Chọn phát biểu đúng?
A - đúng
B, C, D - sai
Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi:
Lực ma sát nghỉ \(({\overrightarrow F _{m{\rm{s}}n}})\) chỉ xuất hiện khi có ngoại lực tác dụng lên vật. Ngoại lực này có xu hướng làm cho vật chuyển động nhưng chưa đủ để thắng lực ma sát.
Chọn phát biểu đúng.
A - sai vì: Lực ma sát nghỉ có giá luôn nằm trong mặt tiếp xúc giữa hai vật
B - sai vì: Lực ma sát nghỉ có chiều ngược chiều với ngoại lực
C - đúng
D - sai vì: Độ lớn của lực ma sát nghỉ\({F_{m{\rm{s}}n}} \le {\mu _n}N\)
Lực ma sát trượt xuất hiện:
Lực ma sát trượt \(({\overrightarrow F _{m{\rm{st}}}})\) xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi hai vật trượt trên bề mặt của nhau.
Chọn phát biểu sai?
A, B, C - đúng
D - sai vì: \({\mu _t}\) hầu như không phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc mà phụ thuộc vào tính chất của các mặt tiếp xúc (có nhẵn hay không, làm bằng vật liệu gì)
Chọn phát biểu đúng.
A - sai vì: trong một số trường hợp \({\mu _t} \approx {\mu _n}\)
B - đúng
C - sai vì hệ số ma sát trượt không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc mà phụ thuộc vào tính chất của mặt tiếp xúc
D - sai
Một vật trượt trên một mặt phẳng, khi tốc độ của vật tăng thì hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng:
Khi tốc độ của vật tăng thì hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng luôn không đổi
Lực ma sát trượt
Lực ma sát trượt: \({F_{m{\rm{st}}}} = {\mu _t}N\)=> phụ thuộc vào độ lớn của áp lực
Một vật có trọng lượng \(N\) trượt trên một mặt phẳng ngang. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là \(\mu \). Biểu thức xác định của lực ma sát trượt là:
Biểu thức xác định của lực ma sát trượt là: \({F_{m{\rm{s}}t}} = {\mu _t}N\)
Một người kéo một thùng hàng chuyển động, lực tác dụng vào người làm người đó chuyển động về phía trước là:
Lực tác dụng vào người làm người đó chuyển động về phía trước khi người đó kéo một thùng hàng chuyển động là lực mà mặt đất tác dụng vào bàn chân người kéo.
Khi một vật lăn trên mặt một vật khác:
Khi một vật lăn trên mặt một vật khác, lực ma sát lăn xuất hiện ở chỗ tiếp xúc giữa hai vật và có tác dụng cản trở sự lăn đó
Chọn phương án sai.
A, B, D - đúng
C - sai vì: Lực ma sát lăn cũng tỉ lệ với áp lực N giống như ma sát trượt nhưng hệ số ma sát lăn nhỏ hơn hệ số ma sát trượt hàng chục lần.
Chọn phương án sai.
A - sai vì: Lực ma sát nghỉ trực đối với thành phần ngoại lực song song với mặt tiếp xúc
B, C, D - đúng
Chiều của lực ma sát nghỉ:
Ta có, lực ma sát nghỉ có chiều ngược chiều với ngoại lực hay chính là ngược chiều với vận tốc của vật
Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì:
Ta có, lực ma sát có tác dụng cản trở chuyển động của vật
=>Vật chuyển động chậm dần vì lực ma sát.
Một toa tàu có khối lượng \(80\) tấn chuyển động thẳng đều dưới tác dụng của lực kéo nằm ngang \(F = {6.10^4}N\). Lấy \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\). Hệ số ma sát giữa tàu và đường ray là:
Ta có, toa tàu chuyển động thẳng đều => tổng các lực tác dụng lên toa tàu bằng 0
\(\overrightarrow F + \overrightarrow {{F_{m{\rm{s}}}}} = \overrightarrow 0 \) hay
\(\begin{array}{l}F = {F_{m{\rm{s}}}} \leftrightarrow F = \mu mg\\ \to \mu = \frac{F}{{mg}} = \frac{{{{6.10}^4}}}{{80000.10}} = 0,075\end{array}\)
Một xe tải có khối lượng \(5\) tấn đang chuyển động trên đường nằm ngang có hệ số ma sát của xe với mặt đường là \(0,2\). Lấy \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\). Độ lớn của lực ma sát là:
Ta có, áp lực do xe tác dụng lên mặt đường chính bằng trọng lượng của xe
\(N = P = mg\)
\({F_{m{\rm{s}}}} = \mu N = \mu mg = 0,2.5000.10 = 10000N\)
Một đầu mát tạo ra lực kéo để kéo một toa xe có khối lượng \(5\) tấn, chuyển động với gia tốc \(0,3{\rm{ }}m/{s^2}\). Biết lực kéo của động cơ song song với mặt đường và hệ số ma sát giữa toa xe và mặt đường là \(0,02\). Lấy \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\). Lực kéo của đầu máy tạo ra là:
+ Các lực tác dụng lên xe gồm: Lực kéo \(\left( {\overrightarrow F } \right)\), lực ma sát \(\left( {\overrightarrow {{F_{m{\rm{s}}}}} } \right)\), trọng lực \(\left( {\overrightarrow P } \right)\), phản lực \(\left( {\overrightarrow N } \right)\)
+ Áp dụng định luật II-Niutơn, ta có: \(\overrightarrow F + \overrightarrow {{F_{m{\rm{s}}}}} + \overrightarrow P + \overrightarrow N = m\overrightarrow a \)
Chọn chiều dương trùng chiều chuyển động
Chiếu theo các phương ta được:
- Theo phương Oy: \(P = N\)
- Theo phương Ox: \(F - {F_{m{\rm{s}}}} = ma\)
\(\begin{array}{l} \to F = ma + {F_{m{\rm{s}}}} = ma + \mu N\\ \to F = ma + \mu mg = 5000.0,3 + 0,02.10.5000\\ = 2500N\end{array}\)
Một xe điện đang chạy với vận tốc \({v_0} = 36{\rm{ km/h}}\) thì hãm phanh đột ngột. Bánh xe không lăn nữa mà chỉ trượt trên đường ray. Kể từ lúc hãm phanh, xe điện còn đi được bao xa nữa thì dừng hẳn. Biết hệ số ma sát trượt giữa bánh xe và đường ray là \(0,2\). Cho \(g = 9,8{\rm{ m/}}{{\rm{s}}^2}\).
- Khi xe trượt trên đường ray, có 3 lực tác dụng lên xe:
+ Trọng lực: \(\overrightarrow P \)
+ Lực của đường ray: \(\overrightarrow Q \)
+ Lực ma sát trượt: \({\overrightarrow F _{_{mst}}}\)
- Theo định luật II Niutơn:
\(\overrightarrow P + \overrightarrow Q + {\overrightarrow F _{_{mst}}} = m\overrightarrow a \)
Mà: \(\overrightarrow P + \overrightarrow Q = \overrightarrow 0 \)
Nên: \({\overrightarrow F _{_{mst}}} = m\overrightarrow a \) (*)
- Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe.
\( - {F_{mst}} = ma\)
\( \Leftrightarrow - {\mu _t}mg = ma\)
\( \Rightarrow a = - {\mu _t}g = - 0,2.9,8 = - 1,96{\rm{ m/}}{{\rm{s}}^2}\)
- Quãng đường xe đi thêm được:
\({v^2} - v_0^2 = 2as \Rightarrow s = \frac{{{v^2} - v_0^2}}{{2a}} = \frac{{{0^2} - {{10}^2}}}{{2.( - 1,96)}} = 25,51{\rm{ m}}\)
Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng dài \(10{\rm{ }}m\), cao \(5{\rm{ }}m\). Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng là \(0,1\).Lấy \(g = 9,8{\rm{ m/}}{{\rm{s}}^2}\).
Gia tốc của vật có giá trị là:
- Khi vật trượt trên mặt phẳng nghiêng, có 3 lực tác dụng lên vật:
+ Trọng lực: \(\overrightarrow P \)
+ Phản lực của mặt phẳng nghiêng: \(\overrightarrow N \) (có phương vuông góc với mp nghiêng) (trong hình kí hiệu là \(\overrightarrow Q\) )
+ Lực ma sát trượt: \({\overrightarrow F _{_{mst}}}\)
- Theo định luật II Niutơn:
\(\overrightarrow P + \overrightarrow N + {\overrightarrow F _{mst}} = m\overrightarrow a \)
Mà: \(\overrightarrow P = {\overrightarrow P _1} + {\overrightarrow P _2}\)
Nên: \({\overrightarrow P _1} + {\overrightarrow P _2} + {\overrightarrow F _{mst}} + \overrightarrow N = m\overrightarrow a \)
Mặt khác: \({\overrightarrow P _2} + \overrightarrow N = \overrightarrow 0 \)
- Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật:
\( - {F_{mst}} + {P_1} = ma\)
\( \Rightarrow - {\mu _t}N + P\sin \alpha = ma\)
Với: \(N = {P_2} = Pcos\alpha = mgcos\alpha \)
\( \Rightarrow - {\mu _t}mgcos\alpha + mg\sin \alpha = ma\)
\( \Rightarrow a = g(\sin \alpha - {\mu _t}cos\alpha )\)
Với: \(\sin \alpha = \frac{{BC}}{{AC}} = \frac{5}{{10}} = \frac{1}{2}\); \(cos\alpha = \frac{{AB}}{{AC}} = \frac{{\sqrt {A{C^2} - B{C^2}} }}{{AC}} = \frac{{\sqrt {{{10}^2} - {5^2}} }}{{10}} = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\)
\(a = g(\sin \alpha - {\mu _t}cos\alpha ) = 9,8(0,5 - 0,1.\frac{{\sqrt 3 }}{2}) = 4,05{\rm{ m/}}{{\rm{s}}^2}\)