Lực ma sát

Câu 61 Trắc nghiệm

Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng dài \(10{\rm{ }}m\), cao \(5{\rm{ }}m\). Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng là \(0,1\).Lấy \(g = 9,8{\rm{ m/}}{{\rm{s}}^2}\).

Sau bao lâu vật đến chân dốc?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Ta có: \(s = {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\)

Mà: \({v_0} = 0\)

Nên: \(s = \frac{1}{2}a{t^2} \Rightarrow t = \sqrt {\frac{{2s}}{a}}  = \sqrt {\frac{{2.10}}{{4,05}}}  = 2,22{\rm{ s}}\)

Câu 62 Trắc nghiệm

Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng dài \(10{\rm{ }}m\), cao \(5{\rm{ }}m\). Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng là \(0,1\).Lấy \(g = 9,8{\rm{ m/}}{{\rm{s}}^2}\).

Vận tốc của vật ở chân dốc có giá trị là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Ta có: \(v = {v_0} + at\)

+ \(\left\{ \begin{array}{l}{v_0} = 0\\{t_{c{\rm{d}}}} = 2,22{\rm{s}}\end{array} \right.\)

\(\begin{array}{l} \to v = {v_0} + at = 0 + 4,05.2,22\\ = 8,998{\rm{ m/s}} \approx {\rm{9m/s}}\end{array}\)

Câu 63 Trắc nghiệm

Một vật trượt trên mặt đường nằm ngang, đi được một quãng đường 48 m thì dừng hẳn. Biết lực ma sát trượt có độ lớn bằng 0,06 lần trọng lượng của vật. Cho \(g = 10{\rm{ m/}}{{\rm{s}}^2}\). Cho chuyển động của vật là chậm dần đều. Tính vận tốc ban đầu của vật.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

+ Khi vật trượt trên đường nằm ngang, có 3 lực tác dụng lên vật: \(\overrightarrow P \); \(\overrightarrow Q \) và \({\overrightarrow F _{mst}}\)

Theo định luật II Niutơn:

\(\overrightarrow P  + \overrightarrow Q  + {\overrightarrow F _{mst}} = m\overrightarrow a \)

Mà: \(\overrightarrow P  + \overrightarrow Q  = \overrightarrow 0 \)

Nên: \({\overrightarrow F _{mst}} = m\overrightarrow a \)

+ Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật

\( - {F_{mst}} = ma\)

Theo đề bài: \({F_{mst}} = 0,06P = 0,06mg\)

\( \Rightarrow  - 0,06mg = ma\)

\( \Rightarrow a =  - 0,06g =  - 0,06.10 =  - 0,6{\rm{ m/}}{{\rm{s}}^2}\)

+ Mặt khác:

\({v^2} - v_0^2 = 2as\)

Khi vật dừng lại thì \(v = 0\)

\( \Rightarrow  - v_0^2 = 2.( - 0,6).48 =  - 57,6\)

\({v_0} = \sqrt {57,6}  = 7,6{\rm{ m/s}}\)

Câu 64 Trắc nghiệm

Một vận động viên môn hốc cây (môn khúc quân cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một tốc độ đầu 10m/s. Hệ số ma sát trượt giữa quả bóng với mặt băng là 0,1. Lấy g = 9,8m/s2. Quãng đường bóng đi được là :

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của quả bóng.

Bóng chuyển động chậm dần đều dưới tác dụng của lực ma sát nên theo định luât II Niuton ta có:

\(\overrightarrow {{F_{ms}}}  = m\overrightarrow a \,\,\,\left( * \right)\)

Chiếu (*) lên phương chuyển động ta có:

\(\begin{array}{l}{F_{ms}} = ma \Leftrightarrow  - \mu N = ma \Leftrightarrow  - \mu mg = ma\\ \Rightarrow a =  - \mu g =  - 0,1.9,8 =  - 0,98m/{s^2}\end{array}\)

Áp dụng công thức liên hệ giữa s, v và a ta có:

 \({v^2} - v_0^2 = 2as \Rightarrow s = \dfrac{{{v^2} - v_0^2}}{{2a}} = \dfrac{{{0^2} - {{10}^2}}}{{2.\left( { - 0,98} \right)}} = 51m\)

Câu 65 Trắc nghiệm

Một tủ lạnh có trọng lượng 890N chuyển động thẳng đều trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa tủ lạnh và sàn nhà là 0,51. Hỏi lực đẩy tủ lạnh theo phương ngang bằng bao nhiêu? Với lực đẩy tìm được có thể làm cho tủ lạnh chuyển động từ trạng thái nghỉ được không?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

- Lực đẩy tủ lạnh theo phương ngang:

Chọn chiều dương là chiều chuyển động.

Áp dụng định luật II Niu - tơn ta có: \(\overrightarrow {{F_d}}  + \overrightarrow {{F_{ms}}}  = m.\overrightarrow a \)

Tủ lạnh chuyển động thẳng đều trên sàn nhà nên: \(\overrightarrow a  = 0 \Rightarrow \overrightarrow {{F_d}}  + \overrightarrow {{F_{ms}}}  = 0\,\,\,\left( * \right)\)

Chiếu (*) lên phương chuyển động ta được:

\({F_d} - {F_{ms}} = 0 \Rightarrow {F_d} = {F_{ms}} = \mu N = \mu P = 0,51.890 = 453,9N\)

- Với giá trị của lực đẩy này, ta không thể làm tủ lạnh chuyển động được từ trạng thái nghỉ vì hợp lực tác dụng lên vật bằng 0, vật đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.

Câu 66 Trắc nghiệm

Một cái thùng có khối lượng 50 kg trượt theo phương ngang trên sàn nhà dưới tác dụng của lực kéo không đổi có phương nằm ngang và có độ lớn 150 N. Biết hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt sàn là 0,2. Cho gia tốc rơi tự do g = 10m/s2. Gia tốc của thùng bằng.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Vì vật trượt trên phương ngang, và lực kéo theo phương ngang. Ta có :

\(\left\{ \begin{array}{l}
N = P\\
{F_{ms}} = \mu .N\\
F-{F_{ms}} = m.a
\end{array} \right.{\rm{ }} \Rightarrow F - \mu .N = F-\mu .m.g = m.a \Leftrightarrow 150-0,2.50.10 = 50.a \Leftrightarrow \;a = 1{\rm{ }}m/{s^2}\)

Câu 67 Trắc nghiệm

Vật khối lượng m nằm trên ván nằm ngang. Nâng dần một đầu tấm ván lên, hỏi góc hợp bởi mặt phẳng ván và phương ngang phải bằng bao nhiêu thì vật bắt đầu trượt. Biết hệ số ma sát trượt là 0,577.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Các lực tác dụng vào vật: trọng lực \(\overrightarrow P \); phản lực \(\overrightarrow Q \); lực ma sát \(\overrightarrow {{F_{ms}}} \)

Biểu diễn các lực tác dụng lên vật như hình vẽ:

 

Để vật trượt trên tấm ván thì:

 \({P_1} \ge {F_{ms}} \Leftrightarrow {P_1} \ge \mu N \Leftrightarrow P.\sin \alpha  \ge \mu P.\cos \alpha  \Rightarrow \dfrac{{\sin \alpha }}{{\cos \alpha }} \ge \mu  \Leftrightarrow \tan \alpha  \ge 0,577 \Rightarrow \alpha  \ge {30^0}\)

Câu 68 Trắc nghiệm

Một quyển sách được thả trượt từ đỉnh của một bàn nghiêng một góc α = 350 so với phương ngang. Hệ số ma sát trượt giữa mặt dưới của quyển sách với mặt bàn là µ = 0,5. Tìm gia tốc của quyển sách. Lấy g = 9,8 m/s2.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

- Quyển sách chịu tác dụng của các lực: Trọng lực \(\overrightarrow P \); lực ma sát \(\overrightarrow {{f_{ms}}} \); phản lực \(\overrightarrow N \) của mặt bàn

- Phương trình định luật II Niu-tơn dưới dạng véc tơ:

\(\overrightarrow {{F_{ms}}}  + \overrightarrow P  + \overrightarrow N  = m.\overrightarrow a \)       (*)

- Chiếu (*) lên trục Ox và Oy ta được: \(\left\{ \begin{array}{l}P.sin\alpha  - {f_{ms}} = ma\\ - {\rm{ }}Pcos\alpha  + N = 0\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}N = P.\cos \alpha \\P.sin\alpha  - {f_{ms}} = ma\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\)

Lực ma sát : \({f_{ms}} = \mu .N = \mu .P\cos \alpha  = \mu mg.\cos \alpha \,\,\,\,\left( 3 \right)\)

Từ (2) và (3) ta có:

\(\begin{array}{l}ma = P\sin \alpha  - {f_{ms}} = mg.\sin \alpha  - \mu mg.\cos \alpha \\ \Rightarrow a = g.\left( {\sin \alpha  - \mu .\cos \alpha } \right) = 9,8.\left( {\sin 35 - 0,5.\cos 35} \right) = 1,6m/{s^2}\end{array}\)

Câu 69 Trắc nghiệm

Một học sinh đẩy một hộp đựng sách trượt trên sàn nhà. Lực đẩy ngang là 180 N. Hộp có khối lượng 35 kg. Hệ số ma sát trượt giữa hộp và sàn là 0,27. Hãy tìm gia tốc của hộp. Lấy g = 9,8 m/s2.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

- Các lực tác dụng lên vật: Lực kéo \(\vec F\), lực ma sát \({\vec F_{ms}}\), trọng lực \(\vec P\), phản lực \(\vec N\)

 

- Chọn hệ trục tọa độ: Ox nằm ngang, Oy thẳng đứng hướng lên trên.

- Phương trình định luật II Niu-tơn dưới dạng véc tơ:

\(\vec F + {\vec F_{ms}} + \vec P + \vec N = m.\overrightarrow a \)       (1)

- Chiếu (1) lên trục Ox, Oy ta được:

\(\left\{ \begin{array}{l}F-{F_{ms}} = ma\\ - P + N = 0\;\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = \dfrac{{F-{F_{ms}}}}{m}\\P = N\end{array} \right.\)

Có: \({F_{ms}} = {\mu _t}.N = {\mu _t}.P = {\mu _t}.mg\)

→ Gia tốc chuyển động của hộp: \(a = \dfrac{{F - {F_{ms}}}}{m} = \dfrac{{F - {\mu _t}.mg}}{m} = \dfrac{{180 - 0,27.35.9,8}}{{35}} = 2,5m/{s^2}\)

Câu 70 Trắc nghiệm

Một vật nhỏ khối lượng m chuyển động theo trục Ox (trên một mặt ngang), dưới tác dụng của lực \(\vec F\) nằm ngang có độ lớn không đổi. Xác định gia tốc chuyển động của vật khi hệ số ma sát trượt trên mặt ngang bằng µt ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

- Các lực tác dụng lên vật: Lực kéo \(\vec F\), lực ma sát \({\vec F_{ms}}\), trọng lực \(\vec P\), phản lực \(\vec N\)

- Chọn hệ trục tọa độ: Ox nằm ngang, Oy thẳng đứng hướng lên trên.

- Phương trình định luật II Niu-tơn dưới dạng véc tơ:

\(\vec F + {\vec F_{ms}} + \vec P + \vec N = m.\overrightarrow a \)       (1)

- Chiếu (1) lên trục Ox, Oy ta được:

\(\left\{ \begin{array}{l}F-{F_{ms}} = ma\\ - P + N = 0\;\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = \dfrac{{F-{F_{ms}}}}{m}\\P = N\end{array} \right.\)

Có: \({F_{ms}} = {\mu _t}.N = {\mu _t}.P = {\mu _t}.mg\)

→ Gia tốc chuyển động của vật: \(a = \dfrac{{F - {F_{ms}}}}{m} = \dfrac{{F - {\mu _t}.mg}}{m}\)

Câu 71 Trắc nghiệm

Một xe lăn có khối lượng 35kg, khi đẩy bằng một lực 70N có phương nằm ngang thì xe chuyển động thẳng đều. Khi chất lên xe một kiện hàng, phải tác dụng lực 100N nằm ngang để xe chuyển động thẳng đều. Biết xe chuyển động trên mặt phẳng ngang và lực ma sát giữa xe và mặt sàn là đáng kể, lấy \(g = 10m/{s^2}\). Khối lượng của kiện hàng là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

- Các lực tác dụng lên vật: Lực kéo \(\vec F\), lực ma sát \({\vec F_{ms}}\), trọng lực \(\vec P\), phản lực \(\vec N\)

- Chọn hệ trục tọa độ: Ox nằm ngang, Oy thẳng đứng hướng lên trên.

- Phương trình định luật II Niu-tơn dưới dạng véc tơ:

\(\vec F + {\vec F_{ms}} + \vec P + \vec N = m.\vec a\)   

Xe chuyển động thẳng đều nên:

\(\vec F + {\vec F_{ms}} + \vec P + \vec N = 0\,\,\left( * \right)\)

- Chiếu (*) lên trục Ox, Oy ta được:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{F - {F_{ms}} = 0}\\{ - P + N = 0\;}\end{array}} \right. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{F = {F_{ms}}}\\{P = N}\end{array}} \right.\)

Lại có: \({F_{ms}} = \mu .N = \mu .mg \Rightarrow F = \mu .mg\)

+ Khi chưa chất hàng lên xe: \({F_1} = \mu {m_1}g\,\,\,\left( 1 \right)\)

+ Khi chất hàng lên xe: \({F_2} = \mu \left( {{m_1} + {m_2}} \right)g\,\,\,\left( 2 \right)\)

Lấy \(\dfrac{{\left( 2 \right)}}{{\left( 1 \right)}} \Leftrightarrow \dfrac{{{F_2}}}{{{F_1}}} = \dfrac{{{m_1} + {m_2}}}{{{m_1}}} \Leftrightarrow \dfrac{{100}}{{70}} = \dfrac{{35 + {m_2}}}{{35}} \Rightarrow {m_2} = 15kg\)

Câu 72 Trắc nghiệm

Xe khối lượng \(1\) tấn chuyển động thẳng đều lên dốc dài \(200m\), cao \(10m\) với vận tốc \(18km/h\). Biết hệ số ma sát có giá trị \(0,01\). Xác định lực kéo của động cơ để xe có trạng thái nêu trên

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ:

Áp dụng định luật II Newton:

\(\overrightarrow {F_{ms}} + \overrightarrow P + \overrightarrow N + \overrightarrow F = m.\overrightarrow a \Leftrightarrow \overrightarrow {F_{ms}} + \overrightarrow P + \overrightarrow N + \overrightarrow F_1 + \overrightarrow F_2 = m.\overrightarrow a\,\,\,\left ( * \right )\)

Chiếu phương trình (*) lên Ox, Oy, ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}N = P_2 = P.\cos \alpha = mg\cos \alpha \\F - F_{ms} - P_1 = 0\Leftrightarrow F - \mu N - mg\sin \alpha = 0 \end{array} \right.\)

 (do xe chuyển động thẳng đều)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow F = \mu N + mg\sin \alpha  = \mu mg\cos \alpha  + mg\sin \alpha \\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = mg.\left( {\mu \cos \alpha  + \sin \alpha } \right)\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = {10^3}.10.\left( {0,01.\dfrac{{\sqrt {{{200}^2} - {{10}^2}} }}{{200}} + \dfrac{1}{{20}}} \right) = 600N\end{array}\)

Câu 73 Trắc nghiệm

Một ô tô \(m = 1,5\) tấn chuyển động trên đường nằm ngang chịu tác dụng của lực phát động \(3300N.\) Cho xe chuyển động với vận tốc đầu \(10m/s.\) Sau khi đi \(75m\) ô tô đạt vận tốc \(72km/h.\) Tính lực ma sát giữa xe và mặt đường, thời gian ô tô chuyển động. Sau đó xe tắt máy hãm phanh sau \(4s\) xe dừng hẳn. Tính hệ số ma sát trượt giữa xe và mặt đường (lúc này xe trượt mà không lăn).

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

* Khi ô tô chưa hãm phanh:

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{v_0} = 10m/s\\v = 72km/h = 20m/s\\s = 75m\end{array} \right.\)

Lại có: \({v^2} - v_0^2 = 2as \Rightarrow a = \dfrac{{{v^2} - v_0^2}}{{2s}} = \dfrac{{{{20}^2} - {{10}^2}}}{{2.75}} = 2m/{s^2}\)

Phương trình định luật II Niuton: \(\overrightarrow {{F_{ms}}}  + \overrightarrow F  = m.\overrightarrow a \,\,\,\left( * \right)\)

Chiếu (*) lên chiều chuyển động ta có:

\( - {\rm{ }}{F_{ms}} + F = ma \Rightarrow {F_{ms}} = F - ma = 3300 - 1,{5.10^3}.2 = 300N\)

Thời gian ô tô chuyển động: \(t = \dfrac{{v - {v_0}}}{a} = \dfrac{{20 - 10}}{2} = 5s\)

* Khi ô tô tắt máy hãm phanh:

Vận tốc của ô tô trước khi hãm phanh là \({v_0}' = 20{\rm{ }}m/s\)

Sau \(t = 4s\) thì xe dừng hẳn \(v' = 0\)

Gia tốc của vật từ khi hãm phanh đến khi dừng hẳn là:

\(a' = \dfrac{{v' - {v_0}'}}{t} = \dfrac{{0 - 20}}{4} =  - 5m/{s^2}\)

Phương trình định luật II Niuto cho ô tô: \(\overrightarrow {F{ _{ms}}'}  = m.\overrightarrow {a'} \,\,\,\,\left( {**} \right)\)

Chiếu (**) lên chiều chuyển động ta được:

\( - {F_{ms}}' = ma' \Rightarrow  - \mu mg = ma' \Rightarrow \mu  =  - \dfrac{{a'}}{g} =  - \dfrac{{\left( { - 5} \right)}}{{10}} = 0,5\)