Mở bài bài thơ Chiều Tối của Hồ Chí Minh 1
Trong tập Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh, sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại, giữa tâm hồn của người chiến sĩ và thi sĩ luôn luôn được thể hiện một cách tinh tế, sâu sắc và thấm thía qua nhiều thi phẩm. Nhưng tiêu biểu và độc đáo nhất có lẽ vẫn là ở tứ thơ Chiều tối, đây là bài thơ có vị trí rất quan trọng trong toàn bộ tập thơ Nhật ký trong tù, là một phần quan trọng trong bức tranh chân dung tự họa của Hồ Chí Minh, thể được cái tinh thần lạc quan, luôn hướng về sự sống dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào khắc nghiệt đi chăng nữa.
Mở bài bài thơ Chiều Tối của Hồ Chí Minh 2
Hồ Chí Minh là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, đồng thời là một nhà thơ lớn, một nhà văn với phong cách nghệ thuật độc đáo, vừa đa dạng vừa thống nhất. Văn chính luận của người thường ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, bằng chứng giàu thuyết phục và đa dạng về bút pháp. Thơ nghệ thuật Hồ Chí Minh có sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, gữa chất thép và chất tình, giữa sự trong sáng, giản dị và sự hàm súc sâu sắc. Tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ Chí Minh là tập thơ Nhật kí trong tù (1942-1943), và nếu phải chọn một viên ngọc trong số vô vàn viên ngọc của tập thơ này, người ta thường nghĩ đến thi phẩm Mộ (Chiều tối).
Mở bài bài thơ Chiều Tối của Hồ Chí Minh 3
Hồ Chí Minh được nhân loại biết đến không chỉ là một lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam, mà còn được biết đến như một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Ngoài văn chính luận người còn để lại cho đời một sự nghiệp thơ ca đáng trân trọng, trong đó nổi bật nhất là Nhật ký trong tù. Đây được xem như một cuốn nhật ký bằng thơ ghi lại những chặng đường chuyển lao đầy vất vả của người tù, nhưng bằng bản lĩnh thép, tinh thần thép, người đã vượt qua hoàn cảnh tù đầy để hướng về cuộc sống. Bài thơ Chiều tối là một trong những sáng tác tiêu biểu nhất của tập thơ Nhật ký trong tù.
Mở bài bài thơ Chiều Tối của Hồ Chí Minh 4:
“Chiều tối” là một bài thơ trong tập thơ “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh. Bài thơ được Bác sáng tác ngay trên đường bị giải đi từ nhà ngục Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo vào lúc chiều tàn. Ra đời trong hoàn cảnh ấy, bài thơ đã ghi lại bức tranh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của con người ở vùng rừng núi một cách sinh động.
Mở bài bài thơ Chiều Tối của Hồ Chí Minh 5.
Hồ Chí Minh là một nhà cách xuất sắc, pác sinh ra là để trở thành nhà cách mạng . Tuy nhiên, ngoài sự nghiệp cách mạng thì pác còn là nhà văn,nhà thơ xuất sắc và được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.Trong thời gian đầu bị chính quyền Tưởng bắt giam thì pác đã sáng tác tập thơ "nhật kí trong tù".Tập thơ này hồn thơ chủ yếu đi từ bóng tồi hướng ra ánh sáng , từ lạnh lẽo đến ấm áp , từ nỗi buồn đến niềm vui . Điều này cũng được thể hiện rõ trong bài thơ "Chiều tối ".
Mở bài bài thơ Chiều Tối của Hồ Chí Minh 6.
Năm 1990, là một dịp kỷ niệm đặc biệt nhân ngày 100 năm ngày sinh của Hồ Chí Minh (1890-1990). Các tổ chức có tiếng trên thế giới như Tổ chức về giáo dục , tổ chức UNESCO nhằm tưởng nhớ cũng như suy tôn tinh thần dân tộc cũng như ghi danh tầm vóc và vai trò quản trọng của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh, kỷ niệm nên những ngày tháng gian nan của Bác trong hành trình tìm nước và cứu nước.Đặc biệt nêu lên trong sự nghiệp văn chương của người nổi lên là cuốn Nhật ký trong tù ( Ngục trung nhật ký) nói về cuộc sống gian nan trong tù. Trong đó không thể không kể đến tác phẩm Chiều tối được viết vào mùa thu năm 1942 nói về hành trình gian nan trên đường áp giải đến nhà tù.
Mở bài bài thơ Chiều Tối của Hồ Chí Minh 7.
Trong thơ xưa, đặc biệt là thơ Đường luật, nhất là thể tứ tuyệt, thường có nhãn tự (chữ mắt) như là điểm sáng, cái “thần”, linh hồn của bài thơ. Người ta thường nhắc đến chữ “sầu” trong bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu. Nếu chữ “sầu” đọng lại một nỗi buồn mênh mang, sâu lắng trong thi phẩm đời Đường, thì chữ “hồng” lại sáng lên một ngọn lửa ấm nóng trong bài thơ Chiều tối của nhà thơ cộng sản Hồ Chí Minh trên đường giải tù qua một xóm núi hẻo lánh:
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng.
Mở bài bài thơ Chiều Tối của Hồ Chí Minh 8.
Xuyên qua khoảng không của những trang sử hùng hồn máu lửa,lướt qua những mảng màu sắc hỗn độn bộn bề của cõi hư thực,ta càng yêu thêm biết mấy chất thép trong thơ Bác Hồ.Chất thép của lí tưởng cộng sản,lí tưởng cách mạng,chất thép của một người anh hùng bừng sáng lên với nghị lực phi thường,với một tinh thần lạc quan sáng ngời trong từng câu chữ. Chất thép ấy bay bổng trong những hồn thơ đôn hậu bừng sáng lên giữa màn đêm tăm tối của chốn ngục tù thuở ấy.”Chiều tối “ ra đời mang theo cả tâm hồn Người đến với đồng bào,nhân dân thắp sáng ngọn lửa hồng ấm nóng tình.
Mở bài bài thơ Chiều Tối của Hồ Chí Minh 9.
Có những con người, mang hết thảy tình yêu thương hiến dâng cho Tổ quốc,nao nao một nỗi cô đơn thăm thẳm về một chốn rừng sâu,ấy vậy mà vẫn cứ lạc quan tin về một niềm vui chiến thắng phía trước.Có một người chiến sĩ,cổ đeo gông,tay vướng xiềng lê bước trên nẻo đường hoang vu buổi chiều muộn,ánh mắt ung dung đón lấy ánh sáng hi vọng của sự sống của niềm lạc quan và của tương lai.Và người chiến sĩ ấy chính là Bác Hồ song hành với Người là bài thơ “Chiều tối” thể hiện niềm khao khát tự do cháy bỏng và phong thái ung dung làm chủ hoàn cảnh của Người.
Mở bài bài thơ Chiều Tối của Hồ Chí Minh 10.
Thầm lặng sánh bước cùng Người nơi xế chiều yên ả, đâu đó nhẹ vương những dải mây hồng, khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp đã đi vào thơ của Bác một cách sâu lắng nhất,ngọt ngào nhất ngay cả trong hoàn cảnh đầy nghiệt ngã trên chốn đường tù ngục.Khung cảnh thiên nhiên ấy đã đi vào “Chiều tối” ,được khắc họa qua những đường nét đượm buồn mà bản lĩnh của người tù,người thi sĩ,chiến sĩ cách mạng khao khát tự do cháy bỏng và niềm tin,niềm lạc quan chiến thắng xuyên suốt cả bài thơ.
Mở bài bài thơ Chiều Tối của Hồ Chí Minh 11.
"Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh được viết từ 2/8/1942 đến 10/9/1943 khi Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ, đầy đoạ khắp các nhà lao tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trong số 133 bài thơ "Nhật ký trong tù" có một số bài ghi lại những thời khắc đáng nhớ trong ngày: Buổi sớm, Buổi trưa, Quá trưa, Chiều hôm, Chiều tối, Hoàng hôn, Nửa đêm... Mỗi bài là một nỗi niềm trong những tháng ngày "ác mộng". "Chiều tối" (Mộ) là bài thất ngôn tứ tuyệt số 31 trong "Nhật ký trong tù". Bài thơ số 32 là bài "Đêm ngủ ở Long Tuyền". Vậy, bài "Chiều tối" ghi lại cảnh xóm núi lúc ngày tàn trên con đường từ Thiên Bảo đến Long Tuyền vào tháng 10/1942.
Mở bài bài thơ Chiều Tối của Hồ Chí Minh 12.
Hồ Chí Minh được nhân loại biết đến không chỉ là một vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam mà còn được biết đến như một nhà văn, nhà thơ lớn của thế kỷ XX. Ngoài văn chính luận, người còn để lại cho đời một sự nghiệp thơ ca đáng trân trọng. Trong đó nổi bật nhất là tập thơ Nhật ký trong tù.
Tập thơ này như một cuốn nhật ký bằng thơ ghi lại những chặng đường giải lao đầy gian nan vất vả của người tù. Nhưng bằng bản lĩnh thép, tinh thần thép Người đã vượt qua hoàn cảnh tù đày để hướng về ánh sáng. Bài thơ Chiều tối là một trong những sáng tác tiêu biểu nhất của tập Nhật ký trong tù
Mở bài bài thơ Chiều Tối của Hồ Chí Minh 13.
Không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà Hồ Chí Minh còn là một trong những nhà thơ với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Trong đó tập thơ “Nhật ký trong tù”, nó được đánh giá như một viên ngọc quý của nền văn thơ Việt Nam. Đặc biệt nhất là bài thơ “Chiều tối”được Bác sang tác trên đường đi đày từ nhà lao Tĩnh Tây sang nhà lao Thiên Bảo.
Mở bài bài thơ Chiều Tối của Hồ Chí Minh 14.
“Nhật ký trong tù” là tập thơ đặc sắc của Hồ Chí Minh. Qua những bài thơ hay và tiêu biểu của tập thơ, người đọc thấy màu sắc đậm đà của hồn thơ Hồ Chí Minh là màu sắc cổ điển. Đó là giàu tình cảm với thiên nhiên, hình tượng nhân vật trữ tình ung dung thư thái, bút pháp chấm phá như muốn ghi lấy linh hồn của tạo vật, tuy cổ điển mà vẫn gắn bó tinh thần của thời đại. Hình tượng thơ luôn luôn vận động hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai; trong quan hệ với thiên nhiên, con người luôn giữ vai trò chủ thể. Không phải là ẩn sĩ mà là chiến sĩ. Bài thơ “Chiều tối” thể hiện rõ sự kết hợp chất cổ điển và chất hiện đại đó.