Phương trình đường thẳng

Câu 61 Trắc nghiệm

Phương trình đường thẳng d đi qua điểm $A(1;2; - 3)$ và song song với trục $Oz$ là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Vì $d//Oz$ nên ta có \(\overrightarrow {{u_d}}  = \vec k = (0,0,1)\). Vì \(d\) qua $A\left( {1,2, - 3} \right)$ nên \(d\) có phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x = 1\\y = 2\\z =  - 3 + t\end{array} \right.\)(*)

Đối chiếu kết quả các đáp án ta thấy:

+ A,B, D sai vecto chỉ phương.

+ Đáp án C đúng vecto chỉ phương \(\overrightarrow {{u_d}} \). Kiểm tra điểm $B\left( {1,2,3} \right)$ thuộc (*) nên C đúng.

Câu 62 Trắc nghiệm

Phương trình đường thẳng đi qua điểm $A\left( {1,2,3} \right)$ và vuông góc với 2 đường thẳng cho trước: \({d_1}:\dfrac{{x - 1}}{2} = \dfrac{y}{1} = \dfrac{{z + 1}}{{ - 1}}\) và \({d_2}:\dfrac{{x - 2}}{3} = \dfrac{{y - 1}}{2} = \dfrac{{z - 1}}{2}\) là: 

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Ta có \(\overrightarrow {{u_{{d_1}}}}  = (2,1, - 1)\)  và  \(\overrightarrow {{u_{{d_2}}}}  = (3,2,2)\)

Vì $d$ vuông góc với \({d_1}\)  và \({d_2}\)  nên có \(\overrightarrow {{u_d}}  = \left[ {\overrightarrow {{u_{{d_1}}}} ,\overrightarrow {{u_{{d_2}}}} } \right] = \left( {4; - 7;1} \right)\)

Vì $d$ qua $A\left( {1,2,3} \right)$ nên có phương trình \(d:\dfrac{{x - 1}}{4} = \dfrac{{y - 2}}{{ - 7}} = \dfrac{{z - 3}}{1}\)

Câu 63 Trắc nghiệm

Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, cho các điểm $A\left( {2,0,0} \right),B\left( {0,3,0} \right),C\left( {0,0, - 4} \right)$. Gọi \(H\) là trực tâm tam giác $ABC$. Tìm phương trình tham số của đường thẳng $OH$ trong các phương án sau:  

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

\(H\)  là trực tâm của $\Delta ABC \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {AH} .\overrightarrow {BC}  = 0\\\overrightarrow {BH} .\overrightarrow {AC}  = 0\\\left[ {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} } \right].\overrightarrow {AH}  = 0\end{array} \right.$

Ta giả sử $H\left( {x,y,z} \right)$, ta có

\(\overrightarrow {BC}  = (0, - 3, - 4)\)

\(\overrightarrow {AC}  = ( - 2,0, - 4)\)

\(\overrightarrow {AH}  = (x - 2,y,z)\)

\(\overrightarrow {BH}  = (x,y - 3,z)\)

\(\overrightarrow {AB}  = ( - 2,3,0)\).

Điều kiện \(\overrightarrow {AH} .\overrightarrow {BC}  = 0 \Leftrightarrow 3y + 4z = 0\)

Điều kiện \(\overrightarrow {BH} .\overrightarrow {AC}  = 0 \Leftrightarrow x + 2z = 0\)

Ta tính \([\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} ] = ( - 12, - 8,6)\).

Điều kiện \([\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} ].\overrightarrow {AH}  = 0 \Leftrightarrow  - 12(x - 2) - 8y + 6z = 0 \Leftrightarrow  - 6x - 4y + 3z + 12 = 0\)

Giải hệ \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{3y + 4z = 0}&{}\\{x + 2z = 0}&{}\\{ - 6x - 4y + 3z + 12 = 0}&{}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = \dfrac{{72}}{{61}}}&{}\\{y = \dfrac{{48}}{{61}}}&{}\\{z = \dfrac{{ - 36}}{{61}}}&{}\end{array}} \right.\)

 

Suy ra \(H(\dfrac{{72}}{{61}},\dfrac{{48}}{{61}},\dfrac{{ - 36}}{{61}})\)

Suy ra \(\overrightarrow {OH}  = (\dfrac{{72}}{{61}},\dfrac{{48}}{{61}},\dfrac{{ - 36}}{{61}})\)  là vecto chỉ phương của $OH$.

Chọn \(\vec u = (6,4, - 3)\)  là vecto chỉ phương của $OH$ và $OH$ qua $O\left( {0,0,0} \right)$ nên phương trình tham số là \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 6t}&{}\\{y = 4t}&{}\\{z =  - 3t}&{}\end{array}} \right.\)

Câu 64 Trắc nghiệm

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho đường thẳng \(\Delta :\left\{ \begin{array}{l}x = 2 + \left( {{m^2} - 2m} \right)t\\y = 5 - \left( {m - 4} \right)t\\z = 7 - 2\sqrt 2 \end{array} \right.\) và điểm \(A\left( {1;2;3} \right)\). Gọi \(S\) là tập các giá trị thực của tham số \(m\) để khoảng cách từ \(A\) đến đường thẳng \(\Delta \) có giá trị nhỏ nhất. Tổng các phần tử của \(S\) là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Đường thẳng \(\Delta \) đi qua điểm \(M\left( {2;5;7 - 2\sqrt 2 } \right)\) và nhận \(\overrightarrow u  = \left( {{m^2} - 2m;4 - m;0} \right)\) làm VTCP.

Có \(\overrightarrow {AM}  = \left( {1;3;4 - 2\sqrt 2 } \right) \Rightarrow AM= \sqrt{34 - 16\sqrt 2} \).

Để \(d\left( {A,\Delta } \right) = A{H_{\min }}\) thì \(\sin \alpha  = \dfrac{{AH}}{{AM}}\) đạt GTNN hay \(\cos \alpha \) đạt GTLN.

Mà \(\cos \alpha  = \cos \left( {AM,\Delta } \right) = \dfrac{{\left| {\overrightarrow {AM} .\overrightarrow u } \right|}}{{\left| {\overrightarrow {AM} } \right|.\left| {\overrightarrow u } \right|}} = \dfrac{{\left| {\left( {{m^2} - 2m} \right) + 3\left( {4 - m} \right)} \right|}}{{ {\sqrt{34 - 16\sqrt 2} }.\sqrt {{{\left( {{m^2} - 2m} \right)}^2} + {{\left( {4 - m} \right)}^2}} }}\) 

Mà \(\left| {\left( {{m^2} - 2m} \right) + 3\left( {4 - m} \right)} \right| \le \sqrt {{1^2} + {3^2}} .\sqrt {{{\left( {{m^2} - 2m} \right)}^2} + {{\left( {4 - m} \right)}^2}} \)

\( \Rightarrow \dfrac{{\left| {\left( {{m^2} - 2m} \right) + 3\left( {4 - m} \right)} \right|}}{{ {\sqrt{34 - 16\sqrt 2} }.\sqrt {{{\left( {{m^2} - 2m} \right)}^2} + {{\left( {4 - m} \right)}^2}} }} \le \dfrac{{\sqrt {10} }}{{\sqrt{34 - 16\sqrt 2} }}\) 

\( \Rightarrow \cos \alpha \) đạt GTLN nếu \(\dfrac{{{m^2} - 2m}}{1} = \dfrac{{4 - m}}{3} \Leftrightarrow 3{m^2} - 6m = 4 - m \Leftrightarrow 3{m^2} - 5m - 4 = 0\)

Phương trình này có hai nghiệm phân biệt do \(ac < 0\) nên tổng các giá trị của \(m\) là \(\dfrac{5}{3}\) .

Câu 65 Trắc nghiệm

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(d:\,\,\dfrac{{x - 3}}{1} = \dfrac{{y - 4}}{1} = \dfrac{{z - 5}}{{ - 2}}\) và các điểm \(A\left( {3 + m;\,\,4 + m;\,\,5 - 2m} \right)\), \(B\left( {4 - n;\,\,5 - n;\,\,3 + 2n} \right)\) với \(m,\,\,n\) là các số thực. Khẳng định nào sau đây đúng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

- Thay tọa độ điểm \(A\left( {3 + m;\,\,4 + m;\,\,5 - 2m} \right)\) vào phương trình đường thẳng \(d\) ta có:

\(\dfrac{{3 + m - 3}}{1} = \dfrac{{4 + m - 4}}{1} = \dfrac{{5 - 2m - 5}}{{ - 2}} \Leftrightarrow m = m = m\) (luôn đúng) \( \Rightarrow A \in d\).

- Thay tọa độ điểm \(B\left( {4 - n;\,\,5 - n;\,\,3 + 2n} \right)\) vào phương trình đường thẳng \(d\) ta có:

\(\dfrac{{4 - n - 3}}{1} = \dfrac{{5 - n - 4}}{1} = \dfrac{{3 + 2n - 5}}{{ - 2}} \Leftrightarrow 1 - n = 1 - n = 1 - n\) (luôn đúng) \( \Rightarrow B \in d\).

Vậy \(A \in d,\,\,B \in d\).

Câu 66 Tự luận

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz,\) cho đường thẳng \(d:\dfrac{x+1}{1}=\dfrac{y+3}{2}=\dfrac{z+2}{2}\) và điểm \(A\left( 3;2;0 \right).\) Điểm đối xứng với điểm \(A\) qua đường thẳng \(d\) có tọa độ là $A'(a;b;c)$. Tính $a+b+c$.

Đáp án: 

Câu hỏi tự luận
Bạn chưa làm câu này

Đáp án: 

Bước 1: Tìm vecto chỉ phương và tham số hóa hình chiếu M của A lên d.

Ta có:

\(d:\left\{ \begin{array}{l}x =  - 1 + t\\y =  - 3 + 2t\\z =  - 2 + 2t\end{array} \right.;\overrightarrow {{u_d}}  = \left( {1;\;2;\;2} \right)\)

Gọi \(M\) là hình chiếu vuông góc của \(A\) trên \(d\) và \({A}'\) đối xứng \(A\) qua \(d.\)

Suy ra \(M\left( m-1;2m-3;2m-2 \right)\) 

Bước 2: Biểu diễn \(\overrightarrow{AM}\) theo tham số và tìm điểm A'.

\(\overrightarrow{AM}=\left( m-4;2m-5;2m-2 \right)\)

Khi đó \(\overrightarrow{AM}.{{\vec{u}}_{d}}=0\Rightarrow \left( m-4 \right)+2\left( 2m-5 \right)+2\left( 2m-2 \right)=0\Leftrightarrow 9m=18\Leftrightarrow m=2.\)

Vậy \(M\left( 1;1;2 \right)\) và \(M\) là trung điểm \(A{A}'\) nên \({A}'\left( -1;0;4 \right).\)

Vậy $a+b+c=3$

Câu 67 Trắc nghiệm

Trong không gian $O x y z$, cho đường thẳng \(d:\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 1 + 3t}\\{y =  - 3}\\{z = 5 + 4t}\end{array}} \right.\). Gọi \(\Delta \) là đường thẳng đi qua điểm \(A(1; - 3;5)\) và có vectơ chỉ phương \(\vec u(1;2; - 2)\). Tìm phương trình đường phân giác của góc nhọn tạo bởi \(d\) và \(\Delta \).

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x =  - 1 + 2t}\\{y = 2 - 5t}\\{z =  - 6 + 11t}\end{array}} \right.\)

Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x =  - 1 + 2t}\\{y = 2 - 5t}\\{z =  - 6 + 11t}\end{array}} \right.\)

Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x =  - 1 + 2t}\\{y = 2 - 5t}\\{z =  - 6 + 11t}\end{array}} \right.\)

Bước 1: Tìm giao điểm của \(d\) và \(\Delta \) và vectơ chỉ phương của đường thẳng \(d\)

Ta có điểm \(A(1; - 3;5)\) thuộc đường thẳng \(d\), nên \(A(1; - 3;5)\) là giao điểm của \(d\) và \(\Delta \). Một vectơ chỉ phương của đường thẳng \(d\) là \(\vec v( - 3;0; - 4)\).

Bước 2: Xét \(\overrightarrow {{u_1}}  = \dfrac{1}{{|\vec u|}} \cdot \vec u\) và \(\overrightarrow {{v_1}}  = \dfrac{1}{{|\vec v|}} \cdot \vec v\)

Ta xét \(\overrightarrow {{u_1}}  = \dfrac{1}{{|\vec u|}} \cdot \vec u = \dfrac{1}{3}(1;2; - 2)\)\( = \left( {\dfrac{1}{3};\dfrac{2}{3}; - \dfrac{2}{3}} \right);\)\(\overrightarrow {{v_1}}  = \dfrac{1}{{|\vec v|}} \cdot \vec v = \dfrac{1}{5}( - 3;0; - 4)\)\( = \left( { - \dfrac{3}{5};0; - \dfrac{4}{5}} \right)\).

Nhận thấy \(\overrightarrow {{u_1}}  \cdot \overrightarrow {{v_1}}  > 0\), nên góc tạo bởi hai vectơ \(\overrightarrow {{u_1}} ,\overrightarrow {{v_1}} \) là góc nhọn tạo bởi \(d\) và \(\Delta \).

Bước 3: \(\vec w = \overrightarrow {{u_1}}  + \overrightarrow {{v_1}} \)là vectơ chỉ phương của đường phân giác của góc nhọn tạo bởi \(d\) và \(\Delta \). Tìm phân giác.

Ta có \(\vec w = \overrightarrow {{u_1}}  + \overrightarrow {{v_1}}  = \left( { - \dfrac{4}{{15}};\dfrac{{10}}{{15}}; - \dfrac{{22}}{{15}}} \right)\)\( =  - \dfrac{2}{{15}}(2; - 5;11)\) là vectơ chỉ phương của đường phân giác của góc nhọn tạo bởi \(d\) và \(\Delta \) hay đường phân giác của góc nhọn tạo bởi \(d\)

Do đó, phương trình phân giác cần tìm là \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 1 + 2t}\\{y =  - 3 - 5t}\\{z = 5 + 11t}\end{array}} \right.\)

Thay t=t’-1 thì được phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x =  - 1 + 2t'}\\{y = 2 - 5t'}\\{z =  - 6 + 11t'}\end{array}} \right.\)

Câu 68 Trắc nghiệm

Đề thi THPT QG 2019 – mã đề 104

Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(A\left( {0;3; - 2} \right)\). Xét đường thẳng \(d\) thay đổi, song song với trục \(Oz\) và cách trục \(Oz\) một khoảng bằng 2. Khi khoảng cách từ điểm \(A\) đến \(d\) lớn nhất, \(d\) đi qua điểm nào dưới đây ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Gọi \({d_1}\) là khoảng cách từ \(A\) đến \(Oz\), \({d_2}\) là khoảng cách giữa \(Oz\) và \(d\).

Gọi \(M\) là hình chiếu của \(A\) trên \(Oz \Rightarrow M\left( {0;0; - 2} \right)\), ta có \(MA = 3 \Rightarrow d\left( {A;Oz} \right) = 3\).

Gọi \(H\) là hình chiếu của \(M\) trên \(d\) ta có \(HM \bot d\) và \(HM = 2\).

\(\left\{ \begin{array}{l}AM \bot Oz \Rightarrow AM \bot d\\HM \bot d\end{array} \right. \Rightarrow d \bot \left( {AMH} \right)\)\( \Rightarrow AH \bot d \Rightarrow d\left( {A;d} \right) = AH\).

Áp dụng định lí Cosin trong tam giác \(AHM\) ta có:

\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\,A{H^2} = A{M^2} + H{M^2} - 2AM.HM.\cos \angle AMH\\ \Rightarrow A{H^2} = {3^2} + {2^2} - 2.3.2.\cos \angle AMH\\ \Rightarrow A{H^2} = 13 - 12\cos \angle AMH\end{array}\)

\( \Rightarrow A{H_{\max }} \Leftrightarrow A{H^2}_{\max } \Leftrightarrow \cos \angle AM{H_{\min }}\)

\( \Leftrightarrow \cos \angle AMH =  - 1 \Leftrightarrow \angle AMH = {180^0}\) hay \(A,\,\,M,\,\,H\) thằng hàng và \(M\) nằm giữa \(A\) và \(H\).

Khi đó ta có \(\dfrac{{AM}}{{HM}} = \dfrac{3}{2} \Rightarrow \overrightarrow {AM}  = \dfrac{3}{2}\overrightarrow {MH} \).

\( \Rightarrow \left( {0; - 3;0} \right) = \dfrac{3}{2}\left( {{x_H};{y_H};{z_H} - 2} \right)\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\dfrac{3}{2}{x_H} = 0\\\dfrac{3}{2}{y_H} =  - 3\\\dfrac{3}{2}{z_H} - 3 = 0\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_H} = 0\\{y_H} =  - 2\\{z_H} = 2\end{array} \right. \Rightarrow H\left( {0; - 2;2} \right)\)

\( \Rightarrow \) Phương trình đường thẳng \(d:\,\,\left\{ \begin{array}{l}x = 0\\y =  - 2\\z = 2 + t\end{array} \right.\).

Dựa vào các đáp án ta thấy chỉ có điểm \(P\left( {0; - 2; - 5} \right) \in d\).

Câu 69 Trắc nghiệm

Trong không gian tọa độ \(Oxyz\) cho đường thẳng \(d:\dfrac{{x - 1}}{2} = \dfrac{{y - 1}}{2} = \dfrac{{z + 1}}{1}\) và hai điểm \(A\left( {6;0;0} \right),B\left( {0;0; - 6} \right)\). Khi điểm \(M\) thay đổi trên đường thẳng \(d\) hãy tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(P = MA + MB\).

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

\(M\) thay đổi trên đường thẳng \(d\,\, \Rightarrow M\left( {1 + 2t;1 + 2t; - 1 + t} \right)\).

Khi đó, \(P = MA + MB \)\(= \sqrt {{{\left( {2t - 5} \right)}^2} + {{\left( {2t + 1} \right)}^2} + {{\left( {t - 1} \right)}^2}}  \)\(+ \sqrt {{{\left( {2t + 1} \right)}^2} + {{\left( {2t + 1} \right)}^2} + {{\left( {t + 5} \right)}^2}} \)

\( = \sqrt {9{t^2} - 18t + 27}  + \sqrt {9{t^2} + 18t + 27} \)\( = 3\left[ {\sqrt {{{\left( {1 - t} \right)}^2} + {{\left( {\sqrt 2 } \right)}^2}}  + \sqrt {{{\left( {t + 1} \right)}^2} + {{\left( {\sqrt 2 } \right)}^2}} } \right]\)\( \ge 3\sqrt {{{\left( {1 - t + t + 1} \right)}^2} + {{\left( {\sqrt 2  + \sqrt 2 } \right)}^2}}  = 6\sqrt 3\)

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi \(\dfrac{{1 - t}}{{\sqrt 2 }} = \dfrac{{t + 1}}{{\sqrt 2 }} \Leftrightarrow 1 - t = t + 1 \Leftrightarrow t = 0\).

Vậy \(\min P = 6\sqrt 3 \) khi và chỉ khi \(t = 0 \Leftrightarrow M\left( {1;1; - 1} \right)\).