Giải thích câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" (38 mẫu)

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” hay nhất 1

Trong cuộc sống và đối với mỗi người, câu tục ngữ này thực sự có ý nghĩa rất quan trọng. Sự hiểu biết giúp cho con người trở nên tốt đẹp hơn, sống văn minh hơn. Chính vì thế mà ai cũng muốn bản thân mình hiểu nhiều, biết rộng và trở nên tài giỏi. Muốn vậy thì chúng ta không thể không bước ra khỏi bốn bức tường chật hẹp để đến với thế giới rộng lớn bao la với vô vàn những điều mới mẻ đang chờ đón. Nếu có điều kiện thì hãy đi xa, đến thăm những vùng miền khác nhau để bạn hiểu hơn về con người, về cuộc sống. Nếu không thì cũng không cần đi xa, chỉ cần bước ra đường là bạn cũng có thể học hỏi được một vài điều.

Có thể bạn gặp một cụ già ăn xin, bạn hiểu rằng cuộc sống của nhiều người hãy còn khốn khó, bạn biết trân trọng cuộc sống của mình hơn và giúp đỡ những người nghèo khổ hơn mình. Có thể bạn sẽ gặp một người nào đó vô tình mỉm cười với bạn, và khi ấy, bạn quên đi nỗi buồn của mình, bạn thấy rằng một nụ cười đôi khi cũng giúp cho con người ta có thêm động lực và trở nên lạc quan hơn. Còn rất rất nhiều điều mà khi bạn bước ra ngoài “đường”, ngoài thế giới bạn mới có thể cảm nhận trọn vẹn được. Đôi khi sự học hỏi không chỉ dành cho riêng bản thân bạn mà bạn có thể đem sự hiểu biết của mình truyền giảng cho người khác nữa. Đó cũng là một sự học hỏi có ích cho tất cả mọi người.

Ngày nay, tuy rằng chúng ta đã có thể dễ dàng tìm kiếm, tra cứu các thông tin, kiến thức trên mạng internet nhưng điều đó không có mấy tác dụng đối với sự hiểu biết của chính bản thân chúng ta. Những thông tin đó đa phần là một chiều, là do người khác nói lên. Còn bạn, bạn có cảm thấy như vậy hay không, bạn muốn biết đúng – sai, thực – hư thế nào thì chỉ có cách là bước ra ngoài để tụ trải nghiệm và thực chứng. Điều này sẽ cho thấy rằng, việc ngồi ở nhà lướt net đọc báo và việc bước ra ngoài tự tìm hiểu khác xa nhau vạn dặm. Bởi lẽ đó, con người chúng ta không nên phụ thuộc vào những thông tin có sẵn. Hãy đi để thực nghiệm và học hỏi, tích lũy vốn sống cho chính bản thân mình.

Mặc dù câu tục ngũ xuất hiện từ xa xưa nhưng cho đến hoàn cảnh hiện nay, câu tục ngữ vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập quốc tế, bởi vậy mỗi người chúng ta cũng cần phải có ý thức tự giác học tập, tìm tòi để vươn ra thế giới, hòa nhập với thế giới. Khi còn đang học tập trong các nhà trường thì mỗi học sinh chúng ta được tiếp cận với các tri thức quý giá của nhân loại mọt cách bài bản, có chọn lọc. Bởi vậy, chúng ta cần phải nỗ lực trong học tập và rèn luyện. Hơn nữa, học không chỉ là trong sách vở mà còn là học thầy cô, bạn bè, học từ những điều trong cuộc sống thân quen hàng ngày.

Kiến thức là một kho tàng khổng lồ của nhân loại và việc học là cả một quá trình dài, không bao giờ là thừa, là đủ cả. Chính vì thế, không phải điều nào chúng ta cũng có thể biết hết, học hết được. Hãy học hỏi, tích lũy những điều hữu ích, thiết thực với bản thân, tránh tiếp thu những thói hư tật xấu để trở thành người tốt, làm những việc tốt cho gia đình và xã hội. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” chính là một bài học quý báu đối với tất cả mọi người chúng ta. Việc học hỏi là không ngừng và học hỏi hơn nữa là điều rất cần thiết để hoàn thiện bản thân và xây dựng xã hội ngày một tốt đẹp hơn.

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” 2

Dù con người luôn chịu khó học hỏi thì vẫn còn đó nhiều điều chúng ta chưa hề biết đến. Nếu bản thân chịu khó đi đây đó để tìm tòi, khám phá sẽ biết được thêm nhiều điều mới lạ. Vì vậy, khi xưa ông cha ta có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

“Một ngày đàng” là một khoảng thời gian mang tính chất tượng trưng. Tương tự như vậy, “một sàng khôn” cũng là một lượng kiến thức ta tiếp nhận được và không thể đem ra cân, đo , đong, đếm. “Một ngày đàng” – “một sàng khôn” – câu tục ngữ mang hai vế đăng đối rất cân xứng nhau, thể hiện sự tăng tiến đồng đều. Cả câu tục ngữ toát lên rằng nếu bản thân càng chịu khó thoát khỏi vỏ bọc chật hẹp, đi ra ngoài thế giới, tiếp xúc với những nền văn hóa khác nhau, sẽ càng có hiểu biết rộng về xã hội xung quanh. Hơn thế nữa “Sàng khôn” còn có ý thể hiện sự chắt lọc, tiếp nhận kiến thức bên ngoài sẽ càng đem lại hiệu quả cao.

Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập với thế giới. Chính vì vậy, như cầu cấp thiết hiện nay chính là nâng cao kiến thức của con người. Đất nước phát triển đòi hỏi con người phải luôn tiếp thu, học hỏi. Khi đang là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường thì nhà trường chính là một xã hội thu nhỏ, là nơi ta có thể dễ dàng tiếp cận với trí thức của nhân loại một cách bài bản, có chọn lọc. Bởi thế, để có một hành trang vững vàng bước vào đời, học sinh chúng ta cần phải nỗ lực học tập không ngừng nghỉ như lời Lê-nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Hơn nữa, chúng ta cần học những điều bổ ích, thiết thực cho bản thân, tránh tiếp thu những thói hư tật xấu.

Việc học là cả một quá trình dài. Bởi thế bên cạnh ý thức học tập, bản thân chúng ta cũng nên tự đề ra phương pháp học tập hợp lý, có định hướng để đạt được hiệu quả như mong muốn. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” chính là một bài học quý báu dành cho thế hệ trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước. Đất nước có phát triển được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào nền trí thức của các thế hệ mai sau.

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” hay nhất  3

Kiến thức luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Bởi vậy không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm.

Câu tục ngữ có hai vế, hiểu theo nghĩa tường mình thì “Đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên đường, “học một sàng khôn” là chúng ta biết thêm được một điều gì đó bắt gặp ở trên đường

Xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng hãy ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không tụt hậu. Thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi.

Câu tục ngữ vừa nói đến thời gian vừa nói đến không gian. Chúng ta học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó.

Thực sự câu tục ngữ này có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người. Ai cũng muốn bản thân mình hiểu nhiều, biết nhiều, được đi đó đi đây để am hiểu thêm nét văn hóa vùng miền. Vốn sống sẽ được bồi đắp sau mỗi chuyến đi. Không nhất thiết phải đi xa, đi bao lâu, chỉ cần bạn bước chân ra khỏi nhà và nhìn thế giới giới này đang trôi. Bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển động bất ngờ của kiến thức, nếu bạn không chịu tìm hiểu thì bạn sẽ mãi không trưởng thành được.

Có rất nhiều người bảo rằng bây giờ lên mạng Internet tìm kiếm thì đầy rẫy ra, cần gì phải đi cho mệt, cho tốn thời gian. Nhưng bạn có biết rằng những thông tin đó chỉ một chiều người đi họ cảm nhận được, còn bạn, bạn chỉ biết đọc và thấy rằng ừ nó đúng hoặc ừ nó sai thôi sao. Cùng một sự việc đó nhưng sự khác nhau giữa việc ngồi nhà đọc báo và ra ngoài nghe ngóng, tận mắt chứng kiến thì điều bạn nhận lại sẽ khác hẳn đó. Đây chính là sự khác biệt giữa thông qua người khác và việc trực tiếp nhìn nhận đánh giá sự việc

Kiến thức như biển cả mênh mông, đi rồi sẽ đến, đến rồi sẽ biết cần phải làm gì, học gì để có thể tồn tại. Không ngừng học hỏi từ người khác, từ mảnh đất khác để trau dồi thêm kiến thức của bản thân mình. Đây là điều mà rất nhiều người vẫn “ngại” học hỏi.

Việc đi nhiều, tìm hiểu nhiều nguồn kiến thức không những bổ sung thêm cho bạn một hệ thống kiến thức lớn mà còn khiến bạn có thể tự tin để xử lý mọi chuyện. Kinh nghiệm luôn được đúc rút từ những va vấp, từ những chuyến đi như vậy. Chúng ta rồi sẽ trưởng thành khi va chạm nhiều, còn chúng ta chỉ mãi mãi nhỏ bé khi cứ nhốt mình trong một căn phòng, và ôm mớ kiến thức có được trên mạng như thế

Đối với những người trẻ thì việc đi và tìm hiểu thông tin, kiến thức lại là rất cần thiết. Vì các bạn đang ở lứa tuổi sống để trải nghiệm, để trưởng thành. Môi trường học đường, bạn bè, và rất nhiều người nữa sẽ khiến cho bạn học hỏi được rất nhiều điều

Xã hội đang ngày càng phát triển, nhu cầu cần những người hiểu biết ngày càng nhiều. Bởi vậy hãy trải nghiệm bằng những chuyến đi, bằng việc học tập người khác

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” 4

"Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiểu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn.

Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội.

Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số lượng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phương hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống.

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” 5

Trong cuộc sống, có những điều mà chúng ta chưa hề biết. Những kiến thức đơn giản thì hiển hiện xung quanh chúng ta, còn những điều mới lạ, hấp dẫn thì lại ẩn chứa trong xã hội. Chính vì vậy để có được kiến thức thì chúng ta phải biết tìm hiểu, học hỏi, khám phá. Đó cũng chính là ước nguyện của ông cha ta nên tục ngữ mới có câu rằng: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Câu tục ngữ này mang hai vế đối xứng với nhau. “Một” đối với “một”, đó chính là hình thức đối xứng độc đáo. Câu tục ngữ này ý khuyên nhủ chúng ta hãy biết đi đây, đi đó để được mở mang, tích lũy kiến thức, tầm nhìn về xã hội. “Ngày đàng” ở đây là một phép ẩn dụ. Nó không phải là con số cụ thể quy ước mà chỉ một khoảng thời gian mà chúng ta tiếp nhận những điều hay lẽ phải ngoài xã hội. Không chỉ vậy, ngụ ý của tác giả dân gian còn được bộc lộ rằng không phải bất kì cái mới mẻ nào cũng có thể tiếp nhận mà hãy chắt lọc, thấm hiểu để nhận ra sự mới mẻ nào có ích, sự mới mẻ nào có hại mà biết đường đề phòng tránh hay học tập. Điều đó được thể hiện qua từ “sàng khôn”. Không chỉ vậy câu tục ngữ này còn nói lên thế giới đa dạng và phong phú, nếu biết tiếp nhận nó một cách khéo léo thì kết quả thu được sẽ rất lớn.

Thật vậy. Ngoài xã hội có rất nhiều những điều hấp dẫn đối với những người mới tiếp xúc. Đó là nơi văn minh, là nơi giao lưu học hỏi của các tầng lớp, cũng là nơi trao đổi, buôn bán, có nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo, những công nghệ độc đáo, hay những kiến thức khoa học huyền bí. Từ những cách ăn nói ngoài xã hội đến những hình thức ứng xử, tất cả đều là kiến thức, được khoác nhiều bộ áo trên nhiều phương diện. Mặt tích cực không nhỏ nhưng mặt tiêu cực cũng không phải là ít. Những tệ nạn xã hội, những trò đùa lôi kéo sự đam mê của con người dẫn đến sự lu mờ về đạo đức, nhân phẩm. Có nhiều người mặc dù biết được tác hại của nó nhưng đã dấn chân vào rồi thì khó lòng rút ra được. Do đó ý thức của chúng ta trong việc tiếp nhận kiến thức tốt đẹp là hoàn toàn cần thiết.

Ngày xưa, thời kì vật chất còn xơ xài, ông cha ta ăn vất vả cực nhọc nên ý thức đã nhận ra rằng sự học hỏi là thiết yếu trong việc thay đổi cuộc sống thêm tiến bộ, nhưng có mấy khi có điều kiện để vượt khỏi lũy tre làng. Vì vậy đó là một ước vọng lớn lao của ông cha ta. Không chỉ thời bấy giờ mà ngày này, xã hội ngày một văn minh, đất nước đổi mới, con người đang bước sang kỉ nguyên hiện đại, yếu tố học hỏi là không thể không tồn tại. Để theo kịp những tiến bộ khoa học, con người cũng phải tìm hiểu, học tập lẫn nhau để xứng đáng là một phần tử của đất nước, xứng đáng là một con người văn minh, lịch sự. Chính những sự giàu đẹp của đất nước ngày một tăng cao đã là sự thúc giục trong ý thức học hỏi ngoài đời của mỗi con người. Trong tất cả các môi trường học tập thì dường như xã hội là một nơi sâu thẳm về kiến thức, là nơi chứng kiến biết bao kinh nghiệm của con người và cũng là kho tàng để chúng ta tích lũy. Có biết bao nhiêu điều hay lẽ phải đang chờ chúng ta. Chắc chắn mỗi người đi ra ngoài xã hội đều vấp phải những trở ngại, khó khăn, nhưng chính những điều đó lại càng tăng thêm sức mạnh cho mỗi chúng ta. Tuy nhiên thì không phải học tập ngoài xã hội chỉ đơn thuần như vậy mà còn cần phải học khôn, học chọn lọc những tinh túy, còn những điều tiêu cực thì lại là mặt trái để chúng ta biết tránh xa.

Nói tóm lại câu tục ngữ trên khuyên răn chúng ta về cách mở rộng hiểu biết, mở rộng vốn kiến thức để tạo nên những thành quả vượt bậc và cách sống cao đẹp

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” cực hay  6

Tri thức của loài người là đại dương mênh mông rộng lớn, muốn tiếp thu được khối lượng tri thức khổng lồ ấy không cách gì tốt hơn đó chính là học. Học không chỉ trong sách vở, học tại trường lớp, mà học bằng cách trải nghiệm thực tiễn, đi đây đi đó cũng là cách thức học rất hữu ích. Cũng bởi vậy mà ông cha ta có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

Câu tục ngữ được chia làm hai vế đăng đối, nhịp nhàng. Trước hết, nghĩa đen của câu tục ngữ này có nghĩa là: một ngày đàng, tức là đi xa, đến một địa phương, một làng khác so với nơi mình ở; một sàng khôn tức là học hỏi được những điều mới lạ, những kinh nghiệm hoặc tri thức mới mà địa phương đó mang lại. Nhưng mỗi câu tục ngữ luôn đúc kết kinh nghiệm của ông cha, bởi vậy, nó còn hàm chứa những bài học sâu sắc, có ý nghĩa khái quát. Nội dung của câu tục ngữ đã khái quát một chân lý mang tính quy luật: đi đây đi đó, ra khỏi chốn ao làng đến với thế giới mới chúng ta sẽ học hỏi được nhiều điều: kiến thức mới, văn hóa mới, cách ứng xử, giao tiếp,… và chính những điều học hỏi được sẽ giúp ta trưởng thành hơn. Nếu chỉ biết quanh quẩn nơi mình được sinh ra thì chẳng khác nào “ếch ngồi đáy giếng” hiểu biết nông cạn, hạn hẹp, tự làm cho bản thân nhỏ bé, kém cỏi. Bởi vậy, câu tục ngữ cũng là một lời khuyên chân thành khuyên mỗi người nên ra thế giới bên ngoài để mở rộng tầm hiểu biết, trau dồi kiến thức cho bản thân.

Câu tục ngữ quả là một chân lý, chỉ khi đi vào thực tế cuộc sống thì ta mới thực sự hiểu biết và mới thực sự “khôn”. Thực tế đã cho thấy rằng, trường học vĩ đại nhất chính là cuộc đời. Có thể kể đến biết bao người bằng những trải nghiệm thực tế mà họ đã đạt được đến thành công như: Ru-xô, Ê-di-son, … tấm gương rõ nhất chính là chủ tịch Hồ Chí Minh. Người không chỉ có lòng ham học, sự thông minh mà bằng vốn trải nghiệm nhiều nơi, nhiều đất nước đã giúp Bác hấp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, sàng lọc và tìm được con đường cứu nước đúng đắn nhất cho dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Bác, nhân dân ta đã thoát khỏi ách nô lệ, trở thành quốc gia độc lập, tự do. Trong cuộc sống hiện nay, việc “đi một ngày đàng” lại càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn nữa. Quá trình hội nhập, đòi hỏi con người phải liên tục cập nhật tri thức mới, tiếp thu tinh hoa của nhân loại nếu không đi thực tế trải nghiệm chúng ta khó có thể tiếp thu được lượng tri thức khổng lồ đó.

Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, trước hết chúng ta cần chăm chỉ học tập, nhuần nhuyễn các kiến thức thầy cô giảng dạy. Bên cạnh đó cần chủ động tìm kiếm thêm những tri thức mới để làm giàu thêm kho tàng tri thức cho bản thân. Đây chính là hành trang vững chắc để sau này chúng ta tự tin bước vào cuộc sống.

Câu tục ngữ cho đến ngày nay vẫn còn giữ nguyên giá trị sâu sắc của nó, đây là lời khuyên quý báu mà cha ông truyền lại cho con cháu. Học tập là một hành trình dài, đầy gian nan và vất vả, bởi vậy chúng ta phải có phương pháp học tập đúng đắn. Biết kết hợp kiến thức sách vở khi học ở trường và trau dồi tri thức, kinh nghiệm trong thực tiễn cuộc sống.

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” 7

Ông cha ta từ xưa đã có có rất nhiều câu tục ngữ hay, đúc rút thành bài học sâu sắc để lại cho con cháu đời sau. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là câu tục ngữ ngắn gọn nhưng hàm chứa ý nghĩa sâu sắc, răn dạy con cháu phải đi đó đây, va chạm vào cuộc sống để tiếp thu học hỏi, nâng cao sự hiểu biết cho bản thân mình.

Để hiểu được ý nghĩa sâu sắc trong câu tục ngữ, trước tiên chúng ta cần cắt nghĩa được hình ảnh trong câu. Nhân dân ta đã sử dụng những hình ảnh rất trừu tượng nhưng lại khá cụ thể “ngày đàng”, “sàng khôn” để truyền tải thông điệp tới mọi người. “Đàng” là một cách nói của nhiều vùng miền trên cả nước, đồng nghĩa với “đường”. Người xưa thường nói khoảng cách bằng ngày đường, một ngày đường hoặc hai ngày đường để tới một địa điểm nào đó. “Sàng” là một vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình người nông dân. “Sàng” to gần bằng cái mâm ăn cơm, được đan bằng tre, nứa dùng để sàng lúa gạo, phục vụ trong lao động, sản xuất và đời sống hàng ngày. Ở đây, tác giả dân gian có một cách nói rất thú vị là “sàng khôn”. Thường thì trí khôn là thứ khó có thể cân, đo, đong, đếm nhưng với cách nói “sàng khôn” khiến cho người đọc người nghe dễ hình dung về số lượng. Bởi lẽ, nhân dân ta từ xa xưa chủ yếu làm nông nghiệp nên cách nói “sàng khôn” phù hợp, dễ hiểu và mang tính chất dân dã đối với mọi người. “Sàng” dùng để sàng lọc lúa gạo, ngũ cốc nên cách nói “sàng khôn” cũng ám chỉ sự chắt lọc, sàng lọc kiến thức, thu nhận kiến thức một cách có chọn lọc chứ không vơ cả. Bởi vậy, nhân dân ta mới nói “sàng khôn”, chứ không nói “rõ khôn” hay “túi khôn”. Câu tục ngữ mang ý nghĩa, con người cứ đi “một ngày đàng” thì sẽ học được cả “một sàng khôn”, còn loanh quanh mãi lũy tre làng thì không khôn lên được.

Từ việc cắt nghĩa hình ảnh trong câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, ông cha ta muốn răn dạy con cháu phải luôn không ngừng học hỏi, đi khắp đó đây, từng trải cuộc sống để nâng cao tầm hiểu biết của bản thân. Ông cha ta từ xa xưa đã nhận thức được sự rộng lớn của tri thức là mênh mông, vô bờ, nếu không chịu học hỏi sẽ tự làm mình trở nên kém hiểu biết, bởi vậy luôn đề cao sự chăm chỉ học hỏi, mở rộng kiến thức.

Câu tục ngữ làm ta nhớ đến câu chuyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” có con ếch cả đời chẳng đi đâu, chỉ quanh quẩn trong cái giếng nên tầm nhìn hạn chế, kém hiểu biết. Đến khi được ra khỏi cái giếng thì vẫn giữ thái độ huênh hoang, không sợ ai cả, không chịu nhìn nhận thế giới rộng lớn bên ngoài nên đã bị có trâu giẫm bẹp.

Trong xã hội phát triển hội nhập như ngày nay, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” lại càng có một ý nghĩa lớn lao hơn. Khoa học kỹ thuật, y học…trên thế giới ngày càng phát triển tiến bộ vượt bậc, công nghệ thông tin ngày càng phát triển và thay đổi không ngừng, điều đó càng cần chúng ta phải nỗ lực không ngừng, chịu khó học hỏi, đi khắp năm châu các nước tiên tiến trên thế giới để học hỏi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lao động, sản xuất. Có thế thì đất nước ta mới trở nên giàu mạnh, nhân dân mới ấm no, hạnh phúc. Nếu không chịu học hỏi, tiếp thu thì đất nước sẽ bị tụt hậu, bị bỏ lại phía sau. Trong bối cảnh này, thì câu tục ngữ cùng lời răn dạy của cha ông ta là bài học quý báu hơn bao giờ hết.

Qua câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, ông cha ta muốn răn dạy con cháu đời đời phải luôn không ngừng nỗ lực học tập, đi đó đây để nâng cao tầm hiểu biết. Đặc biệt đối với thế hệ trẻ ngày nay, mùa xuân tương lai của đất nước đang nằm trong tay tuổi trẻ, những người nhiệt huyết và hăng hái cần trau dồi tri thức để đưa đất nước phát triển và đi xa hơn nữa.

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” hay chọn lọc 8

Xã hội loài người phát triển được như ngày nay là nhờ quá trình tìm hiểu nhận thức, tích lũy và không ngừng nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người. Muốn có tri thức thì phải học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống, ông cha ta xưa kia để nhận thức rất đúng đắn về sự cần thiết của việc mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết đối với mỗi người nên đã khuyên nhủ, động viên con cháu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

Xã hội Việt Nam trước đây là xã hội phong kiến còn nhiều bảo thủ, lạc hậu. Người dân quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn trong luỹ tre xanh, ranh giới của cộng đồng làng xã. Có người suốt đời chẳng bước ra khỏi cổng làng, số người được đi xa để ăn học hoặc làm việc rất hiếm hoi. Vì vậy, trình độ hiểu biết của mọi người nói chung rất thấp và khó mà mở rộng hoặc nâng cao lên được. Tuy vậy, trong sự ràng buộc của tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, vẫn lóe lên những tia sáng nhận thức về sự cần thiết phải học hỏi để nâng cao hiểu biết. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chỉ cần đi một ngày đàng (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được một sàng khôn. Đây là hình ảnh cụ thể, gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng là sự hiểu biết của con người. Nếu chịu khó đi xa thì ta sẽ học được nhiều bài học bổ ích trong cuộc đời, bởi trên khắp các nẻo đường đất nước, nơi nào cũng có vô vàn những điều hay, điều lạ.

Để động viên tinh thần học hỏi của con cháu, ông cha xưa đã có những câu ca dao nội dung tương tự như câu tục ngữ trên: Làm trai cho đáng nên trai. Phú Xuân cùng trải, Đồng Nai cũng từng; Làm trai đi đó đi đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn. Điều đó chứng tỏ ông cha ta đã nhận thức được việc đi xa để học hỏi là điều quan trọng, cần thiết và đáng khuyến khích.

Trình độ hiểu biết tạo điều kiện cho ta làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn, giúp ích cho gia đình, xã hội được nhiều hơn. Hiểu biết càng nhiều, con người càng có cách xử thế đúng đắn trong quan hệ gia đình và xã hội.

Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc học tập để mở mang nhận thức và hiểu biết của mỗi người càng trở nên cấp bách. Muốn xoá bỏ tình trạng lạc hậu, muốn rút ngắn sự cách biệt giữa nước ta và các nước phát triển trên thế giới, chúng ta chỉ có một con đường là học: Học, học nữa, học mãi như lời Lênin đã dạy. Vấn đề đặt ra là phải học những điều hay, lẽ phải, những điều thiết thực, bổ ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Không nên học theo điều dở, điều xấu, có hại đến bản thân, gia đình và xã hội.

Hiện nay, việc đi đó đi đây không còn là chuyện hiếm có như ngày xưa. Ai cũng có quyền tự do đi lại, học hành, kể cả ra nước ngoài. Học hỏi bằng con đường tham quan, du lịch; học hỏi bằng con đường du học... Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để tiếp thu những kinh nghiệm, những kiến thức khoa học mới mẻ, tiên tiến của nhân loại, nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam thành một đất nước giàu mạnh mà vẫn giữ được bản sắc và truyền thống dân tộc.

Học hỏi không phải là chuyện ngày một, ngày hai mà là chuyện của cả đời người. Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở cuộc sống. Việc nâng cao hiểu biết là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Vì vậy chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn để đạt được hiệu quả cao. Có tri thức, chúng ta mới làm chủ được bản thân, mới đóng góp hữu ích cho gia đình, xã hội. Học vấn làm đẹp con người - đó cũng là điều ông cha muốn nhắn gửi đến chúng ta. Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là lời khuyên quý báu của người xưa; đến nay nó vẫn là bài học quý báu đối với tuổi trẻ trên con đường tạo dựng sự nghiệp.

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” 9

Ngay từ lúc vỡ lòng thì ông bà đã luôn khuyên răn con cháu phải biết ăn nói học hỏi những người khác những đức tính tốt đẹp. Không ai trong mỗi chúng ta giỏi lên được từ khi mới sinh ra mà cũng không ai chịu khó tìm tòi đọc sách lại trở nên ngu muội.có học hỏi có tôi luyện thì mới mong có ngày thành tài được. Chính vì vậy ông cha ta đã đúc kết thành một câu tục ngữ rất chí lý” Đi một ngày đàng học một sàng khôn”

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn đúng quả thật là chí lý. Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục và nhân văn sâu sắc. Mỗi chúng ta nên có cái nhìn nhiều chiều để mang tới cho mình những bài học cũng như những triết lý sống sâu sắc.

Vậy đi một ngày đàng học một sàng khôn là gì? Nếu như theo nghĩa đen của câu tục ngữ thì, mỗi ngày dù tới đâu, thì mỗi nơi mà chúng ta tới thì chúng ta đều tìm được những điều mới lạ lí thú. Chúng ta còn học được những điều hay lẽ phải và cả những bài học đường đời mà bản thân chúng ta phải trải qua mới biết.

Nghĩa bóng của câu tục ngữ chính là khuyên răn chúng ta phải biết học hỏi cóp nhặt và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Chúng ta bỏ thời gian và công sức của mình ra bao nhiêu thì nhận lại được những kết quả như mong đợi. Ví dụ chúng ta không chỉ đọc sách mà còn học hỏi bạn bè tìm kiếm những nguồn thông tin và kiến thức mới thì kết quả là chúng ta sẽ có vốn kiến thức sâu rộng.

Với những người ham học hỏi biết cóp nhặt những tri thức những điều hay lẽ phải thì họ luôn thành công hơn những người khác. Mà những người như vậy cũng luôn được những người xung quanh trân trọng quý mến. Một người luôn biết tiếp thu và cóp nhặt điều hay thì quả thật bản thân họ cũng rất tự trọng, khiêm tốn.

Đi một ngày đàng học một sàng khôn giúp cho chúng ta hiểu một điều rằng không ai khác ngoài chúng ta có thể thay thế chúng ta tìm hiểu nền kiến thức văn hóa và cả những điều hay lẽ phải những nét đẹp mà mỗi con người đóng góp nên.

Những gì ông cha để lại quả thật đúng đắn và có ý nghĩa lớn, Bản thân chúng ta luôn tự ý thức về những điều mà chúng ta cảm thấy có ích, chúng ta phải luôn biết phấn đấu vì một cuộc sống hạnh phúc và một xã hội văn minh hơn. Biết tiếp thu biết nhận thức và biết nắm bắt những điều đang tới thì ắt thành công sẽ tới theo cùng.

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” chọn lọc hay nhất 10

Ngay cả những người tài giỏi nhất cũng chưa chắc biết hết tất cả mọi điều trên trên thế gian này. Chính vì vậy, kiến thức luôn là một kho tàng mênh mông đối với loài người. Càng tìm hiểu, càng học hỏi chúng ta mới thấy rằng kiến thức rất rộng lớn và sự hiểu biết của chúng ta mới chỉ là một phần rất nhỏ. Chính vì thế mà chúng ta cần phải tìm tòi hơn nữa, học hỏi hơn nữa như câu tục ngữ “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” của cha ông ta ngày xưa để lại.

Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là một lời khuyên, lời dạy của cha ông ta trong học tập và cuộc sống. Theo nghĩa tường minh thì “đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên đường, “học một sàng khôn” là những hiểu biết, học hỏi thêm nhiều điều mới mà ta bắt gặp trên đường đi ấy.

Câu tục ngữ có hai vế “một ngày đàng” và “một sàng khôn” rất đăng đối, cân xứng nhau. Hơn nữa nó còn thể hiện sự tăng tiến đồng đều. Hai vế câu tục ngữ ngữ này cùng nhằm làm sáng lên ý nghĩa: cần phải thoát khỏi vỏ bọc chật hẹp, đi ra ngoài để thăm thú, tiếp xúc với những điều mới mẻ xung quanh, hiểu biết và học hỏi để trở thành người uyên bác hơn, tốt đẹp hơn. Hơn thế nữa “sàng khôn” còn có ý nghĩa thể hiện sự chắt lọc, tiếp nhận những kiến thức tinh túy, tốt đẹp ở bên ngoài để trau dồi sự hiểu biết và kiến thức của bản thân mình. Từ đó việc hỏi học mới là đúng đắn, có ích và có hiệu quả cao.

Trong cuộc sống và đối với mỗi người, câu tục ngữ này thực sự có ý nghĩa rất quan trọng. Sự hiểu biết giúp cho con người trở nên tốt đẹp hơn, sống văn minh hơn. Chính vì thế mà ai cũng muốn bản thân mình hiểu nhiều, biết rộng và trở nên tài giỏi. Muốn vậy thì chúng ta không thể không bước ra khỏi bốn bức tường chật hẹp để đến với thế giới rộng lớn bao la với vô vàn những điều mới mẻ đang chờ đón. Nếu có điều kiện thì hãy đi xa, đến thăm những vùng miền khác nhau để bạn hiểu hơn về con người, về cuộc sống. Nếu không thì cũng không cần đi xa, chỉ cần bước ra đường là bạn cũng có thể học hỏi được một vài điều.

Có thể bạn gặp một cụ già ăn xin, bạn hiểu rằng cuộc sống của nhiều người hãy còn khốn khó, bạn biết trân trọng cuộc sống của mình hơn và giúp đỡ những người nghèo khổ hơn mình. Có thể bạn sẽ gặp một người nào đó vô tình mỉm cười với bạn, và khi ấy, bạn quên đi nỗi buồn của mình, bạn thấy rằng một nụ cười đôi khi cũng giúp cho con người ta có thêm động lực và trở nên lạc quan hơn. Còn rất rất nhiều điều mà khi bạn bước ra ngoài “đường”, ngoài thế giới bạn mới có thể cảm nhận trọn vẹn được. Đôi khi sự học hỏi không chỉ dành cho riêng bản thân bạn mà bạn có thể đem sự hiểu biết của mình truyền giảng cho người khác nữa. Đó cũng là một sự học hỏi có ích cho tất cả mọi người.

Ngày nay, tuy rằng chúng ta đã có thể dễ dàng tìm kiếm, tra cứu các thông tin, kiến thức trên mạng internet nhưng điều đó không có mấy tác dụng đối với sự hiểu biết của chính bản thân chúng ta. Những thông tin đó đa phần là một chiều, là do người khác nói lên. Còn bạn, bạn có cảm thấy như vậy hay không, bạn muốn biết đúng – sai, thực – hư thế nào thì chỉ có cách là bước ra ngoài để tụ trải nghiệm và thực chứng. Điều này sẽ cho thấy rằng, việc ngồi ở nhà lướt net đọc báo và việc bước ra ngoài tự tìm hiểu khác xa nhau vạn dặm. Bởi lẽ đó, con người chúng ta không nên phụ thuộc vào những thông tin có sẵn. Hãy đi để thực nghiệm và học hỏi, tích lũy vốn sống cho chính bản thân mình.

Mặc dù câu tục ngữ xuất hiện từ xa xưa nhưng cho đến hoàn cảnh hiện nay, câu tục ngữ vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế, bởi vậy mỗi người chúng ta cũng cần phải có ý thức tự giác học tập, tìm tòi để vươn ra thế giới, hòa nhập với thế giới. Khi còn đang học tập trong các nhà trường thì mỗi học sinh chúng ta được tiếp cận với các tri thức quý giá của nhân loại một cách bài bản, có chọn lọc. Bởi vậy, chúng ta cần phải nỗ lực trong học tập và rèn luyện. Hơn nữa, học không chỉ là trong sách vở mà còn là học thầy cô, bạn bè, học từ những điều trong cuộc sống thân quen hàng ngày.

Kiến thức là một kho tàng khổng lồ của nhân loại và việc học là cả một quá trình dài, không bao giờ là thừa, là đủ cả. Chính vì thế, không phải điều nào chúng ta cũng có thể biết hết, học hết được. Hãy học hỏi, tích lũy những điều hữu ích, thiết thực với bản thân, tránh tiếp thu những thói hư tật xấu để trở thành người tốt, làm những việc tốt cho gia đình và xã hội. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” chính là một bài học quý báu đối với tất cả mọi người chúng ta. Việc học hỏi là không ngừng và học hỏi hơn nữa là điều rất cần thiết để hoàn thiện bản thân và xây dựng xã hội ngày một tốt đẹp hơn.

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” cực hay11

Đối với mỗi con người việc đến trường để được trang bị kiến thức về đạo đức và tri thức là vô cùng cần thiết, bởi ở đó có thầy cô những người thầy người cô mẫu mực sẽ chỉ bảo cho ta nhiều điều hay lẽ phải và dạy cho ta những tri thức cơ bản về khoa học. Song nếu chỉ học ở nhà trường thôi thì chưa đủ bởi chúng ta cũng chỉ học hơn mười năm ở trường còn đâu chúng ta phải tự mình sống trong xã hội, vậy nên để có thể vững bước trên đường đời chúng ta cần học hỏi thêm những điều hay lẽ phải trong cuộc sống thường ngày bởi vậy tục ngữ đã có câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Câu nói chính là một lời khuyên nếu ai đó muốn trở thành một con người hoàn thiện toàn diện.

Câu tục ngữ được chia làm hai vế, thứ nhất “Đi một ngày đàng” chỉ hành động đi trong một ngày của Con người tức đi ra ngoài xã hội, đi đến những nơi khác mà nơi đó cũng là trường dạy ta được chứ không phải chỉ hoạt động đi tới trường của mỗi người. Còn vế thứ hai, “học một sàng khôn” là chỉ kết quả thu được sau một ngày đi đến nơi mới đó. Khái niệm “sàng” ở đây muốn nói đến cái nhiều của một ngày đi đến môi trường học mới. Cái sàng là cụ thể hóa sức chứa của cái khôn.

Đây là một câu nói đúng, ta có thể giải thích tính đúng đắn của câu tục ngữ như sau:

Như ta đã biết trường học là nơi dạy ta những tri thức khoa học mang tính chất cơ bản và thầy cô dù có muốn chỉ bảo cho ta thật nhiều điều thì thời gian cũng rất là hạn chế, trong khi hàng ngày và những dịp nghỉ hè ta có thể đến nhiều nơi khác, ngoài mái trường ta đang học vậy ta hãy tận dụng những cơ hội đó để thực hành những tri thức thầy cô đã dạy, hơn nữa đó chính là môi trường để ta học hỏi thật nhiều điều, giúp ta có cái nhìn khách quan chân thật về cuộc sống hơn. Bởi khi ta trực tiếp đi trên đường, tận mắt chứng kiến cuộc sống đang diễn ra quanh mình: đó là cảnh chú công an giao thông đang làm nhiệm vụ trên đường phố, bác công nhân đang miệt mài xây dựng công trình, những bà những chị đang mua mua bán bán, đâu đó còn có tiếng cãi vã, tiếng kêu của ai đó khi mải mua hàng bị kẻ cắp lấy trộm đồ. Tất cả những cảnh đó đều gợi cho ta những suy nghĩ về cuộc sống đó là luật pháp, luật lệ, là lao động, là những phức tạp… để từ đó ta nhận ra mình cần phải tuân thủ luật giao thông nếu không muốn trở thành kẻ vi phạm giao thông, rồi ở những nơi đông người cần cảnh giác không sẽ bị mất cắp. Và ta còn thấy trên đường còn có cụ già lẩy bẩy đang khó khăn mãi mà chưa sang đường được, lúc đó ta sẽ vội vã chạy đến giúp cụ sang đường, như vậy là ta đã làm được việc tốt, và ở kia còn có người cho đứa bé ăn xin nghìn bạc, cảnh đó giúp ta hiểu rằng cuộc sống tuy phức tạp nhưng còn có rất nhiều người tốt.

Những cái nhìn, những nhận xét đó chính là bài học cho tính thận trọng, lòng yêu thương biết chia sẻ, giúp đỡ những người gặp cảnh khó khăn, vất vả.

Hơn thế môi trường xã hội giúp ta có cái nhìn khách quan hơn về bản thân mình, nhiều người luôn tự hào rằng ở lớp này ta học giỏi nhất lớp nhưng nếu được đi ra ngoài ta thấy rằng có bạn còn giỏi hơn nhiều họ, đạt giải Toán, Lý quốc tế. Vậy khi nhận thức được điều đó, người ta thấy rằng mình cần cố gắng hơn và đừng vội vã bằng lòng với những gì mình đã đạt được. Từ đó ta sẽ nhận thấy cuộc sống quả có bao điều thú vị mà ta cần mở lòng ra để đón nhận.

Trong sách vở thường ca ngợi phong cảnh đất nước con người Việt Nam, vậy nên nếu có điều kiện ta nên đến thăm phong cảnh đất nước để hiểu thêm về nét đẹp đó đồng thời trên con đường ta đi ta sẽ lại bắt gặp những điều hay điều tốt để bổ sung thêm vào túi khôn của mình. Chẳng hạn nếu có dịp đi vịnh Hạ Long bạn sẽ có thể biết thêm một cảnh đẹp của đất nước và bạn sẽ dễ dàng viết được bài văn hay khi cô giáo cho đề là: em hãy miêu tả lại một cảnh đẹp mà em biết. Như vậy những chuyến thật sự bổ ích đối với mỗi người.

Và tất cả những gì ta thu lượm được trên đường đi sẽ là nguồn kiến thức vô cùng quý giá giúp ta trưởng thành hơn trong cuộc sống sau này, chẳng hạn một hành động đẹp gây ấn tượng ta có thể học hỏi và vận dụng còn những việc làm xấu ta sẽ tránh, để từ đó ta tự hoàn thiện nhân cách của mình hơn.

Và có một điều thật sự quan trọng đó là khi ra ngoài xã hội được giao tiếp, được va chạm nhiều mặt của cuộc sống, ta sẽ tự mình biết thế nào là điều tốt thế nào là điều xấu để từ đó tránh xa nếu đó là điều xấu và học hỏi điều tốt. Điều này giúp ta giải thích được hiện tượng vì sao có những bạn khi còn nhỏ rất ngoan ngoãn chỉ biết ở nhà và học hành chăm chỉ song đến khi lớn lên lại trở thành kẻ hư hỏng, nhiều khi không phải do bạn đó thay đổi mà khi bạn ra cuộc sống bạn không phân biệt đâu là người tốt đâu là người xấu nên chơi nhầm phải một số bạn xấu, bị lôi kéo và do không biết đó là thói xấu nên dần dần bạn sa ngã lúc nào không hay. Thế mới biết việc học những điều hay nhận biết điều dở là vô cùng quan trọng.

Như vậy có thể thấy cái “sàng khôn” mà trường cuộc sống dạy chúng ta là rất rộng và có ý nghĩa sâu sắc. Nó giúp chúng ta học hỏi được điều hay và nhận biết những điều xấu để tránh. Có như vậy những chuyến đi của ta mới đem lại kết quả tốt đẹp, đem lại cái khôn, sự trưởng thành cho mỗi người.

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” 12

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ cha ông ta luôn đúc rút những kinh nghiệm sống, lời răn dạy có ý nghĩa đối với thế hệ mai sau. Cuộc sống này bao la, những kiến thức mà chúng ta biết so với thế giới bên ngoài còn rất ít, vì vậy cần không ngừng học hỏi, không ngừng vươn xa. Đó cũng chính là ý nghĩa của câu tục ngữ "Đi một ngày đàng học một sàng khôn"

Câu tục ngữ "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" gồm hai vế song song hỗ trợ lẫn nhau. Đây là lời khuyên, là bài học xương máu mà cha ông ta đã đúc rút để hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày. Ý nghĩa của câu tục ngữ là khuyên chúng ta nên đi nhiều nơi, tìm hiểu kiến thức ở nhiều nguồn thì chúng ta mới hiểu biết được sâu rộng hơn, mới thu được kết quả tốt nhất. Không ngừng mở mang kiến thức, không ngừng học hỏi để có được kiến thức cơ bản và sâu xa nhất.

"Đi một ngày đàng" không phải là con số ước tính cụ thể cũng không phải một giới hạn cụ thể, nó mang ý nghĩa tượng trưng. "Ngày đàng" chính là nói khoảng thời gian ngắn, không gian ngắn ở xung quanh mỗi chúng ta, nếu chúng ta biết tận dụng nó thì chúng ta sẽ nhận ra được rất nhiều kiến thức bổ ích. "Sàng khôn" ở đây cũng chỉ mang ý nghĩa ước lệ để chỉ kiến thức mà chúng ta thu được sau quá trình đi và tìm hiểu. Như vậy nội dung cụ thể của câu tục ngữ này là khuyên chúng ta nên đi ra ngoài, dù là chỉ xung quanh nơi mình sinh sống thì cũng đã đúc rút được nhiều kiến thức có ích cho xã hội.

Cuộc sống của chúng ta còn rất nhiều điều hay ý đẹp, nhưng nếu chúng ta không chịu đi tìm, không chịu học hỏi thì kiến thức không bao giờ tự đến. Chỉ khi bạn chủ động, bạn biết cách tìm tòi và chắt lọc kiến thức thì bạn mới thấy được nó thực sự đáng quý. Kiến thức là biển cả bao la, điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ, nếu bạn không tìm thêm kiến thức thì bạn sẽ tự hòa tan bản thân mình.

Con đường học hành vất vả gian nan nhưng chúng ta biết vượt lên tất cả để tìm kiến thức thì cái mà chúng ta nhận lại thực sự đáng quý và mang ý nghĩa cực kỳ lớn lao. Bạn sẽ thấy quý trọng những gì mà mình học được, tìm tòi ra, bạn sẽ trân trọng và sử dụng nó có mục đích nhất.

Xung quanh chúng ta, còn nhiều thứ mà bản thân mình chưa biết, nếu như không tìm tòi học hỏi không ngừng thì bạn sẽ trở thành người tụt hậu, bạn sẽ mãi chạy theo người ta mà không thể vượt lên trước được. Bởi vậy hãy rời bỏ tổ kén của bản thân, đến những vùng đất mới để khám phá, để tìm hiểu, để thấy kiến thức này mình còn biết quá nhiều.

Con người ta việc học chưa bao giờ là đủ, là thừa, vậy nên hãy không ngừng học hỏi, không ngừng vươn xa để trang bị cho mình thật nhiều kiến thức, giúp bạn vững bước trên con đường tương lai về sau.

Hồ Chí Minh là một con người hoàn toàn đúng cho câu tục ngữ này, Bác học tập ở mọi lúc, mọi nơi. Bác không ngần ngại gian khổ mà tìm tòi và khám phá những vùng đất mới để rút ra bài học kinh nghiệm cho đất nước mình.

Bạn sẽ trân quý những gì mà tự mình học được và bạn sẽ hình thành nó như một thói quen. Bạn sẽ thấy mình học tập không ngừng nghỉ thì sẽ mang lại một cuộc sống tốt đẹp về sau. Những người không chịu học hỏi sẽ là những người thất bại.

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” 13

Tục ngữ Việt Nam giàu có, óng ánh màu sắc trí tuệ. Nó đúc rút bao kinh nghiệm quý báu trong dân gian. Là bài học nhân sinh, là cách ứng xử... nó dạy khôn, dạy khéo để làm người. Chỉ một chuyện học mà nhân dân ta có bao câu tục ngữ mang tính giáo dục sâu sắc. Một trong những câu tục ngữ đó là: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn".

"Một ngày" so với một năm là ngắn, "một ngày" trong một đời người trăm năm là vô cùng cực ngắn. "Đi một ngày đàng" đối với khách bộ hành thì quãng đường đi được có là bao? Thế nhưng nhân dân ta lại khẳng định "học một sàng khôn". "Khôn" là điều hay, điều tốt, cái mới mẻ rất bổ ích đối với mọi người để mở mang trí tuệ, trau dồi nhân cách. "Sàng" là công cụ lao động, đan bằng tre, nứa của nhà nông dùng để sàng gạo. "Sàng khôn" là biểu tượng cho khối lượng kiến thức rất lớn, rất nhiều mà người bộ hành đã "học" được sau một hành trình, "đi một ngày đàng".

Câu tục ngữ có hai vế tương phản đối lập với cách nói thậm xưng trong mối tương quan hai vế: đi ít mà học được nhiều, qua đó khẳng định một chân lý, đề cao một bài học kinh nghiệm, nhằm khuyên nhủ mọi người biết đi nhiều để mở rộng tầm mắt và sự hiểu biết, sống nhiều, học hỏi trong thực tế cuộc sống.

Tại sao "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"! Câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" là hoàn toàn đúng! Học ở trường lớp, học trong sách vở, học thầy, học bạn. Chúng ta còn cần phải biết học hỏi trong thực tế cuộc sống rộng lớn của xã hội. Nhân dân là người thầy vĩ đại của mỗi chúng ta. Học tập trong thực tế cuộc sống là phương thức học tập khoa học mới nhất: học đi đôi với hành, học tập gắn liền với lao động, sản xuất và hoạt động xã hội. Nếu chỉ biết quanh quẩn trong bốn bức tường lớp học, cách học tập như thế đã xa rời cuộc sống, học sinh bước vào đời sẽ lúng túng, thiếu năng động. Cá không thể xa rời nước, chim không thể thoát li bầu trời, người đi học cũng vậy, học tập cũng không thể tách rời thực tế cuộc sống xã hội.

Đi rộng biết nhiều, "Đi một ngày đàng" tầm mắt được mở rộng, thấy được bao cảnh lạ, tiếp xúc được nhiều người, nghe được bao nhiêu điều hay lẽ phải của thiên hạ. Từ đó mà biết suy xét: xa lánh điều xấu kẻ xấu, học tập cái hay, noi gương người tốt việc tốt; "học một sàng khôn" là như vậy.

"Đi một ngày đàng, học một sàng khôn'' là cách học tập và giáo dục kết hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường: gia đình – nhà trường – xã hội. Kiến thức sách vở được củng cố khắc sâu. Sự hiểu biết được mở rộng và nâng cao.

Những hoạt động của thầy và trò như ngoại khóa, cắm trại, di tham quan là rất bổ ích. Nó đem lại nhiều sinh khí cho trường học. Học sinh được đến với đồng quê, nhà máy, danh lam thắng cảnh... mà yêu thêm nhân dân lao động, tự hào với quê hương đất nước. Đi hội Lim ta thấy được cái hay của câu hái "Liền anh liền chị... "Bèo dạt mây trôi.." của làn điệu dân ca quan họ tuyệt vời. Đến với đền Hùng, là trở về cội nguồn, lòng ta xôn xao bài ca tình nghĩa:

"Ai về Phú Thọ cùng ta, Nhớ ngày giỗ Tổ tháng ba mùng mười. Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba".

Đến với Ba Đình lịch sử, viếng lăng Bác Hồ xúc động trước cuộc đời cách mạng sôi nổi, phong phú của lãnh tụ, mỗi học sinh chúng ta mới thấy hết cái hay của vần thơ Viễn Phương:

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng, Thấy một mặt trời trong lăng rất đẹp". ("Viếng Lăng Bác")

Thi hào Nguyễn Du đã từng viết: "Nghe khúc hát thôn quê mới học được lời nói trong nghề Trồng dâu, gai". Văn hào Go-rơ-ki tuy chưa bước qua ngưỡng cửa trường đại học, nhưng nhờ tự học mà đã trở thành một danh nhân văn hóa thế giới và ông đã từng nói: "Dòng sông vôn-ga và thảo nguyên mênh mông là những trường đại học của tôi".

"Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" là một bài học vô cùng sâu sắc đối với mỗi người. Sau thời cắp sách là thời gian kiếm sống, làm việc và tự học; học trong công việc, học trong cuộc đời. Và có đi đường, có sống nhiều, lăn lộn với đời mới biết đường đi khó, lắm thử thách gian nan. Phải có quyết tâm vượt khó, có bản lĩnh chiếm lấy tầm cao để thực hiện hoài bão của mình:

"Đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng Núi cao lên đến tận cùng Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non". ("Đi đường" – Hồ Chí Minh)

Câu tục ngữ trên cho ta thấy đầu óc thực tế của con người lao động. Nhân dân ta hiếu học, nhưng thuở xưa, mấy ai được cắp sách đến trường? Cho nên trong dân gian lưu truyền nhiều câu tục ngữ đề cao việc học hỏi trong thực tế cuộc sống:

Đi một buổi chợ, học một mớ khôn.
Qua một chuyến đò ngang, học một sàng mới lạ.
Ở nhà nhất mẹ nhì con
Ra đường còn lắm kẻ giòn hơn ta.

Trên con đường học tập đi tới một ngày mai đẹp, học sinh chúng ta phải chăm chỉ, cố gắng, coi "sách vở là vũ khí, lớp học là chiến trường" như A.Mixi đã dạy. Phải khắc sâu vào trái tim: "Không thầy đố mày làm nên". "Học thầy

không tày học bạn". Phải coi trọng lời khuyên của ông bà cha mẹ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Chỉ có điều là phải khiêm tốn, biết quan sát, lắng nghe, biết suy ngẫm thật, giả, tốt, xấu... thì việc học hỏi trong thực tế cuộc sống mới thu được nhiều điều "khôn" mà ta hằng mong ước

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” hay nhất  14

Từ xưa đến nay, ông cha ta thường khuyên con cháu phải biết giao lưu rộng, tiếp xúc với nhiều người để học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình, đặc biệt cần phải tránh, không nên thu mình một chỗ, một xó kẻo rồi khi ra cáng đáng việc đời lại bỡ ngỡ, choáng ngợp trước một cuộc sống đa dạng, muôn màu muôn sắc mà hoàn cảnh hạn hẹp theo lối "Ếch ngồi đáy giếng" chưa cho phép một lần được trông thấy, nghĩ tới. Câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" là một trong những lời khuyên sâu sắc và quý giá đó.

Trong câu trên, "đi" là vận động ra ngoài, tiếp xúc với bên ngoài; "đàng" nghĩa là đường, ý chỉ đời sống thiên nhiên và thực tế xã hội. "Đi một ngày đàng" là một ngày tiếp xúc với thế giới bên ngoài. "Học" là học hỏi, thu nhận kiến thức rèn luyện kĩ năng; "sàng" là dụng cụ làm gạo của người nông dân xưa: hình tròn, đan bằng tre chứa được từng mẻ thóc sau khi xay, để thưa đáy đủ lọt hạt gạo. Ở đây, sàng là thứ chứa được nhiều, lọc những thứ có giá trị. "Học một

sàng khôn" có nghĩa là học hỏi đc nhiều điều bổ ích. Từ đó, bằng cách nói ngắn gọn hàm xúc, sử dụng vần lưng, nhịp 4/4 đối xứng, tác giả dân gian khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc với thế giới bên ngoài, sẽ học được nhiều điều bổ ích giúp ta càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống hơn.

Thật vậy! Đây là một lời khuyên vô cùng quý giá! Vì sao ư? Vì ở đời sống thực tế, nhận thức của mỗi cá nhân cũng chỉ có hạn, nhất là đối với những ai lại có hoàn cảnh sống chật hẹp. Nếu như trong cuộc sống, chúng ta chỉ biết quanh quẩn trong một không gian nhất định, nhỏ bé thì những kiến thức hiểu biết của chúng ta cũng chỉ giới hạn ở các không gian cụ thể đó mà thôi. Ngược lại, nếu ta mà sống nhiệt tình trong không gian rộng lớn bao la thì hiểu biết lại càng được nhiều, bởi: khi được đi tham quan thực tế hay có dịp đi xa đã giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn, tận mắt quan sát, tận tai nghe thấy thì mới khẳng định sự việc đó là đúng. Cho nên dân gian mới có câu: "Trăm nghe không bằng một thấy" là như vậy. Khi bước ra thế giới bên ngoài, biết đâu ta cũng sẽ tình cờ học được những thứ không chủ định trước, ngay cả không có trong sách vở. Ví dụ như: nói năng lễ phép, cư xử hiền hòa, cách đứng cách đi, nói lời xin lỗi, thể hiện niềm vui,... Những điều đó, ta có thể học được bất cứ từ ai, từ cậu bé trẻ thơ đến cụ già bạc tóc, hay thậm chí cả người mình không quen biết. Nhân dân ta có chuyện kể về một chú ếch do sống lâu ngày trong cái giếng hẹp, tự thấy mình là chúa tể giữa đám cua, ốc xung quanh. Nhìn trời qua mặt giếng, ếch ta thấy trời chỉ bằng cái vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp. Nhân dân mượn câu chuyện này để cảnh báo với chúng ta rằng người hiểu biết hạn hẹp như ếch ngồi đáy giếng thì dễ ngông cuồng và ngu ngốc, đồng thời khuyên người ta phải đi đây đi đó để mở rộng tầm hiểu biết của mình.

Tuy nhận thức được ý nghĩa của câu tục ngữ trên nhưng "sàng khôn" của ta sau "một ngày đàng" có phong phú thêm được hay không còn phụ thuộc vào chủ quan mỗi người. Học được nhiều hay ít, học những điều hay và tránh những điều dở của thiên hạ; hoặc bị lây nhiễm thói hư tật xấu sau những chuyến đi... rõ ràng là tùy thuộc vào từng cá nhân. Vậy nên, hình ảnh "sàng khôn" còn gợi suy ngẫm về khả năng sàng lọc, chọn lựa những kiến thức bổ ích (trên cơ sở quan sát, chiêm nghiệm, học hỏi mọi vấn đề của đời sống sau mỗi hành trình)

sau mỗi hành trình. Có như vậy thì người ta mới "khôn" được, mới hiểu biết sâu rộng, lịch lãm, uyên bác. Trong kho tàng dân gian Việt Nam và thế giới có nhiều cao dao, tục ngữ nhấn mạnh nội dung tương tự:

Đi một buổi chợ, học một mớ khôn. (Tục ngữ Việt Nam)

Đi cho biết đó biết đây Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn. (Ca dao Việt Nam)

"Du lịch tăng thêm vốn liếng cho người khôn ngoan và làm khổ kẻ ngốc." (Tục ngữ Anh)

Tuy nhiên, ý nghĩa trong tục ngữ trên chỉ đúng cho những ai có tinh thần và ý thức học hỏi để cầu tiến.

Tóm lại, chúng ta cần phát huy truyền thống hiếu học ngàn đời của dân tộc ta và trên hết là hãy học trong cả đời sống thực tế. Đó là cả 1 kho tàng quý báu mà Thượng đế ban tặng cho con người và chỉ còn chờ chúng ta khám phá và tìm tòi kho tàng ấy. Câu tục ngữ "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" đã làm giàu thêm cho kho tàng "túi khôn" của nhân loại, là bài học thấm thía sâu sắc mà ông cha ta răn dạy, khuyên bảo con cháu bao đời nay vẫn được lưu truyền mãi mãi...

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” 15

Cuộc sống của chúng ta luôn không ngừng phát triển với sự ra đời và lớn mạnh của các thiết bị máy móc tân tiến, các nghiên cứu vĩ đại,... Con người dần dần bước đến thời hiện đại hóa với những đóng góp lớn cho sự phát triển theo hướng tích cực của xã hội. Là một công dân trong thời đại phát triển ấy, chúng ta luôn phải cố gắng hết sức mình để đạt thành công. Ai ai cũng cần phải ra sức học tập, trau dồi tri thức để có thể tiến kịp bước phát triển nhanh của xã hội hiện đại ngày nay. Vì vậy câu hỏi: Học tập bằng cách nào để đạt hiệu quả nhất luôn là điều khiến chúng ta trăn trở. Năm xưa, ông cha ta răn dạy: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Câu tục ngữ đó vẫn còn giữ nguyên giá trị và ý nghĩa cao đẹp để mỗi người vận dụng trong cuộc sống hôm nay.

Câu tục ngữ " Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" đặc biệt ở chỗ kết hợp từ ngữ rất sáng tạo. "Ngày đàng" ở đây chính là ngày đường, mang ý nghĩa không gian và thời gian. Vế thứ nhất " Đi một ngày đàng" với ý nghĩa chỉ con người đi ra ngoài vào một khoảng thời gian nhất định và đến bất kì địa điểm nào đó. Đây là tiền đề cũng đồng thời là cơ sở để "học một sàng khôn". Trong sự đối xứng về mặt ý nghĩa với vế thứ nhất, vế hai "học một sàng khôn" ý muốn nói đến kết quả học hỏi thu lượm được rất lớn. Từ "Sàng khôn" ở đây mang tính biểu trưng và tạo nên khá nhiều liên tưởng thú vị.

Trong câu tục ngữ, từ "sàng" được sử dụng với nghĩa đen chỉ một loại đồ vật sử dụng chất liệu là tre, hình tròn, nông, mắt thưa giúp làm sạch trấu và lọc gạo tấm. Theo quan niệm dân gian, đơn vị đong đo bằng "sàng" là lớn và nhiều. Vậy "học một sàng khôn" là học được các điều bổ ích, điều tốt trong nhân gian để mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống và xã hội, bên cạnh đó giúp trưởng thành hơn. Câu tục ngữ "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" chính là lời khuyên nhủ mỗi chúng ta không nên ngồi mãi trong căn phòng chật hẹp tù túng mà phải ra ngoài tận hưởng cái hay cái đẹp của cuộc đời và càng đi nhiều bạn sẽ càng hiểu biết rộng, ngay cả những điều trước đây mình chưa hề biết, trải nghiệm và khám phá những điều hay của cuộc sống.

Quả đúng là " Đi một ngày đàng, học một sàng khôn", khi chúng ta đi nhiều và trải nghiệm cuộc sống, ta sẽ được mở mang tầm nhìn, nâng cao hiểu biết. Trong cuộc sống hằng ngày, ra ngoài nhiều và tiếp xúc nhiều với con người cũng như sự vật bên ngoài, chúng ta sẽ cảm nhận được một cách cụ thể, trực tiếp, chân thực những gì đang diễn ra xung quanh mình. Đi nhiều chúng ta sẽ có nhiều mối quan hệ, có thêm một vài kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Đi nhiều cũng giúp chúng ta có được thêm nhiều hiểu biết về nhiều phong tục tập quán và văn hóa các vùng miền. Trong lịch sử, các vị vua thời xưa thường cải trang đi vi hành để nắm bắt tình hình của nhân dân. Hay trong chặng hành trình đi tìm đường cứu nước đầy gian khổ, Bác Hồ khi đó còn là một thanh niên trẻ tuổi chỉ với hai bàn tay trắng đã đi qua gần 30 quốc gia trong khoảng thời gian 30 năm. Mỗi vùng đất đi qua, Người đều tự mình học ngôn ngữ, học qua sách báo hay học hỏi từ những người đồng nghiệp và người bản xứ, cũng bởi vậy mà Người thành thạo rất nhiều thứ tiếng và am hiểu nhiều nền văn hóa của các đất nước khác nhau trên thế giới. Không chỉ học kiến thức qua những cuốn sách đọc tranh thủ trong giờ nghỉ, Bác còn đặc biệt dành khoảng thời gian đi tìm hiểu cuộc sống thực tế của người dân mỗi đất nước đi qua. Ở xã hội nào, Người cũng đều được chứng kiến cảnh bóc lột dã man của những người giàu và cảnh lầm than của những người nô lệ. Người đã nhiều lần xúc động và càng nung nấu ý chí quyết tâm tìm ra con đường để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp mình. Hoặc các nhà văn đi nhiều để có thêm vốn sống, như nhà văn Nguyễn Tuân - một nhà văn với nhiệt huyết tràn đầy và có yêu cầu cao với nghề viết của mình. Ông luôn luôn thể hiện niềm khao khát cháy bỏng được dịch chuyển để tìm cảm giác mới lạ và thay đổi " thực đơn cho nhãn quan" của mình. Bởi văn học luôn lấy cuộc sống làm chất liệu và luôn phản ánh theo cách riêng của mình.

Việc học tập là cả một quá trình dài, tuy nhiên ta không chỉ tiếp thu những kiến thức lý thuyết đơn thuần mà còn phải thực hành dựa trên những điều đã được học, biến chúng thành những kiến thức của riêng bản thân mình. Ta cũng không nên như chú ếch ngồi dưới đáy giếng chật hẹp, chỉ thu nhận những kiến thức bó hẹp trong sách vở hay qua thầy cô mà ta có thể tự tìm tòi thông qua tài liệu hay trải nghiệm thực tế, học ở bạn bè, người đi trước... Khi chúng ta đến những mảnh đất chưa từng biết trước đó, con người sẽ có sự hứng thú tìm hiểu và khám phá. Những địa điểm mới cho ta thêm sáng tạo và việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức cũng trở nên dễ dàng và thực chất hơn. Nguồn kiến thức trên đời là vô hạn và vô cùng rộng lớn mà con người lại nhỏ bé, hữu hạn và không thể lĩnh hội được hết tất cả mọi thứ, vì vậy việc chủ động học tập từ cuộc sống, đi nhiều, trải nghiệm nhiều sẽ giúp ta cảm nhận được mọi điều đang diễn ra trong tự nhiên và trong đời sống xã hội. Đây là cách thức học mang lại hiệu quả khá cao nhằm làm giàu cho sự hiểu biết của bản thân. Bên cạnh đó, chúng ta có được các cơ hội để kiểm chứng năng lực ứng phó và xử lý các vấn đề, các tình huống xảy ra bất ngờ khác nhau của đời sống. Đi đến nhiều nơi, khám phá nhiều điều sẽ tạo điều kiện cho ta có thể đưa lý thuyết vào thực hành, từ đó giúp hoàn thiện con người ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Câu tục ngữ " Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" còn gợi liên tưởng đến chiếc sàng là một vật dụng dùng để lọc gạo tấm, loại bỏ những hạt sạn, hạt thóc còn sót và giữ lại những hạt gạo tốt nhất. "Sàng khôn" phải là những điều tốt đẹp, những kiến thức bổ ích làm giàu cho đời sống tinh thần và trí tuệ của bản thân và đã qua việc chọn lọc kỹ càng. Cũng như con người ta đi nhiều, trải nghiệm nhiều nhưng phải biết bồi đắp cho mình những điều bổ ích. Và cũng cần phân biệt giữa việc ra ngoài để học hỏi với ra ngoài để chơi bời, tiêu xài hoang phí, thỏa mãn những ham muốn và dục vọng tầm thường của bản thân. Bên cạnh đó, mỗi người phải có bản lĩnh cứng cỏi để đối mặt với những khó khăn, cám dỗ của cuộc đời, biết chọn lọc tri thức để học cho nên người. Chúng ta cũng cần phê phán những người có tư tưởng tự cao, tự đại, tự ru ngủ mình trong nhà như "ếch ngồi đáy giếng", tự cho mình là giỏi nhất "Ở nhà nhất mẹ nhì con - Ra đường còn lắm kẻ giòn hơn ta". Phê phán những kẻ sống bảo thủ, sống chật hẹp, sống tù túng trong thế giới riêng mình, vì thế mà không thể theo kịp thiên hạ và khó mà làm nên sự nghiệp lớn.

Câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" vẫn còn giá trị của nó cho đến tận ngày nay, nhất là trong đất nước đang trên đà phát triển, hội nhập với quốc tế. Là một người trẻ - tương lai của đất nước, chúng ta cần phải vững vàng chuẩn bị hành trang và chí khí để sẵn sàng đi tới mọi chân trời mơ ước với niềm tin và khát vọng. Như Nguyễn Công Trứ đã nói:

"Vùng trời đất dọc ngang ngang dọc,
Nợ tang bồng vay giả, giả vay
Chí làm trai nam bắc đông tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể".

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” 16

Có mấy ai trong đời chỉ ngồi ở nhà mà kiếm được rất nhiều tiền? Có mấy ai đi rất nhiều nơi mà không thu được bất kỳ một bài học kinh nghiệm sống nào? Tôi đã từng nghe một câu nói rằng, “cuộc đời là những chuyến đi”, mỗi cuộc hành trình của ta sẽ như một vùng đất mới mở ra bao điều thú vị, nó làm tôi chợt nhớ tới lời dạy của ông cha ta “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Câu tục ngữ khiến ta liên tưởng đến một con đường đang mở ra ngay trước mắt. “Ngày đàng” hay ngày đường, “đi một ngày đàng” biểu thị cho việc đi đây đi đó, tìm hiểu, khám phá cuộc sống xung quanh, từ đó ta sẽ thu được cho mình “sàng khôn” tức là những kinh nghiệm sống, hiểu biết, bài học quý giá có lợi cho bản thân. Như vậy, qua câu tục ngữ trên, ông cha ta đã răn dạy con cháu cần phải biết ra ngoài, đi đây đi đó để tìm hiểu cuộc sống, điều đó sẽ giúp mỗi người học hỏi được những bài học kinh nghiệm quý báu và sâu sắc.
Vậy thì tại sao việc đi đây đi đó sẽ giúp ta có được “sàng khôn”? Cuộc sống xung quanh ta còn rất nhiều những điều hay, thú vị chờ ta khám phá. Nếu chỉ học qua sách vở, qua các phương tiện mà không có sự trải nghiệm thực tế, được chứng kiến tận mắt những kiến thức ấy ngoài đời sống thì ta khó có thể có được cái nhìn, sự thấu hiểu một cách toàn diện, kiến thức từ đó mà cũng chỉ là lý thuyết suông, khó thấm lâu. Một nhiếp ảnh gia làm sao có thể thành công nếu anh ta chỉ ngồi ở nhà, ở văn phòng để tác nghiệp? Một người tài xế làm sao có thể thực hiện công việc của mình nếu anh ta chưa từng đi qua những cung đường, đến những nơi khác nhau? Việc đi đây đi đó sẽ giúp ích cho tính chất công việc của mỗi người.
Bên cạnh đó, khi ta ra ngoài, tìm hiểu cuộc sống xung quanh, ta sẽ có cho mình những trải nghiệm quý giá. Gặp được nhiều người, tiếp xúc với những đặc trưng vùng miền khác nhau sẽ giúp ta rèn luyện được khả năng giao tiếp, kỹ năng sống, hiểu được những phong tục, tập quán, thấm nhuần những tinh hoa văn hóa nhân loại. Con người ta từ đó cũng trở nên bạo dạn, cởi mở, mạnh mẽ hơn. Một người hay đi đây đi đó, có cho mình những kinh nghiệm, có khả năng giao tiếp tốt chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội mở ra trước mắt hơn những người không có một chút kinh nghiệm nào, không có khả năng giao tiếp dù cho kiến thức có uyên bác ra sao. Thay vì chỉ ngồi một chỗ chờ cơ hội tìm đến ta, làm một con ếch ngồi đáy giếng, tại sao không tự đứng lên và tìm cơ hội cho chính mình. Hồ chủ tịch của chúng ta chính là một tấm gương sáng về điều đó. Bác đã đi rất nhiều nơi, qua bao nhiêu quốc gia, làm bao nhiêu việc từ phụ bếp, quét tuyết, thợ chụp ảnh,..để rồi bác đã có cho mình biết bao kỹ năng sống, tiếp thu được những tinh hoa văn hóa…
Cuộc sống của bạn có trở nên đa dạng, tuyệt vời hay không là phụ thuộc vào chính bạn. Một cuộc sống mà vĩnh viễn chỉ ngồi trong bốn bức tường, ngắm nhìn thế giới xung quanh qua trang giấy hay ô cửa sổ sẽ chỉ khiến người ta thu mình lại, không hiểu biết về cuộc sống, thiếu kỹ năng giao tiếp. Cuộc sống như vậy liệu có thực sự có ý nghĩa. Trong xã hội này cũng vẫn còn rất nhiều kẻ giống như những con “ếch ngồi đáy giếng”, cho rằng mình hiểu biết sâu rộng nhưng thực chất ra ngoài thế giới bao la kia, họ có thể bị vùi ngã bất cứ lúc nào. Vậy nên, ngay từ bây giờ, hãy định hướng và lên kế hoạch cho bản thân về những hành trình, những cuộc trải nghiệm . Tất nhiên, đi đây đi đó cũng phụ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người, mỗi điều kiện và học, tích lũy những cái hay, cái tốt, cái tinh túy có chọn lọc chứ không phải cái gì cũng học, học một cách bừa bãi.
Cuộc đời là những chuyến đi, dù gần hay xa thì cũng sẽ đến đích, chỉ là quãng đường đến đích của mỗi người sẽ là khác nhau, có thể sẽ có những khó khăn, nhưng cái ta nhận được thì sẽ lại những trái thơm quả ngọt. Lời răn dạy của ông cha ta thật đúng đắn và sâu sắc làm sao.

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” 17

Như chúng ta cũng đã biết, học tập là con đường vô cùng gian nan và vất vả. Nếu chúng ta không cố gắng học tập thì chúng ta sẽ mãi bị tụt lùi lại phía sau. Chính vì vậy , để mở rộng và tăng vốn sống, vốn hiểu biết của bản thân thì chúng ta phải đi nhiều nơi , khám phá nhiều điều. Để nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của việc học tập và việc tự học , nhân dân ta có câu : " Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"

Để hiểu hết ý nghĩa câu tục ngữ , trước tiên chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa của từng từ trong câu. Đi là đi đây đi đó, đi nhiều nơi, nhiều chỗ,… và tham gia nhiều hoạt động trong xã hội. Còn "Sàng khôn " là nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống, trong xã hội, sự tiếp thu kiến thức mới mẻ . Như vậy, câu tục ngữ mượn hình ảnh ngôn từ đã mang đến cho chúng ta bài học vô cùng sâu sắc về tầm quan trọng của việc học tập và việc tự học.

 Cuộc đời rộng lớn , kiến thức của con người là vô cùng, vô tận. Những hiểu biết của chúng ta kì thực rất hạn hẹp so với thế giới rộng lớn ngoài kia.Hiểu được điều này, mỗi chúng ta phải không ngừng học hỏi và đi đến nhiều nơi , nhiều vùng đất mới để mở mang kiến thức và khai thông đầu óc của mình.

Con người cần đi đến nhiều nơi , học hỏi nhiều điều từ cuộc sống. Mỗi vùng đất mà chúng ta đi qua đều để lại cho chúng ta những bài học quý giá. Có đi nhiều nơi thì ta mới tiếp xúc được với nhiều người , biết được những phong tục và văn hóa của những vùng đất khác nhau.Nhờ vậy , tri thức của con người được mở mang, tầm nhìn của con người được mở rộng.

Thật đau khổ và bất hạnh cho những ai chỉ biết giam chân mình trong bốn bức tường nhỏ bé. Ta không đi ra ngoài làm sao biết thế giới ngoài kia rộng lớn và khôn cùng. Với những người chỉ có học vẹt, học tủ,… bên trang sách thì sẽ mãi mãi có tầm nhìn hạn hẹp, thiếu thực tế cuộc sống.Không có định hướng trong học tập, không biết học để làm gì thì mãi mãi ta chỉ là những con người nông cạn , thụt lùi trước cuộc sống. Chính vì thế ta cần loại bỏ những suy nghĩ sai lầm này , cần đi đây , đi đó nhiều hơn để mở mang vốn hiểu biết của mình.

Có thể nói , câu tục ngữ trên là vô cùng chính xác. Không một quyển sách nào có thể chứa cả thế giời, bách khoa toàn thư cũng chỉ là ước lệ mà con người đặt ra. Vì thế, hãy đi, để khám phá thế giới trong cái tận cùng mênh mông diệu kì của nó, hãy để đôi chân được di chuyển thật nhiều, hãy đến nhiều trạm xe, qua nhiều chuyến tàu để khám phá cuộc sống. Có như vậy ta mới có thể mở mang đầu óc và hiểu biết nhiều hơn , phong phú hơn về cuộc sống. 

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” chọn lọc cực hay 18

    Ai đó đã từng ví tục ngữ là “túi khôn” của dân gian. Túi khôn ấy ẩn chứa biết bao bài học quý giá cho chúng ta như bài học về lòng biết ơn, về ý chí, về tình thầy trò… một trong những bài học ý nghĩa mà “túi khôn” dân gian đó dạy chúng ta là cách học hỏi. Điều ấy được gửi gắm qua câu tục ngữ ngắn gọn: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

    Quả đúng như vậy. câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là bài học ý nghĩa khuyên răn chúng ta cách đi ra ngoài học hỏi và tích lũy kiến thức. Trước hết cần hiểu câu tục ngữ có nghĩa là gì? Vâng! Chữ “đàng” ở đây có nghĩa là đường (đường để đi lại), còn “sàng” là một vật dụng để sàng thóc, sàng gạo. Tuy nhiên câu tục ngữ không thể hiểu đơn giản như vậy, nó còn hàm chứa lớp nghĩa sâu xa khác. “Đàng” ở đây ngầm nói đến cách học khác của con người. Học không chỉ ở trong sách vở mà còn cần học từ thực tế cuộc sống. Còn “sàng khôn” có thể hiểu là sự hiểu biết, trí tuệ của con người. Cả câu tục ngữ muốn nói chúng ta càng đi nhiều, biết học hỏi nhiều thì chúng ta sẽ có vốn hiểu biết phong phú, có kinh nghiệm tích lũy cho cuộc đời.

    Như chúng ta đã biết, ở con người có hai phản xạ là phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện. Những phản xạ có điều kiện đều được hình thành thông qua quá trình học hỏi, rèn luyện. Nếu chỉ sống theo bản năng tức sống theo những phản xạ không điều kiện chúng ta sẽ không thể biết cách ăn, uống, vui chơi, học tập… như vậy loài người sẽ không thể được như ngày nay. Để phát triển và văn minh như bây giờ, con người đã trải qua một quá trình dài học hỏi, khám phá thế giới xung quanh và tích lũy những điều học được theo năm tháng, truyền từ đời này sang đời khác.

    Trong cuộc sống, có rất nhiều biểu hiện về việc con người ham học hỏi, khám phá từ thực tế đời sống. Có nhiều doanh nhân thành đạt, nhiều nhà khoa học nổi tiếng thế giới, họ không chỉ học từ sách vở trong nhà trường mà họ còn học rất nhiều điều từ đời sống mới có thể thành công. Chuyện xưa kể rằng Niu-tơn gặp một bà lão phải đi bộ hàng trăm km để tới thành phố mà Niu-tơn sinh sống. Khi nghe ước mơ có chiếc xe bằng điện mà không vất vả như đi xe ngựa, Niu-tơn đã phát minh ra tàu hoả – quả là rất tiện lợi. Đó là minh chứng cho việc nhà bác học Niu-tơn đã không chỉ chăm chăm đọc sách trong thư viện mà còn chịu khó ra đường tiếp xúc với đời sống thực tế nên đã phát minh ra cả một điều thần kỳ. Nếu chàng trai trẻ Phạm Nhật Vượng năm xưa chỉ “dùi mài kinh sử” mà không chịu đi nhiều, ra ngoài thực tế bán từ gói mì tôm nhỏ nhất phục nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng thì sao có được một Phạm Nhật Vượng chủ tịch tập đoàn Vingroup như ngày nay. Nhiều nhà văn nổi tiếng như Thạch Lam, Vũ Bằng, Minh Hương, Nguyễn Tuân…cũng cần đi nhiều, tiếp cúc nhiều với “cuộc bể dâu” mới có thể viết được những tác phẩm hay, có giá trị theo năm tháng. Gần gũi với người dân Việt Nam nhất có lẽ là Bác Hồ, Bác đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh khác nhau của nhiều nước khác nhau trên thế giới. Quá trình ấy Bác luôn tích cực, chủ động học hỏi những thứ mình không biết, phát huy những thứ mình đã biết. Sau đó Bác chọn lọc những gì phù hợp với Việt Nam, tìm ra con đường cứu nước, làm cho nước nhà độc lập, thống nhất, sánh vai với các cường quốc trên thế giới…

    Vậy làm như thế nào để có thể: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”? Chúng ta cần chủ động tự trau dồi kiến thức, kĩ năng cần thiết cho bản thân. Sau đó chúng ta mở rộng phạm vi cuộc đời bằng những trải nghiệm thực tế, đi nhiều, tiếp xúc nhiều, đồng cảm và thấu hiểu nhiều hơn… Tuy nhiên, với xã hội phát triển nhanh như hiện nay, chúng ta cũng cần biết chọn lọc những cái hay, cái đẹp, cái phù hợp với bản thân, văn hóa xã hội để có được những “sàng khôn” chất lượng nhất. Tránh việc dễ dãi tiếp thu cả những cái xấu, cái không phù hợp.

    Nói tóm lại, câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” ngắn gọn, cô động, súc tích nhưng lại ẩn chữa cả bài học vô cùng to lớn, khuyên răn con người cách học tâp cho hiệu quả, chất lượng. Câu tục ngữ cần được giữ gìn và phát huy hơn nữa để nhiều người cùng biết đến, học tập và noi theo.

Chứng minh câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” 19

Tục ngữ là túi khôn của nhân loại, đúng vậy, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, có nhiều câu tục ngữ nói lên kinh nghiệm, phương pháp học tập phong phú, trong đó câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một ví dụ điển hình. Nhưng đi như thế nào để thu được một sàng khôn mới là điều chúng ta cần quan tâm, tìm hiểu.
Trước hết ta cần hiểu câu tục ngữ trên cho đầy đủ. Đi một ngày đàng là chỉ việc đi xa, vượt qua một khoảng không gian lớn. Nếu tính theo tốc độ một giờ bốn cây số, thì một ngày đàng là đã vượt qua một độ dài chừng năm chục cây số, một khoảng cách đủ để sang làng khác, tổng khác, hoặc ra tinh. Ngày xưa trong cuộc sống khép kín trong làng, sau lũy tre xanh, câu tục ngữ:
Đi một ngày đàng có nghĩa là sang làng khác, miền khác, địa bàn khác.
Học một sàng khôn là chỉ số lượng kiến thức kinh nghiệm học được. Dĩ nhiên không ai lại đo kiến thức bằng sàng, sàng là một dụng cụ để tách thóc khỏi gạo. Ở đây là hình ảnh chỉ một số lượng cụ thể như mớ, không nhiều, nhưng cũng không ít. Con người ta sống không thể thiếu được trí khôn. Trí khôn giúp người ta phân liệt thật giả, đúng sai, biết cách xử lí công việc trong học tập, sản xuất, sinh hoạt... Hình ảnh sàng khôn hàm ý chỉ sự chắt lọc, thu lượm được nhiều điều hay, những bên thức mới, bổ sung thêm hiểu biết cho bản thân.
Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn thể hiện niềm tin răng khi đi ra ngoài, ta sẽ được gặp gỡ nhiều người, được nghe nhiều câu chuyện đỡ hoặc hay, được biết nhiều lời ăn tiếng nói và nhiêu cách suy nghĩ, cách nhìn nhận vấn đề xã hội khác nhau. Từ đó trí hiểu biết của ta dược nâng cao, mở rộng hơn. Ta có thể rút a nhiều kinh nghiệm và nhiều bài học bổ ích trong cuộc sống.
Câu lục ngữ đã nêu lên một chân lí phổ biến. Mỗi lần chúng ta có dịp đi xa, đi công tác hay đi tham quan đều có tác dụng mở rộng tầm nhìn, nghe thấy và học lỏi được những điều mới mẻ bồi bổ cho trí óc của mình, làm cho trí tuệ phát triển. 2hỉ mỗi việc đi xa, tận mắt nhìn thấy những sự vật mới lạ để người khác không bịa chuyện bưng bít hay lừa dối mình, cũng Là một sự khôn lớn. Trước đây các nhà trí thức Việt Nam có dịp sang Pháp mới thấy được sự lạc hậu, cổ lỗ của kinh tế, quân sự nước nhà, nảy ra nhu cầu cải cách, đổi mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đã từng lôn ba năm châu bốn biển để tìm đường cứu nước. Những ví dụ đó đã chứng tỏ cho chân lí “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Câu tục ngữ: Đi một ngày sàng học một sàng khôn nhằm khuyên chúng ta nên đi đây đi đó để thu thập vốn sống, tích lũy kinh nghiệm. Ngoài việc học kiến thức trong sách vở, hoặc ở nhà trường, việc học ớ thực tế xã hội cũng rất quan trọng. Mỗi lần trải nghiệm thực tế là một lần khôn lớn, học được nhiều kinh nghiệm để lớn lên và trưởng thành hơn.
Trong công cuộc xây dựng đất nước, đổi mới, mở cửa giao lưu quốc tế như lòm nay có rất nhiều thanh niên du học nước ngoài, có biết bao chuyến tập huấn cho các vận động viên thể dục thể thao đã bổ sung thêm nhiều tri thức và đem lại nhiều thành công cho đất nước trên các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, y tế, thể dục thể thao,... Ngay việc tăng cường buôn bán với các nước cũng làm ta khôn ngoan lơn, qua các vụ kiện bán phá giá tòm, cá ba sa... chúng ta cũng thu được nhiều bài 1ỌC kinh nghiệm trong việc buôn bán với nước ngoài.
Tuy nhiên, không phải cách đi nào cũng mang lại tri thức, kinh nghiệm... Ở đây, cẩn có ý thức nâng cao trí tuệ, say mê tìm tòi, học hỏi thì mới có sàng khôn. Ngược lại, nếu thiếu tinh thần học hỏi, thiếu sự say mê tìm tòi kiến thức, thì sự đi đó chẳng có ý nghĩa gì? Thực tế đã chứng minh điều này, có nhiều thanh niên đi du học, những kiến thức của họ cũng không mở mang được bao nhiêu hay việc học thêm tràn lan của học sinh nhiều khi chỉ tốn thời gian, vì nhiều bạn học sinh đến lớp học thêm chỉ ngủ, chỉ quậy phá... vậy thì chẳng có sàng khôn nào đưa lại cả.
Tóm lại câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là đúng, nhưng đòi hỏi người đi phải luôn luôn có ý thức tìm hiểu, học hỏi để tích lũy thêm kiến thức mới. Nói một cách khác đi một ngày đàng chính là điều kiện tốt để người có ý thức học tập có được một sàng khôn.

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” 20

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam, những thế hệ đi trước đã để lại cho chúng ta những bài học bằng xương máu, về kinh nghiệm hay về cách đối nhân xử thể trong xã hội. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là một ví dụ mang ý nghĩa như trên. Nó còn khuyên ta phải biết tìm hiểu thế giới bên ngoài để tiếp thu những kiến thức hay, bổ ích bên ngoài xã hội. Có như vậy, ta mới biết được một điều những kiến thức mình biết chỉ như một giọt nước còn những điều mình chưa biết như một biển cả mênh mông. Vậy ta cần phải hiểu câu tục ngữ trên như thế nào?
Quả đúng như vậy, những bài học về phẩm chất, đạo đức mà ông cha ta đã đúc kết đã gói gọn trong những từ ngữ đớn giản mà dễ hiểu. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” có hai vế cân bằng. “Học” ở đây chính là sự tiếp thu một kiến thức mới. “Sàng khôn” chính là những kiến thức mới, bổ ích trong quá trình tiếp thu ấy. Câu tục ngữ muốn khuyên nhủ chúng ta rằng ta phải tiếp xúc với thế giới bên ngoài thì chắc chắn ta sẽ biết thêm được rất nhiều kiến thức mà ta chưa biết để rồi từ đó nâng cao trình độ học vấn của mình.

Trong thời đại lịch sử xa xưa, để có thể tìm hiểu thêm về thế giới bên ngoài ông cha ta đã đi đến các nước bạn để tìm hiểu về phong tục, tập quán và kinh nghiệm của họ để đem về cho đất nước. Hay trong thời kì Phục Hưng ở châu Âu, Côlômbô đã tự mình tìm đường ra biển cả để khám phá ra Châu Mĩ. Tất cả những điều đó đã chứng tỏ, nếu ta không chịu khó tìm tòi, học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết của mình ra bên ngoài thì vốn kiến thức của ta cũng chỉ là một giọt nước nhỏ bé giữa một đại dương rộng lớn, mênh mông.
Trong thời đại ngày nay, nhà trường luôn tạo mọi điều kiện để học sinh được mở rộng kiến thức như tổ chức đi tham quan các khu du lịch sinh thái, hoặc những bảo tàng như: bảo tàng chứng tích chiến tranh, bảo tàng lịch sử Việt Nam,... nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn nguồn cội lịch sử nước nhà.
Trong thơ văn ta cũng thường hay bắt gặp những câu như lời nói của Lênin “Học, học nữa, học mãi” mong muốn khuyên ta một điều đó là học phải là một công việc suốt đời để nâng cao trình độ kiến thức của mình, không phải học một hai ngày thì ta đã tiếp thu hết được kiến thức của nhân loại.
Mặt khác, có rất nhiều bạn cho rằng “đi một ngày đàng” chưa chắc đã học được “sàng khôn” nào. Học là trách nhiệm, là bổn phận của mỗi người, ta phải tự học là chính để từ đó ta mới có được “sàng khôn” chứ không phải học những thói hư tật xấu để rồi bắt chước làm theo như vậy là không tốt. Bên cạnh đó cũng còn nhiều người ỷ lại vào người khác mà chưa biết tự mình vươn lên trong học tập, hay đi tìm những kiến thức mới. Đây là những người rất đáng chê trách, ta không nên học theo.

Từ các dẫn chứng trên cho ta thấy câu tục ngữ “đi một ngầy đàng, học một sàng khôn” khuyên ta khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài thì phải học hỏi những điều hay lẽ phải để có thể nâng cao được trình độ kiến thức hiểu biết của mình. Từ đó, ta có thể rút ra được bài học cho mình là phải luôn luôn học tập, đi nhiều nơi để học thêm được nhiều điều mai sau là người có ích cho xã hội.

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” 21

Trong cuộc sống của chúng ta, học tập là một điều rất quan trọng. Ngoài học tập ở trường, trong các quyển sách giáo khoa thì chúng ta còn phải học tập những điều thú vị trong đời sống. Cũng như câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” cũng đã nói lên được hàm ý trên. Ý nghĩa câu tục ngữ này là nếu ta đi tìm tòi, học tập những điều hay bên ngoài xã hội và trên thế giới thì ta sẽ có những bài học, kinh nghiệm sâu sắc cho mình. Vậy ta phải hiểu câu tục ngữ trên một cách đúng đắn hơn ra sao?

Quả đúng như vậy, để truyền đạt cho con cháu đời sau những bài học đạo đức, những phẩm chất tốt đẹp, ông cha ta thường dùng những từ ngữ, hình ảnh đơn giản, giàu ý nghĩa trong cuộc sống. Xét về mặt nghĩa đen, “học” có nghĩa là học tập, học hỏi, là tiếp thu thêm kiến thức; “sàng khôn” mang tính chất là nói về kiến thức, sự hiểu biết. Vậy nghĩa đen của câu tục ngữ này là ta chỉ cần đi ra ngoài xã hội để học tập thì chắc chắn ta sẽ có được thêm kiến thức vô giá. Nếu bàn về nghĩa bóng thì câu tục ngữ này có ý nghĩa là học tập bên ngoài sách vở, học trong xã hội thì ta sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm, bài học sâu sắc hơn. Tóm gọn lại, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” muốn khuyên ta một đạo lí “bên ngoài xã hội là một thế giới đầy những điều thú vị, chỉ cần ta di tìm tòi, học tập thì ta sẽ có vô vàn kinh nghiệm, vốn kiến thức về sau”.

Trong lịch sử xa xưa, có những người đã rất cố gắng học tập và họ đã thành công trong tương lai. Không chỉ dừng lại tại đó mà họ còn đi tìm tòi, học hỏi những điều mới lạ bên ngoài xã hội, thậm chí học tập những cái hay của các nước bạn để mang lại sự phồn vinh cho đất nước Việt Nam ta như Nguyễn Khuyến, Lương Thế Vinh, Chu Văn An, Hồ Chí Minh,...

Hay trong thời đại hiện nay cũng vậy, việc học tập luôn được đề cao. Các bạn học sinh luôn cố gắng, nỗ lực trong học tập, tham gia các chương trình hoạt động thể thao, du học nước ngoài để tiếp thu thêm nhiều kiến thức của nhân loại. Các anh chị sinh viên, các nhà khoa học luôn tìm tòi và mong muốn tăng lên sự tiến bộ cho đất nước Việt Nam. Chính vì có tinh thần học tập tuyệt vời mà nước ta đã có rất nhiều nhân tài xuất hiện như Ngô Bảo Châu đã thành công trong sự nghiệp toán học và được nhiều người biết đến hay chị Trần Bình Gấm đỗ cả ba trường đại học, hình ảnh của một cô bé bán khoai khi nào nay đã phất phơ trong tà áo trắng của một nữ bác sĩ tương lai. Nhờ có sự học tập, học hỏi mà họ đã đạt được những thành tựu như thế.

Ngay cả trong thơ văn cũng thế, có những câu tục ngữ, ca dao chứa dựng những bài học sâu sắc về việc mở mang kiến thức, trong đó có câu “đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”, hay câu nói của Lênin “học, học nữa, học mãi”... đều nói lên tinh thần học tập một cách vững chắc.

Nhưng cũng có những người cho rằng: “Đi một ngày đàng nhưng có khi chẳng có sàng khôn nào”. Vậy ý kiến trên đúng hay sai? Nó có thể đúng hoặc sai vì nếu bạn chịu khó tìm tòi thì chắc chắn sẽ có được kiến thức, nhưng nếu không có quyết tâm tìm tòi, chỉ biết ỷ lại vào người khác thì cũng sẽ chẳng có một vốn kiến thức nào dành cho bạn cả. Vì vậy phải cố gắng tìm tòi học tập thì mới có kiến thức vững chắc được.

Qua những dẫn chứng trên đã chứng minh cho chúng ta thấy “Việc học tập rất quan trọng nhưng không phải chỉ gói gọn trong môi trường, trường lớp mà ta cần phải học tập thêm những điều thú vị cần học hỏi, biết những điều mà ta chưa biết”. Rút ra bài học cho bản thân, ta nên học hỏi kiến thức bên ngoài xã hội vì nó sẽ mang đến cho ta những ích lợi và kinh nghiệm trong tương lai.

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” 22

Dân gian là nơi chứa đựng tinh hoa về hiểu biết lẫn kinh nghiệm của thế hệ đi trước, trong đó có câu nói : đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Câu nói của cha ông khuyên chúng ta nên đi đến nhiều nơi để có thếm hiểu biết rộng mở về cuộc sống phong phú ngoài kia thay vì ngồi ở một nơi chật hẹp.

Đi là hoạt động di chuyển khỏi nơi ta đang cư định để đến một không gian mới mẻ, hấp dẫn hơn. Đi là một hành trình đòi hỏi sự dấn thân chấp nhận, hi sinh. Đi một ngày đàng, có nghĩa là ẩn dụ cho một chuyến đi dài. Học một sàng khôn có nghĩa là những điều mới mẻ, quý báu về hiểu biết, văn hóa, xã hội được tiếp thu từ người khác. Tại sao lại nói, đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Cuộc sống phong phú, rộng lớn còn muôn vàn những điểu thú vị, hấp dẫn đang mời gọi, chào đón chúng ta. Con người là hữu hạn và cũng có những khả năng hữu hạn nhất định, trong đó có việc di chuyển. thế giới rộng lớn mênh mông và không phải ai cũng có thể đi hết được. Vì thế cần phải biết tự nguyện dấn thân để khám phá thế giới xung quanh. Đời người hữu hạn, chúng ta đều chịu sụ chi phối của quy luật sinh lão, bệnh tử, đều bị giới hạn bởi thời gian đời người. Nhà thơ Xuân Diệu từng phát biểu:

“Xuân đang tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn’

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.”

Tuổi trẻ qua đi, cuộc sống dần chậm chạp không còn sôi nổi nữa. Vì thế hãy tận dụng thời gian quý báu mà cuộc sống ban tặng để sống một cuộc đời thật ý nghĩa, bằng việc bắt đầu những chuyến đi, cho ta những trải nghiệm, những bài học để làm giàu mình và làm rõ mình.

Những chuyến đi giúp ta phát hiện ra những điều mới mẻ của thế giới xung quanh, cung cấp cho ta một vốn hiểu biết phong phú, mới mẻ hơn về cuộc sống. đi để khám phá thiên nhiên, tìm hiểu những phong tục tập quán mói mẻ nơi đất khách mà làm giàu có bản thân. không ít thì nhiều những chuyến đi luôn tác động một phần không nhỏ đến chúng ta. Lắm khi những cuộc hành trình là cảm hứng, động lực để thôi thúc ta làm một điều gì đó mạo hiểm. Adam Braun, sau tốt nghiệp, đi vòng qunh thế giới bỗng dưng anh tình cờ gặp được một cậu bé đường phố ở Ấn Độ, anh hỏi cậu bé muốn gì nhất, cậu nói cậu muốn một chiếc bút chì. Và khi trở lại Mỹ nó đã trở thành động lực để anh thành lập một tổ chức phi lợi nhuận “Pencils of promise”. Như vậy phần nào giúp ta thấy được rằng những chuyến đi quý giá như nào.

Những hạt bạc vàng mà đời rơi vãi là mênh mông vô tận, vì thế hãy biết alwnj sâu vào tận sâu cuộc sống bằng những chuyến đi những cuộc hành trình lí thú àm tự làm mới minh, thay đổi thực đơn của các giác quan. Cuộc sống mênh mông, đời ta nhỏ hẹp nếu chỉ biết ngồi một chỗ mà nhìn ra xung quanh rỗi tự mãn về bản thân thì thật là đáng trách. Ta như vậy chỉ như một con ếch ngồi dưới đáy giếng, chỉ là một cách để tự giói hạn mình, khu lập mình lại trong cuộc đời trù phú, màu mỡ kia. Những câu chuyện ngụ ngôn như “Ếch ngồi đáy giếng” chẳng phải chính là lời nhắn nhủ của cha ông về điều này hay sao. Cha ông ta ngày xưa do không có điều kiện, quanh năm gắn bó sau lũy tre làng đã thấu hiểu điều này và càng khao khát được ra đi để khai phá những vùng đất mới. và những hi vọng ấy họ gửi gắm cả vào thế hệ chúng ta, những người trẻ có cơ hội rộng mở.

Đi là một cách trải nghiệm, thay đổi thực đơn các giác quan, làm giàu tâm hồn mình, mở mang hiểu biết để có cái nhìn toàn cảnh hơn về hiện thực đời sống. vậy nên hãy bắt đầu bằng những chuyến đi ngay từ bây giờ, khi có thể, bạn nhé.

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” hay nhất 23

Trong cuộc sống, con người luôn phát triển bằng tri thức, học hỏi và nỗ lực không ngừng. Vì vậy từ xa xưa ông cha ta đã có câu: "Đi một đàng học một sàng khôn" để dăn dạy chúng ta.

Câu tục ngữ được lưu truyền từ dân gian, xét về mặt chữ nghĩa, " đàng" là từ ngữ theo địa phương miền Trung và miền Nam là " đường". Ngày "đàng" có hàm nghĩa khá trìu tượng, vừa chỉ không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Với vế câu thứ nhất, "đi một ngày đàng" thì vế thứ hai "học một sàng khôn " ông cha ta có ý nói đến kết quả học hỏi, tiếp nhận được rất lớn. Trong dân gian người nông dân hay dùng cái sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre nứa, hình tròn có tác dụng làm sạch trấu ,sàng gạo. Như vậy, học một sàng khôn tức ta học hỏi được những điều tốt đẹp của mọi người xung quanh để cho mình có nhiều hơn kiến thức và hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Từ đó câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn" với hai vế được ngăn cách bởi dấu phẩy, chúng bổ sung ý nghĩa cho nhau và muốn nhắn nhủ đến chúng ta rằng: con người phải đi để có thể học được điều hay lẽ phải và ta càng bước đi trên đường đời, ta càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp sâu sắc mà ông cha ta gửi gắm trong câu tục ngữ giản dị ấy.

Vậy , vì sao ta phải đi nhiều, học nhiều? Vì khi ta đi nhiều, ta được mở mang kiến thức hơn là khi ta chỉ ở một chỗ, học thuộc các lí thuyết khô khan trên giảng đường. Đi nhiều cho ta những kinh nghiệm thực tế, những trải nghiệm mà việc học theo những cuốn sách không mang cho ta. Đi nhiều, ta học được cũng nhiều nhưng quan trọng nhất ta phải biết chọn lọc cái hay, cái ý nghĩa và phù hợp với bản thân mình. Khi ấy, ta được bồi đắp tri thức đúng nghĩa và đúng cách, con người sẽ càng ngày càng tiến gần đến con đường thành công. Thế giới đối với con người chúng ta vẫn mãi là những điều mới mẻ, bí ẩn và lí thú, chính nó đã khơi dậy trong con người khát vọng tìm tòi và hiểu biết. Vậy cớ chi ta lại chỉ đứng im một chỗ mà không bước đi để tìm đến với nguồn sáng của tri thức. Có lẽ sau bao gian truân vất vả, ông cha ta đã nhận thức được điều đó và đúc kết lại. Từ xưa, nếu con người không đi vào rừng thì sẽ không biết cách săn bắn, không đập những cục đá ta sẽ không biết nó có thể tạo ra lửa,.. Có lẽ bác Hồ của chúng ta nếu không đi tìm đường cứu nước ở những nơi xa xôi thì dân tộc ta sẽ không bao giờ tìm lại được tự do. Vì vậy, bạn hãy là những người tiên phong, những người dám nghĩ dám đi và dám làm, học hỏi những điều mới lạ để bồi đắp cho bản thân và nền tri thức của nhân loại.

Bên cạnh những con người mở đường rẽ lối tìm đến với những điều mới lạ thì vẫn còn những kẻ bảo thủ , chỉ chăm chăm theo ý mình, không chịu lắng nghe người khác, vì vậy mà bị thụt lùi, bị lạc hậu so với thời đại không ngừng phát triển. Khi xã hội không còn con người như vậy, tin chắc nền tảng tri thức sẽ ngày một vững chắc và văn minh nhân loại sẽ luôn được thắp ánh sáng bất diệt.

Tóm lại, qua câu tục ngữ của ông cha ta ngày trước, ta hiểu được tầm quan trọng của học hỏi, trau dồi tri thức để trở thành một con người tốt và có ích cho xã hội

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” 24

Kiến thức từ trước cho đến nay luôn luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Con người chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Có thể thấy được chính sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mà cha ông ta ngày trước mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” để nói về việc sự tìm tòi kiến thức.

Câu tục ngữ thật đặc sắc “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” dường như đã là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Ta như cần phải biết được kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Có lẽ chính bởi vậy không ngừng tìm kiếm, mỗi chúng ta cũng không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm những điều gì. Mỗi ngày chúng ta đi “một ngày đàng” đi ra thế giới rộng lớn hơn để có thể học được những bài học hay hơn có giá trị hơn. Trên những con đường ta đi đó lại bắt gặp những điều hay, điều hay và lạ, chính những điều hay và lạ này đã giúp cho chính chúng ta như thấy được thêm kiến thức để làm hành trang bước vào cuộc sống vốn dĩ đã rất khó khăn.

Còn khi chúng ta xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng: chúng ta hãy đứng dậy để ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không tụt hậu. Qủa thực rằng chính thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, hay bạn cứ mãi mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi làm sao có thể biết được xã hội, đất nước ngoài kia như thế nào.

 “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”    

Chứng minh câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Câu tục ngữ trên thật súc tích và ngắn gọn, dường như cũng đã vừa nói đến thời gian vừa nói đến không gian. Có lẽ rằng tất cả chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất lạ, đặt chân lên những vùng đất mới bởi khi chúng ta mà đến những nơi đó chúng ta sẽ thấy được có nhiều điều bất ngờ. Con người như được mở mang thêm nhiều bài học thú vị, và chắc chắn sẽ học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó.

Thực sự, ta như thấy được câu tục ngữ này có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người. Ai cũng muốn bản thân mình hiểu nhiều, và cũng sẽ biết nhiều, được đi đó đi đây để am hiểu thêm nét văn hóa vùng miền. Ta như thấy được chính vốn sống sẽ được bồi đắp sau mỗi chuyến đi. Qủa thật rằng con người không nhất thiết phải đi xa, đi bao lâu, chỉ cần bạn bước chân ra khỏi nhà và như thế chỉ để nhìn thế giới này đang trôi. Chính con người bạn dường như cũng sẽ cảm nhận được sự chuyển động bất ngờ của kiến thức, còn nếu như mà bạn không chịu tìm hiểu thì bạn sẽ mãi không trưởng thành được.

Trên thực tế thì có rất nhiều người bảo rằng bây giờ lên mạng Internet tìm kiếm thì đầy rẫy ra, cần gì phải đi cho mệt, cho tốn thời gian. Nhưng dường như ta phải khẳng định rằng bạn có biết rằng những thông tin đó chỉ một chiều người đi họ cảm nhận được, còn bạn thì sao? Bạn chỉ biết đọc và thấy rằng ừ nó đúng hoặc ừ nó sai thôi sao. Có thể thấy được trong cùng một sự việc đó nhưng sự khác nhau giữa việc ngồi nhà đọc báo và bạn đồng thời cũng có thể ra ngoài nghe ngóng, tận mắt chứng kiến thì điều bạn nhận lại sẽ khác hẳn đó. Và ta cũng hiểu được rằng đây chính là sự khác biệt giữa thông qua người khác, khi việc trực tiếp nhìn nhận đánh giá sự việc sẽ ghi nhớ rất lâu cho chính chúng ta. Bởi vậy mà người ta đã từng nói rằng “Trăm nghe không bằng một thấy” là bởi thế.

Ngày nay ta như biết được rằng kiến thức như biển cả mênh mông, đi rồi sẽ đến, đến rồi sẽ biết cần phải làm gì, học gì để có thể tồn tại. Mỗi chúng ta phải không ngừng học hỏi từ người khác, từ mảnh đất khác để trau dồi thêm kiến thức của bản thân mình. Đây chính là điều mà rất nhiều người vẫn “ngại” học hỏi.

Có thể nhận thấy được rằng việc đi nhiều, tìm hiểu nhiều nguồn kiến thức không những bổ sung thêm cho bạn một hệ thống kiến thức lớn mà còn khiến bạn có thể tự tin để xử lý mọi chuyện. Còn đối với những kinh nghiệm luôn được đúc rút từ những va vấp, từ những chuyến đi như vậy. Chúng ta chắc chắn rồi sẽ trưởng thành khi va chạm nhiều, bên cạnh đó bạn cũng sẽ chỉ mãi mãi nhỏ bé khi cứ nhốt mình trong một căn phòng, và ôm mớ kiến thức có được trên mạng như thế mà thôi. Đó quả thật là những điều nhàm chán nhất.

Và chính đối với những người trẻ thì việc đi và tìm hiểu thông tin, kiến thức lại là rất cần thiết. Vì ta như biết được dường như chính các bạn đang ở lứa tuổi sống để trải nghiệm, để trưởng thành. Có thể thấy được rằng chính môi trường học đường, bạn bè, và rất nhiều người nữa sẽ khiến cho bạn học hỏi được rất nhiều điều.

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” 25

Ca dao tục ngữ là một kho tàng vô giá của dân tộc Việt Nam, bởi trong mỗi câu tục ngữ ấy, là cả đời kinh nghiệm đúc kết của cha ông ta. Những điều ta học được trong kho tàng ấy, luôn luôn đúng để áp dụng vào cuộc sống thường ngày. Một trong những câu tục ngữ mà tôi tâm đắc nhất chính là: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”

Thế nào là “đi một ngày đàng học một sàng khôn”?

“Đi một ngày đàng” là khi ta đi ra thế giới bên ngoài để giao tiếp, để học hỏi. Ta không còn chôn mình trong chiếc ao tù chật hẹp để trở thành ếch ngồi đáy giếng, mà ta sẵn sàng lăn lộn với cuộc đời xung quanh. Khi ấy, ta học được “một sàng khôn”. Sàng vốn là đơn vị để đo lường của người nông dân xưa, nhưng nay nó trở thành đơn vị để đo một đại lượng trừu tượng, trí khôn. Nói như vậy, cũng để khẳng định rằng, ta càng ra ngoài để tiếp xúc với cuộc sống, ta càng thu nhận được nhiều kiến thức, hiểu biết của ta cũng từ đó mà nâng lên. Suy cho cùng, câu tục ngữ cũng là một lời thúc giục của cha ông, hãy học tập ở cuộc sống bên ngoài, bởi đó mới là người thầy thực sự của chúng ta.

Vậy vì sao, đi một ngày đàng ta lại học được một sàng khôn?

Cuộc sống bên ngoài chúng ta là bao la vô tận, ở đó chứa nhiều bí mật mà ta không thể khám phá hết. Nếu chỉ mãi giam mình trong chiếc vỏ ốc, ta sẽ chẳng thể biết được cuộc sống ấy kì diệu đến nhường nào. Ta có thể học ở trường, học ở bạn, ở sách vở, nhưng bấy nhiêu thôi là chưa đủ. Giữa cuộc đời, ta chỉ như một hạt cát trên sa mạc, kiến thức của ta cuốn vào biển đời vô tận. Ta không thể tồn tại và phát triển nếu ta không chịu tiếp thu những văn minh nhân loại ngoài kia. Những nhà bác học nổi tiếng như Edison, Anhxtanh, họ thành công cũng nhờ tiếp thu tinh hoa của những thế hệ đi trước. Tinh hoa ấy chỉ có thể được hấp thụ, khi ta bỏ công sức ra thế giới bên ngoài học hỏi. Một người ăn xin có thể dạy bạn về lòng ham sống, một chú chó có thể chỉ cho bạn về tình yêu thương. Hãy tin tôi đi, cứ bước chân ra ngoài, bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn bạn tưởng.

Kiến thức từ sách vở, thầy cô, bạn bè cũng rất đáng quý và vô tận. Nhưng suy cho cùng, đó cũng chỉ là kiến thức trên lí thuyết, sách vở, dù ta có học được nhiều đến đâu, cũng khó có thể áp dụng vào thực tế. Vậy nên, khi đi ra ngoài để học tập thế giới ngoài kia, bạn được va chạm, và những kinh nghiệm, kiến thức cũng tự nó hoà vào tâm trí bạn. Đó sẽ là những bài học bổ ích nhất, chân thật nhất, nó quan trọng hơn rất nhiều những kiến thức hàn lâm ấy. Bởi vậy, những nhà văn, nhà khoa học, khi họ không thể tìm được ý tưởng, họ đi ra ngoài, ngắm nhìn thiên nhiên cuộc sống. Và những nhân tài cũng từ đó mà ra.

Hiểu được điều đó, nhưng điều đáng buồn là ngày hôm nay, nhiều bạn trẻ trở nên trì trệ việc hỏi học. Họ phó mặc bản thân cho những bài học trên lớp, cho thầy cô mà không tự tìm ra con đường học hành cho riêng mình. Họ ngại ngần bước ra ngoài cuộc sống xã hội, họ tự thu mình vào chiếc vỏ kén, hoặc trở nên quá ngạo mạn, hoặc trở nên tự ti. Từ đó, họ không thể hoà nhập với guồng quay của xã hội, tự tách mình ra khỏi cuộc sống ngoài kia. Không bao giờ họ có thể thành công.

Học ở ngoài xã hội không phải là cách học duy nhất. Nếu quá chú tâm vào những kiến thức bên ngoài đó, có thể ta sẽ mất đi những kiến thức nền căn bản mà ta học được ở sách vở, trường lớp. Là học sinh, chúng ta cần biết cân bằng cả hai lượng kiến thức ấy, những kiến thức ở sách vở trở thành nền tảng để học ngoài cuộc sống, và học ở cuộc sống để làm phong phú cho kiến thức sách vở.

Chưa bao giờ, việc học trở nên hết quan trọng. Học, chính là con đường dẫn đến tương lai. Học, là cánh cửa dẫn đến thành công. Ngay từ bây giờ, hãy nhận thức được rằng: đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” cực hay 26

Kiến thức của mỗi con người dù có rộng lớn đến đâu đi chăng nữa cũng chỉ là một hạt cát nhỏ bé giữa hoang mạc, là giọt nước giữa đaị dương mênh mông, rộng lớn. Càng tìm hiểu, con người lại thấy mình thật nhỏ bé, còn nhiều điều chưa thể biết hết được. Vì thế mà cha ông ta ngày trước mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” để nói về việc sự tìm tòi kiến thức.

Câu tục ngữ là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau.Nếu mỗi ngày chúng ta đi “một ngày đàng” thì ta có thể học được những bài học có ý nghĩa đối với bản thân mình hơn. Câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng: chúng ta phải mở rộng, tìm hiểu kiến thức, có như vậy mới không tụt hậu.

Câu tục ngữ này có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người. Ai cũng muốn bản thân mình hiểu nhiều, và cũng sẽ biết nhiều, được đi đó đi đây để am hiểu thêm nét văn hóa và tri thức.  Con người chỉ cần dũng cảm bước chân ra khỏi nhà và như sẽ cảm nhận được rằng thế giới xung quanh là địa hạt của sự kì bí, lớn lao mà ta mãi mãi không thể biết hết được.

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0, có rất nhiều người đang phụ thuộc vào mạng Internet, chỉ cần lên google là mọi thông tin cần thiết sẽ hiện ra. Nhưng cần hiểu rằng, mặt trái của mạng Internet là những thông tin đó vốn không được kiểm duyệt gắt gao, lại mang tính thiếu chính xác cao vì cùng một sự tìm kiếm có thể đem đến rất nhiều những kết quả khác nhau, thậm chí là trái chiều nhau. Hưn nữa, những thông tin là mang trải nghiệm của cá nhân, chúng ta chỉ có thể mà không thể giải thích ngọn nguồn vì sao lại vậy.

Có thể nhận thấy được rằng việc đi nhiều, tìm hiểu nhiều nguồn kiến thức không những bổ sung thêm cho ta một hệ thống kiến thức lớn mà còn khiến ta có thêm rất nhiều những kĩ năng mềm mà ngày nay, chỉ có vốn tri thức là không thể đủ, có thể là lòng tự tin, là sự nhiệt huyết., là lòng dũng cảm để vượt qua mọi chông gai của đường đời sau khi đúc rút kinh nghiệm từ những va vấp, từ những chuyến đi như vậy. Chúng ta chắc chắn rồi sẽ trưởng thành khi va chạm nhiều, nhưng bên cạnh đó ta cũng sẽ chỉ mãi mãi nhỏ bé như một chú ốc sên chui trong chiếc vỏ cứng của mình khi cứ nhốt mình trong một căn phòng, và ôm mớ kiến thức có được trên mạng như thế mà thôi. Đó quả thật là cuộc sống buồn tẻ, vô nghĩa.

Đối với những người trẻ thì việc đi và tìm hiểu thông tin, kiến thức lại là rất cần thiết. Tác giả Roise Nguyễn trong cuốn “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu” cũng đã đề cạp đến vấn đề này khi khẳng định rằng “Tuổi đôi mươi, điều cần nhất là sự trải nghiệm”! Vậy nên, với những người trẻ tuổi, khi còn đang sống trong bầu không khí của sự nhiệt huyết, dám đi, dám làm, lại có sức khỏe, hãy cứ trải nghiệm.

Xã hội, đất nước của chúng ta dường như đang ngày càng phát triển, điều đó cũng đòi hỏi những con người sống có hiểu biết, có trải nghiệm hơn bao giờ hết. Trải nghiệm cuộc sống, đó cũng chính là cách để hiểu rằng bản thân ta muốn gì, mong muốn trở thành ai và từ đó, còn định hướng cho những bước đi tiếp theo của ta trên đường đời rộng lớn, thậm chí ta còn có thể sống nhận văn, sống đẹp theo cách mà ta hằng mong muốn

Học không chỉ trong sách vở, học tại trường lớp, mà học bằng cách trải nghiệm thực tiễn, đi đây đi đó cũng là cách thức học rất hữu ích. Cũng bởi vậy mà ông cha ta có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

Câu tục ngữ quả là một chân lí, chỉ khi đi vào thực tế cuộc sống thì ta mới thực sự hiểu biết và mới thực sự “khôn”. Thực tế đã cho thấy rằng, trường học vĩ đại nhất chính là cuộc đời. Có thể kể đến biết bao người bằng những trải nghiệm thực tế mà họ đã đạt được đến thành công như: Ru-xô, Ê-di-son, … tấm gương rõ nhất chính là chủ tịch Hồ Chí Minh. Người không chỉ có lòng ham học, sự thông minh mà bằng vốn trải nghiệm nhiều nơi, nhiều đất nước đã giúp Bác hấp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, sàng lọc và tìm được con đường cứu nước đúng đắn nhất cho dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Bác, nhân dân ta đã thoát khỏi ách nô lệ, trở thành quốc gia độc lập, tự do. Trong cuộc sống hiện nay, việc “đi một ngày đàng” lại càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn nữa. Quá trình hội nhập, đòi hỏi con người phải liên tục cập nhật tri thức mới, tiếp thu tinh hoa của nhân loại nếu không đi thực tế trải nghiệm chúng ta khó có thể tiếp thu được lượng tri thức khổng lồ đó.Nội dung của câu tục ngữ đã khái quát một chân lí mang tính quy luật: đi đây đi đó, ra khỏi trốn ao làng đến với thế giới mới chúng ta sẽ học hỏi được nhiều điều: kiến thức mới, văn hóa mới, cách ứng xử, giao tiếp,… và chính những điều học hỏi được sẽ giúp ta trưởng thành hơn. Nếu chỉ biết quanh quẩn nơi mình được sinh ra thì chẳng khác nào “ếch ngồi đáy giếng” hiểu biết nông cạn, hạn hẹp, tự làm cho bản thân nhỏ bé, kém cỏi.

Câu tục ngữ cho đến ngày nay vẫn còn giữ nguyên giá trị sâu sắc của nó, đây là lời khuyên quý báu mà cha ông truyền lại cho con cháu. Học tập là một hành trình dài, đầy gian nan và vất vả, bởi vậy chúng ta phải có phương pháp học tập đúng đắn. Biết kết hợp kiến thức sách vở khi học ở trường và trau dồi tri thức, kinh nghiệm trong thực tiễn cuộc sống.

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” 27

Kho tàng tục ngữ dân gian Việt Nam rất phong phú, với nhiều chủ đề, nhiều triết lí sống răn dạy con cháu qua bao thế hệ. Các câu ca dao, tục ngữ được đúc kết từ kinh nghiệm sống, những trải nghiệm mà nhân dân bao đời đưa từ cuộc sống vào thơ ca về thời tiết, đạo lí, quy luật. Trong đó, câu tục ngữ về tinh thần hiếu học hay được nhắc tới là: “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, nhắc nhở chúng ta rằng không chỉ học trong sách vở, mà cần áp dụng thực tế để trau rồi vốn hiểu biết.

Ý nghĩa của câu tục ngữ rất hay, “ đi một ngày đàng”  có nghĩa là đi một ngày đường. “Sàng khôn” là những điều mới mẻ, có ích mà ta học được thể hiện sự hiểu biết nhiều và rộng rãi. Cả câu tục ngữ khuyên bảo chúng ta không chỉ học ở trong sách vở là sẽ giỏi, cần phải đi đây đó để mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết và vốn sống, tích lũy kiến thức trong cả đời sống thực tế, cần áp dụng lí thuyết vào thực hành để chuẩn bị hành trang bước vào đời. Ngoài kia thế giới luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng chỉ dậm chân một chỗ mà thôi. Câu tục ngữ vừa nói đến thời gian, vừa nói đến không gian. Muốn phát triển chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất mới, gặp những con người mới, học hỏi các phong tục mới, những nếp sống mới, bạn sẽ phát hiện rất nhiều điều thú vị và hay ho, khác hẳn trong sách vở.

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” 28

Ở trong thực tế xã hội, nếu bạn không tự tìm tòi, học hỏi thì làm sao có thể thành tài. Có những thứ chỉ học ở trong đời sống mới áp dụng được còn sách vở và li thuyết thì không.

Một giám đốc công ty, để có một công ty thành công như thế thì chắc chắn kiến thức thị trường của ông rất tốt. Nếu ông không tự mình tìm hiểu sở thích của khách hàng, không miệt mài phát các tờ rơi quảng cáo, hay các trang mạng thăm dò ý kiến thì sẽ không có một công ty như bây giờ. Ai cũng học trên sách vở là kinh doanh phải có lợi nhuận, kinh doanh đáp ứng các mặt hàng phù hợp nhu cầu, nhưng nếu cứ ngồi phỏng đoán thì sẽ chẳng có một sự thành công nào.

 Hay như nhà bác học Niu-ton đã dùng sự thông thái của mình phát minh ra tàu điện. Vì được nghe câu chuyện của một bà lão phải đi bộ nhiều cây số để đến được thành phố, nếu không có cuộc gặp mặt đó thì sẽ không bao giờ có cuộc phát minh đó, ngoài việc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cần phải ra ngoài tiếp xúc với cuộc sống dân cư, tiếp xúc với mọi người xung quanh cũng là một cách mở mang hiểu biết rất tốt. Cái miệng của mỗi người là kho thông tin phong phú, chỉ cần chịu khó ra đường một chút, nói chuyện với vài người là bạn đã nắm rõ cuộc sống bao la ngoài kia.

Có một câu chuyện kể về một anh chàng ngốc nghếch, cô vợ thì thông minh, muốn dạy khôn cho chồng, đã liên tục cho chồng ra ngoài hóng ngày, lần đầu tiên anh chồng bị đánh, lần hai bị đuổi vì đám ma hát nhạc đám cưới, đám cưới thì lại khóc lóc, anh ngốc sợ không đi nữa, nhưng dần dần nghe vợ dậy rồi vợ khuyên anh lại ra đường, nhưng lần này thấy hổ, anh chỉ đứng nhìn rồi bỏ chay, cái khôn không chỉ đi một lần là khôn, không chỉ thấy một lần là hiểu biết, nó cần sự trau rồi hàng ngày, có khi phải chịu qua nhiều thách thức, mới tìm ra được cái mình cần học hỏi.

Ý nghĩa của câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Có chịu khó đi đó đây thì tầm nhìn mới được mở rộng, hiểu biết mới được nâng cao, con người sẽ khôn ra. Trên thế giới bao la chỗ nào cũng có những cái hay, cái đẹp của canh vật và sự thân thiện của con người. Đi càng nhiều thì biết càng nhiều, càng già dặn và có tầm suy nghi bao quát hơn, có các cách ứng xử tinh tế hơn với người xung quanh, mọi mối quan hệ trở nên dễ dàng và thoải mái hơn nhiều.

Trong cuộc sống hiện đại, việc học hỏi là rất cần thiết, học nhiều điều mới mẻ có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Học để tự tin, để có thêm kiến thức, để làm chủ được mình, để xây dựng và đóng góp càng nhiều vào việc xây dựng đất nước.

Từ câu tục ngữ, ta càng yêu thêm nền văn học của nhân dân ta, càng muốn phát huy thật tốt truyền thống hiếu học của dân tộc. Thế giới xung quanh là kho tàng vô hạn, mỗi ngày hãy đúc kết cho mình nhiều điều mới từ cuộc đời, vì chính nó mới là cái chứng ta cần học hỏi và tìm tòi, đừng bỏ phí nó vì nó mãi là vô tận.

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” 29

Tục ngữ Việt Nam giàu có, óng ánh sắc màu trí tuệ. Nó đúc rút bao kinh nghiệm quý báu trong dân gian. Là bài học nhân sinh, là cách ứng xử… nó dạy khôn, dạy khéo để làm người. Chỉ một chuyện học mà nhân dân ta có bao câu tục ngữ mang tính giáo dục sâu sắc. Một trong những câu tục ngữ đó là câu:

“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
Chúng ta cần hiểu câu tục ngữ này như thế nào cho đúng và đầy đủ?
“Một ngày” so với một năm là ngắn. “Một ngày" trong một đời người trăm năm là vô cùng cực ngắn. “Đi một ngày đàng" đối với khách bộ hành thì quãng đường đi được có là bao ? Thế nhưng nhân dân ta lại khẳng định là “học một sàng khôn”. “Khôn” là điều hay, điều tốt, cái mới mẻ rất bổ ích đối với mọi người để mở mang trí tuệ, trau dồi nhân cách. “Sàng” là công cụ lao động, đan bằng tre, nứa của nhà nông dùng để sàng gạo. “Sàng khôn ” là biểu tượng chỉ khối lượng kiến thức rất lớn, rất nhiều mà người bộ hành đã “học” được sau một hành trình, “đi một ngày đàng”.
 
Tóm lại, câu tục ngữ có 2 vế tương phản đối lập với cách nói thậm xưng trong mối tương quan 2 vế: đi ít mà học được nhiều, qua đó khẳng định một chân ụ, đề cao một bài học kinh nghiệm, nhằm khuyên nhủ mọi người biết đi nhiều để mở rộng tầm mắt và sự hiểu biết, sống nhiều, học hỏi trong thực tế cuộc sống.
Tại sao “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” ? Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là hoàn toàn đúng ! Học ở trường, học trong sách vở, học thầy, học bạn. Chúng ta còn cần phải biết học hỏi trong thực tế cuộc sống rộng lớn của xã hội. Nhân dân là ông thầy vĩ đại của mỗi chúng ta. Học tập trong thực tế cuộc sống là phương thức học tập khoa học nhất: học đi đôi với hành, học tập gắn liền với lao động sản xuất và hoạt động xã hội. Nếu chỉ biết quanh quẩn trong bốn bức tường lớp học, cách học tập như thế đã xa rời cuộc sống, học sinh bước vào đời sẽ lúng túng, thiếu năng động. Cá không thể xa rời nước, chim không thể thoát li bầu trời, người đi học cũng vậy, học tập cũng không thể tách rời thực tế cuộc sống xã hội.
Đi rộng biết nhiều, “Đi một ngày đàng” tầm mắt được mở rộng, thấy được bao cảnh lạ, tiếp xúc được nhiều người, nghe được bao nhiêu điều hay lẽ phải của thiên hạ. Từ đó mà biết suy xét: xa lánh điều xấu kẻ xấu, học tập cái hay, noi gương người tốt việc tốt; “học một sàng khôn" là như vậy. 
“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là cách học tập và giáo dục kết hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường: gia đình – nhà trường – xã hội. Kiến thức sách vở được củng cố khắc sâu. Sự hiểu biết được, mở rộng và nâng cao. Cùng với trang sách học đường, ta có thêm pho sách cuộc sống muôn màu muôn vẻ. 
Những hoạt động của thầy và trò như ngoại khóa, cắm trại, đi tham quan là rất bổ ích. Nó đem lại nhiều sinh khí cho trường học. Học sinh được dến với đồng quê, nhà máy, danh lam thắng cảnh… mà yêu thêm nhân dân lao động, tự hào với quê hương đất nước. Đi hội Lim ta thấy được cái hay của câu hát “Liền anh liền chị…”. “Bèo dạt mây trôi…” của làn điệu dân ca Quan họ tuyệt vời. Đến với đền Hùng, ta trở về cội nguồn, lòng ta xôn xao bài ca tình nghĩa:
“Ai về Phú Thọ cùng ta,
Nhớ ngày giỗ Tổ tháng ba mồng mười.
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỏ Tổ mồng mười tháng ba”.  
Đến với Ba Đình lịch sử, viếng lăng Bác Hồ, xúc động trước cuộc đời cách mạng sôi nổi, phong phú của lãnh tụ, mỗi học sinh chúng ta mới thấy hết cái hay của vần thơ Viễn Phương: 
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.
(Viếng lăng Bác)
Thi hào Nguyễn Du đã từng viết: “Nghe khúc hát thôn quê mới học được lời nói trong nghề trồng dâu, gai”. Văn hào Gorơki tuy chưa bước qua ngưỡng cửa trường Đại học, nhưng nhờ tự học mà đã trở thành một danh nhân văn hóa thế giới và ông đã từng nói: “Dòng sông Vônga và thảo nguyên mênh mông là những trường đại học của tôi".
“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là một bài học vô cùng sâu sắc đối với mỗi người. Sau thời cắp sách là thời làm ăn và tự học; học trong công việc, học trong cuộc đời. Và có đi đường, có sống nhiều, lặn lội với dời mới biết đường đi khó, lắm thử thách gian nan. Phải có quyết tâm vượt khó, có bản lĩnh chiếm lấy tầm cao để thực hiện hoài bão của mình: 
“Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non
("Đi đường"- Hồ Chí Minh) 
Câu tục ngữ trên cho ta thấy đầu óc thực tế của người lao động. Nhân dân ta hiếu học, nhưng thuở xưa, mấy ai được cắp sách đến trường ? Cho nên trong dân gian lưu truyền nhiều câu tục ngữ đề cao việc học hỏi trong thực tế cuộc sống:
– “Đi một buổi chợ, học một mớ khôn”.
– “Qua một chuyến đò ngang, học một sàng mới lạ”.
– “Ở nhà nhất mẹ nhì con,
Ra đường còn lắm kẻ giòn hơn ta”.
– v.v…
Trên con đường học tập đi tới một ngày mai đẹp, học sinh chúng ta phải chăm chỉ, cố gắng, coi “sách vở là vũ khí, lớp học là chiến trường” như A. Mixi đã dạy. Phải khắc sâu vào trái tim: “Không thầy đố mày làm nên”, “Học thầy không tày học bạn”. Phải coi trọng lởi khuyên của ông bà cha mẹ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Chỉ có điều là phải khiêm tốn, biết quan sát, lắng nghe, biết suy ngẫm thật, giả, tốt, xấu… thì việc học hỏi trong thực tế cuộc sống mới thu được nhiều điều “khôn" mà ta hằng mong muốn. 

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” 30

 Trong cuộc sống có rất nhiều những điều khó khăn và phức tạp, nếu như chúng ta chỉ học tập trên sách vở không thì chưa đủ bởi kiến thức là bể rộng vo biên không chỉ có ở trong sách mà do chúng ta trải nghiệm và tìm hiểu mới thấy được đúng như câu tục ngữ của dân tộc đã nói “ đi một ngày học một sàng khôn”.

   Câu tục ngữ trên nghĩa đen muốn nói đến việc chúng ta càng đi nhiều thì chúng ta sẽ học hỏi được nhiều điều quý giá trong cuộc sống, đi và trải nghiệm để học hỏi được những kinh nghiệm đáng quý mối người chúng ta luôn luôn phải trau dồi và tiếp thu những truyền thống quý báu của dân tộc và đi để trải nghiệm và học hỏi sẽ giúp cho chúng ta có thêm vốn kiến thức và nó là kim chỉ nan mạnh mẽ để chúng ta phát huy được tối đa khả năng của mình. Qua câu tục ngữ trên nghĩa bóng của nó là mong muốn con người cần phải học hỏi và trau dồi thêm cho bản thân để từ đó tăng thêm lượng kiến thức đáng kể cho mình và xã hội, mỗi người chúng a đều phải học hỏi qua sách vở và cả cuộc sống hàng ngày, hai nguồn kiến thức đó tác động mạnh mẽ đến mỗi con người chúng ta, nó không chỉ đem lại một lượng kiến thức để chúng ta có thể trang bị thêm cho cuộc sống của mình.

Chính bởi những trải nghiệm của dân tộc và những người đi trước mà đã tích lũy lên câu tục ngữ này, nó hoàn toàn đúng, bởi khi chúng ta đi ra ngoài, bước chân đi ra khỏi cái vùng quê nhỏ bé, ra khỏi những rặng trên làng để tìm lấy cái mới mẻ những nguồn kiến thức mới, khi đi ra ngoài chúng ta học hỏi thêm được nhiều kiến thức đó có thể là kiến thức xã hội, do chúng ta đã trải nghiệm và có những bước chuyển mới về cả tinh thần và trong cả tiềm thức, mỗi người chúng ta đều phải năng động và ra ngoài nhiều để làm ra tăng thêm vốn kiến thức cho bản thân để từ đó có thể phát triển chính khả năng của mình, điều đó mới góp phần to lớn cho xã hội.

Những kiến thức mà chúng ta học hỏi được đó có thể là những kiến thức từ thực tiễn, chúng ta học hỏi được nguồn kiến thức từ cuộc sống đời thường, đó là những kiến thức đã được áp dụng vào thực tế và nó đã tác động mạnh mẽ lên thể trạng của mỗi chúng ta, đó là nguồn cổ vũ tinh thần và là một động lực để chúng ta phần đấu vươn lên đạt được nhiều thành quả to lớn cho xã hội và cả cộng đồng. Nguồn kiến thức là vô hạn, bởi kiến thức bằng cả một đại dương mà chúng ta chỉ biết những điều đó còn rất hạn hẹp, đó là một nguồn cổ vũ tinh thần để chúng ta học hỏi và phát huy được khả năng sáng tạo và tìm tòi kiến thức của mình. Học tập phải áp dụng vào thực tiễn bởi vậy những kiến thức trong sách vở nếu ta thực hành và trải nghiệm nó thì nó sẽ trở nên tốt đẹp và năng động khả thi hơn, mọi điều chúng ta đang làm nó mang một ý nghĩa vô cùng to lớn bởi trong cuộc sống của chúng ta đó là một niềm động viên tinh thần và là thành quả lớn của một dân tộc, biết tìm tòi và sáng tạo.

Biết tìm tòi sáng tạo và học hỏi thêm nhiều kiến thức mới là một con đường hoàn toàn hữu ích và nó đêm lại những ý nghĩa tốt đẹp cho con người chúng ta trên bước đường tiếp theo, đi nhiều học hỏi và tiếp thu có chọn lọc là một con đường hoàn toàn tốt và nó đem lại những ý nghĩa vô cùng quý báu cho mỗi người chúng ta, Học hỏi để phát triển thêm mọi kĩ năng sống và đó là một nguồn kiến thức quan trọng của con người, biết tìm tòi và luôn luôn có những trải nghiệm mới chúng ta sẽ thấy cuộc sống này nhiều ý nghĩa hơn. Đi một ngày học một sàng khôn, bởi lẽ có câu tục ngữ đó bởi nhân dân ta đã có rất nhiều những trải nghiệm mới và nó luôn bao quanh mỗi người chúng ta, hành động như vậy mới xứng đáng là người con của dân tộc Việt nam. Khi đi ra ngoài chúng ta sẽ gặp thêm bạn bè mới, mọi người sẽ tặng chúng ta những bài học quý giá của cuộc đời, những người tốt sẽ dạy cho chúng ta cách sống lương thiện, nhưng con người giàu lòng yêu thương sẽ dạy chúng ta thành con người có lòng vị tha nhân ái, lá lành đùm lá rách. Nói chúng mỗi người đều sẽ dành cho chúng ta những bài học nhất đinh, nếu chúng ta biết nắm giữ và sử dụng nó một cách có hệ thống nó sẽ là nền tảng vững chắc để chúng ta bước vào đời.

Câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng nó là kim chỉ nan để cho con người học tập theo đó là một truyền thống quý báu của con người, mỗi người nếu biết vận dụng câu tục ngữ này sẽ làm tăng thêm vốn kiến thức của bản thân, và nó thực sự trở thành một điều có ý nghĩa lớn lao và mang nhiều những giá trị to lớn, câu tục ngữ trên đem lại cho con người những bài học kinh nghiệm để trang bị nhiều nguồn kiến thức khi bước vào đời, khi vượt qua những giới hạn của bản thân, bột ra ngoài xã hội chúng ta sẽ họ hỏi được nhiều kinh nghiệm từ cuốc sống cũng như những kinh nghiệm mà người đời đã đem lại cho dân tộc ta, mỗi người chúng ta nên phát huy mạnh mẽ truyền thống của dân tộc mình, đó là điều quan trọng và tạo nên một ý nghĩa giáo dục sâu sắc tới mỗi người và là bài học cho chúng ta vững bước vào đời.

Câu tục ngữ trên đã được rất nhiều lứa tuổi vận dụng, họ đã đạt được nhiều những thành quả to lớn, di ra ngoài cần lắng nghe và học hỏi thêm nhiều kiến thức, có học mới giúp chúng ta giỏi lên được, không học thì cuộc sống của chúng ta sẽ không chứa tran màu sắc và nó chỉ tăm tối nên những kiến thức hạn hẹp nhất và làm cho chúng ta biết yêu thương và tran chứa nó nhiều hơn, mỗi người chúng ta nên coi đó là một kinh nghiệm sống và biết vận dụng nó là cái cách hiệu quả nhất để chúng ta vững bước trên cuộc đời này, mỗi bước đường chúng at đi sẽ tràn ngập những màu sắc và nhiều cơ hội để chúng ta lựa chọn, bước trên đường đời chúng ta nên học hỏi và phát huy mọi khả năng vốn có của mình có như vậy chúng ta mới có thể sống tốt được.

Bên cạnh những người biết vận dụng câu tục ngữ này có hiệu quả thì còn một số người không biết vận dụng lấy cơ hội để học hỏi và trau dồi kinh nghiệm làm cho bản thân thiếu thốn nguồn tri thức và đó thực sự là những thiệt thòi của con người, mỗi chúng ta nên cố gắng phải phát huy được những truyền thống quý báu của dân tộc mình, sống khép mình, không chịu đi nhiều thì những kiến thức mà ta biết chỉ nhỏ bé và nằm sâu trong đáy đại dương mà thôi, mỗi người chúng ta nên vận dụng có hiệu quả những nguồn kiến thức vô giá này có như vậy chúng ta mới có thể hoàn thành được những mục tiêu trong cuộc sống và hoàn thành tốt được mọi công việc mà chúng ta đã đặt ra.

Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều những tấm gương biết vận dụng tốt câu tục ngữ này, nó đã đem lại cho họ cả kho tàng kiến thức to lớn, và thành quả chúng ta đạt được sẽ là một nguồn động viên tinh thần lớn lao cho chúng ta vững bước trên đường đời, mỗi người cần ý thức lại tinh thần học tập và tìm hiểu của mình, có như vậy chúng ta mới đem lại được cuộc sống ấm no hạnh phúc cho chính mình và là người có ích cho xã hội.

   Câu tục ngữ trên đã để lại những bài học quý báu cho con người chúng ta, biết vận dụng và thực hiện nó có hiệu quả chúng ta sẽ đạt được nhiều thành quả to lớn mà cuộc sống đem lại, biết vận dụng mọi nguồn kiến thức từ bên ngoài vào thành của mình chúng ta mới đạt được nhiều niềm tin yêu to lớn và cả những thành quả đáng kể.

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” – Bài văn mẫu 31

Từ trước đến nay, việc giáo dục mở mang kiến thức thường do nhà trường đảm nhiệm. Người đi học nhận được kiến thức qua lời giảng dạy của thầy cô hay đọc trong sách vở. Nhưng bên cạnh đó cha ông ta đã chỉ cho chúng ta một môi trường học tập khác cũng quan trọng không kém, điều đó được thể hiện qua câu tục ngữ:

Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Chúng ta hiểu đầy đủ về câu tục ngữ trên như thế nào?

Câu tục ngữ đưa ra hình ảnh một cái sàng. Sàng dùng để lựa gạo, khi sàng gạo, hạt tấm rơi xuống, những hạt nguyên sẽ còn đọng lại trên sàng. Nhưng trong câu tục ngữ trên, từ “sàng” được hiểu theo ý sâu xa là sự chứa đựng rất nhiều: Nói “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nhân dân khuyên rằng: đi một khúc đường ngắn ngủi, ta sẽ học được bao nhiêu điều hay.

Lời khuyên trên của nhân dân ta rất đúng. Việc đi đường sẽ giúp chúng ta mở mang trí óc. Chúng ta sẽ được nhìn thấy cảnh núi cao, sông rộng của một dãy giang sơn gấm vóc tươi đẹp. Có đi đây đi đó, mắt ta mới nhìn thấy được dòng sông Cửu Long rộng rãi mênh mông, dãy núi Hoàng Liên Sơn cao chót vót. Nhờ đi đây đi đó, ta mới nhìn thấy thành Huế cổ kính, đất Thăng Long ngàn năm văn vật. Dãy núi Tam Điệp, nơi vua Quang Trung xuất quân phá tan hai mươi vạn quân Thanh: đây đèo Ngang, nơi bài thơ Qua đèo Ngang nổi tiếng của bà huyện Thanh Quan ra đời. Việc đi đường chẳng những giúp hiểu thêm những bài học về địa lí, sử kí hoặc văn học… mà còn giúp ta nhận biết sâu sắc hơn những bài học về khoa học: nào đá vôi, đá hoa cương, nào con lạc đà, con đà điểu, cây mận, cây mơ v.v… Những thứ ấy nào chúng ta đã được nhìn thấy bao giờ. Nếu chúng ta chỉ quanh quẩn ở quê nhà thì lò luyện thép Thái Nguyên, đập thủy điện Sông Đà và biết bao công trình thủy điện khác của đất nước làm sao chúng ta có thể hình dung được để có thể mở rộng trí khôn được.

Việc đi đường không những có tác dụng mở mang kiến thức mà còn giúp chúng ta hiểu được cuộc sống muôn hình xung quanh mình. Có đi ra ngoài, chúng ta mới thấy được những cảnh đời giàu sang, nghèo khổ, nỗi bất hạnh trong cuộc sống. Để từ đó, chúng ta biết cách tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nhân cách của chính bản thân mình. Ca dao ta có câu:

Ở nhà nhất mẹ nhì con

Ra ngoài lắm kẻ còn giòn hơn ta.

Có ra ngoài, thấy được cái hay, cái đẹp, cái giòn của người khác, nhận ra   cái xấu, cái dở của mình. Từ đó bản thân sẽ bớt kiêu căng, tự mãn, trở nên khiêm tốn, hòa nhã hơn. Chỉ riêng việc nhìn thấy cái người ta khác mình cũng đủ cho ta tự nhìn lại bản thân, tự đánh giá mình và sẽ tự rèn luyện, phấn đấu vươn lên. Nếu con người không đi đây đi đó, chỉ ru rú ở nhà, làm và hành động theo tập tục của một địa phương thì sự phán đoán phải – trái, đúng – sai thường dễ lệch lạc và cực đoan.

Có đi đây đi đó, chúng ta mới có tấm lòng rộng mở, bao dung, không bảo thủ. Nguyễn Trường Tộ ngày xưa nhờ được đi ra nước ngoài, được tận mắt chứng kiến sự phát triển khoa học kĩ thuật ở nước ngoài nên mới có cái nhìn tiến bộ so với những người đương thời.

Có đi đây đi đó, ta mới hình thành tình yêu quê hương, yêu xứ sở, yêu đồng bào mình rõ hơn. Và chính tình yêu này sẽ là nguồn động lực thúc đẩy chúng ta phấn đấu để trở thành một con người có ích cho bản thân và cho xã hội. Có yêu quê hương, ta mới quyết tâm xây dựng quê hương, đất nước thêm giàu và đẹp.

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” cực hay – Bài văn mẫu 32

Tục ngữ xưa có câu Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Cha ông ta đúc kết từ kinh nghiệm bản thân lưu giữ và truyền lại trong đó: con người không chỉ học tập trong sách vờ nhà trường mà còn phải học tập từ thực tế,  từ bên ngoài xã hội. Ước mơ, khát khao được mở rộng tầm mắt cũng gửi gắm cả trorg đó. Nhưng có bạn lại đưa ra ý kiến: nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có sàng khôn nào. Như vậy là bạn đó chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của câu tục ngữ.

Học tập là nghĩa vụ, cũng là quyền lợi của mỗi người. Ngày nay đến trường ta tiếp thu kiến thức từ thầy cô, bạn bè, sách vở. Rồi ta còn tiếp nhận thông tin từ nhiều kênh: báo chí, truyền hình… nhưng như thế vẫn chưa đủ. Thế giới bao la, cuộc sống xã hội rất phức tạp, mỗi người dù thông minh tới đâu hiểu biết cũng chỉ có hạn. Cuộc đời, xã hội là môi trường học tập hữu ích để ta nâng cao sự hiểu biết, mở rộng tầm nhận thức, phát huy trí thông minh của mình. Vì thế, lời khuyên răn dạy bảo từ câu tục ngữ hoàn toàn đúng đắn, sâu sắc. Đi ở đây có nghĩa là đi đây, đi đó, cũng có nghĩa là tham gia vào các hoạt động xã hội. Sàng khôn là tri thức, sự hiểu biết, là những điều hay, điều mới lạ ta tiếp thu được – kết quả của việc đi. Chịu khó mỗi ngày đi xa hơn, nhiều hơn thì sang khôn ta nhận được ngày càng lớn càng đầy. Câu tục ngữ là bài học về cách sống, tinh thần ham học hỏi, ham hiểu biết. Chỉ có mõi trường xã hội phong phú đa dạng và sự ham hiểu biết mới giúp ta hoàn thiện nhân cách bản thân.

Chúng ta đừng vội nghĩ rằng chắc gì đã có sàng khôn nếu chưa thử đi. Hãy cứ đi, đi xa, đi nhiều và đến một lúc nào đó, dù ta không có ý định học thì vẫn cứ học được và khôn ra. Cùng nội dung với câu tục ngữ, người xưa có câu ca dao rất chí lí, chí tình:

Đi cho biết đó biết đây

Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.

Con người nếu cứ suốt ngày suốt năm chỉ chôn chân nơi bốn bức tường hạn hẹp thì sẽ trở nên lạc hậu và thiển cận biết bao. Những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử, những vùng đất hoang sơ cần sự khám phá, đặt chân của con người, có câu tai nghe không bằng mắt thấy. Kiến thức, thông tin ta thu được từ sách vở, thầy cô, báo chí … chưa phải là tất cả. Nếu được nghe trực tiếp, được chứng kiến tận mắt thực tế cuộc sống, ta sẽ thấy cuộc sống còn bao điều hay, mới lạ ta chưa biết tới. Hãy nhớ lại những buổi tham quan mà nhà trường vẫn tạo điều kiện tổ chức hàng năm cho chúng ta hay ta đi cùng gia đình. Ta có dịp chứng kiến vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, những điều được ngợi ca trong mỗi bài học và so sánh với những điều được dạy bảo ở trường lớp. Đến mỗi vùng miền khác nhau, ta lại hiểu thêm được nếp sống, cách sinh hoạt, phong tục tập quán của đồng bào nơi đó. Dù chỉ là đi chơi dã ngoại nhưng ta thu lượm được bao điều bổ ích, thú vị một cách rất tự nhiên.

Gần gũi hơn, ta hãy thả bộ trên con đường từ nhà tới trường- Mỗi ngày có biết bao điều, bao sự việc khiến ta phải suy nghĩ. Một cậu bé dắt tay một cụ già qua đường, một cô bé nhịn bữa sáng để giúp đỡ người ăn xin… dạy ta vé lòng vị tha, nhân ái. Song, xã hội không chỉ toàn điều tốt đẹp mà rất phức tạp, tốt xấu đan xen. Bên cạnh những hành vi cử chỉ tốt đẹp, ta còn chứng kiến nhiều điều ngang trái bất công. Song tất cả những điều đó đều là những bài học về kinh nghiệm cuộc sống, đối nhân xử thế cho ta. Tiếp xúc với thực tế ta biết nhiều thứ mà trong sách vở chưa có dịp nhắc tới mà ta cần phải học tập. Xã hội chính là môi trường lớn, vừa là nguồn cung cấp tri thức, vốn sống trực tiếp, vừa là nơi để ta thực nghiệm.

Ngày nay, khi cái mới xuất hiện từng giờ, từng phút, đất nước có nhu cầu hội nhập với thế giới thì đi để học khôn càng trở nên cần thiết, nhất là đối với giới trẻ. Vì thế, những năm gần đây, việc du học nước ngoài không còn là chuyện xa lạ với thanh niên Việt Nam. Vốn sống gián tiếp được cung cấp từ sách vở nhà trường không thể phục vụ cho cuộc sống chúng ta sau này. Xã hội càng phát triển, con người càng cần phải đi nhiều hơn, tiếp thu nhiều sàng khôn hơn nếu không muốn bản thân và đất nước bị tụt hậu.

Chúng ta là những học sinh, là những người còn rất trẻ, cơ hội đi đây đi đó để học lấy cái khôn là rất nhiều và thuận lợi hơn ông bà ta trước đây. Vì thế, chúng ta cần phải tận dụng sức trẻ, thời cơ, điều kiện để không ngừng mở rộng tầm nhìn, sự hiểu biết. Chỉ biết sống khép kín, tự thỏa mãn với bản thân, chính là tự tách mình ra khỏi nhịp sống sôi động hiện nay, tự đào thải mình khỏi xã hội

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” lớp 9 33

Xã hội ngày càng tiến bộ và phát triển không ngừng, để có thể tồn tại và đứng vững trước những đổi thay của xã hội không có cách nào khác là con người phải không ngừng tích lũy tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm về mọi mặt đời sống. Ông cha ta từ xa xưa đã nhận thức được rõ ý nghĩa của sự tìm tòi, khám phá và học hỏi, để rồi đúc rút ra câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Câu tục ngữ đã đánh thức mỗi con người sự tự giác học hỏi, mở rộng tầm nhìn và hiểu biết của mình, học tập không ngừng và có thái độ tích cực.

Câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" bản chất nói về ý nghĩa của việc mở rộng tầm nhìn, mở rộng tri thức của con người, có thể hiểu câu tục ngữ này theo hai nghĩa, đó là nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Về nghĩa hẹp, chúng ta cùng giải thích nghĩa các vế của câu tục ngữ, "đàng" có nghĩa là "đường", "sàng" là vật dụng thường dùng để sàng thóc, gạo khỏi những hạt sạn, hạt tấm, "khôn" ở đây ám chỉ những điều hay, điều bổ ích từ trí tuệ con người. Đơn giản có thể hiểu câu nói này là đi một ngày đường, sẽ học được nhiều điều bổ ích, càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập. Về nghĩa rộng, câu tục ngữ là lời động viên, khích lệ tinh thần học hỏi, khám phá của con người. Nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại.

Tri thức của nhân loại là vô tận, trải qua hàng ngàn năm, nguồn tri thức ấy ngày càng rộng lớn và bao la hơn nữa. Ngay trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, có rất nhiều điều mới lạ mà chúng ta phải học hỏi mới có thể bắt vào nhịp sống, nếu không tự mình học hỏi và tìm hiểu thì chẳng có ai có thể giúp chúng ta, kiến thức không thể tự thâm nhập vào trí óc của ta. Dù là bất cứ điều gì, ta không chủ động học hỏi, tiếp thu và khám phá thì mãi mãi sẽ không có được tri thức, có thể nói tri thức nhân loại như nước trong đại dương bao la, vốn tri thức của chúng ta lại vô cùng hạn hẹp, chỉ như một giọt nước trong đại dương đó. Phải chủ động hơn nữa trong học hỏi và phải học hỏi không ngừng, học từ những điều đơn giản nhất. Trau dồi kiến thức và tìm tòi, khám phá là tự bản thân ta làm giàu vốn tri thức, vốn sống của mình. Có tri thức chúng ta mới hòa nhập được với xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, có tri thức mới khẳng định được giá trị của bản thân, khẳng định chính mình. Nếu như không chịu học hỏi và khám phá, nghĩ rằng kiến thức của bản thân là đã đủ dùng thì bạn đã hoàn toàn sai lầm và thiển cận, những người có tư duy như vậy sẽ trở thành những người tụt hậu so với xã hội.

Con người phải có tư duy tích cực, phải nhận thức được tri thức loài người là vô tận, còn rất nhiều điều phải học tập và khám phá, chỉ có siêng năng học tập không ngừng mới thu nhận được tri thức đó bởi chỉ có tri thức mới giúp chúng ta vững bước trên đường đời, góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Trong thực tế đã có rất nhiều nhân vật lỗi lạc, là những nhà bác học mang trên mình nguồn tri thức khổng lồ hiếm ai sánh bằng, thế nhưng ở họ vẫn luôn coi trọng việc học tập và vẫn luôn say mê tìm tòi, khám phá tri thức mới. Nhà bác học Lê-nin đã có câu "Học, học nữa, học mãi" để khẳng định việc học là không bao giờ là đủ, không bao giờ là thừa. Chỉ những người có ý thức học tập mới mong có cuộc sống tốt đẹp, tương lai rộng mở, ngược lại những người không chịu tìm tòi học hỏi thì mãi là người thất bại, chỉ như con ếch ngồi trong đáy giếng.

Câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" thực sự là một câu nói rất ý nghĩa, vừa là lời khuyên nhủ, nhắc nhở con người phải không ngừng học tập, khám phá những tri thức, những điều trong cuộc sống. Bên cạnh đó, câu tục ngữ cũng gián tiếp khẳng định vai trò của tri thức đối với cuộc sống và sự phát triển của con người. Con người muốn phát triển phải có tri thức, muốn có tri thức phải học tập mọi nơi, mọi lúc và trong mọi hoàn cảnh.

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” lớp 9 34

Mark Twain từng nói: “Hai mươi năm sau lúc này, bạn sẽ thấy thất vọng vì những điều mình không làm hơn vì những điều mình đã làm. Vậy nên hãy tháo nút dây. Hãy cho thuyền rời khỏi bến cảng an toàn. Hãy căng buồm đón gió. Tìm tòi. Ước mơ. Khám phá.” Cùng tư tưởng ấy, tục ngữ Việt Nam cũng có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.”

Hiểu một cách tường minh, “đi một ngày đàng” có nghãi là đi một ngày trên đường, “học một sàng khôn” có nghĩa là biết thêm được những điều lạ, điều hay, mở mang tầm hiểu biết. Bằng cách nói đơn giản, câu tục ngữ muốn khái quát lên một bài học giàu giá trị: Con người cần phải đi nhiều, bước ra cuộc đời rộng lớn để tự mình trải nghiệm, khám phá mới có thể nâng cao hiểu biết và vốn sống.

Câu tục ngữ giản dị mà đúng đắn. “Cuộc sống là một chuỗi bài học mà bạn cần phải sống mới hiểu được.” (Helen Keller). Quả thực, trong cuộc sống, ai ai cũng có nhu cầu hiểu biết. Trong muôn hình vạn trạng, trên muôn nẻo đường đời, đâu đâu cũng có cái lạ, cái hay cho ta học hỏi. Chỉ khi tự mình trải nghiệm, tự mình khám phá, con người mới thực sự làm chủ được kiến thức của mình. Càng đi nhiều, chúng ta càng có cơ hội tiếp xúc với nhiều nguồn kiến thức khác nhau, nhiều nền văn hóa khác nhau, làm phong phú thêm vốn sống của bản thân mình. “Chúng ta sinh ra để sống và trải nghiệm cuộc sống” (Jack Ma). Sau mỗi chuyến đi, những khó khăn thử thách sẽ tôi luyện bản lĩnh của con người, tâm hồn trở nên rộng mở hơn, khát khao trở nên cháy bỏng hơn. Trong chuyến đi ấy, có thể ta sẽ mắc phải những sai lầm, những va vấp, những cú ngã đau điếng, nhưng nó sẽ mang lại cho ta những kinh nghiệm quý báu không tiền nào mua được, để chúng ta ngày một “khôn” hơn. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn là một tấm gương sáng về sự trải nghiệm, vươn mình ra thế giới để học hỏi những điều tiến bộ. Trong hơn ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước, đi đến vô vàn miền đất trên thế giới, đến đâu Bác cũng học hỏi từ họ những điều hay để áp dụng cho đất nước ta trong quá trình giải phóng dân tộc.

 “Đi một ngày đàng” cũng là đi trên con đường tìm đến chân lí, tự mình khám phá đúng – sai, như Ajahn Chah từng nói: “Không phải thầy bảo trái cây ngon ngọt là tin ngay mà không cần biết gì nữa. Tự mình nếm thử để biết hương vị thực sự thì mọi nghi ngờ sẽ tiêu tan” Không cần thiết phải đi xa, phải vượt rừng sâu, vượt núi cao, chỉ cần chúng ta sẵn sàng bước ra thế giới, chúng ta sẽ thấy được sự chuyển động không ngừng của thế giới, và sự chuyển động không ngừng của kiến thức. Kiến thức như một đại dương mênh mông vô tận. Cứ đi rồi sẽ đến.

Nhưng thực tế liệu có phải cứ “đi một ngày đàng” là sẽ học được “một sàng khôn”? Có những người thường xuyên đi du lịch ở khắp nơi trên thế giới, nghỉ dưỡng ở những khách sạn cao cấp nhất, nhưng vẫn mãi chỉ là những “trưởng giả học làm sang” với bộ não rỗng tuếch, đi chỉ để khoe khoang, tự mãn. Thực chất, đi là một chuyện, nhưng muốn học được còn cần nhiều yếu tố khác: Chúng ta cần có một ý thức tự học cao, sẵn sàng tiếp nhận cái mới, biết sàng lọc kiến thức để biết đâu là cái nên học hỏi, đâu là thứ cần đào thải, cần cù tích lũy kiến thức, trăn trở, chiêm nghiệm về hành trình của mình,... bởi “Trải nghiệm còn gì tốt đẹp nếu anh không ngẫm nghĩ về nó?” (Friedrich II).

Trong thời đại phát triển của khoa học công nghệ, Internet phát triển mạnh mẽ, nhiều người dần có thói quen nhìn thế giới qua màn hình máy tính, điện thoại. Không thể phủ nhận những lợi ích to lớn, những kiến thức kì thú thu được từ internet, nhưng chúng ta hãy biết dành thời gian hợp lí để có thể đứng dậy, đặt chiếc điện thoại xuống, bước ra khỏi căn phòng chật chội để đến với sự sống muôn màu muôn vẻ đang diễn ra ngoài kia, để mở rộng hồn mình trải nghiệm những điều chân thực nhất.

Có thể nói, câu tục ngữ ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa đã mang đến cho chúng ta một thông điệp sâu sắc, còn nguyên giá trị với thời gian. Bạn ơi xin hãy nhớ: “Người sống nhiều nhất không phải người sống lâu năm nhất mà là người có nhiều trải nghiệm phong phú nhất.” (Jean Jacques Rousseau).

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” lớp 9 cực hay 35

Người nông dân Việt Nam xưa quanh năm bó mình trong luỹ tre xanh, tầm mắt hạn hẹp, khó mà hiểu hết được mọi điều trong cuộc sống. Vì thế mà trong dân gian, mọi người vẫn thường nói với nhau câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" để khẳng định rằng để có thể vững vàng trên đường đời, chúng ta cần học hỏi thêm nhiều từ mọi người, từ cuộc sống xung quanh.

Câu tục ngữ ngắn gọn được chia làm hai vế đúc kết kinh nghiệm vô cùng quý báu của ông cha ta. Vế thứ nhất: "đi một ngày đàng" có nghĩa là đi rất xa, đi ra ngoài xã hội, đi đến những địa điểm khác xa nhà, xa quê, nơi mà ta chưa đến hoặc đã từng một lần ngang qua. Còn ở vế thứ hai: "học một sàng khôn" chỉ kết quả thu được sau những ngày đi xa như thế, là những thành quả mà con người có được ở nơi mới. Như vậy, câu tục ngữ ngắn gọn, hàm súc đã đưa đến một bài học sống sâu sắc: con người phải biết học hỏi từ xung quanh để có những hiểu biết sâu rộng về cuộc đời bởi cuộc sống còn nhiều điều thú vị phía trước chờ chúng ta khám phá. 

Quả thực rằng "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Câu tục ngữ đã nêu lên một kinh nghiệm hoàn toàn đúng đắn. Bởi một trong những cách con người ta mở rộng vốn hiểu biết là ra khỏi, thay đổi môi trường sống của mình để học hỏi, để tăng thêm vốn hiểu biết ở những vùng đất mới. Trong kho tàng ca dao Việt Nam cũng đã có nhiều câu ca dao, tục ngữ khuyên dạy con người ta về lối sống trên: "Đi một buổi chợ, học một mớ khôn" hay "Đi cho biết đó biết đây / Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn?". Đó là những bài học thấm thía nhắc nhở mỗi người nên đi nhiều để học hỏi, để trải nghiệm. 

Cùng với những quá trình mở rộng vốn hiểu biết thì câu tục ngữ còn là một kinh nghiệm đúng đắn bởi việc đi xa đồng nghĩa với những thử thách, khó khăn. Cuộc đời vốn luôn đầy bí ẩn chờ bước chân con người tới khám phá. Đi nhiều, biết nhiều cũng là cách để con người tôi luyện bản thân, đương đầu với khó khăn để tự hoàn thiện mình và khẳng định mình. Bác Hồ - vị Cha già kính yêu của dân tộc ta hơn ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước, bước chân Người đã rảo bước trên khắp châu Á, châu Âu,... Người tiếp xúc với những công nghệ tân tiến, hiện đại của nước ngoài để trau dồi hiểu biết, để tìm ra con đường cứu nước giúp dân tộc ta thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than. Hôm nay, trên dải đất hình chữ S này, có biết bao học sinh, sinh viên đã và đang sống xa nhà để tự học, tự sống, tự trải nghiệm. Đi đến với những môi trường mới, mọi thứ đều lạ lẫm, xa lạ, chính bản lĩnh và sự tự tin giúp họ sẵn sàng hòa nhập với cuộc sống, để có cho mình những trải nghiệm quý báu. 

Câu tục ngữ không chỉ đúc rút những kinh nghiệm nghiệm của cha ông ta mà còn là một lời khích lệ, một ước vọng thầm kín được gửi gắm về ước mơ chinh phục thiên nhiên, chinh phục những gì còn là mới mẻ, xa lạ để mở rộng tầm hiểu biết cho mình. Chẳng thế mà ngày nay, có không ít những sinh viên trẻ vừa ra trường, tình nguyện lên những bản làng xa xôi vùng sâu để đem con chữ tới với mọi người, để góp phần vào sự phát triển toàn diện dân tộc. Đi xa chính là để trải nghiệm, học tập, và xây dựng Tổ quốc. 

Câu tục ngữ ngắn gọn mà gửi gắm một bài học vô cùng sâu sắc: con người cần phải đi nhiều, học tập từ cuộc sống xung quanh để cho mình những kinh nghiệm quý báu. Nhưng thật đáng buồn khi hôm nay, có một bộ phận thanh niên sống thụ động, ngại khó, ngại khổ, ngại va chạm xã hội, chỉ bó mình trong bốn bức tường chật hẹp để tự tước đoạt quyền được trải nghiệm của bản thân mình. Hãy cứ tự tin bước trên những cung đường mới bởi cuộc đời là những chuyến đi, đi để tự hoàn thiện chính mình. Tuy nhiên không phải đi xa là đi mãi mãi, đi thật xa là để trở về, trở về với người thân, với bè bạn, trở về để cống hiến cho chính quê hương, đất nước mình bằng những gì ta đã học hỏi được. Có như vậy mới thực sự là "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn".

Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, đi nhiều để mở mang kiến thức là một điều vô cùng thực tiễn và ý nghĩa. Câu tục ngữ mãi luôn như một kim chỉ nam hướng con người tới một lối sống đúng, sống đẹp. 

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” 36

Có thể nói việc học tập là một quá trình lâu dài của cả một đời người, học ở trường, ở gia đình, ở xã hội. Và trong các môi trường đó thì môi trường xã hội là mái trường lâu dài bởi vì trường học theo tổ chức chỉ diễn ra ở một lứa tuổi nhất định nào đó còn trường gia đình cũng vậy nhưng ở góc độ khác. Và con người khi đã trưởng thành thì trường ngoài xã hội mới là mái trường quan trọng, bởi nơi đó chúng ta có thể học được nhiều điều. Bởi vậy theo em đây là câu nói đúng, bởi mỗi ngày khi được đi đến một nơi nào đó ta sẽ có thể học được nhiều điều cho nên người xưa có câu: Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Tuy nhiên có bạn lại có ý kiến nếu không không có ý thức học tập thì chắc gì đã có một “sàng khôn”. Đây là một ý kiến hoàn toàn đúng.

Câu nói là một lời khuyến khích tinh thần học hỏi và học hỏi không ngừng, bởi khi đi ra ngoài chúng ta có thể bắt gặp được rất nhiều điều hay để từ đó chắt lọc được những cái hay, cái tốt để tạo thành một kho tàng kinh nghiệm riêng cho bản thân, Điều này có thể được minh chứng qua việc hàng ngày bước chân ra ngoài, trên con đường ta đi hiện thực cuộc sống thường phô bày ra hết sức chân thực nào là cảnh chợ búa, nào là cảnh người giúp người, nào là cảnh trộm cắp, tranh giành nhau. Cuộc sống bên ngoài đa màu đa sắc khi được tiếp xúc với nó chúng ta dễ dàng rút ra bài học cho mình.

Chẳng hạn, đi trên đường phố ta có thể bắt gặp một cụ già ốm yếu lẩy bẩy đi ăn xin và có cô bé đem đến cho cụ nghìn bạc ta sẽ nhận thấy rằng cuộc đời này còn có những người đáng thương vậy sao, già mà vẫn không hết khổ, với suy nghĩ đó ta sẽ tự hứa sẽ phải cố gắng học hành cho tốt để sau này phục dường cha mẹ thật chu đáo, đồng thời có cơ hội giúp đỡ những người nghèo khổ. Và trước hành động của em bé ta cũng thấy con người quả thật luôn có tấm lòng nhân hậu, biết yêu thương người khác. Đó là hành động ta cần trân trọng và học tập.

Ở góc đường kia có những người tranh nhau mua mua bán bán và những tiếng cãi vã bắt đầu cất lên ta cũng cổ thể hiểu rằng cuộc sống thật phức tạp. Thế nhưng ở bên cạnh lại có một số người đang cố gắng đẩy một chiếc xe của bác xe thồ lên dốc… Tất cả những điều đó cho ta bài học về tình yêu thương, tình đoàn kết và cả những mặt trái của xã hội để lần sau ta có thể biết trước mà tránh đi. Những suy nghĩ đó chính là những cái khôn mà ta chi có thể học hỏi được khi được tiếp xúc với thực tế.

Như vậy, mỗi điều ta trông thấy, nghe thấy ở ngoài xã hội là bài học bổ ích vẻ trí tuệ cũng như vẻ đạo dức. Đó là những bài học thực tế mà một phần ta đã dược học hỏi trong nhà trường phổ thông. Tất nhiên để có thể tạo thành “sàng khôn” của mình thì đi đâu làm gì ta cũng phải biết quan sát và tìm ra những kinh nghiệm, bởi học cho mình. Khái niệm ý thức học tập không chỉ dành cho việc học ở trường lớp mà ý thức ham học hỏi còn phải được tận dụng trong cuộc sống thường ngày, có điều khác là ý thức học tập ở trường lớp thường phải là sự ghi chép, làm bài tập tức là mang tính lí thuyết thì việc học tập ở thực tế thường giúp người ta dễ nhớ và nắm bắt hơn cho nên câu này muốn nói đến một cách học thông qua thực tế. Đây là một cách học cần thiết đối với một con người muốn hoàn thiện. Nếu ai đó chỉ bo bo trong bốn bức tường với sách vở thì chắc chắn người đó sẽ thiếu những kiến thức về thực tế. Và lí thuyết mà không được đem ra thực hành thì sẽ trở thành lí thuyết suông. Ví như bạn luôn được cô giáo dạy rằng phải biết giúp đỡ người già, những người khó khăn nhưng vì chẳng bao giờ bạn đi ra ngoài quan sát nên bạn chẳng thể nào thực hiện được lòng tốt của mình, có khi bạn chẳng để ý xem ai là người khó khăn để bạn thể hiện lòng tốt của mình. Vậy thì việc học ở trường bạn có học tốt đến mấy thuộc bài đến mấy cũng trở thành vô nghĩa vì tựu chung lại nhà trường là nơi chỉ bảo cho ta biết nhận thức biết làm những điều hay cho xã hội cho mọi người.

Và có một điều nữa nếu bạn chỉ đọc những bài văn bài ca dao ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước Việt Nam nhưng chẳng bao giờ bạn ghé chân đên những nơi đó dù bạn có điều kiện thì việc bạn biết cũng bằng thừa. Bởi đã là người được sinh ra trên mảnh đất này thì phải biết về đất nước của mình. Hành trình đến với các danh lam thắng cảnh cũng là hành trình giúp bạn đi qua bao vùng miền của đất nước để từ đó hiểu hơn về đất nước về con người ở mỗi vùng quê. Đó chính là một việc làm giúp cho kho tàng kiến thức của chúng ta thêm phong phú và sinh động. Mỗi một con người đã là một thế giới có biết bao điều bí ẩn và mỗi một vùng miền cũng là nơi đem lại cho ta bao thứ mới lạ, bởi vậy mỗi bước chân của ta, mỗi một người bạn mới sẽ đem lại cho ta những điều bất ngờ và thú vị và đó chính là điều bổ ích. Ví như sau mỗi đợt đi du lịch ở đâu đó về ta có thể viết một bài văn thật hay để miêu tả một phong cảnh đẹp của đất nước ta hoặc có thể viết về một người bạn mới quên mà đã để lại trong ta ấn tượng sâu sắc khó quên. Bằng việc áp dụng lí thuyết mà cô giáo đã dạy và cộng với kiến thức thực tế đã được trông thấy chắc chắn bài văn của ta sẽ dễ viết, sẽ hay và sinh động hơn một bài văn của ai đó không bao giờ đặt chân đến bất cứ một nơi nào.

Và có một điều quan trọng nhất là khi được tiếp, xúc và va chạm nhiều với cuộc sống thực tế ta có thể phân biệt được việc làm, hành động nào là sai là xấu để từ đó có thể học tập và sẽ tránh. Chẳng hạn, trước những hành động cao cả, nhân ái thì ta sẽ học tập nhưng trước những việc làm xấu thì ta phải lên án hoặc tránh để không bị rơi vào con đường xấu.

Bởi vậy câu nói Đi một ngày đàng học một sàng khôn có thể xem là chăn lí, là lời khuyên rất bổ ích cho ai đó muôn mình có nhiều cơ hội học tập. Tuy nhiên, việc đi đó phải luôn cân nhắc suy nghĩ để tìm ra cái tốt cái xấu, tạo thành những kinh nghiệm cho bản thân thì việc đi đó mới có ý nghĩa, bổ ích.

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” hay nhất 37

Tục ngữ, ca dao Việt Nam là kết tinh kinh nghiệm và trí tuệ của nhân dân lao động qua bao những câu ca dao, tục ngữ có vẻ trái ngược nhau về ý nghĩa, tiêu biểu là hai câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” và “Ta về ta tắm ao ta. Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Vậy, ta nên hiểu vấn đề mà câu tục ngữ và ca dao này nêu ra như thế nào?

Trước hết, đến với câu tục ngữ rất quen thuộc “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, thông qua những hình ảnh giản dị và gần gũi biểu hiện mối quan hệ điều kiện- kết quả (đi đường một ngày thì sẽ thu lượm được một “sàng” trí khôn), ta có thể hiểu ngay lời khuyên mà ông cha ta muốn gửi gắm qua câu tục ngữ này đó là: nếu càng đi ra ngoài nhiều thì chúng ta sẽ càng học hỏi được nhiều, sẽ “khôn” hơn, hiểu biết hơn.

Có thể khẳng định, câu tục ngữ trên đã nêu lên một vấn đề rất đúng đắn. Quá trình con người từ khi được sinh ra đến lúc trưởng thành cũng là quá trình con người dần dần bứt mình ra khỏi phạm vi nhỏ hẹp và tìm đến những không gian rộng mở, mới lạ. Từ không gian gia đình nhỏ hẹp, con người đến với không gian lớn hơn: trường học; rồi tiếp đó là khi đi làm, chúng ta lại đặt chân đến những không gian xã hội khác. Không gian ấy không chỉ thu hẹp ở phạm vi trong nước mà còn mở ra cả nước ngoài. Càng lớn, con người càng có nhu cầu nâng cao hiểu biết, mở rộng mối quan hệ xã hội. Vậy nên, càng đi ra ngoài thì chúng ta sẽ càng được chứng kiến, được tiếp xúc với những hiện tượng, những con người mới. Cũng bằng việc đi ra ngoài, mở mang quan hệ, mở rộng tầm mắt, chúng ta sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm, sẽ hiểu con người và cuộc sống hơn, từ đó mà áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Hãy thử hình dung một con người nếu chỉ ngồi một chỗ trong nhà, không chịu vận động, di chuyển, mở rộng quan hệ xã hội thì sẽ thế nào? Họ sẽ tự hủy diệt cuộc sống, trí tuệ và tâm hồn của họ. Còn nếu chúng ta tham gia vào những cuộc du lịch, tham quan, dã ngoại, chắc chắn, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng những cảnh sắc và cuộc sống phong phú của con người ở những miền đất khác nhau, tri thức của chúng ta sẽ dầy thêm, còn tâm hồn cũng sẽ phong phú, rộng mở hơn. Câu tục ngữ quả thật đã đưa ra một lời khuyên thiết thực và bổ ích.

Còn đến với câu ca dao:

Ta về ta tắm ao ta

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”,

ta lại nhận được một thông điệp khác.

Câu ca dao cũng đã chọn cho mình cách nói thật giản dị, dễ hiểu mà giàu hình ảnh: hãy về tắm ao nhà mình, dù nước có trong hay đục thì vẫn hơn nơi khác. Từ cách nói mộc mạc ấy, nhân dân lao động xưa muốn nhắn nhủ rằng con người ai cũng có gia đình, xã hội, môi trường sống của mình; vậy nên phải biết trân trọng những cái của mình, sử dụng nó hơn là đi nhờ vả, sử dụng của người khác. Mỗi người dù có đi xa đến đâu cũng nên quay về với môi trường, hoàn cảnh sống quen thuộc với mình, gắn bó với nó, dù môi trường đó tốt hay không tốt, thuận lợi hay không thuận lợi.

Trước hết, nhìn một cách khách quan, cần phải thừa nhận những mặt đúng, mặt tích cực của câu ca dao. Đối với mỗi người, môi trường mà họ sinh ra và trưởng thành luôn có mối quan hệ gần gũi, thân thiết, gắn bó với mình, có thể hiểu về nó rõ nhất. Ai trong chúng ta cũng cảm thấy “không nơi nào bằng nhà mình”, bởi khi quay về mái nhà của mình, mình sẽ có cảm giác gia đình đầm ấm, chia sẻ, chở che. Ngay cả đối với những người con sống xa quê hương, Tổ quốc, làm sao họ có thể thích nghi hoàn toàn với môi trường sống, với phong tục tập quán, với cách sống, cách sinh hoạt trên miền đất lạ? Làm sao họ có thể tìm được sự đồng điệu hoàn toàn và hồn quê hương ở 1 người bất đồng về ngôn ngữ, xa lạ về văn hóa? Do đó, dù có đi đâu thì vẫn không thể có cảm giác thân quen, gắn bó như với nơi “chôn rau cắt rốn” của mình. Và ta cũng dễ hiểu vì sao, nhiều Việt kiều sống xa quê hương nhưng tâm hồn họ vẫn luôn hướng về Tổ quốc. Lại có biết bao người đằng đẵng xa quê, cuối đời trở lại sống với mảnh đất thân yêu của mình để tìm nguồn an ủi, tìm sự chia sẻ, cảm thông.

Cũng như thế, khi chúng ta sử dụng những thứ thuộc sở hữu của mình, ta vẫn có tâm lý thoải mái, chủ động hơn là những thứ phải đi nhờ, đi mượn. Điều đó rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và hiệu quả công việc của mỗi người. .

Hơn nữa, chúng ta có thể thấy rõ một điều là: nhà mình có ao mà mình không tắm, nhà mình có phương tiện mà mình không dùng, xã hội mình có sản phẩm mà mình ngoảnh mặt, lại đi sử dụng sản phẩm của người khác, nhà khác, nước khác thì chính là tự coi thường mình, tự bôi xấu mình. Đấy là chưa kể đến việc “ao nhà”lâu ngày không được sử dụng, thiếu chăm sóc, tu sửa thì sẽ ngày càng bẩn đi, đục thêm, sẽ đem đến hậu quả không nhỏ cho bản thân mình. Vậy nên, quay về sinh sống và lập nghiệp, xây dựng quê hương đất nước của mình chính là biểu hiện của tình cảm yêu mến sâu nặng với quê hương đất nước.

Xét về mối quan hệ giữa câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” và câu ca dao “Ta về ta tắm ao ta- Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”, ta có thể nhận thấy rằng, nhìn bề ngoài, hai câu nói này có vẻ mâu thuẫn với nhau về ý nghĩa. Một câu thì khuyến khích mỗi người hãy đi nhiều, thậm chí càng đi xa, đi nhiều càng “khôn” lên. Một câu thì nhắn nhủ mọi người hãy quay trở về với môi trường sống, hoàn cảnh sống quen thuộc, gắn bó với mình, dù hoàn cảnh đó, môi trường đó thuận lợi hay không thuận lợi.

Vậy, vì sao lại có sự trái nghĩa nhau như thế?

Có thể nói, nguyên nhân cơ bản dẫn đến cách diễn đạt có vẻ mâu thuẫn này xuất phát từ đặc trưng của ca dao, tục ngữ. Để đúc kết một kinh nghiệm hoặc khắc sâu một bài học sống, ông cha ta từ xưa thường có cách nói khẳng định một vế, nhấn mạnh vấn đề muốn gửi gắm. Nhờ lối diễn đạt đó, người đọc có thể dễ nhớ, dễ thuộc những câu ca dao, tục ngữ đó hơn. Hiện tượng này chúng ta có thể bắt gặp qua một số cặp tục ngữ, ca dao khác như: “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn”; “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” và “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”…

Thực chất, câu tục ngữ và ca dao mà chúng ta đang xem xét không loại trừ nhau mà có ý nghĩa bổ sung cho nhau. Một mặt, nhân dân lao động nhận thấy tầm quan trọng và hiệu quả của việc mở rộng môi trường sống, khám phá cái mới, từ đó nâng cao hiểu biết, tích lũy kinh nghiệm bản thân. Mặt khác, ông cha ta cũng đưa ra lời khuyên cho chúng ta: hãy biết nhớ về cội nguồn, gốc gác của mình, quay trở về với nơi “chôn nhau cắt rốn” để xây dựng và phát triển.

Ngay trong chính hai câu nói này, ta cũng cần có cái nhìn suy xét một cách thấu đáo và kín kẽ hơn.

Với câu ca dao “Ta về ta tắm ao ta- Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”, bên cạnh mặt tích cực, đúng đắn mà nó nêu lên, câu ca dao vẫn còn mặt hạn chế. Dẫu lời khuyên ta phải tắm ở ao nhà ta, phải sử dụng những cái của ta là đúng, là hợp đạo lý, nhưng “Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” lại chưa thỏa đáng. Làm sao “vẫn hơn” được khi ao nhà ta nước đục hơn ao nhà người? Làm sao “vẫn hơn” được khi nước khác, xã hội khác đã văn minh, tiến bộ cách đây hàng thế kỉ, còn nước mình, xã hội mình vẫn chưa thoát khỏi trì trệ, lạc hậu, đói nghèo? Cách quan niệm đó có khác gì thái độ an phận, chấp nhận cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu? Càng sai lầm hơn khi với cách quan niệm ấy, ta sẽ dễ rơi vào tư tưởng bảo thủ, tự tôn tự mãn một cách mù ‘quáng, cho rằng cái gì của ta cũng là “nhất”, mới là tự hào dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đó là cách suy nghĩ sai lầm hoặc là một hành động ngụy biện cho lối sống trì trệ, vô trách nhiệm đối với xã hội và với chính mình. Như vậy, ta sẽ tự biến mình thành một con ếch suốt đời nhìn trời qua miệng giếng. Quan điểm đó sẽ làm cho xã hội đã lạc hậu càng lạc hậu hơn, cuộc sống đã nghèo nàn càng nghèo nàn hơn. Rõ ràng, quan niệm “Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” không còn phù hợp với đường lối đổi mới, mở cửa để phát triển không ngừng của chúng ta hiện nay.

Một thái độ ứng xử đúng đắn đó là phải biết “gạn đục khơi trong”, tức là phải phát huy cái tốt, cái đẹp, làm cho cái tốt cái đẹp ngày càng phát triển; đồng thời loại bỏ cái bẩn, cái xấu ra khỏi cuộc sống. Ta nên sử dụng những cái vốn có của ta, đồng thời cũng nên biết đi ra ngoài học hỏi cái mới, cái hay, cái tiến bộ của người khác, nước khác để áp dụng vào nước mình, làm cho đất nước giàu mạnh, tốt đẹp hơn. Thái độ “bài ngoại” hay “sùng ngoại” thái quá cũng sẽ dẫn đến sai lầm, nguy hiểm.

Còn đối với câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, ta cũng nhìn rộng và xa hơn. Môi trường bên ngoài mặc dù rất phong phú và hấp dẫn nhưng cũng đầy phức tạp, khong ít những cạm bẫy. Nếu một người chủ quan, nông nổi, chưa trau dồi đủ năng lực và bản lĩnh của mình mà đi vào những môi trường mới lạ sẽ rất dễ thất bại hoặc có khi đánh mất mình. Vậy nên, mỗi chúng ta cần phải có bản lĩnh vững vàng và trí xét đoán để chọn lọc, học cái hay, cái tốt trên con đường lớn, nhiều chiều, nhiều ngả, để không bị sa ngã vào những tệ nạn và đánh mất mình.

Tóm lại, qua câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” và câu ca dao “Ta về ta tắm ao ta- Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”, mỗi người đều có thể nhận được những lời khuyên quý giá, những bài học thiết thực, bổ ích. Qua hai câu nói trên, chúng ta cũng có thể rút ra cách nhìn nhận, tiếp thu kinh nghiệm của dân gian qua ca dao, tục ngữ, đó là tránh cái nhìn phiến diện, cực đoan mà cần nhìn nhiều chiều, có phê phán, phản biện cho phù hợp với thời đại mới, nhu cầu xã hội mới.

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” lớp 9 hay nhất 38

Trong kho tàng ca dao tục ngữ của dân tộc, có biết bao câu tục ngữ đem đến những bài học quý báu và sâu sắc trong cuộc sống. Thật vậy, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" đã nêu lên được vai trò của sự trải nghiêm, học hỏi trong cuộc sống và tích lũy thật nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống và sự nghiệp của mình. Cho đến nay, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị, đặc biệt đối với những thế hệ trẻ ngày nay. Cuộc sống của chúng ta thực sự cần thật nhiều những trải nghiệm để từ đó tích lũy cho mình những bài học quý báu. 

Đi một ngày đàng là hình ảnh ẩn dụ cho việc trải nghiệm và xông pha, mạo hiểm của mỗi con người trong đời sống hàng ngày. Học một sàng khôn là hình ảnh ẩn dụ cho việc chúng ta sẽ tích lũy được những kinh nghiệm quý báu cho chính bản thân mình. Câu tục ngữ dùng hình ảnh ẩn dụ để khẳng định vai trò của việc trải nghiệm thật nhiều, bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình để có thể có thêm thật nhiều kinh nghiệm và bài học có ích trong cuộc sống và tương lai.

Theo em, đây là một câu tục ngữ vô cùng sâu sắc và đúng đắn trong thời đại ngày nay. Cuộc sống ngày càng hiện đại, khoa học công nghệ ngày càng phát triển nên con người buộc phải có những trải nghiệm bên cạnh việc học trong sách vở. Việc học thông qua trải nghiệm không chỉ giúp chúng ta khắc ghi được kiến thức mà còn giúp chúng ta cập nhật được với những điều mới mẻ, thực tế và bổ ích nhất. Việc học thông qua trải nghiệm, thông qua thực tế, thông qua những lần thử-sai của bản thân chính là nền tảng của vốn tri thức vững chắc và bền lâu. Nhờ những kinh nghiệm và bài học từ thực tế, con người sẽ khám phá ra được lý tưởng sống của mình, đam mê thực sự của mình và có những trải nghiệm sống, hay những bài học quý báu.Tuy nhiên, ta không thể nào phủ nhận vai trò của việc học qua sách vở. Bên cạnh việc học qua sách vở, việc học qua trải nghiệm thực tế sẽ giúp củng cố và mở mang đầu óc hơn rất nhiều. Ngoài ra, con người cần có tính kỷ luật và tự giáo dục cao thì mới có thể thành công. Như Bill Gates- ông trùm công nghệ và Steve Jobs- sáng lập Iphone, đều là những người ngừng việc học đại học giữa chừng nhưng nhờ tính tự giáo dục, kỷ luật cực cao, học thông qua trải nghiệm và muôn vàn thất bại thì mới có thể thành công được. Học sinh ngày nay cần học đi đôi với hành, kết hợp cả kiến thức sách vở và trải nghiệm cuộc sống.

Tóm lại, câu tục ngữ có giá trị vững bền đối với con người trong cuộc sống. Mỗi người cần xác định được thái độ học tập đúng đắn, học đi đôi với hành, học từ sách vở và học thông qua trải nghiệm để có được thật nhiều trải nghiệm quý báu cho thành công trong cuộc sống.