Bài tập hệ thức Vi-ét và ứng dụng nâng cao có lời giải chi tiết

HỆ THỨC VI-ÉT

A. Kiến thức cần nhớ

1. Hệ thức Vi-ét

 Nếu x1;x2 là hai nghiệm của phương trình ax2+bx+c=0a0 thì:

x1+x2=-bax1.x2=ca

 Nếu phương trình ax2+bx+c=0a0 có a+b+c=0 thì phương trình có một nghiệm là x1=1, còn nghiệm kia là x2=ca

 Nếu phương trình ax2+bx+c=0a0 có a-b+c=0 thì phương trình có một nghiệm là x1=-1, còn nghiệm kia là x2=-ca 

2. Tìm hai số biết tổng và tích của chúng

 Nếu hai số đó có tổng bằng S và tích bằng P thì hai số đó là hai nghiệm của phương trình x2-Sx+P=0

Điều kiện để có hai số đó là:  S2-4P0Δ0

1. Phương trình vô nghiệm a=b=0c0 hoặc a0Δ<0

2. Phương trình có nghiệm kép a0Δ=0 

3. Phương trình có 2 nghiệm phân biệt a0Δ>0

4. Phương trình có 2 nghiệm cùng dấu a.c<0 

5. Phương trình có 2 nghiệm cùng dấu a0Δ0P>0

6. Phương trình có 2 nghiệm dương a0Δ0P>0S>0

7. Phương trình có 2 nghiệm phân biệt dương a0Δ>0P>0S>0

8. Phương trình có 2 nghiệm âm a0Δ0P>0S<0

9. Phương trình có 2 nghiệm phân biệt dương a0Δ>0P>0S<0

10. Phương trình có 2 nghiệm đối nhau a0Δ0P>0S=0

11. Phương trình có 2 nghiệm phân biệt thỏa x1<α<x2a0Δ>0a.fα<0 

12. Phương trình có 2 nghiệm phân biệt thỏa α<x1<x2a0Δ>0a.fα>0S2>α 

 

13. Phương trình có 2 nghiệm phân biệt thoả x1<x2<αa0Δ>0a.fα>0S2<α

 

4)  Các biểu thức thường gặp trong việc giải toán phương trình bậc hai chứa tham số Δ0:

x12+x22=x1+x22-2x1x2=S2-2p 

x1-x22=x1+x22-4x1x2=S2-4p 

x13+x23=x1+x23-3x1x2x1+x2=S3-3Sp 

x14+x24=x12+x222-2x12x22=S2-2p2-2p2 

1x1+1x2=x1+x2x1x2=Sp 

x1x2+x2x1=x12+x22x1x2=S2-2pp  

B. Một số ví dụ

Ví dụ 1: Cho phương trình mx2+2m-2x+m-3=0 ( là ẩn số).

a) Tìm m để phương trình có hai nghiệm trái dấu.

b) Tìm m để phương trình có hai nghiệm trái dấu và nghiệm âm có giá trị tuyệt đối lớn hơn nghiệm dương.

(Thi học sinh giỏi Toán 9, TP Hồ Chí Minh năm học 2011 – 2012) 

Giải

Tìm cách giải. Những bài toán liên quan đến dấu của nghiệm phương trình bậc hai bao giờ cũng liên quan đến công thức nghiệm và hệ thức Vi-ét. Cụ thể là:

Phương trình có hai nghiệm trái dấu gồm: Phương trình có nghiệm (Δ0) và x1x2<0ca<0 thì điều kiện nghiệm chung là: ac<0

Phương trình có hai nghiệm trái dấu và nghiệm âm có giá trị tuyệt đối lớn hơn nghiệm dương gồm: Phương trình có hai nghiệm trái dấu (ac<0) và nghiệm âm có giá trị tuyệt đối lớn hơn nghiệm dương (x1+x2<0)

Trình bày lời giải

a) Phương trình có hai nghiệm trái dấu

ac<0mm-3<00<m<3

b) Phương trình có hai nghiệm trái dấu và nghiệm âm có gái trị tuyệt đối lớn hơn nghiệm dương 

ac<0x1+x2<00<m<3-2m-2m<02<m<3.

Vậy với 2<m<3 thì phương trình có hai nghiệm trái dấu và nghiệm âm có giá trị tuyệt đối lớn hơn nghiệm dương. 

Ví dụ 2: Cho phương trình: 2x2+m-1x-m-1=0 (m là tham số). Tìm m để phương trình có hai nghiệm là số đo 2 cạnh của một tam giác vuong có độ dài đường cao kẻ từ đỉnh góc vuông là 45 (đơn vị độ dài).

Giải

Tìm cách giải. Bản chất của bài toán gồm 2 bước:

Bước 1. Phương trình có hai nghiệm x1;x2 dương Δ0x1+x2>0x1x2>0

Ÿ Bước 2. Hai nghiệm x1;x2 là số đo 2 cạnh của một tam giác vuông có độ dài đường cao kẻ từ đỉnh góc vuông là 45 (đơn vị độ dài) thì thỏa mãn:

1x12+1x22=1h2

Trình bày lời giải

 Xét Δ=m-12+4.2.m+1=m2-2m+1+8m+8=m+320

Phương trình luôn có hai nghiệm

Để hai nghiệm là số đo hai cạnh của tam giác  phương trình có hai nghiệm dương

x1+x2>0x1x2>0-m-12>0-m-12>0m<-1.

Hai nghiệm là số đo 2 cạnh của một tam giác vuông có độ dài đường cao kẻ từ đỉnh góc vuông là 45 (đơn vị độ dài)

1x12+1x22=2516x1+x22-2x1x2x12x22=2516m-12+4m+4m+12=2516

9m2+18m-55=0. Giải ra, ta được: m1=-113;m2=53.

Kết hợp điều kiện, ta được m1=-113 thỏa mãn 

Ví dụ 3: Cho phương trình x2-3mx-m=0 (m là tham số khác 0) có hai nghiệm phân biệt x1;x2. Tìm giá trị nhỏ nhất của:

A=m2x22+3mx1+3m+x12+3mx2+3mm2 

(Thi học sinh giỏi Toán 9, tỉnh Hưng Yên, năm học 2011 -2012)

Giải

Phương trình có hai nghiệm phâm biệt khi 9m2+4m>0 hay m9m+4>0

m>0 hoặc m<-49(*)

Theo Vi-ét: x1+x2=3mx1x2=-m

Ta có:

m2x22+3mx1+3m=m2x22+x1+x2x1-3x1x2=m2x12+x22-2x1x2=m2x1-x22>0

Áp dụng bất đẳng thức Cô-si cho 2 số dương: A=m2x1-x22+x1-x22m22

Vậy Amin=2m2x1-x22x1-x22m2m4=x1-x24

m2=x1-x22x12x22=x1-x22

x12x22=x1+x22-4x1x2

x1x2x1x2+4=9m2-m-m+4=9m2

8m2+4m=04m2m+1=0m=0Lm=-12

Vậy với m=-12 thì A=2 

Ví dụ 4: Cho phương trình x2-6x-m=0 (với m là tham số). Tìm m để phương trình đã cho có hai nghiệm x1 và x2 thỏa mãn: x12-x22=12

(Thi học sinh giỏi Toán 9, Tình Phú Thọ năm học 2012 – 2013) 

Giải

Δ=36+4m>04m>-36m>-9

* Áp dụng hệ thức Vi-ét ta có: x1+x2=6x1x2=-m

* Ta có: x12-x22=x1+x2x1-x2=12x1-x2=2

Suy ra: x1=4;x2=2

Từ đó suy ra: m=-4.2=-8 (thỏa mãn điều kiện)

Vậy với m=-8 thì phương trình có hai nghiệm x1 và x2 thỏa mãn x12-x22=12 

Ví dụ 5: Tìm tất cả các giá trị của m sao cho phương trình x4-4x3+8x+m=0 có đúng 4 nghiệm phân biệt.

(Thi học sinh giỏi Toán 9, Tỉnh Thanh Hóa năm học 2012 – 2013) 

Giải

Cách 1. Ta có x4-4x3+8x+m=0 (1)

x-14-6x-12+m+5=0

Đặt y=x-12,y0 phương trình có dạng: y2-6y+m+5=0 (2)

Phương trình (1) có 4 nghiệm phân biệt  Phương trình (2) có hai nghiệm dương phân biệt

.Δ'>0S>0P>09-m+5>06>0m+5>04-m>0m>-5-5<m<4. 

Cách 2. Ta có x4-4x3+8x+m=0 (1)

x2-2x2-4x2-2x+m=0

Đặt y=x2-2x phương trình có dạng: y2-4y+m=0 (3)

Phương trình (1) có 4 nghiệm phân biệt phương trình (3) có hai nghiệm phân biệt lớn hơn -1

Δ'>0x1+1x2+1>0x1+x22>-14-m>0x1x2+x1+x2+1>0x1+x2>-2

m<44+m+1>04>-2m<4m>-5-5<m<4

Tài liệu đầy đủ quý Thầy/Cô và bạn đọc vui lòng chọn mục tải xuống để xem chi tiết.