Một vật chuyển động thẳng có đồ thị tốc độ được biểu diễn trên hình vẽ. Trong khoảng thời gian nào các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau?
Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau \( \Rightarrow \overrightarrow a = 0\)
Từ đồ thị ta thấy từ 0 đến 1s vận tốc của vật không đổi → Vật chuyển động thẳng đều.
Vậy trong khoảng từ 0 đến 1s các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau
Trong chuyển thẳng chậm dần đều thì hợp lực tác dụng vào vật:
Trong chuyển thẳng chậm dần đều thì hợp lực tác dụng vào vật ngược chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi.
Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà độ lớn hợp lực tác dụng lên vật tăng lên nhưng không đổi hướng thì gia tốc của vật sẽ:
Theo định luật II Niuton ta có độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực
\( \Rightarrow \) Khi độ lớn hợp lực tác dụng lên vật tăng lên nhưng không đổi hướng thì gia tốc của vật sẽ tăng lên.
Khi một ô tô đột ngột phanh gấp thì người ngồi trong xe sẽ:
Khi đi xe mà phanh gấp, theo quán tính thì chúng ta sẽ chúi người về phía trước.
Một ô tô đang chuyển động thẳng với vận tốc không đổi 20 m/s. Hợp lực tác dụng lên ô tô có độ lớn bằng:
Dựa trên nội dụng định luật I, xe đang chuyển động thẳng đều và không có lực tác dụng lên xe, vậy nên độ lớn của hợp lực là 0
Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên vật mất đi thì:
Dựa trên nội dụng định luật I, vật đang chuyển động và các lực mất đi thì vật sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều
Đáp án là B
Trong cơn giông, một cành cây bị gãy và bay trúng vào một cửa kính, làm vỡ kính. Em hãy chọn giải thích đúng cho tình huống trên:
Khi cành cây rơi xuống tấm kính sẽ tác dụng lên tấm kính một lực và khi đó tấm kính cũng tác dụng ngược lại một lực vào cành cây. Hai lực này có độ lớn bằng nhau.
Một người kéo xe hàng trên mặt sàn nằm ngang, lực tác dụng lên người kéo xe để người đó chuyển động về phía trước là lực:
Khi kéo xe hàng, người tác dụng vào xe một lực và xe cũng tác dụng ngược trở lại với người một lực để người chuyển động về phía trước.
Một quả bóng khối lượng 200g bay với vận tốc 72km/h đến đập vuông góc vào tường rồi bay trở lại theo phương cũ với vận tốc 54 km/h. Thời gian và chạm giữa bóng và tường là 0.05s. Xác định độ lớn lực của tường tác dụng lên quả bóng.
Chọn chiều (+) cùng chiều khi quả bóng bật ra.
Áp dụng định luật III Newton ta có:
Ftường=Fbóng=ma
\( = m.\dfrac{{v - {v_0}}}{{\Delta t}} = 0,2.\dfrac{{15 - ( - 20)}}{{0,05}} = 140\)(N)
Vậy lực của tường tác dụng lên quả bóng là 140N
Trên mặt nằm ngang không ma sát, xe một chuyển động với độ lớn vận tốc 5 m/s đến va chạm vào xe hai đang đứng yên. Sau va chạm, bật lại với tốc độ 150 cm/s, xe hai chuyển động với độ lớn vận tốc 200 cm/s. Biết khối lượng xe hai là 400 g. Tính khối lượng xe một.
Gọi t là thời gian tương tác giữa hai xe.
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe 1 trước va chạm.
Áp dụng định luật III Newton ta có:
\(\begin{array}{l}{F_{12}} = - {F_{21}}\\ \Leftrightarrow {m_1}{a_1} = - {m_2}{a_2}\\ \Leftrightarrow {m_1}( - 1,5 - 5) = - 2{m_2}\\ \Rightarrow {m_2} = 0,145(kg)\end{array}\)
Vậy khối lượng vật 1 là 0,145kg hay 145g.
Một người có trọng lượng 500N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó là bao nhiêu?
Trọng lượng P=500N là lực mà người đứng tác dụng lên mặt đất.
Khi đó mặt đất cũng tác dụng một lực có cùng độ lớn với trọng lượng P=500N lên người.
Vật 1 có khối lượng 1kg, chuyển động về phía trước với vận tốc 5 m/s va chạm với vật thứ 2 đang đứng yên. Sau khi va chạm, vật thứ nhất chuyển động ngược trở lại với vận tốc 1m/s. Còn vật thứ 2 chuyển động với vận tốc 2 m/s. Xác định khối lượng của vật thứ 2.
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật 1 trước va chạm
Áp dụng định luật III Newton ta có:
\(\begin{array}{l}{F_{12}} = - {F_{21}} \Rightarrow {m_1}{a_1} = - {m_2}{a_2}\\ \Rightarrow {m_1}\dfrac{{\Delta {v_1}}}{{\Delta t}} = - {m_2}\dfrac{{\Delta {v_2}}}{{\Delta t}}\\ \Rightarrow {m_1}\left[ {( - 1) - 5} \right] = - {m_2}(2 - 0)\\{m_2} = 3{m_1} = 3kg\end{array}\)
Vậy vật 2 có khối lượng là 3kg.