Trong không gian Oxyz, điểm nào sau đây thuộc trục tung Oy?
Điểm \(Q\left( {0; - 10;0} \right)\) thuộc trục $Oy$.
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho điểm \(M\) thỏa mãn hệ thức \(\overrightarrow {OM} = 2\overrightarrow i + \overrightarrow j \). Tọa độ của điểm \(M\) là:
\(\overrightarrow {OM} = 2\overrightarrow i + \overrightarrow j = 2\overrightarrow i + \overrightarrow j + 0\overrightarrow k \) suy ra \(M \left( {2;1;0} \right)\)
Trong không gian Oxyz, điểm N đối xứng với \(M(3; - 1;2)\) qua trục Oy là
Trong không gian Oxyz, điểm N đối xứng với \(M(3; - 1;2)\) qua trục Oy là \(N( - 3; - 1; - 2)\).
Đề thi THPT QG 2019 – mã đề 104
Trong không gian \(Oxyz\), hình chiếu vuông góc của điểm \(M\left( {3\,;\,\,1\,;\,\, - 1} \right)\) trên trục \(Oy\) có tọa độ là
Trong không gian \(Oxyz\), hình chiếu vuông góc của điểm \(M\left( {3\,;\,\,1\,;\,\, - 1} \right)\) trên trục \(Oy\) có tọa độ là \(\left( {0\,;\,\,1\,;\,\,0} \right)\)
Véc tơ đơn vị trên trục \(Ox\) là:
Véc tơ \(\overrightarrow i \) là véc tơ đơn vị của trục \(Ox\).
Chọn nhận xét đúng:
Ta có: \(\left| {\overrightarrow i } \right| = \left| {\overrightarrow j } \right| = \left| {\overrightarrow k } \right| = 1\) hoặc \({\overrightarrow i ^2} = {\overrightarrow j ^2} = {\overrightarrow k ^2} = 1\) nên \(\left| {\overrightarrow i } \right| = {\overrightarrow k ^2}\) đúng.
Chọn mệnh đề sai:
Do \(\overrightarrow i ,\overrightarrow j ,\overrightarrow k \) là các véc tơ đơn vị nên \(\overrightarrow i .\overrightarrow k = 0,\overrightarrow i .\overrightarrow j = 0\), A sai, C đúng.
Ngoài ra, \(\overrightarrow i .\overrightarrow i = {\overrightarrow i ^2} = {\left| {\overrightarrow i } \right|^2} = 1,\overrightarrow j .\overrightarrow j = {\overrightarrow j ^2} = {\left| {\overrightarrow j } \right|^2} = 1\) nên B, D đúng.
Nếu có \(\overrightarrow {OM} = a\overrightarrow i + b\overrightarrow k + c\overrightarrow j \) thì điểm \(M\) có tọa độ:
\(\overrightarrow {OM} = a\overrightarrow i + b\overrightarrow k + c\overrightarrow j = a\overrightarrow i + c\overrightarrow j + b\overrightarrow k \) nên \(M\left( {a;c;b} \right)\).
Hoành độ điểm \(M\) thỏa mãn \(\overrightarrow {OM} = 2\overrightarrow j - \overrightarrow i + \overrightarrow k \) là:
\(\overrightarrow {OM} = 2\overrightarrow j - \overrightarrow i + \overrightarrow k = - \overrightarrow i + 2\overrightarrow j + \overrightarrow k \Rightarrow M\left( { - 1;2;1} \right)\). Do đó hoành độ của \(M\) bằng \( - 1\).
Cho ba điểm \(A\left( {{x_A};{y_A};{z_A}} \right),B\left( {{x_B};{y_B};{z_B}} \right),C\left( {{x_C};{y_C};{z_C}} \right)\) lần lượt thuộc các trục tọa độ \(Ox,Oy,Oz\). Tọa độ trọng tâm tam giác là:
Do \(A \in Ox,B \in Oy,C \in Oz\) nên \(A\left( {{x_A};0;0} \right),B\left( {0;{y_B};0} \right),C\left( {0;0;{z_C}} \right)\)
Khi đó tọa độ trọng tâm tam giác là \(G\left( {\dfrac{{{x_A}}}{3};\dfrac{{{y_B}}}{3};\dfrac{{{z_C}}}{3}} \right)\)
Tọa độ trọng tâm tam giác \(AOB\) với \(A\left( {1;2; - 1} \right),B\left( {2;1;0} \right)\) là:
Do \(A\left( {1;2; - 1} \right),B\left( {2;1;0} \right),O\left( {0;0;0} \right)\) nên tọa độ trọng tâm tam giác là: \(\left( {\dfrac{{1 + 2 + 0}}{3};\dfrac{{2 + 1 + 0}}{3};\dfrac{{ - 1 + 0 + 0}}{3}} \right) = \left( {1;1; - \dfrac{1}{3}} \right)\)
Cho điểm \(G\left( {1;1;2} \right)\) là trọng tâm tam giác \(ABC\) với \(A\left( {2;1;3} \right),B\left( {2;2;1} \right)\). Chọn kết luận đúng về điểm \(C\).
Gọi \(C\left( {x;y;z} \right)\).
Do \(G\) là trọng tâm tam giác \(ABC\) nên \(\left\{ \begin{array}{l}1 = \dfrac{{2 + 2 + x}}{3}\\1 = \dfrac{{1 + 2 + y}}{3}\\2 = \dfrac{{3 + 1 + z}}{3}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = - 1\\y = 0\\z = 2\end{array} \right. \Rightarrow C\left( { - 1;0;2} \right)\)
Do đó \(C \in \left( {Oxz} \right)\).
Cho tứ diện \(ABCD\) và \(G\) là trọng tâm tứ diện. Chọn kết luận đúng:
Do \(G\) là trọng tâm tứ diện \(ABCD\) nên \(\left\{ \begin{array}{l}{x_G} = \dfrac{{{x_A} + {x_B} + {x_C} + {x_D}}}{4}\\{y_G} = \dfrac{{{y_A} + {y_B} + {y_C} + {y_D}}}{4}\\{z_G} = \dfrac{{{z_A} + {z_B} + {z_C} + {z_D}}}{4}\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_A} + {x_B} + {x_C} + {x_D} = 4{x_G}\\{y_A} + {y_B} + {y_C} + {y_D} = 4{y_G}\\{z_A} + {z_B} + {z_C} + {z_D} = 4{z_G}\end{array} \right.\)
Trọng tâm tứ diện \(OABC\) với \(A\left( {1;0;0} \right),B\left( {0;1;0} \right),C\left( {0;0;1} \right)\) là:
Trọng tâm tứ diện \(OABC\) thỏa mãn hệ: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_G} = \dfrac{{0 + 1 + 0 + 0}}{4} = \dfrac{1}{4}\\{y_G} = \dfrac{{0 + 0 + 1 + 0}}{4} = \dfrac{1}{4}\\{z_G} = \dfrac{{0 + 0 + 0 + 1}}{4} = \dfrac{1}{4}\end{array} \right. \Rightarrow G\left( {\dfrac{1}{4};\dfrac{1}{4};\dfrac{1}{4}} \right)\)
Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(M\) thỏa mãn hệ thức \(\overrightarrow {OM} = 2\overrightarrow i + \overrightarrow j \). Tọa độ của điểm \(M\) là
Ta có: \(\overrightarrow {OM} = 2\overrightarrow i + \overrightarrow j \) nên \(M\left( {2;1;0} \right)\).
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A\left( { - 1;3;5} \right)\) và \(B\left( {3; - 5;1} \right)\). Trung điểm của đoạn thẳng \(AB\) có tọa độ là:
Ta có \(A\left( { - 1;3;5} \right),B\left( {3; - 5;1} \right)\)
Khi đó trung điểm \(I\left( {1; - 1;3} \right)\)
Trong không gian \(Oxyz,\) cho hai điểm \(A\left( { - 1;2;5} \right)\), \(B\left( {3; - 6;3} \right)\). Hình chiếu vuông góc của trung điểm \(I\)của đoạn \(AB\) trên mặt phẳng \(\left( {Oyz} \right)\) là điểm nào dưới đây ?
Trung điểm \(I\) của \(AB\) có tọa độ: \(I\left( {1; - 2;4} \right)\).
Vậy hình chiếu vuông góc của \(I\) trên mặt phẳng \(\left( {Oyz} \right)\) là: \(M\left( {0; - 2;4} \right)\).
Trong không gian \(Oxyz\), tọa độ điểm đối xứng với điểm \(Q\left( {2;7;5} \right)\) qua mặt phẳng \(\left( {Oxz} \right)\) là
Tọa độ điểm đối xứng với điểm \(Q\left( {2;7;5} \right)\) qua mặt phẳng \(\left( {Oxz} \right)\) là \(\left( {2; - 7;5} \right)\).
Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz,\) cho vecto \(\overrightarrow {AO} = 3\left( {\overrightarrow i + 4\overrightarrow j } \right) - 2\overrightarrow k + 5\overrightarrow j .\) Tọa độ điểm \(A\) là:
Ta có: \(\overrightarrow {AO} = 3\left( {\overrightarrow i + 4\overrightarrow j } \right) - 2\overrightarrow k + 5\overrightarrow j \)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \overrightarrow {AO} = 3\overrightarrow i + 12\overrightarrow j - 2\overrightarrow k + 5\overrightarrow j \\ \Leftrightarrow \left( { - {x_A};\, - {y_A};\, - {z_A}} \right) = 3\overrightarrow i + 17\overrightarrow j - 2\overrightarrow k \\ \Leftrightarrow \left( { - {x_A};\, - {y_A};\, - {z_A}} \right) = \left( {3;\,\,17;\, - 2} \right)\\ \Leftrightarrow \left( {{x_A};\,\,\,{y_A};\,\,\,{z_A}} \right) = \left( { - 3; - 17;\,\,2} \right)\\ \Rightarrow A\left( { - 3; - 17;\,\,2} \right).\end{array}\)
Trong không gian $Oxyz$, điểm nào dưới đây là hình chiếu vuông góc của điểm \(A\left( {3;2;4} \right)\) trên mặt phẳng $Oxy$.
Hình chiếu của điểm \(A\left( {3;2;4} \right)\) trên mặt phẳng \(\left( {Oxy} \right)\) là \(P\left( {3;2;0} \right)\).