Cho véc tơ \(\overrightarrow n \ne \overrightarrow 0 \) là véc tơ pháp tuyến của mặt phẳng \(\left( P \right)\). Khi đó giá của \(\overrightarrow n \)
Véc tơ \(\overrightarrow n \left( { \ne \overrightarrow 0 } \right)\) là một véc tơ pháp tuyến (VTPT) của mặt phẳng \(\left( P \right)\) thì giá của \(\overrightarrow n \) vuông góc với \(\left( P \right)\).
Mặt phẳng \(\left( P \right)\) nhận cặp véc tơ \(\overrightarrow a = \left( {1;1;3} \right),\overrightarrow b = \left( { - 2;1;1} \right)\) làm cặp VTCP, \(\left( P \right)\) nhận véc tơ nào dưới đây làm VTPT?
Ta có: \(\left[ {\overrightarrow a ,\overrightarrow b } \right] = \left( { - 2; - 7;3} \right)\)
Do đó \(\overrightarrow n = \left( { - 2; - 7;3} \right)\) là một véc tơ pháp tuyến của \(\left( P \right)\)
Đề thi THPT QG - 2021 - mã 102
Trong không gian \(Oxyz,\) cho mặt phẳng \(\left( P \right): - 2x + 5y + z - 3 = 0\). Vectơ nào dưới đây là một vectơ pháp tuyến của \(\left( P \right)\)?
Ta có \(\left( P \right): - 2x + 5y + z - 3 = 0\) có một vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow n = \left( { - 2;5;1} \right)\)
Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( P \right):\,\,2x + 5z - 3 = 0\). Một vectơ pháp tuyến của \(\left( P \right)\) có tọa độ là:
Mặt phẳng \(\left( P \right):\,\,2x + 5z - 3 = 0\) có 1 VTPT là \(\overrightarrow n = \left( {2;0;5} \right)\).
Trong không gian \(Oxyz\), điểm nào dưới đây thuộc cả hai mặt phẳng \(\left( \alpha \right):2x + y - z - 1 = 0\) và \(\left( \beta \right):2x + y + z - 1 = 0\)?
Điểm \(Q\left( {0;1;0} \right)\), thay tọa độ \(Q\) vào \(\left( \alpha \right)\) : \(2.0 + 1 - 0 - 1 = 0\) nên \(Q \in \left( \alpha \right)\), thay tọa độ \(Q\) vào \(\left( \beta \right)\) : \(2.0 + 1 + 0 - 1 = 0\) nên \(Q \in \left( \beta \right)\).
Do đó \(Q \in \left( \alpha \right)\) và \(Q \in \left( \beta \right)\).
Trong không gian $Oxyz$, điểm nào dưới đây nằm trên mặt phẳng $(P): 2x – y + z – 2 = 0$?
Thay tọa độ điểm \(N\) vào phương trình mặt phẳng \((P)\) ta có \(2.1 – (–1) – 1 – 2 = 0\), vậy điểm \(N\) thuộc mặt phẳng \((P)\).
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai vectơ \(\overrightarrow a = \left( {1;1 - 2} \right)\); \(\overrightarrow b = \left( {2;1; - 1} \right)\). Tính \(\cos \left( {\overrightarrow a ,\overrightarrow b } \right)\)
Ta có: \(\cos \left( {\overrightarrow a ,\overrightarrow b } \right) = \dfrac{{1.2 + 1.1 + \left( { - 2} \right)\left( { - 1} \right)}}{{\sqrt {{1^2} + {1^2} + {{\left( { - 2} \right)}^2}} \sqrt {{2^2} + {1^2} + {{\left( { - 1} \right)}^2}} }} = \dfrac{5}{6}\)
Trong không gian với hệ trục tọa độ \(Oxyz\), cho mặt phẳng \(\left( P \right):x+2y-2z+3=0\), mặt phẳng \(\left( Q \right):x-3y+5z-2=0\). Cosin của góc giữa hai mặt phẳng \(\left( P \right)\), \(\left( Q \right)\) là
Ta có véctơ pháp tuyến của mp\(\left( P \right)\) là \(\overrightarrow{{{n}_{P}}}=\left( 1;2;-2 \right)\), véctơ pháp tuyến của mp\(\left( Q \right)\) là \(\overrightarrow{{{n}_{Q}}}=\left( 1;-3;5 \right)\).
Gọi \(\alpha \) là góc giữa hai mặt phẳng \(\left( P \right)\), \(\left( Q \right)\) ta có
\(\cos \alpha =\frac{\left| \overrightarrow{{{n}_{P}}}.\overrightarrow{{{n}_{Q}}} \right|}{\left| \overrightarrow{{{n}_{P}}} \right|\left| \overrightarrow{{{n}_{Q}}} \right|}\)\(=\frac{\left| 1.1+2.\left( -3 \right)-2.5 \right|}{\sqrt{{{1}^{2}}+{{2}^{2}}+{{\left( -2 \right)}^{2}}}\sqrt{{{1}^{2}}+{{\left( -3 \right)}^{2}}+{{5}^{2}}}}\)\(=\frac{15}{3\sqrt{35}}\)\(=\frac{\sqrt{35}}{7}\).
Trong không gian Oxyz, cho hai mặt phẳng \(\left( P \right):\,\,x+2y-2z-6=0\) và \(\left( Q \right):\,\,x+2y-2z+3=0\). Khoảng cách giữa hai mặt phẳng (P) và (Q) bằng:
Lấy \(M\left( 6;0;0 \right)\in \left( P \right)\) ta có: (P) // (Q) \(\Rightarrow d\left( \left( P \right);\left( Q \right) \right)=d\left( M;\left( Q \right) \right)=\frac{\left| 6+3 \right|}{\sqrt{1+{{2}^{2}}+{{2}^{2}}}}=3\)
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( P \right):\,\,x-y+z-5=0\). Tính khoảng cách d từ \(M\left( 1;2;1 \right)\) đến mặt phẳng (P) được :
\(d\left( M;\left( P \right) \right)=\frac{\left| 1-2+1-5 \right|}{\sqrt{{{1}^{2}}+{{\left( -1 \right)}^{2}}+{{1}^{2}}}}=\frac{5\sqrt{3}}{3}\)
Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz,\) tính khoảng cách từ điểm \(M\left( 1;2;-\,3 \right)\) đến mặt phẳng \(\left( P \right):x+2y-2z-2=0.\)
Khoảng cách từ điểm \(M\) đến mặt phẳng \(\left( P \right)\) là \(d\left( M;\left( P \right) \right)=\frac{\left| 1.1+2.2-2.\left( -\,3 \right)-2 \right|}{\sqrt{{{1}^{2}}+{{2}^{2}}+{{\left( -\,2 \right)}^{2}}}}=3.\)
Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho mặt phẳng \(\left( \alpha \right):2x-2y+z+5=0\). Khoảng cách \(h\) từ điểm \(A\left( 1;1;1 \right)\) đến mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) bằng
Khoảng cách cần tính là \(h=\frac{\left| 2.1-2.1+1.1+5 \right|}{\sqrt{{{2}^{2}}+{{\left( -\,2 \right)}^{2}}+{{1}^{2}}}}=\frac{6}{3}=2.\)
Trong không gian \(Oxyz,\) mặt phẳng \(\left( P \right):x - 2y + z - 5 = 0\). Điểm nào dưới đây thuộc \(\left( P \right)?\)
+ Đáp án A : \(Q\left( {2; - 1;5} \right)\). Thay \(x = 2;\,\,y = - 1;\,\,z = 5\) vào phương trình mặt phẳng \(\left( P \right):x - 2y + z - 5 = 0\) ta được \(2 - 2.\left( { - 1} \right) + 5 - 5 = 4 \ne 0\) nên \(Q \notin \left( P \right)\).
+ Đáp án B : \(P\left( {0;0; - 5} \right)\). Thay \(x = 0;\,\,y = 0;\,\,z = - 5\) vào phương trình mặt phẳng \(\left( P \right):x - 2y + z - 5 = 0\) ta được \(0 - 2.0 + \left( { - 5} \right) - 5 = - 10 \ne 0\) nên \(P \notin \left( P \right).\)
+ Đáp án C : \(M\left( {1;1;6} \right)\). Thay \(x = 1;y = 1;z = 6\) vào phương trình mặt phẳng \(\left( P \right):x - 2y + z - 5 = 0\) ta được \(1 - 2.1 + 6 - 5 = 0\) nên \(M \in \left( P \right).\)
+ Đáp án D : \(N\left( { - 5;0;0} \right)\). Thay \(x = - 5;y = 0;z = 0\) vào phương trình mặt phẳng \(\left( P \right):x - 2y + z - 5 = 0\) ta được \( - 5 - 2.0 + 0 - 5 = - 10 \ne 0\) nên \(N \notin \left( P \right).\)
Trong không gian Oxyz, cho điểm $A(-1;3;-2)$ và mặt phẳng \(\left( \alpha \right):\,x-2y-2z+5=0\). Khoảng cách từ điểm $A$ đến mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) bằng:
Khoảng cách từ A đến \(\left( \alpha \right)\)là: \(d(A,\left( \alpha \right))=\frac{\left| -1-2.3-2.(-2)+5 \right|}{\sqrt{{{1}^{2}}+{{2}^{2}}+{{2}^{2}}}}=\frac{2}{3}\) .
Trong không gian Oxyz, cho điểm \(A\left( 1;2;2 \right)\). Các số \(a,b\) khác 0 thỏa mãn khoảng cách từ A đến mặt phẳng \(\left( P \right):\,\,ay+bz=0\) bằng \(2\sqrt{2}\). Khẳng định nào sau đây là đúng?
\(d\left( A;\left( P \right) \right)=\frac{\left| 2a+2b \right|}{\sqrt{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}}}=2\sqrt{2}\Leftrightarrow {{\left( a+b \right)}^{2}}=2\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}} \right)\Leftrightarrow {{a}^{2}}-2ab+{{b}^{2}}=0\Leftrightarrow {{\left( a-b \right)}^{2}}=0\Leftrightarrow a=b\)
Trong không gian Oxyz, cho hai mặt phẳng \(\left( P \right):2x-y+3z-1=0\) và mặt phẳng \(\left( Q \right):4x-2y+6z-1=0\). Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
\(\left( P \right):2x-y+3z-1=0\), \(\left( Q \right):4x-2y+6z-1=0\)
Ta có: \(\frac{2}{4}=\frac{-1}{-2}=\frac{3}{6}\ne \frac{-1}{-1}\Rightarrow \)(P) và (Q) song song với nhau.
Mặt phẳng \(\left( P \right)\) có véc tơ pháp tuyến \(\overrightarrow n \ne \overrightarrow 0 \) thì giá của \(\overrightarrow n \) :
Véc tơ \(\overrightarrow n \left( { \ne \overrightarrow 0 } \right)\) là một véc tơ pháp tuyến (VTPT) của mặt phẳng \(\left( P \right) \Leftrightarrow \overrightarrow n \bot \left( P \right)\).
Hai véc tơ không cùng phương \(\overrightarrow a ,\overrightarrow b \) được gọi là cặp véc tơ chỉ phương (VTCP) của \(\left( P \right)\) nếu giá của chúng:
Hai véc tơ \(\overrightarrow a ,\overrightarrow b \left( { \ne \overrightarrow 0 } \right)\) được gọi là cặp véc tơ chỉ phương (VTCP) của \(\left( P \right)\) nếu giá của chúng nằm trong \(\left( P \right)\) hoặc song song với \(\left( P \right)\).
Nếu \(\overrightarrow n \) là một VTPT của \(\left( P \right)\) thì một VTPT khác của \(\left( P \right)\) là:
Nếu \(\overrightarrow n \) là một VTPT của \(\left( P \right)\) thì \(k.\overrightarrow n \left( {k \ne 0} \right)\) cũng là VTPT của \(\left( P \right)\).
Nếu hai véc tơ \(\overrightarrow a ,\overrightarrow b \) là cặp véc tơ chỉ phương của mặt phẳng \(\left( P \right)\) thì:
Hai véc tơ không cùng phương \(\overrightarrow a ,\overrightarrow b \) được gọi là cặp véc tơ chỉ phương (VTCP) của \(\left( P \right)\) nếu giá của chúng nằm trong \(\left( P \right)\) hoặc song song với \(\left( P \right)\).
Từ định nghĩa ta thấy hai véc tơ đó muốn là cặp VTCP thì chúng phải không cùng phương.