thuộc vào hàm số.

Ví dụ 2: Cho hàm số y=m2-4x+m+3 có đồ thị là đường thẳng d. Tìm m để d đi qua A(-1;5).

Hướng dẫn giải

Thay x=-1; y=5 vào hàm số ta được

 5=m2-4-1+m+35=-m2+4+m+3m2-4-m-3+5=0m2-m-2=0m-2m+1=0m=2m=-1 

Vậy với m=2 hoặc m=-1 thì d đi qua điểm A(-1;5).

Ví dụ 3: Cho hàm số (d): y=ax+b.Tìm a và b để hàm số đi qua A(-1;-2) và gốc tọa độ.

Hướng dẫn giải

+ d đi qua gốc tọa độ nghĩa là 0=a.0+b  b=0.

+ d đi qua A(-1;-2) nghĩa là: -2=a.(-1)+b  a=b+2=0+2=2.

Vậy với a=2 và b=0 thì hàm số đi qua A(-1;-2) và gốc tọa độ.

C. Bài tập tự luyện

Bài 1. Cho hàm số y=-5x+5. Tìm hoành độ điểm A thuộc vào đồ thị hàm số, khi biết tung độ của điểm A bằng 0.

Hường dẫn giải

Thay y=0 vào hàm số, ta được:

0=-5x+55x=5x=1.

Vậy hoành độ điểm A là x=1.

Bài 2. Trong các điểm sau điểm nào thuộc đồ thị hàm số y=x+5
A. (1;1)                

B. (2;0)                

C. (0;4)                

D. (2;-5)

Hướng dẫn giải

Đáp án D

+ Thay x=1; y=1 vào hàm số y=x+5, ta được: 1=1+51=6 (vô lý) suy ra (1;1) không thuộc vào đồ thị hàm số.

 + Thay x=2; y=0 vào hàm số y=x+5, ta được: 0=2+50=7 (vô lý) suy ra (2;0) không thuộc vào đồ thị hàm số.

+ Thay x=0; y=4 vào hàm số y=x+5, ta được: 4=0+54=5 (vô lý) suy ra (0;4) không thuộc vào đồ thị hàm số.

+ Thay x=-2; y=3 vào hàm số y=x+5, ta được: 3=-2+53=3 suy ra (-2;3) thuộc vào đồ thị hàm số.

Bài 3. Cho hàm số (d): y=12x-5 và (d’): y=8x+3. Điểm nào dưới đây thuộc cả hai hàm số trên.

A. M(-2;-6)          

B. N(2;19)           

C. P(1;11)            

D. Q(1/2;7)

Hướng dẫn giải

Đáp án B

Xét phương trình hoành độ giao điểm của (d) và (d’), ta có:

12x-5=8x+312x-8x=3+54x=8x=2y=8.2+3=19.

Vậy tọa độ giao điểm của (d) và (d’) là điểm N(2;19).

Bài 4: Cho hàm số y=(m-2)x+2 luôn đi qua một điểm cố định có tọa độ là:

Hướng dẫn giải

Xét y=(m-2)x+2  mx - 2x – y + 2 =0

Để hàm số luôn đi qua một điểm cố định khi x=0 và 2x-y+2=0

 x=0 và y=2.

Vậy đường thẳng luôn đi qua điểm có tọa độ (0;2).

Bài 5: Tìm a,b để đường thẳng y=ax+b đi qua hai điểm A(2;1) và B(1;2).

Hướng dẫn giải

Đường thẳng y=ax+b đi qua hai điểm A(2;1) ta có: 2a+b=1  b=1-2a (1)

Đường thẳng y=ax+b đi qua hai điểm B(1;2) ta có: a+b=2 (2)

Thế (1) vào (2)  ta được: a+1-2a=2a=-1 b=3.

Vậy với a= -1 và b=3 thỏa mãn điều kiện bài toán.

Bài 6: Cho đường thẳng (d): y=2x-1. Đường thẳng (d) cắt trục Ox và Oy lần lượt tại A và B Chu vi tam giác OAB bằng:

Hướng dẫn giải

dOx=A

Vì Ox: y=00=2x-1x=12

Vậy tọa độ điểm A(1/2;0). Suy ra OA=|1/2|=1/2.

dOy=B

Vì Oy: x=0 y=2.0-1y=-1

Vậy tọa độ điểm B(0;-1). Suy ra OB=|-1|=1.

+ Do tam giác OAB vuông tại O, ta có:

AB2=OA2+OB2=122+12=54AB=52.

Chu vi tam giác OAB là:

OA+OB+OC=12+1+52=5+32.

Vậy chu vi tam giác OAB bằng 5+32.

Bài 7: Đồ thị hàm số nào dưới đây đi qua gốc tọa độ.

A. y=x+1          

B. y=2x +1                

C. y=7x             

D. y=-x-1

Hướng dẫn giải

Đáp án C

Thay x=0 và y=0 vào đồ thị các hàm số trên ta thấy rằng chỉ có hàm số y=7x thỏa mãn 0 = 7.0. Do đó y=7x đi qua gốc tọa độ.

Bài 8: Tọa độ điểm nào dưới đây nằm trên đường thẳng y=x+1 và thỏa mãn đẳng thức:

x+y=0.

A. M1;12                    

B. M12;12                           

C. P-12;12               

D. Q-12;-12

Hướng dẫn giải

Đáp án C

Thay y=x+1 vào biểu thức x+y=0, ta được:

x+x+1=0x-122x+1=02x+1=02x=-1x=-12(TM)y=-12+1=12. 

Vậy điểm P-12;12 thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Bài 9: Cho đường thẳng (d): y=x+m-1. Tìm m để (d) cắt trục Ox và Oy lần lượt tại A và B sao cho diện tích tam giác OAB bằng 18.

Hướng dẫn giải

dOx=A

Vì Ox: y=0 0=x+m-1x=1-m

Vậy tọa độ điểm A(1-m;0). Suy ra OA=|1-m|.

dOy=B

Vì Oy: x=0 y=0+m-1y=m-1

Vậy tọa độ điểm B(0;m-1). Suy ra OB=|m-1|.

+ Do tam giác OAB vuông tại O nên diện tích tam giác OAB là:

 SΔOAB=12OA.OB=121-mm-1=1812m-12=18m-12=36m-1=6m-1=-6m=7m=-5

Vậy với m-5;7 thì SΔOAB=18.

Câu 10: Cho ba đường thẳng d1:y=m2-1x+m2-5;d2:y=x+1;d3:y=-x+3. Xác định m để ba đường thẳng đồng quy.

Hướng dẫn giải

Xét phương trình hoành độ giao điểm của d2,d3, ta có:

x+1=-x+3x+x=3-12x=2x=1y=1+1=2.

Suy ra giao điểm của d2,d3 là điểm A(1;2).

Để ba đường thẳng d1,d2,d3 đồng quy thì điểm Ad1, nghĩa là:

2=m2-1.1+m2-52=m2-1+m2-52m2=8m2=4m=2m=-2.

Vậy với m=2 hoặc m=-2 thì ba đường thẳng đã cho đồng quy.