Bài tập ôn tập chương 7

Câu 21 Trắc nghiệm

Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$ có  $BD$ là phân giác góc $ABC$ ($D \in AC$), kẻ $DE$ vuông góc với $BC$ ($E$ thuộc $BC$ ). Trên tia đối của tia $AB$ lấy điểm $F$ sao cho $AF = CE.$ Chọn câu đúng.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

+) $DE$ vuông góc với $BC$ nên ta có tam giác $BDE$ là tam giác vuông.

Xét hai tam giác vuông $BAD$ và $BED$ ta có:

\(\widehat {ABD} = \widehat {EBD}\) (do $BD$ là tia phân giác của góc $B$ )

$BD$ là cạnh chung

Vậy \(\Delta BAD = \Delta BED\) (cạnh huyền – góc nhọn).

\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}AB = BE\\AD = DE\end{array} \right.\)  (các cặp cạnh tương ứng).

\( \Rightarrow B;\;D\) nằm trên đường trung trực của  $AE$ hay $BD$ là đường trung trực của  $AE.$ Do đó A đúng.

+) Xét hai tam giác vuông  $ADF$ và $EDC$ ta có:

$AF{\rm{ }} = {\rm{ }}EC$  (gt)

$DA = DE$  (cmt)

Vậy \(\Delta ADF = \Delta EDC\) (hai cạnh góc vuông bằng nhau).

Suy ra $DF = DC$ (hai cạnh tương ứng). Do đó B đúng.

+) Trong tam giác vuông  $ADF,{\rm{ }}AD$ là cạnh góc vuông, $DF$  là cạnh huyền nên \(DA < DF.\)

Mà $DF = DC$ (cmt). Từ đó suy ra \(AD < DC.\) Do đó C đúng.

Vậy cả A, B, C đều đúng.

Câu 22 Trắc nghiệm

Cho tam giác $ABC$ cân tại $A,$ vẽ trung tuyến $AM.$ Từ $M$ kẻ $ME$ vuông góc với $AB$ tại $E,$ kẻ $MF$ vuông góc với $AC$ tại $F.$  Từ $B$ kẻ đường thẳng vuông góc với $AB$ tại $B$, từ $C$ kẻ đường thẳng vuông góc với $AC$ tại $C$, hai đường thẳng này cắt nhau tại $D$. Chọn câu sai.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

+) Tam giác $ABC$ cân tại $A$ có $AM$ là đường trung tuyến nên $AM$ đồng thời là tia phân giác của góc $A$.

Ta có $ME$ vuông góc với $AB$ tại $E$ nên $AEM$ là tam giác vuông tại $E$; $MF$ vuông góc với $AC$ tại $F$ nên $AFM$ là tam giác vuông tại $F$

Xét hai tam giác vuông $AEM$ và $AFM$ ta có

$AM$ là cạnh chung

\(\widehat {EAM} = \widehat {FAM}\) (do $AM$ là tia phân giác của góc $A$)

Vậy \(\Delta AEM = \Delta {\rm{AF}}M\) (cạnh huyền – góc nhọn)

+ ) Vì \(\Delta AEM = \Delta {\rm{AF}}M\)suy ra :

\(AE = AF\) (hai cạnh tương ứng bằng nhau)

\(ME = MF\) (hai cạnh tương ứng bằng nhau)

Do đó hai điểm $A$, $M$ nằm trên đường trung trực của $EF$.

Vậy $AM$ là đường trung trực của $EF$.

+) Xét hai tam giác vuông: \(\Delta ABD\) vuông tại B, \(\Delta ACD\)  vuông tại $C$ ta có:

\(AB = AC\) (do tam giác $ABC$ cân tại $A$)

$AD$ là cạnh chung

Vậy \(\Delta ABD = \Delta ACD\) (cạnh huyền – cạnh góc vuông)

Suy ra \(DB = DC\) (hai cạnh tương ứng bằng nhau)

Do đó $D$ thuộc tia phân giác của góc $A$ (1) (vì điểm cách đều hai cạnh của một góc thì nằm trên tia phân giác của góc đó).

Lại có $AM$ là tia phân giác của góc $A$, hay $M$ thuộc tia phân giác của góc $A$ (2)

Từ (1) và (2) suy ra 3 điểm  $A,{\rm{ }}M,{\rm{ }}D$ thẳng hàng.

Ta chưa đủ điều kiện để chỉ ra được \(M\) là trung điểm của \(AD.\)

Câu 23 Trắc nghiệm

Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$, góc $B$ bằng \({60^o}\). Vẽ $AH$ vuông góc với $BC$ tại $H$. Lấy điểm $D$ thuộc tia đối của tia $HA$ sao cho $HD = HA.$

So sánh $AB$ và $AC,$ $BH$ và $HC$

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

+) Tam giác $ABC$ vuông tại $A$ nên ta có:

\(\widehat B + \widehat C = {90^o} \Rightarrow \widehat C = {90^o} - \widehat B = {90^o} - {60^o} = {30^o}\)

Trong tam giác ABC ta có \(\widehat B > \widehat C\) suy ra $AC > AB.$

Xét tam giác $ABC$ vuông tại $A$ có:

$BH$ là hình chiếu của $AB$ trên $BC$; $HC$ là hình chiếu của $AC$ trên $BC$

Mà \(AB < AC\) (cmt)

Suy ra \(BH < HC.\)

Câu 24 Trắc nghiệm

Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$, góc $B$ bằng \({60^o}\). Vẽ $AH$ vuông góc với $BC$ tại $H$. Lấy điểm $D$ thuộc tia đối của tia $HA$ sao cho $HD = HA.$

Tính số đo của góc $BDC.$

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

+ Ta có $AH$ vuông góc với $BC$ tại $H$ và điểm $D$ thuộc tia đối của tia $HA$ nên tam giác $AHC$ vuông tại $A$, tam giác $DHC$ vuông tại $H.$

Xét hai tam giác vuông $AHC$ và $DHC$ ta có:

$AH = HD$ (gt)

$HC$ là cạnh chung

Vậy $\Delta AHC{\rm{  =  }}\Delta DHC$ (hai cạnh góc vuông)

+) Ta có $\Delta AHC{\rm{  =  }}\Delta DHC \Rightarrow \widehat {ACH} = \widehat {DCH} = {30^o}$(2 góc tương ứng) và $AC = DC$ (2 cạnh tương ứng)

Xét hai tam giác $ABC$ và $DBC$ ta có:

$BC$ là cạnh chung   

$AC = CD$       

$\widehat {ACB} = \widehat {DCB} = {30^o}$

Vậy $\Delta ABC{\rm{  =  }}\Delta DBC\,(c.g.c) \Rightarrow \widehat {BAC} = \widehat {BDC} = {90^o}$(2 góc tương ứng)

Vậy \(\widehat {BDC} = {90^o}\)

Câu 25 Trắc nghiệm

Cho tam giác $ABC$. Gọi $O$ là giao điểm các đường phân giác của tam giác đó. Từ $O$ kẻ $OD$, $OE$, $OF$ lần lượt vuông góc với $BC, AC, AB.$ Trên tia đối của các tia $AC, BA, CB$ lấy theo thứ tự ba điểm \({A_1};{B_1};{C_1}\) sao cho \(A{A_1} = BC;\,B{B_1} = AC;\,C{C_1} = AB\)

Chọn câu đúng.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

+ Do $OD, OE, OF$ lần lượt vuông góc với $BC, AC, AB$ nên các tam giác $AOE, AOF, BOF, BOD, COE, COD$ là các tam giác vuông.

$O$ là giao điểm các đường phân giác nên suy ra $OD = OE = OF.$

Xét hai tam giác vuông $AOE$ và $AOF$ ta có:

$AO$ là cạnh chung;     

$OE = OF$

Vậy $\Delta AOE{\rm{  =  }}\Delta AOF$ (cạnh huyền – cạnh góc vuông)

Suy ra $AE =AF$ (2 cạnh tương ứng)

Chứng minh tương tự ta có: $BD = BF, CD = CE.$

Câu 26 Trắc nghiệm

Cho tam giác $ABC$. Gọi $O$ là giao điểm các đường phân giác của tam giác đó. Từ $O$ kẻ $OD$, $OE$, $OF$ lần lượt vuông góc với $BC, AC, AB.$ Trên tia đối của các tia $AC, BA, CB$ lấy theo thứ tự ba điểm \({A_1};{B_1};{C_1}\) sao cho \(A{A_1} = BC;\,B{B_1} = AC;\,C{C_1} = AB\)

Chọn câu đúng.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

+ Đặt $BC = a,{\rm{ }}CA = b,{\rm{ }}AB = c$ . Ta có:

$\begin{array}{*{20}{l}}{AE = AC-CE = AC-CD}\\{AF = AB-BF = AB-BD}\end{array}$

Suy ra $AE + AF = AC-CD + AB-BD = AB + AC-\left( {BD + CD} \right)$

Hay $2.AE = AB + AC-\;BC = c + b-a.$

Do đó \(AE = \dfrac{{c + b - a}}{2}\)

Ta có \(E{A_1} = EA + {\rm{A}}{{\rm{A}}_1} = EA + BC = \dfrac{{c + b - a}}{2} + a = \dfrac{{c + b + a}}{2}\)

Chứng minh tương tự ta có:  \(F{B_1} = \dfrac{{c + b + a}}{2};\,\,D{C_1} = \dfrac{{c + b + a}}{2}\) 

Vậy \(E{A_1} = F{B_1} = D{C_1}.\)