Mặt cầu ngoại tiếp, nội tiếp đa diện

Câu 21 Trắc nghiệm

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình thang vuông tại \(A\) và \(B\). Biết \(SA\) vuông góc với \(\left( {ABCD} \right)\), \(AB = BC = a\), \(AD = 2a\), \(SA = a\sqrt 2 \). Gọi \(E\) là trung điểm của \(AD\). Bán kính mặt cầu đi qua các điểm \(S,\,\,A,\,\,B,\,\,C,\,\,E\) bằng:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Xét tứ giác \(ABCE\) có \(AB = BC = AE = a,\,\,BC\parallel AE,\,\,\angle ABC = {90^0}\) nên \(ABCE\) là hình vuông.

Gọi \(O = AC \cap BD\), \(I\) là trung điểm của \(SC\) ta có \(OI\parallel SA\) (\(OI\) là đường trung bình của tam giác \(SAC\)) nên \(OI \bot \left( {ABCD} \right)\).

Do đó \(IA = IB = IC = IE\).

Lại có \(SA \bot \left( {ABCD} \right) \Rightarrow SA \bot AC \Rightarrow \Delta SAC\) vuông tại \(A\)  (tam giác vuông có trung điểm của cạnh huyền là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác).

\( \Rightarrow IS = IA = IB = IC = IE\) \( \Rightarrow I\) là tâm mặt cầu đi qua các điểm \(S,\,\,A,\,\,B,\,\,C,\,\,E\), bán kính của khối cầu này là \(R = IS = \dfrac{1}{2}SC\).

Vì  là hình vuông cạnh  nên \(AC = a\sqrt 2 \).

Áp dụng định lí Pytago trong tam giác vuông  có: \(SC = \sqrt {S{A^2} + A{C^2}}  = \sqrt {2{a^2} + 2{a^2}}  = 2a\).

Vậy \(R = \dfrac{1}{2}SC = a\).

Câu 22 Trắc nghiệm

Cho khối cầu có thể tích \(V = 4\pi {a^3}\,\,\,\left( {a > 0} \right),\) bán kính \(R\) của khối cầu trên theo \(a\) là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Thể tích khối cầu đã cho là: \(V = 4\pi {a^3}\) \( \Leftrightarrow \dfrac{4}{3}\pi {R^3} = 4\pi {a^3}\) \( \Leftrightarrow {R^3} = 3{a^3} \Leftrightarrow R = a\sqrt[3]{3}\)

Câu 23 Trắc nghiệm

Cho khối cầu có đường kính bằng 12. Thể tích khối cầu đã cho bằng

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Bán kính của mặt cầu đã cho là:\(R = 12:2 = 6.\)

Thể tích khối cầu đã cho là: \(V = \dfrac{4}{3}\pi {R^3} = \dfrac{4}{3}\pi {.6^3} = 288\pi .\)

Câu 24 Trắc nghiệm

Mặt cầu có bán kính bằng 6 thì có diện tích bằng

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Diện tích mặt cầu đã cho là:\(S = 4\pi {r^2} = 4\pi {.6^2} = 144\pi .\)

Câu 25 Trắc nghiệm

Cho mặt cầu có bán kính \(R = 3.\) Diện tích mặt cầu đã cho bằng:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Diện tích mặt cầu bán kính \(R = 3\) đã cho là: \(S = 4\pi {R^2} = 4\pi {.3^2} = 36\pi .\)

Câu 26 Trắc nghiệm

Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy là tam giác vuông tại \(B\), \(SA\) vuông góc với mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\), \(SA = 5\), \(AB = 3\), \(BC = 4\). Bán kính \(R\) của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp \(S.ABC\) bằng:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Gọi \(M\) là trung điểm của \(AC\). Vì tam giác \(ABC\) vuông tại \(B\) nên \(M\) là tâm đường tròn ngoại tiếp \(\Delta ABC\)

Qua \(M\) dựng đường thẳng \(d\parallel SA,\,\,d \cap SC = \left\{ I \right\}\), khi đó ta có \(IA = IB = IC\,\,\,\left( 1 \right)\).

Xét tam giác \(SAC\) có: \(M\) là trung điểm \(AC\), \(MI\parallel SA\) \( \Rightarrow I\) là trung điểm của \(SC\) (định lí đường trung bình của tam giác).

Mà \(\Delta SAC\) vuông tại \(C\) nên \(I\) là tâm đường tròn ngoại tiếp \(\Delta SAC\) \( \Rightarrow IA = IC = IS\,\,\left( 2 \right)\).

Từ (1) và (2) \( \Rightarrow IA = IB = IC = IS\) \( \Rightarrow I\) là tâm mặt cầu ngoại tiếp chóp \(S.ABC\), khối cầu này có bán kính \(R = IA\).

Ta có \(IM = \dfrac{1}{2}SA = \dfrac{5}{2}\), \(AM = \dfrac{1}{2}AC = \dfrac{1}{2}\sqrt {{3^2} + {4^2}}  = \dfrac{5}{2}\).

Áp dụng định lí Pytago trong tam giác vuông \(AIM\) có:

\(R = IA = \sqrt {A{M^2} + I{M^2}}  = \sqrt {\dfrac{{25}}{4} + \dfrac{{25}}{4}}  = \dfrac{{5\sqrt 2 }}{2}\)

Câu 27 Trắc nghiệm

Cho hình chóp có \(SA \bot \left( {ABC} \right),\) \(AB = 3,\,\,AC = 2,\,\,\angle BAC = 60^\circ \). Gọi M, N lần lượt là hình chiếu của A trên SB, SC. Tính bán kính R của mặt cầu ngoại tiếp chóp ABCNM.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Gọi I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Kẻ đường kính AD của đường tròn tâm I.

Khi đó  \(\left\{ \begin{array}{l}C \in \left( {I;r} \right) \Rightarrow AC \bot CD\\SA \bot CD\end{array} \right. \Rightarrow CD \bot \left( {SAC} \right)\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow CD \bot AN;AN \bot SC\\ \Rightarrow AN \bot \left( {SCD} \right)\\ \Rightarrow AN \bot DN\end{array}\)

\( \Rightarrow \angle AND = 90^\circ \)

Nên N thuộc đường tròn \(\left( {I;r} \right)\)

Tương tự ta có M thuộc đường tròn \(\left( {I;r} \right)\)

Vậy mặt cầu ngoại tiếp ABCNM là mặt cầu \(\left( {I;r} \right)\) \( \Rightarrow r = IA\).

Ta có \(2r = \frac{{BC}}{{\sin BAC}} = \frac{{\sqrt 7 }}{{\sin 60^\circ }} \Rightarrow r = \frac{{\sqrt {21} }}{3}\).

Câu 28 Trắc nghiệm

Khối cầu có thể tích \(\dfrac{{32\pi {a^3}}}{3}\) thì bán kính bằng:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Gọi bán kính là \(R\)

Ta có: \(V = \dfrac{{32\pi {a^3}}}{3}\)  nên \(\dfrac{4}{3}\pi {R^3} = \dfrac{{32}}{3}\pi {a^3}\)\( \Leftrightarrow {R^3} = 8{a^3} \Leftrightarrow R = 2a\)

Câu 29 Trắc nghiệm

Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông cân tại \(B\) và \(BC = a.\) Cạnh bên \(SA\) vuông góc với đáy \(\left( {ABC} \right).\) Gọi \(H,{\rm{ }}K\) lần lượt là hình chiếu vuông góc của \(A\) lên \(SB\) và \(SC.\) Thể tích của khối cầu ngoại tiếp hình chóp \(A.HKCB\) bằng

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Gọi \(O\) là trung điểm của \(AC\).

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}BC \bot AB\\BC \bot SA\end{array} \right. \Rightarrow BC \bot \left( {SAB} \right) \Rightarrow BC \bot AH\).

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}AH \bot SB\\AH \bot BC\end{array} \right. \Rightarrow AH \bot \left( {SBC} \right) \Rightarrow AH \bot HC\) \( \Rightarrow \Delta AHC\) vuông tại \(H\) \( \Rightarrow H\) thuộc mặt cầu tâm \(O\) đường kính \(AC\).

Ta lại có: \(\Delta AKC,\,\,\Delta ABC\) lần lượt vuông tại \(K,\,\,B\) \( \Rightarrow K,\,\,B\) thuộc thuộc mặt cầu tâm \(O\) đường kính \(AC\).

\( \Rightarrow \) 5 điểm \(A,\,\,H,\,\,K,\,\,B,\,\,C\) đều thuộc mặt cầu tâm \(O\) đường kính AC hay khối chóp \(A.HKCB\) nội tiếp mặt cầu tâm \(O\) đường kính \(AC\). Khi đó bán kính mặt cầu là \(R = \dfrac{{AC}}{2}\).

Tam giác \(ABC\) vuông cân tại \(B\) và \(BC = a \Rightarrow AC = a\sqrt 2 \)\( \Rightarrow R = \dfrac{{AC}}{2} = \dfrac{{a\sqrt 2 }}{2}\).

Vậy thể tích của khối cầu ngoại tiếp hình chóp \(A.HKCB\) bằng \(V = \dfrac{4}{3}\pi {R^3} = \dfrac{4}{3}\pi .{\left( {\dfrac{{a\sqrt 2 }}{2}} \right)^3} = \dfrac{{\pi {a^3}\sqrt 2 }}{3}\).

Câu 30 Trắc nghiệm

Cho khối cầu có thể tích bằng \(36\pi .\) Diện tích mặt cầu đã cho bằng:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Theo đề bài ta có: \(V = 36\pi \) \( \Leftrightarrow \frac{4}{3}\pi {R^3} = 36\pi \)\( \Leftrightarrow {R^3} = 27\)\( \Leftrightarrow R = 3\)

Diện tích mặt cầu đã cho là: \(S = 4\pi {R^2} = 4\pi {.3^2} = 36\pi .\)

Câu 31 Trắc nghiệm

Diện tích mặt cầu có bán kính \(r\) bằng

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Diện tích mặt cầu có bán kính \(r\) bằng \(4\pi {r^2}\).

Câu 32 Trắc nghiệm

Nếu tăng bán kính của mặt cầu lên 4 lần thì diện tích mặt cầu tăng lên bao nhiêu lần?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Tăng bán kính mặt cầu lên 4 lần thì diện tích mặt cầu tăng 16 lần.

Câu 33 Trắc nghiệm

Cho hình chóp S.ABC có \(SA \bot \left( {ABC} \right)\), \(AB = \sqrt 3 \), \(AC = 2\) và \(\angle BAC = {30^0}\). Gọi M, N lần lượt là hình chiếu của A trên SB, SC. Bán kính R của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp A.BCNM là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Áp dụng định lí Cosin trong tam giác ABC ta có:

\(\begin{array}{l}B{C^2} = A{B^2} + A{C^2} - 2AB.AC.\cos \angle BAC\\B{C^2} = {\left( {\sqrt 3 } \right)^2} + {2^2} - 2.\sqrt 3 .2.\dfrac{{\sqrt 3 }}{2} = 1\\ \Rightarrow BC = 1\\ \Rightarrow A{B^2} + B{C^2} = A{C^2}\end{array}\)

\( \Rightarrow \Delta ABC\) vuông tại B (Định lí Pytago đảo).

Gọi I là trung điểm của AC \( \Rightarrow I\) là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC, do đó có IA = IB = IC  (1).

Gọi H là trung điểm của AB ta có: \(IH \bot AB\).

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}IH \bot AB\\IH \bot SA\end{array} \right. \Rightarrow IH \bot \left( {SAB} \right) \Rightarrow IH \bot \left( {ABM} \right)\).

Lại có \(\Delta ABM\) vuông tại M, có H là trung điểm của cạnh huyền AB nên H là tâm đường tròn ngoại tiếp \(\Delta ABM\) \( \Rightarrow IH\) là trục của \(\left( {ABM} \right)\) \( \Rightarrow IA = IB = IM\)  (2).

\(\Delta ACN\) vuông tại N có I là trung điểm cạnh huyền BC nên IA = IC = IN (3)

Từ (1), (2), (3) ta suy ra IA = IB = IC = IM = IN hay I là tâm mặt cầu ngoại tiếp khối chóp A.BCNM, bán kính khối cầu là R = IA \( = \dfrac{1}{2}AC = 1\).

Câu 34 Trắc nghiệm

Cho hai khối cầu có bán kính lần lượt bằng a và 2a. Tỉ số thể tích của khối cầu nhỏ với thể tích của khối cầu lớn bằng:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Thể tích khối cầu có bán kính \(r = a\) là: \({V_1} = \frac{4}{3}\pi {r^3} = \frac{4}{3}\pi {a^3}.\)

Thể tích khối cầu có bán kính \(R = 2a\) là: \({V_2} = \frac{4}{3}\pi {R^3} = \frac{4}{3}\pi {\left( {2a} \right)^3} = \frac{{32}}{3}\pi {a^3}.\)

\( \Rightarrow \frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{{\frac{4}{3}\pi {a^3}}}{{\frac{{32}}{3}\pi {a^3}}} = \frac{4}{{32}} = \frac{1}{8}.\)

Câu 35 Trắc nghiệm

Xét khối tứ diện ABCD có độ dài cạnh AB thay đổi, \(CD = 4\) và các cạnh còn lại đều bằng \(\sqrt {22} \). Giả sử thể tích khối tứ diện ABCD đạt giá trị lớn nhất, tính diện tích \(S\) của mặt cầu ngoại tiếp tứ diện đó.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

+) Gọi E, F lần lượt là trung điểm của AB, CD

Ta có  tam giác ACD cân tại \(A\) có trung tuyến \(AF\)\( \Rightarrow AF \bot CD\)

 cân tại \(B\) có trung tuyến \(BF \Rightarrow BF \bot CD\).

 \( \Rightarrow CD \bot (AFB) \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{CD \bot AB}\\{CD \bot EF}\end{array}} \right.\)

Mặt khác vì \(\Delta ACD = \Delta BCD\) (c.c.c) \( \Rightarrow AF = BF \Rightarrow EF \bot AB\).

\( \Rightarrow EF\) là đoạn vuông góc chung của AB và CD.

Do đó EF là trung trực của AB và CD nên tâm mặt cầu ngoại tiếp tứ diện ABCD là điểm \(I\) thuộc đoạn EF

+) Trong tam giác vuông \(ADF \cdot A{F^2} = A{D^2} - D{F^2} = 18\)\( \Rightarrow AF = 3\sqrt 2 \).

\({V_{ABCD}} = 2{V_{DABF}} = 2 \cdot \dfrac{1}{3}DF \cdot {S_{ABF}}\)\( = \dfrac{2}{3}DF\dfrac{1}{2} \cdot AF \cdot BF\sin \widehat {AFB}\) \( \le \dfrac{1}{3}DF \cdot AF \cdot BF = \dfrac{1}{3} \cdot {(3\sqrt 2 )^2} = 6.\)

\({V_{ABCD}}\) lớn nhất bằng 6 khi \(\sin \widehat {AFB} = 1 \Leftrightarrow \widehat {AFB} = {90^0 }\)\( \Leftrightarrow AF \bot BF\).

+) Trong tam giác vuông cân ABF có: \(AB = AF\sqrt 2  = 6 \Rightarrow EF = 3\).

Đặt \(IE = x \Rightarrow IF = 3 - x(0 \le x \le 3)\)

Trong tam giác vuông AEI có: \(A{I^2} = {x^2} + 9\).

Trong tam giác vuông DFI có: \(D{I^2} = {(3 - x)^2} + 4\).

Tứ diện ABCD ngoại tiếp mặt cầu tâm \(I\) thì \(R = AI = DI \Rightarrow A{I^2} = D{I^2}\)

\( \Rightarrow {x^2} + 9 = {(3 - x)^2} + 4\)\( \Leftrightarrow  - 6x + 4 = 0 \Leftrightarrow x = \dfrac{2}{3}\)\( \Rightarrow {R^2} = A{I^2} = \dfrac{{85}}{9}\)

Vậy \(S = 4\pi {R^2} = 4\pi  \cdot \dfrac{{85}}{9} = \dfrac{{340\pi }}{9}\).

Câu 36 Trắc nghiệm

Diện tích của mặt cầu bán kính \(R = 3\) bằng

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Diện tích của mặt cầu bán kính \(R = 3\) bằng \(S = 4\pi {.3^2} = 36\pi \).

Câu 37 Trắc nghiệm

Đề thi THPT QG 2020 – mã đề 104

Cho khối cầu có bán kính r = 2. Thể tích của khối cầu bằng

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Thể tích khối cầu đã cho là: \(V = \dfrac{4}{3}\pi {r^3} = \dfrac{4}{3}\pi {.2^3} = \dfrac{{32\pi }}{3}.\)

Câu 38 Trắc nghiệm

Đề thi THPT QG 2020 – mã đề 104

Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy là tam giác đều cạnh \(2a\), \(SA\) vuông góc với mặt phẳng đáy, góc giữa mặt phẳng \(\left( {SBC} \right)\) và mặt phẳng đáy bằng \({30^0}\). Diện tích của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp \(S.ABC\) bằng

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Gọi \(G\) là trọng tâm \(\Delta ABC\)

Ta có: \(SA \bot \left( {ABC} \right)\)

Qua \(G,\) dựng đường thẳng \(d\) song song với \(SA\) \( \Rightarrow d \bot \left( {ABC} \right)\)

Dựng đường trung trực của \(SA,\) cắt \(d\) tại \(I\) \( \Rightarrow I\) là tâm mặt cầu ngoại tiếp khối \(SABC.\)

\( \Rightarrow R = AI.\)

Gọi \(M,\,\,N\) lần lượt là trung điểm của \(BC\) và \(SA.\)

Ta có: \(\Delta ABC\) đều \( \Rightarrow AM \bot BC\) (tính chất tam giác đều).

Lại có: \(\Delta SBC\) cân tại \(S\) \( \Rightarrow SM \bot BC = \left\{ M \right\}\) (tính chất tam giác cân)

\( \Rightarrow \angle \left( {\left( {SBC} \right),\,\,\left( {ABC} \right)} \right) = \angle \left( {SM,\,\,AM} \right) = \angle SMA = {30^0}\)

\( \Rightarrow SA = AM.\tan {30^0} = \dfrac{{2a\sqrt 3 }}{2}.\dfrac{{\sqrt 3 }}{3} = a.\)

Có \(AG = \dfrac{2}{3}AM = \dfrac{2}{3}.\dfrac{{2a\sqrt 3 }}{2} = \dfrac{{2a\sqrt 3 }}{3}.\)

Ta có: \(ANIG\) là hình chữ nhật \( \Rightarrow AN = IG = \dfrac{1}{2}SA = \dfrac{a}{2}.\)

Áp dụng định lý Pitago cho \(\Delta AIG\) vuông tại \(G\) ta có:

\(R = AI = \sqrt {A{G^2} + G{I^2}} \) \( = \sqrt {{{\left( {\dfrac{a}{2}} \right)}^2} + {{\left( {\dfrac{{2a\sqrt 3 }}{3}} \right)}^2}}  = \dfrac{{a\sqrt {57} }}{6}.\)

\( \Rightarrow \) Diện tích mặt cầu ngoại tiếp hình chóp \(SABC\) là: \(S = 4\pi {R^2} = 4\pi .{\left( {\dfrac{{a\sqrt {57} }}{6}} \right)^2} = \dfrac{{19\pi {a^2}}}{3}.\)

Câu 39 Trắc nghiệm

Mặt cầu ngoại tiếp hình đa diện nếu nó:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Mặt cầu ngoại tiếp hình đa diện nếu nó đi qua mọi đỉnh của đa diện.

Câu 40 Trắc nghiệm

Trục đa giác đáy là đường thẳng vuông góc với mặt phẳng đáy tại:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Trục đa giác đáy: là đường thẳng đi qua tâm đường tròn ngoại tiếp đa giác đáy và vuông góc với mặt phẳng chứa đa giác đáy.