Cho ΔABC có M là trung điểm BC. So sánh AB+AC và 2AM.
Trên tia đối của tia MA lấy điểm N sao cho MN=MA.
Vì M là trung điểm của BC (gt) ⇒MB=MC (tính chất trung điểm)
Xét ΔMAB và ΔMNC có:
MB=MC(cmt)
^AMB=^NMC (đối đỉnh)
AM=MN(gt)
⇒ΔMAB=ΔMNC(c−g−c) ⇒NC=AB(1) (2 cạnh tương ứng)
Xét ΔACN có: AN<AC+CN(2) (bất đẳng thức tam giác)
Từ (1)(2)⇒AN<AC+AB.
Mặt khác, AN=2AM(gt)⇒2AM<AB+AC.
Cho ΔABC có điểm O là một điểm bất kì nằm trong tam giác. So sánh OA+OC và AB+BC.
Gọi giao điểm của AO và BC là D. Do O nằm trong ΔABC nên D nằm giữa B và C⇒BC=BD+DC(∗)
Xét ΔABD có: AD<AB+BD (bất đẳng thức tam giác)
⇒OA+OD<AB+BD(1)
Xét ΔOCD có: OC<OD+DC(2) (bất đẳng thức tam giác)
Cộng vế với vế của (1) và (2) ta được:
OA+OD+OC<AB+BD+OD+DC ⇒OA+OC<AB+BD+DC(∗∗)
Từ (∗) và (∗∗) ta có: OA+OC<AB+BC.
Có bao nhiêu tam giác có độ dài hai cạnh là 7cm và 2cm còn độ dài cạnh thứ ba là một số nguyên (đơn vị cm)?
Gọi độ dài cạnh còn lại là x(x>0). Theo bất đẳng thức tam giác ta có:
7−2<x<7+2⇔5<x<9. Vì x là số nguyên nên x∈{6;7;8}.
Vì có ba giá trị của x thỏa mãn nên có ba tam giác thỏa mãn điều kiện đề bài.
Cho hình vẽ dưới đây. Chọn câu đúng.
Xét tam giác AED có AE+ED>AD(1) (quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác)
Xét tam giác ECD có CE+DE>CD(2) (quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác)
Xét tam giác EBC có EB+EC>BC(3) (quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác)
Xét tam giác ABE có AE+EB>AB(4) (quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác)
Từ (1);(2);(3);(4) ta có AE+DE+CE+DE+BE+CE+AE+BE>AD+CD+BC+AB
Mà AE+EC=AC;DE+BE=BD nên 2(AC+BD)>AB+BC+CD+DA .
Cho tam giác ABC điểm M nằm trong tam giác. Chọn câu đúng.
Kéo dài BM cắt AC tại E .
Xét tam giác BEC có BE<EC+BC và xét tam giác AME có MA<ME+EA (quan hệ giữa các cạnh trong tam giác)
Suy ra MA+MB<ME+MB+EA<BE+EA<EC+BC+EA mà EC+EA=AC
nên MA+MB<AC+CB .
Chọn câu đúng. Trong một tam giác
Gọi độ dài ba cạnh của tam giác là a,b,c. Chu vi tam giác là a+b+c2
Ta có a<b+c⇒a+a<a+b+c⇒2a<a+b+c⇒a<a+b+c2
Tương tự ta cũng có b<a+b+c2;c<a+b+c2.
Nên độ dài một cạnh luôn nhỏ hơn nửa chu vi tam giác.
Cho ΔABC, trên BC lấy điểm M bất kì nằm giữa B và C.
So sánh AB+AC−BC và 2.AM
Xét ΔAMBcó: AM>AB−BM(bất đẳng thức tam giác)
Xét ΔAMCcó: AM>AC−MC(bất đẳng thức tam giác)
Vì M nằm giữa B và C (gt) ⇒BC=BM+MC
Cộng theo từng vế của hai bất đẳng thức trên ta được: 2AM>AB+AC−(BM+MC)⇒2AM>AB+AC−BC.
Cho tam giác ABC có AB>AC. Điểm M là trung điểm của BC. Chọn câu đúng.

Trên tia đối của tia MA ta lấy điểm A′ sao cho MA=MA′.
Xét ΔAMB và ΔA′MC có:
AM=A′M (cách vẽ)
MB=MC (vì M là trung điểm BC)
^AMB=^A′MC (đối đỉnh)
⇒ΔAMB=ΔA′MC(c.g.c)
⇒AB=A′C (hai cạnh tương ứng)
Xét ΔACA′ có: A′C−AC<AA′<A′C+AC (bất đẳng thức tam giác)
Mà AB=A′C(cmt);AA′=2AM (theo cách vẽ) nên ta có:
AB−AC<2AM<AB+AC⇒AB−AC2<AM<AB+AC2.
Cho tam giác ABC có hai đường vuông góc BE,CF. So sánh EF và BC.


Gọi M là trung điểm của BC.
Xét ΔBCE vuông tại E, M là trung điểm của BC nên ME=12BC.
Xét ΔBCF vuông tại F, M là trung điểm của BC nên MF=12BC.
Do đó ME+MF=12BC+12BC⇒ME+MF=BC (1)
Ba điểm M,E,F nằm trên ba cạnh của tam giác ABC nên không thể thẳng hàng do đó ba điểm M,E,F tạo thành một tam giác.
Xét ΔMEF có: ME+MF>EF (bất đẳng thức tam giác) (2)
Từ (1) và (2) suy ra BC>EF.
Cho ΔABC có M là trung điểm của BC. Trong các khẳng định sau khẳng định nào đúng?

Nối đoạn thẳng AM.
Xét ΔAMC có: AM<AC+CM (bất đẳng thức tam giác) (1)
Xét ΔAMB có: AM<AB+MB (bất đẳng thức tam giác) (2)
Vì M là trung điểm của BC (gt) nên M nằm giữa B và C ta có: CM+MB=BC.
Cộng bất đẳng thức (1) và (2) theo vế với vế ta được:
AM+AM<AC+CM+AB+MB⇒2AM<AB+(CM+MB)+AC⇒2AM<AB+BC+AC⇒AM<AB+BC+AC2
Do đó AM nhỏ hơn nửa chu vi của tam giác ABC.