Cho tam giác ABC và tam giác DEF có ˆB=ˆF,BC=FE. Cần thêm một điều kiện gì để tam giác ABC và tam giác DFE bằng nhau theo trường hợp góc – cạnh – góc?

Áp dụng trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc – cạnh – góc, ta thấy để tam giác ABC và tam giác DFE bằng nhau ta cần thêm một điều kiện là ˆC=ˆE.
Cho tam giác IKQ và tam giác MNP có ˆI=^M,ˆK=ˆP. Cần thêm điều kiện gì để tam giác IQK và tam giác MNP bằng nhau theo trường hợp góc – cạnh – góc:

Ta thấy hai tam giác IQK và tam giác MNP có hai yếu tố về góc ˆI=^M,ˆK=ˆP.
Để tam giác IQK và tam giác MNP bằng nhau theo trường hợp góc – cạnh – góc thì cần thêm điều kiện về cạnh kề hai góc đã cho đó là IK=MP.
Cho tam giác PQR và tam giác DEF có ˆP=ˆD=60∘, PR=DE, ˆR=ˆE. Phát biểu nào trong các phát biểu sau đây là đúng:

Xét tam giác PQR và tam giác DFE có ˆP=ˆD=60∘, PR=DE, ˆR=ˆE. Do đó ΔPQR=ΔDFE (g.c.g)
Cho góc xOy có tia phân giác Oz. Trên Oz lấy điểm E, vẽ đường thẳng qua E vuông góc với Ox tại K, cắt Oy tại N. Vẽ đường thẳng qua E vuông góc với Oy tại H cắt Ox tại M. Chọn câu đúng.

Vì Oz là tia phân giác của ^xOy nên ^O1=^O2
Xét tam giác OKE và tam giác OHE có:
^EKO=^EHO=90∘ (gt)
OE là cạnh chung
^O2=^O1 (cmt)
⇒ΔOKE=ΔOHE (cạnh huyền – góc nhọn)
Do đó OK=OH (hai cạnh tương ứng)
Xét tam giác OKN và tam giác OHM có:
^EKO=^EHO=90∘ (gt)
OK=OH (cmt)
^MON chung
⇒ΔOKN=ΔOHM(g.c.g)
Do đó KN=HM (hai cạnh tương ứng).
Cho đoạn thẳng AB,O là trung điểm của AB. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AB vẽ các tia Ax;By vuông góc với AB. Gọi C là một điểm thuộc tia Ax. Đường vuông góc với OC tại O cắt tia By ở D. Tính DC biết AC=5cm;BD=2cm.

Kéo dài OC cắt BD tại K. Ta có OD⊥OC⇒OD⊥CK⇒^COD=^KOD=90∘; AB⊥DK⇒^OBD=^OBK=90∘.
Xét tam giác AOC và tam giác BOK có:
+ ^OAC=^OBK=90∘
+ OA=OB (O là trung điểm của AB )
+ ^AOC=^BOK (hai góc đối đỉnh)
Suy ra ΔAOC=ΔBOK(g.c.g) ⇒OC=OK (hai cạnh tương ứng); AC=BK (hai cạnh tương ứng)
Xét tam giác DOC và tam giác DOK có:
+ OC=OK (cmt)
+ ^DOC=^DOK=90∘ (cmt)
+ OD là cạnh chung
Suy ra ΔDOC=ΔDOK(c.g.c) ⇒CD=DK (hai cạnh tương ứng)
Ta có: DK=DB+BK mà AC=BK (cmt) và CD=DK (cmt) nên CD=AC+BD=5+2=7(cm).
Vậy CD=7(cm).
Cho tam giác ABC có AB<AC. Tia phân giác của góc A cắt BC ở K. Từ B kẻ đường thẳng vuông góc với AK tại H cắt AC ở D. Chọn câu sai.

Vì AK là tia phân giác của ^BAC nên ^A1=^A2
Theo giả thiết ta có: BH⊥AK⇒BD⊥AK⇒^AHB=^AHD=90∘
Xét tam giác AHB và tam giác AHD có:
+ ^A1=^A2 (cmt)
+ AH là cạnh chung
+ ^AHB=^AHD=90∘
Nên ΔAHB=ΔAHD(g.c.g) ⇒HB=HD;AB=AD (hai cạnh tương ứng) ; ^ABH=^ADH (hai góc tương ứng)
Cho tam giác DEF và tam giác HKG có ˆD=ˆK, ˆE=ˆG, DE=KG. Biết ˆF=750. Số đo góc H là:

Xét tam giác DEF và tam giác KGH có ˆD=ˆK, ˆE=ˆG, DE=KG
Do đó ΔDEF=ΔKGH(g.c.g)
Do đó ˆH=ˆF=750 (hai góc tương ứng).
Cho tam giác MNP và tam giác DEF có MN=EF, ˆM=ˆF, ˆN=ˆE. Biết ED=9cm. Độ dài NP là:

Xét tam giác MNP và tam giác FED có MN=EF, ˆM=ˆF, ˆN=ˆE.
Do đó ΔMNP=ΔFED(g.c.g).
Do đó NP=ED=9cm (hai cạnh tương ứng).
Cho tam giác ABC vuông tại A có AB=AC. Qua A kẻ đường thẳng xy sao cho B,C nằm cùng phía với xy. Kẻ BD và CE vuông góc với xy. Tính DE biết BD=3cm;CE=2cm.

Ta có: ˆA1+ˆA2=900(do^BAC=900).
Mà ˆA1+ˆB2=900 vì tam giác ABD vuông tại D.
⇒ˆB2=ˆA2 (cùng phụ với ˆA1).
Xét tam giác BDA và tam giác AEC có:
ˆD=ˆE=900; AB=AC (gt) và ˆB2=ˆA2 (cmt)
⇒ΔBDA=ΔAEC (cạnh huyền – góc nhọn)
Suy ra BD=AE (hai cạnh tương ứng), CE=AD (hai cạnh tương ứng).
Do đó DE=AD+AE=CE+BD=2+3=5cm
Cho tam giác ABC và tam giác NPM có BC=PM;ˆB=ˆP. Cần thêm một điều kiện gì để tam giác MPN và tam giác CBA bằng nhau theo trường hợp góc – cạnh – góc ?
Áp dụng trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác ta thấy cần thêm điều kiện về góc kề cạnh đó là ˆC=ˆM.
Cho tam giác ABC và tam giác MNP có ˆA=^M,ˆB=ˆN . Cần thêm điểu kiện gì để tam giác ABC và tam giác MNP bằng nhau theo trường hợp góc – cạnh – góc:
Ta thấy hai tam giác ABC và tam giác MNP có hai yếu tố về góc ˆA=^M,ˆB=ˆN.
Để tam giác ABC và tam giác MNP bằng nhau theo trường hợp góc – cạnh – góc thì cần thêm điều kiện về cạnh kề hai góc đã cho đó là AB=MN.
Cho tam giác ABC và tam giác MNP có ˆB=ˆN=90∘, AC=MP, ˆC=ˆM . Phát biểu nào trong các phát biểu sau đây là đúng:
Xét tam giác ABC và tam giác MNP có ˆB=ˆN=90∘, AC=MP, ˆC=ˆM , do đó ΔABC=ΔPNM (cạnh huyền – góc nhọn)
Cho góc nhọn xOy,Oz là tia phân giác của góc đó. Qua điểm A thuộc tia Ox kẻ đường thẳng song song với Oy cắt Oz ở M. Qua M kẻ đường thẳng song song với Ox cắt Oy ở B. Chọn câu đúng.

Ta có:
^M1=^O2 (hai góc so le trong)
^M2=^O1 (hai góc so le trong)
^O2=^O1(do Oz là tia phân giác của góc xOy)
Do đó ^M2=^M1
Xét tam giác AOM và tam giác BOM có:
^M2=^M1(cmt)
OM là cạnh chung
^O2=^O1(cmt)
⇒ΔAOM=ΔBOM(g.c.g)
Do đó OA=OB;MA=MB (các cặp cạnh tương ứng).
Cho đoạn thẳng AB,O là trung điểm của AB. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AB vẽ các tia Ax;By vuông góc với AB. Gọi C là một điểm thuộc tia Ax. Đường vuông góc với OC tại O cắt tia By ở D. Khi đó

Kéo dài OC cắt BD tại K. Khi đó OD⊥OC⇒OD⊥CK⇒^COD=^KOD=90∘ ; AB⊥DK⇒^OBD=^OBK=90∘.
Xét tam giác AOC và tam giác BOK có
+ ^OAC=^OBK=90∘
+ OA=OB (O là trung điểm của AB)
+ ^AOC=^BOK (hai góc đối đỉnh)
Suy ra ΔAOC=ΔBOK(g−c−g) ⇒OC=OK (hai cạnh tương ứng); AC=BK (hai cạnh tương ứng)
Xét tam giác DOC và tam giác DOK có
+ OC=OK (cmt)
+ ^DOC=^DOK=90∘
+ Cạnh OD chung,
Suy ra ΔDOC=ΔDOK(g−c−g) ⇒CD=DK (hai cạnh tương ứng)
Ta có DK=DB+BK mà AC=BK(cmt) và CD=DK (cmt) nên CD=AC+BD.
Cho tam giác ABC có AB=AC. Trên các cạnh AB và AC lấy các điểm D,E sao cho AD=AE. Gọi K là giao điểm của BE và CD. Chọn câu sai.

Xét tam giác ABE và tam giác ACD có
+ AE=AD(gt)
+ Góc A chung
+ AB=AC(gt)
Suy ra ΔABE=ΔACD(c−g−c) ⇒^ABE=^ACD;^ADC=^AEB (hai góc tương ứng) và BE=CD (hai cạnh tương ứng) nên A đúng.
Lại có ^ADC+^BDC=180∘; ^AEB+^BEC=180∘ (hai góc kề bù) mà ^ADC=^AEB (cmt)
Suy ra ^BDC=^BEC.
Lại có AB=AC;AD=AE(gt) ⇒AB−AD=AC−AE⇒BD=EC nên C đúng.
Xét tam giác KBD và tam giác KCE có
+ ^ABE=^ACD(cmt)
+ BD=EC(cmt)
+ ^BDC=^BEC(cmt)
Nên ΔKBD=ΔKCE(g−c−g) ⇒KB=KC;KD=KE (hai cạnh tương ứng) nên B đúng, D sai.
Cho tam giác DEF và tam giác HKG có ˆD=ˆH, ˆE=ˆK, DE=HK. Biết ˆF=800. Số đo góc G là:
Xét tam giác DEF và tam giác HKG có ˆD=ˆH, ˆE=ˆK, DE=HK, do đó ΔDEF=ΔHKG(g.c.g).
Do đó ˆG=ˆF=800 (hai góc tương ứng).
Cho tam giác ABC và tam giác DEF có AB=DE, ˆB=ˆE , ˆA=ˆD. Biết AC=6cm. Độ dài DF là:
Xét tam giác ABC và tam giác DEF có AB = DE, \widehat B = \widehat E , \widehat A = \widehat D , do đó \Delta ABC = \Delta DEF\,\left( {g - c - g} \right).
Do đó DF = AC = 6cm (hai cạnh tương ứng).
Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = AC. Qua A kẻ đường thẳng xy sao cho B,C nằm cùng phía với xy. Kẻ BD và CE vuông góc với xy. Chọn câu đúng.

Ta có: {\widehat A_1} + {\widehat A_2} = {90^0}\,\,\,\left( {do\,\,\,\widehat {BAC} = {{90}^0}} \right)
Mà {\widehat A_1} + {\widehat B_2} = {90^0} vì tam giác ABD vuông tại D.
\Rightarrow {\widehat B_2} = {\widehat A_2} (cùng phụ với {\widehat A_1}).
Lại có {\widehat A_2} + {\widehat C_1} = {90^0} vì tam giác ACE vuông tại E
\Rightarrow {\widehat A_1} = {\widehat C_1} (cùng phụ với {\widehat A_2}).
Xét hai tam giác vuông BDA và AEC có:
\widehat D = \widehat E = {90^0}; AB = AC (gt) và \widehat {{A_1}} = \widehat {{C_1}} (cmt)
\Rightarrow \Delta BA{\rm{D}} = \Delta ACE (cạnh huyền – góc nhọn)
Suy ra BD = AE (hai cạnh tương ứng), CE = AD (hai cạnh tương ứng).
Do đó DE = AD + AE = CE + BD.
Cho tam giác ABC,D là trung điểm của AB. Đường thẳng qua D và song song với BC cắt AC ở E, đường thẳng qua E và song song với AB cắt BC ở F. Khi đó

Xét tam giác DEF và tam giác FBD có:
\widehat {{D_1}} = \widehat {{F_1}} (hai góc so le trong).
DF là cạnh chung
\widehat {{F_2}} = \widehat {{D_2}} (hai góc so le trong).
Vậy \Delta DEF = \Delta FBD\,\,\,(g.c.g)
Suy ra EF = BD (hai cạnh tương ứng)
Mà AD = BD nên EF = AD
Ta có : \widehat {{F_3}} = \widehat B (hai góc đồng vị); \widehat {{D_3}} = \widehat B (hai góc đồng vị)
\Rightarrow \widehat {{D_3}} = \widehat {{F_3}}\left( { = \widehat B} \right)..
Xét tam giác ADE và tam giác EFC có:
\widehat {{D_3}} = \widehat {{F_3}}(cmt)
\widehat A = \widehat {{E_1}}(hai góc đồng vị)
AD = EF\left( {cmt} \right)
\Rightarrow \Delta ADE = \Delta EFC\,\,\,(g.c.g). (1)
Tương tự ta chứng minh được \Delta EFC = \Delta DBF\,\,\,(g.c.g) (2)
Từ (1) và (2) suy ra \Delta ADE = \Delta EFC = \Delta DBF (3)
Cho tam giác ABC có \widehat A = {60^0}. Tia phân giác của góc B cắt AC ở D, tia phân giác của góc C cắt AB ở E. Các tia phân giác đó cắt nhau ở I. Tính độ dài ID, biết IE = 2cm.

Vì BD là tia phân giác của \widehat {ABC} nên \widehat {{B_1}} = \widehat {{B_2}} = \dfrac{1}{2}\widehat {ABC}
Vì CE là tia phân giác của \widehat {ACB} nên \widehat {{C_1}} = \widehat {{C_2}} = \dfrac{1}{2}\widehat {ACB}
Xét \Delta ABC có: \widehat A + \widehat {ABC} + \widehat {ACB} = 180^\circ (tổng ba góc của một tam giác bằng 180^\circ )
Mà \widehat A = 60^\circ nên \widehat {ABC} + \widehat {ACB} = 180^\circ - \widehat A = 180^\circ - 60^\circ = 120^\circ
Ta lại có: \widehat {{B_2}} + \widehat {{C_2}} = \dfrac{1}{2}\widehat {ABC} + \dfrac{1}{2}\widehat {ACB} = \dfrac{1}{2}(\widehat {ABC} + \widehat {ACB}) = \dfrac{1}{2}.120^\circ = 60^\circ
Xét \Delta BIC có \widehat {BIC} + \widehat {{B_2}} + \widehat {{C_2}} = 180^\circ (tổng ba góc của một tam giác bằng 180^\circ )
Mà \widehat {{B_2}} + \widehat {{C_2}} = 60^\circ nên \widehat {BIC} = 180^\circ - (\widehat {{B_2}} + \widehat {{C_2}}) = 180^\circ - 60^\circ = 120^\circ
Mặt khác: \widehat {BIC} + \widehat {BIE} = 180^\circ (hai góc kề bù) \Rightarrow \widehat {BIE} = 180^\circ - \widehat {BIC} = 180^\circ - 120^\circ = 60^\circ
Khi đó \widehat {CID} = \widehat {BIE} = 60^\circ (hai góc đối đỉnh) (1)
Kẻ tia phân giác của \widehat {BIC} cắt BC tại H
Suy ra \widehat {BIH} = \widehat {HIC} = \dfrac{1}{2}.\widehat {BIC} = \dfrac{1}{2}.120^\circ = 60^\circ (2)
Từ (1) và (2) suy ra \widehat {CID} = \widehat {BIE} = \widehat {BIH} = \widehat {HIC}
Xét tam giác BIE và tam giác BIH có:
\widehat {{B_1}} = \widehat {{B_2}} (cmt)
BI là cạnh chung
\widehat {BIE} = \widehat {BIH} (cmt)
\Rightarrow \Delta BIE = \Delta BIH \,(g.c.g) \Rightarrow IE = IH (hai cạnh tương ứng) (3)
Xét tam giác CID và tam giác CIH có:
\widehat {{C_1}} = \widehat {{C_2}} (cmt)
CI là cạnh chung
\widehat {CID} = \widehat {HIC} (cmt)
\Rightarrow \Delta CID = \Delta CIH \,(g.c.g) \Rightarrow ID = IH (hai cạnh tương ứng) (4)
Từ (3) và (4) suy ra ID = IE = 2cm