Cho tam giác ABC vuông ở A có AC=20cm. Kẻ AH vuông góc với BC. Biết BH=9cm,HC=16cm. Tính AB,AH.

Ta có BC=BH+HC=9+16=25cm
Xét tam giác ABC vuông tại A, theo định lý Py-ta-go ta có
AB2+AC2=BC2⇒AB2=BC2−AC2=252−202=225⇒AB=15cm.
Xét tam giác ABH vuông tại H, theo định lý Py-ta-go ta có
HB2+HA2=AB2⇒AH2=AB2−HB2=152−92=144⇒AH=12cm.
Vậy AH=12cm;AB=15cm.
Cho hình vẽ. Tính x.

Áp dụng định lý Py-ta-go cho tam giác ABC vuông tại B ta được
AC2=AB2+AC2⇒AB2=AC2−BC2⇒x2=132−122=25⇒x=5cm.
Vậy x=5cm.
Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ AH vuông góc với BC tại H. Cho BH=2cm,AB=4cm.
Tính AH.

Áp dụng định lý Pitago vào tam giác ABH vuông tại H ta có:
AB2=BH2+AH2⇔AH2=AB2−BH2
⇔AH2=42−22=12⇒AH=√12(cm)
Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ AH vuông góc với BC tại H. Cho BH=2cm,AB=4cm.
Tính chu vi tam giác ABC.

Xét tam giác ABC cân tại A có AH là đường cao.
Suy ra AH đồng thời là đường trung tuyến.
Suy ra BC=2.BH=2.2=4cm.
Vậy chu vi tam giác ABC là: 4+4+4=12(cm)
Cho tam giác ABC, kẻ AH vuông góc với BC. Tính chu vi ΔABC biết AB=5cm, AH=4cm,HC=√184cm (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).

Áp dụng định lý Py-ta-go cho tam giác ABH vuông tại H ta được
AH2+HB2=AB2⇒HB2=AB2−AH2=52−42=9⇒HB=3cm
Suy ra BC=HB+HC=3+√184cm
Áp dụng định lý Pytago cho tam giác vuông AHC ta được
AC2=AH2+HC2=42+184=200⇒AC=√200cm
Chu vi tam giác ABC là AB+AC+BC=5+√200+3+√184≈35,7cm.
Tam giác nào là tam giác vuông trong các tam giác có độ dài ba cạnh như sau:
+ Với bộ số 15cm;8cm;18cm ta thấy 182=324;152=225;82=64 nên 152+82=289<182 nên loại A.
+ Với bộ số 21dm;20dm;29dm ta thấy 292=841;212=441;202=400 nên 212+202=292(441+400=881)
Hay tam giác với ba cạnh có độ dài 21dm;20dm;29dm thì tam giác đó là tam giác vuông (theo định lý Pytago đảo).
+ Với bộ số 5m;6m;8m ta thấy 82=64;52+62=61⇒82>52+62 nên loại C.
+ Với bộ số 2m;3m;4m ta thấy 42=16;22+32=13 nên 42>22+32 nên loại D.
Cho hình vẽ. Tính x.


Kẻ AH⊥BD tại H.
Khi đó ACDB là hình chữ nhật suy ra HD=AC=6;AH=CD=8
Do đó BH=BD−DH=10−6=4
Áp dụng định lý Py-ta-go cho tam giác vuông AHB ta được
AB2=AH2+HB2=42+82=80⇒AB=√80.
Cho ABCD là hình vuông cạnh 4cm (hình vẽ). Khi đó, độ dài đường chéo AC là:

Vì ABCD là hình vuông nên AB=BC=4cm
Áp dụng định lý Py-ta-go cho tam giác ABC vuông tại B ta có:
AC2=AB2+BC2 =42+42=32⇒AC=√32 cm.
Tính cạnh huyền của một tam giác vuông biết tỉ số các cạnh góc vuông là 3:4 và chu vi tam giác là 36cm.
Gọi độ dài hai cạnh góc vuông là x;y(y>x>0) (cm) và độ dài cạnh huyền là z(z>y)(cm)
Theo đề bài ta có x3=y4 và x+y+z=36cm
Đặt x3=y4=k(k>0) suy ra x=3k;y=4k
Theo định lý Pytago ta có x2+y2=z2⇒z2=(3k)2+(4k)2=25k2=(5k)2⇒z=5k
Suy ra x+y+z=3k+4k+5k=12k=36 ⇒k=3 (tm )
Từ đó x=9cm;y=12cm;z=15cm.
Vậy cạnh huyền dài 15cm.
Tính x trong hình vẽ sau:

ΔABC vuông tại A nên ^ABC+^ACB=90o ⇒^ABC=90o−^ACB=90o−30o=60o.
Lại có: BD là tia phân giác của ^ABC (gt) nên ^ABD=^DBC=^ABC2=60o2=30o.
ΔABC vuông tại A có: ^ACB=30o nên AB=12BC hay BC=2AB.
Áp dụng định lí Pytago vào ΔABC vuông tại A ta có:
BC2=AB2+AC2⇒(2AB)2=AB2+32⇒4AB2=AB2+9⇒4AB2−AB2=9⇒3AB2=9⇒AB2=9:3=3⇒AB=√3
ΔABD vuông tại A có: ^ABD=30o nên AD=12BD hay BD=2AD.
Áp dụng định lí Pytago vào ΔABD vuông tại A ta có:
BD2=AB2+AD2⇒(2AD)2=AB2+AD2⇒(2x)2=(√3)2+x2⇒4x2=3+x2⇒4x2−x2=3⇒3x2=3⇒x2=3:3=1⇒x=√1=1.
Tính x trong hình vẽ sau:

Áp dụng định lí Pytago vào ΔABH vuông tại H ta có:
AB2=AH2+BH2
⇒AH2=AB2−BH2=92−32=72.
Áp dụng định lí Pytago vào ΔACH vuông tại H ta có:
AC2=AH2+HC2
⇒HC2=AC2−AH2=112−72=49
⇒x=HC=√49=7.
Tính x trong hình vẽ sau:

Áp dụng định lí Pytago vào tam giác vuông AHB vuông tại H ta có:
AH2+BH2=AB2⇒AH2=AB2−BH2 (1)
Áp dụng định lí Pytago vào tam giác vuông AHC vuông tại H ta có:
AH2+CH2=AC2⇒AH2=AC2−CH2 (2)
Từ (1) và (2) ta có: AB2−BH2=AC2−CH2
⇒AB2−182=x2−322
⇒AB2=x2−322+182
⇒AB2=x2−1024+324
⇒AB2=x2−700
Ta có: BC=BH+CH=18+32=50.
Áp dụng định lí Pytago vào tam giác vuông ABC vuông tại A ta có:
AB2+AC2=BC2
⇒AB2+x2=502 (3)
Thay AB2=x2−700 vào (3) ta được:
x2−700+x2=502⇒2x2=2500+700⇒2x2=3200⇒x2=3200:2=1600⇒x=√1600=40..
Cho tam giác ABC có ˆB;ˆC là các góc nhọn. Gọi H là chân đường vuông góc hạ từ A xuống BC. Biết AH=6cm;BH=4,5cm và HC=8cm. Khi đó ΔABC là tam giác gì?

Áp dụng định lí Pytago vào tam giác vuông AHB vuông tại H ta có:
AB2=AH2+BH2⇒AB2=62+4,52=36+814=2254
Áp dụng định lí Pytago vào tam giác vuông AHC vuông tại H ta có:
AC2=AH2+HC2⇒AC2=62+82=36+64=100
Ta có: BC=BH+HC=4,5+8=252
⇒BC2=(252)2=6254 (1)
Ta có: AB2+AC2=2254+100=6254 (2)
Từ (1) và (2) suy ra: BC2=AB2+AC2
Vậy tam giác ABC vuông tại A.
Một tam giác có độ dài ba đường cao là 4,8cm;6cm;8cm. Tam giác đó là tam giác gì?
Gọi a,b,c lần lượt là độ dài ba cạnh của tam giác ứng với các đường cao theo thứ tự đã cho, S là diện tích của ΔABC (a,b,c,S>0).
Ta có: S=12.4,8.a=12.6.b=12.8.c hay 4,8a=6b=8c=2S
Do đó a=2S4,8=5S12, b=2S6=S3, c=2S8=S4.
Ta có: b2+c2=(S3)2+(S4)2=S29+S216=25S2144, a2=(5S12)2=25S2144.
Suy ra a2=b2+c2 nên tam giác đã cho là tam giác vuông, đỉnh góc vuông ứng với đường cao có độ dài là 4,8cm.