Một quả bóng khối lượng 250 g bay tới đập vuông góc vào tường với tốc độ v1 = 5 m/s và bật ngược trở lại với tốc độ v2 = 3 m/s. Động lượng của vật đã thay đổi một lượng bằng
Chọn chiều dương là chiều chuyển động lúc sau của quả bóng.
Ta có: \(\Delta \overrightarrow p = m{\overrightarrow v _2} - m\overrightarrow {{v_1}} \) .
Do \({\overrightarrow v _2} \uparrow \downarrow {\overrightarrow v _1} = > \Delta p = mv_2 - m(-v_1)= m\left( {{v_2} + {v_1}} \right) = 2\,kg.m/s\)
Một quả bóng khối lượng $0,5 kg$ đang nằm yên thì được đá cho nó chuyển động với vận tốc $30 m/s$. Xung lượng của lực tác dụng lên quả bóng bằng
Ta có: \(\overrightarrow F .\Delta t = m.\Delta \overrightarrow v = > F\Delta t = m\left( {v - 0} \right) = 15\,N.s\)
Viên đạn khối lượng $10 g$ đang bay với vận tốc $600 m/s$ thì gặp một cánh cửa thép. Đạn xuyên qua cửa trong thời gian $0,001 s$. Sau khi xuyên qua cửa vận tốc của đạn còn $300 m/s$. Lực cản trung bình của cửa tác dụng lên đạn có độ lớn bằng
Áp dụng biểu thức tính xung lượng của lực, ta có: \({\overrightarrow F _c}\Delta t = m\Delta \overrightarrow v\)
Do \({\overrightarrow v _2} \uparrow \uparrow {\overrightarrow v _1}\)
\(= > {F_c}.\Delta t = m\left( {{v_2} - {v_1}} \right)\)
\( = > \,\left| {{F_c}} \right| = \dfrac{{m\left| {{v_2} - {v_1}} \right|}}{{\Delta t}} = \dfrac{{0,01\left| {300 - 600} \right|}}{{0,001}} = 3000\,N\)
Hệ gồm hai vật 1 và 2 có khối lượng và tốc độ lần lượt là 1 kg; 3 m/s và 1,5 kg; 2 m/s. Biết hai vật chuyển động theo hướng ngược nhau. Tổng động lượng của hệ này là:
Ta có:
\({\overrightarrow p _t} = {m_1}{\overrightarrow v _1} + {m_2}{\overrightarrow v _2}\)
Do \({\overrightarrow v _2} \uparrow \downarrow {\overrightarrow v _1} = > {p_t} = {m_1}{v_1} - {m_2}{v_2} = 1.3 - 2.1,5 = 0\,kg.m/s\)
Hệ gồm hai vật có động lượng là $p_1 = 6 kg.m/s$ và $p_2 = 8 kg.m/s$. Động lượng tổng cộng của hệ $p = 10 kg.m/s$ nếu:
\(\overrightarrow {{p_t}} = \overrightarrow {{p_1}} + \overrightarrow {{p_2}} \)
Xét về mặt độ lớn, ta có:
\(\begin{array}{l}p_t^2 = p_1^2 + p_2^2 + 2{p_1}{p_2}cos\left( {\overrightarrow {{p_1}} ,\overrightarrow {{p_2}} } \right)\\ \leftrightarrow {10^2} = {6^2} + {8^2} + 2.6.8.cos\left( {\overrightarrow {{p_1}} ,\overrightarrow {{p_2}} } \right)\\ \to cos\left( {\overrightarrow {{p_1}} ,\overrightarrow {{p_2}} } \right) = 0 \to \left( {\widehat {\overrightarrow {{p_1}} ,\overrightarrow {{p_2}} }} \right) = {90^0}\\ \to \overrightarrow {{p_1}} \bot \overrightarrow {{p_2}} \end{array}\)
Phát biểu nào sau đây là sai? Trong một hệ kín
A, B, C- đúng
D - sai
Một vật có khối lượng $m$ chuyển động với vận tốc $3 m/s$ đến va chạm với một vật có khối lượng $2m$ đang đứng yên. Coi va chạm giữa hai vật là mềm. Sau va chạm, hai vật dính nhau và chuyển động với cùng vận tốc
Hệ hai vật ngay khi va chạm mềm là một hệ kín nên động lượng của hệ được bảo toàn:
\({m_1}{\overrightarrow v _1} + {m_2}{\overrightarrow v _2} = \left( {{m_1} + {m_2}} \right)\overrightarrow v \)
Do \({v_2} = 0 = > v = \frac{{{m_1}{v_1}}}{{{m_1} + {m_2}}} = \frac{{m.3}}{{m + 2m}} = 1\,m/s\)
Một viên đạn đang bay với vận tốc \(10 m/s\) thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất, chiếm \(60\%\) khối lượng của quả lựu đạn và tiếp tục bay theo hướng cũ với vận tốc \(25 m/s\). Tốc độ và hướng chuyển động của mảnh thứ hai là:
Ta có:
+ Hệ viên đạn ( hai mảnh đạn) ngay khi nổ là một hệ kín nên động lượng hệ được bảo toàn
+ Gọi \(m_1 = 0,6m\) là khối lượng của mảnh thứ nhất
=> Khối lượng của mảnh còn lại là \(m_2=m-m_1=m-0,6m=0,4m\)
+ Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có:
\(\overrightarrow p=\overrightarrow p_1 + \overrightarrow p_2\)
\(m\overrightarrow v = {m_1}{\overrightarrow v _1} + \left( {m - {m_1}} \right){\overrightarrow v _2}\) (*)
Theo đầu bài, ta có mảnh 1 tiếp tục bay theo hướng cũ
=> \({\overrightarrow v _1} \uparrow \uparrow \overrightarrow v\)
Từ phương trình (*) ta suy ra:
\({v_2} = \dfrac{{mv - {m_1}{v_1}}}{{m - {m_1}}} = \dfrac{{(10 - 25.0,6)m}}{{(1 - 0,6)m}} = - 12,5\,m/s\)
Dấu (-) chứng tỏ mảnh đạn thứ 2 sẽ chuyển động ngược chiều chuyển động ban đầu của viên đạn và mảnh đạn thứ nhất.
Một tên lửa vũ trụ khi bắt đầu rời bệ phóng trong giây đầu tiên đã phụt ra một lượng khí đốt 1300 kg với vận tốc 2500m/s. Lực đẩy tên lửa tại thời điểm đó là :
Độ biến thiên động lượng của khí phụt ra trong giây đầu tiên:
\(\Delta p = mv = 1300.2500 = 3\,250\,000kg.m/s\)
Lực đẩy của tên lửa tại thời điểm đó:
\(F = \dfrac{{\Delta p}}{{\Delta t}} = \dfrac{{3\,250\,000}}{1} = 3,{25.10^6}N\)
Hai vật có khối lượng m1 = 1kg, m2 = 3kg chuyển động với các tốc độ v1 = 3m/s và v2 = 1m/s. Tìm tổng động lượng của hệ trong các trường hợp
a) \(\overrightarrow {{v_1}} \) và \(\overrightarrow {{v_2}} \)cùng hướng
b) \(\overrightarrow {{v_1}} \) và \(\overrightarrow {{v_2}} \)cùng phương, ngược chiều
c) \(\overrightarrow {{v_1}} \) và \(\overrightarrow {{v_2}} \)vuông góc nhau
Ta có độ lớn động lượng của vật 1 và vật hai là:
\(\left\{ \begin{array}{l}{p_1} = {m_1}.{v_1} = 1.3 = 3\,\,kg.m/s\\{p_2} = {m_2}.{v_2} = 3.1 = 3\,\,kg.m/s\end{array} \right.\)
Động lượng của hệ: \(\overrightarrow p = \overrightarrow {{p_1}} + \overrightarrow {{p_2}} \)
a) Do \(\overrightarrow {{v_1}} \, \uparrow \uparrow \,\overrightarrow {{v_2}} \Rightarrow p = {p_1} + {p_2} = 3 + 3 = 6\,\,\left( {kg.m/s} \right)\)
b) Do \(\overrightarrow {{v_1}} {\mkern 1mu} \uparrow \downarrow {\mkern 1mu} \overrightarrow {{v_2}} \Rightarrow p = \left| {{p_1} - {p_2}} \right| = \left| {3 - 3} \right| = 0{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {kg.m/s} \right)\)
c) Do \(\overrightarrow {{v_1}} \bot \overrightarrow {{v_2}} \Rightarrow p = \sqrt {p_1^2 + p_2^2} = \sqrt {{3^2} + {3^2}} = 3\sqrt 2 \,\,kg.m/s\)
Một chất điểm có khối lượng m, chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực \(\overrightarrow F \)không đổi. Động lượng của chất điểm này tại thời điểm t là
Ta có: \(\overrightarrow a = \dfrac{{\overrightarrow v - \overrightarrow {{v_0}} }}{t} = \dfrac{{\overrightarrow v }}{t} \Rightarrow \overrightarrow v = \overrightarrow a .t\)
Lại có: \(\overrightarrow a = \dfrac{{\overrightarrow F }}{m} \Rightarrow \overrightarrow v = \dfrac{{\overrightarrow F }}{m}.t\)
Động lượng: \(\overrightarrow p = m.\overrightarrow v = m.\dfrac{{\overrightarrow F }}{m}.t = \overrightarrow F .t\)
Một khẩu đại bác có khối lượng 4 tấn, bắn đi một viên đạn theo phương ngang có khối lượng 10 kg với vận tốc 400 m/s. Coi như lúc đầu hệ đại bác và đạn đứng yên. Vận tốc giật lùi của đại bác là:
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của viên đạn.
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho hệ vật:
\(\overrightarrow {{p_{tr}}} = \overrightarrow {{p_s}} \)
Ban đầu hệ đứng yên nên: \(\overrightarrow {{p_{tr}}} = 0\)
Ta có:
\(\begin{array}{l}
\overrightarrow {{p_{tr}}} = \overrightarrow {{p_s}} \Leftrightarrow 0 = m.\overrightarrow v + M.\overrightarrow V \\
\Rightarrow 0 = m.v - M.V \Leftrightarrow mv = M.V \Rightarrow V = \frac{{m.v}}{M} = \frac{{10.400}}{{4000}} = 1\left( {m/s} \right)
\end{array}\)
Bắn một hòn bi thép với vận tốc v vào một hòn bi thủy tinh đang nằm yên. Sau khi va chạm hai hòn bi cùng chuyển động về phía trước, nhưng bi thủy tinh có vận tốc gấp ba lần vận tốc của bi thép. Tìm vận tốc của mỗi hòn bi sau va chạm. Biết khối lượng bi thép bằng ba lần khối lượng bi thủy tinh.
Khối lượng bi thép bằng ba lần khối lượng bi thuỷ tinh: m1 = 3.m2
Động lượng của hệ trước va chạm: \(\overrightarrow {{p_1}} = {m_1}\overrightarrow {{v_1}} + {m_2}\overrightarrow {{v_2}} = {m_1}\overrightarrow v + {m_2}\overrightarrow 0 = {m_1}\overrightarrow v \)
Động lượng của hệ sau va chạm: \(\overrightarrow {{p_2}} = {m_1}\overrightarrow {{v_1}'} + {m_2}\overrightarrow {{v_2}'} \)
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho lúc trước và sau va chạm ta có:
\(\overrightarrow {{p_1}} = \overrightarrow {{p_2}} \Leftrightarrow {m_1}\overrightarrow v = {m_1}\overrightarrow {{v_1}} + {m_2}\overrightarrow {{v_2}} \)
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của bi thép trước khi va chạm. Ta có:
\({m_1}v = {m_1}{v_1}' + {m_2}{v_2}'\)
Theo bài ra ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{m_1}\; = 3.{m_2}\\{v_2}'\; = {\rm{ }}3.{v_1}'\end{array} \right. \Rightarrow 3{m_2}.v = 3.{m_2}.{v_1}'\; + {\rm{ }}{m_2}.3{v_1}' \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{v_1}' = \dfrac{v}{2}\\{v_2}' = \dfrac{{3v}}{2}\end{array} \right.\)
Một viên đạn khối lượng 1kg đang bay theo phương thẳng đứng với vận tốc 500m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau. Mảnh thứ nhất bay theo phương ngang với vận tốc \(500\sqrt 2 m/s\). Hỏi mảnh thứ 2 bay theo phương nào với vận tốc bao nhiêu?
\(\begin{array}{l}m = 1kg;v = 500m/s\\{m_1} = {m_2} = \dfrac{m}{2} = 0,5kg;{v_1} = 500\sqrt 2 m/s\end{array}\)
Xét hệ gồm hai mảnh đạn trong thời gian nổ.
Động lượng của hệ trước khi đạn nổ: \(\overrightarrow p = m.\overrightarrow v \)
Động lượng sau khi đạn nổ: \(\overrightarrow {p'} = \overrightarrow {{p_1}} + \overrightarrow {{p_2}} = {m_1}.\overrightarrow {{v_1}} + {m_2}.\overrightarrow {{v_2}} \)
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có: \(\overrightarrow p = \overrightarrow {p'} \Rightarrow \overrightarrow p = \overrightarrow {{p_1}} + \overrightarrow {{p_2}} \)
Viên đạn đang bay theo phương thẳng đứng thì nổ thành hai mảnh mảnh thứ nhất bay theo phương ngang. Ta có hình vẽ:
Từ hình vẽ ta có:
\(\begin{array}{l}p_2^2 = {p^2} + p_1^2 \Leftrightarrow {\left( {\dfrac{m}{2}.{v_2}} \right)^2} = {\left( {mv} \right)^2} + {\left( {\dfrac{m}{2}.{v_1}} \right)^2}\\ \Rightarrow v_2^2 = 4{v^2} + v_1^2 = {4.500^2} + {\left( {500\sqrt 2 } \right)^2} \Rightarrow {v_2} = 1225m/s\end{array}\)
Góc hợp bởi giữa \(\overrightarrow {{v_2}} \) và phương thẳng đứng là : \(\sin \alpha = \dfrac{{{p_1}}}{{{p_2}}} = \dfrac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \dfrac{{500\sqrt 2 }}{{1225}} \Rightarrow \alpha = {35^0}\)
Một vật nhỏ khối lượng 1 kg bắt đầu chuyển động thẳng, nhanh dần đều từ trạng thái đứng yên. Sau \(10s\) vật đạt vận tốc \(5m/s\).
a) Tính gia tốc chuyển động của vật
b) Tính độ lớn động lượng của vật sau \(15s\) kể từ khi bắt đầu chuyển động. Biết vật vẫn giữ gia tốc chuyển động như trên.
Ta có: \(m = 1kg;{v_0} = 0;v = 5m/s;\Delta t = 10s\)
a) Gia tốc chuyển động của vật là:
\(a = \dfrac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \dfrac{{v - {v_0}}}{{\Delta t}} = \dfrac{{5 - 0}}{{10}} = 0,5m/{s^2}\)
b) Phương trình vận tốc:
\(v = {v_0} + at = 0 + at = 0,5.t\,\,\left( {m/s} \right)\)
Sau \(15s\) vận tốc của vật là:
\(v' = 0,5.15 = 7,5m/s\)
Độ lớn động lượng của vật sau \(15s\) là:
\(p = mv' = 1.7,5 = 7,5\;\left( {kg.m/s} \right)\)
Đơn vị của động lượng là:
Biểu thức động lượng \(\overrightarrow p = m.\overrightarrow v \)
Khối lượng m đơn vị là kg, vận tốc v đơn vị là m/s
\( \Rightarrow \) Động lượng \(\overrightarrow p \) có đơn vị là \(kg.m/s\)