Dàn ý chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân 1
I. Mở bài:
- Giới thiệu “ Nói dối có hại cho bản thân”.
Ví dụ: Ông bà ta có câu “ chẳng ai tin người dối trá cho dù họ nói sự thật”, đúng như thế người dối trá luôn là một người dối trá. Nói dối rất có hại cho bản thân để hiểu rõ về vấn đề này chúng ta cùng đi tìm hiểu “ Nói dối có hại cho bản thân”.
II. Thân bài:
1. Giải thích “ Nói dối có hại cho bản thân”
+ Nói dối là nói sai sự thật, nói sai những gì mình nghe thấy hay nhìn thấy.
+ Nói dối sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi người xung quanh và chính bản thân mình
“ một lần bất tín, vạn lần bất tin”.
2. Chứng minh “ Nói dối có hại cho bản thân”
- Trong học tập:
+ Khi chúng ta lừa dối bạn bè thầy cô thì chúng ta sẽ không được tin tưởng.
+ Nếu chúng ta nói dối thì sẽ không ai chơi và giao việc cho chúng ta làm, chúng ta sẽ bị tẩy chay.
- Trong cuộc sống:
+ Mọi người sẽ không tin tưởng ta.
+ Mọi người sẽ không ai quan hệ hay chơi với chúng ta.
+ Chúng ta sẽ trở nên hư hỏng.
- Trong văn học:
+ Bài học về chú bé chăn cừu nói dối và bị chó sói ăn thịt khi đã nói dối mọi người.
+ Lý thông đã nói dối với nhà vua mình đã giết chằn tinh và cuối cùng đã bị biến thành con thạch sùng.
III. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của em về “ Nói dối có hại cho bản thân”.
Ví dụ: Nói dối là một đức tính không tốt, chúng ta hãy tự mình khiến mình trở nên trung thực và thật thà hơn. Nói dối rất có hại cho bản thân.
Dàn ý chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân 2
1. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề một cách ngắn gọn.
- Nêu vấn đề: Nói dối có hại cho bản thân.
2. Thân bài
- Giải thích thế nào là nói dối? Nói dối là những lời nói không chân thật, sai lệch với sự thật, đôi khi trái với thực tế một cách vô tình hay cố ý.
- Nêu những biểu hiện của việc nói dối:
+ Lời nói dối không mang hại: Nhằm giảm đi áp lực cho người nghe
Ví dụ: Bác sĩ nói dối tình hình sức khỏe với bệnh nhân.
+ Lời nói dối mang hại:
Nhằm trêu chọc người khác. Ví dụ câu chuyện Chú bé chăn cừu.
Những lời nói bịa đặt, dựng chuyện để thu hút sự chú ý hoặc hãm hại, bôi nhọ người khác.
- Nếu hậu quả của những lời nói dối mang hại:
+ Nói dối nhiều lần sẽ thành thói xấu khó bỏ.
+ Đánh mất đi lòng tin từ những người xung quanh.
+ Khi làm gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn, bạn sẽ bị dằn vặt lương tâm, tâm lí sẽ luôn hoảng loạn, không yên ổn.
+ Người khác sẽ không tôn trọng bạn.
3. Kết bài
- Khẳng định ý kiến mang tính đúng đắn.
- Rút ra bài học:
+ Nhận thức rõ tác hại của việc nói dối.
+ Kiên quyết nói không với nói dối.
+ Cân nhắc kĩ càng nếu lời nói dối là cần thiết để có cách ứng xử phù hợp và sáng suốt trong từng trường hợp.
Dàn ý chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân 3
1. Mở bài
Dẫn dắt vấn đề: Có câu nói thế này: “Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá”. Vậy nói dối có thực sự có hại tới cuộc sống của chúng ta?
2. Thân bài
– Định nghĩa “nói dối”: Nói dối là nói sai sự thật, cố ý làm người khác hiểu lầm sự thật. Đó là hành động không trung thực, là căn bệnh của nhiều phần tử trong xã hội ngày nay.
– Tác động tiêu cực của việc nói dối:
+ Nói dối là con đường nhanh nhất khiến cho những người xung quanh ta mất niềm tin với ta bởi “một lần bất tín, vạn lần bất tin”.
+ Khi một người nói dối là họ đang đi ngược lại với chính bản thân mình.
+ Nhiều người nói dối như một thói quen, nói dối trở thành ngụy biện cho những việc là không tốt của họ.
+ Không có lời nói dối nào hoàn hảo đến mức tuyệt đối, cũng không có sự dối trá nào mãi mãi không bị phát hiện.
– Giải pháp:
+ Mỗi cá nhân cần phải ý thức được tác hại của lời nói dối để tự rèn cho mình tính trung thực.
+ Tạo dựng được niềm tin với mọi người là yếu tố quan trọng để chúng ta hòa mình vào cuộc sống
3. Kết bài
Hãy luôn nhớ rằng con đường thành công sẽ không sẽ không xuất hiện cho những người sống mà dùng lời nói dối để đối đãi mọi người xung quanh.
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân hay nhất 1
Nói dối là một thói xấu và là một bệnh chung của xã hội ngày nay. Nói dối cũng chính là sự không trung thực,hành động đó dần sẽ làm cho con người không sống thực với chính bản thân mình, làm mất đi lý trí và sẽ sống trong sự giả dối của chính lương tâm.
Việc nói dối còn gây ra nhiều tác hại xấu đến chính bản thân. Nó làm ta mất đi sự tín nhiệm của mọi người xung quanh, làm mất đi tư chất và nhân cách của một con người. Nó còn có hại đối với công việc mà bạn đang làm, nói nối dối sẽ khiến sự tín nhiệm trong công việc bạn mất đi. Liệu có ai trong chúng ta muốn giao công việc cho người không trung thực… Khi nói dối, có thể ta sẽ nhận được những cái lợi trong thời gian đầu, nhưng có biết rằng,điều ảnh hưởng xấu sẽ còn nhiều gấp hai gấp ba lần .
Bạn cứ hình dung ra một đất nước chìm trong sự giả dối. Chúng ta phải sống một cách căng thẳng và trong đầu chỉ luôn nghĩ tới việc đáp trả và mất lòng tin với tất cả mọi thứ xung quanh,luôn toan tính một cách mưu mô và xảo quỵt hơn để đối đầu với nó. Và nếu một đất nước giả dối như thế,thì liệu các quốc gia lân cận có thể nào hợp tác với chúng ta,vì ai cũng hiểu rõ rằng, sự trung thực, uy tín là nền tảng để xây dựng sự hợp tác lâu dài giữa các nước láng giềng.
Đáng nói nhất là tác hại của việc nói dối không chỉ gây ra hậu quả xấu cho ta, mà còn cho cả một thế hệ con cái. Vì nói dối là một thói quen khó chữa.nó có thể lan tràn sang con cái, khi nó thấy việc nói dối là một việc làm bình thường. Đó là một nguy hiểm lớn cho việc giáo dục cả một thế hệ tương lai. Rõ ràng, nói dối là một bệnh rất nguy hiểm đối với chúng ta. Chỉ khi nào chúng ta hiểu ra tác hại của nó thì chúng ta mới sớm đưa đất nước đi lên. Có như thế, xã hội sẽ sống trong sự tươi sáng bởi những lý tưởng chân thực nhất, không lọc lừa,không gian dối, để thế hệ sau này tiến bước đi lên theo con đường tươi đẹp nhất.
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân hay nhất 2
"Lời nói gói vàng". Xưa kia ông cha ta đã biết trân trọng lời nói của mình và đề cao giá trị của nó. Nhưng ngày này, trọng lượng của lời nói ấy bị giảm đi rất nhiều và gây ra một vấn đề đó chính là "nói dối". Lời nói dối đã trở thành một tật xấu của con người hiện nay.
Lời nói của mỗi người đó chính là phát ngôn cho những suy nghĩ, quan điểm, tình cảm của chính họ. Lời nói là phương tiện biểu đạt tâm hồn của con người. Người ta đến với nhau, ban đầu họ giao tiếp bằng ngôn ngữ và sau đó là cảm nhận bằng tâm hồn. Như vậy lời nói trở thành "công cụ" rất quan trọng trong đời sống của con người. Ấy vậy mà, người ta vẫn lợi dụng "công cụ" đó, bóp méo nó và làm cho nó trở thành lời nói dối. Nói dối là cách nói không đúng sự thật, người phát ngôn ra chúng nhằm mục đích che dấu chân tướng, sự thật và để bao biện cho những hành động xấu phục vụ mục đích của bản thân. Lời nói dối từ ngày xưa đã đi vào trong những câu tục ngữ của ông cha nhằm chế giễu và cảnh tỉnh con người không mắc phải những sai lầm ấy. Ngày nay, chúng càng trở nên nghiêm trọng hơn mà con người lại không nhận thức được hết những tác hại khôn lường của nó cả về bề nổi lẫn cái sâu xa.
Khi một người nói dối, trước hết họ đang đi ngược lại với chính lương tâm của mình. Trong lòng họ nghĩ kiểu này nhưng khi nói ra lại một kiểu khác, điều này sẽ khiến chính chúng ta cảm thấy hổ thẹn và bứt dứt với chính mình. Có người lại nói sai, truyền đạt sai lệch tính chất của sự việc hay tình huống làm người khác hiểu nhầm và gây ra nhiều những tác động tiêu cực. Trước hết, nếu nói dối như vậy, chúng ta sẽ đánh mất lòng tin của mọi người. Các bạn còn nhớ câu chuyện về anh chăn cừu lừa phỉnh dân làng là đàn cừu của anh ta bị sói ăn mất để trêu đùa người dân hết lần này đến lần khác, và rồi khi sói đến thật, chả còn ai tin và giúp anh ta nữa. Có lẽ, sau lần ấy anh ta đã phải trả giá cho lời nói dối tưởng chừng như vô hại của mình bằng cả một đàn cừu . Nói dối, không chỉ là mất đi tiền bạc vật chất , nó khiến chúng ta đánh mất nhiều thứ hơn cả lòng tin đó chính là sự tôn trọng. Lúc ấy, lời nói của ta sẽ mất trọng lượng, rồi chẳng còn ai nghe chúng ta nói, tin chúng ta làm. Đó là một sự bất lương của con người. Khi ta nói dối, ta mất sự thiện lương và trung thực, mất lòng tin và cả sự kính trọng của mọi người dành cho bản thân mình. Hơn thế, lời nói dối đôi khi khiến chúng ta mất cả tình yêu thương bởi không một tình yêu nào trên thế gian là không cần sự trân thành và thủy chung. Hết lần này đến lần khác, ta lừa dối những người yêu thương mình rồi đến một ngày, họ sẽ không còn tin tưởng thậm chí rời xa ta vì bị tổn thương bởi sự lừa lọc và dối trá.
Trong cuộc sống hiện đại, lời nói dối trở thành một thứ rất phổ biến. Người dối người, vì lợi ích mà lừa lọc. Bao người bán hàng đã tâng bốc những món hàng của mình với khách hàng nhưng thực chất giá trị sử dụng của nó không được như vậy. Có biết bao nhiêu vụ lừa đảo trắng trợn để chiếm đoạt tài sản của người khác. Trong một ngày ta đếm không hết hàng tỉ những lời nói dối của con người. Họ biến lời nói dối thành câu cửa miệng, thành những công cụ để kiếm ăn. Còn chúng ta? Những thế hệ tương lai của đất nước nên làm gì để khắc phục những lời nói dối ấy? Trước hết hãy sống thật với chính mình, đừng đi trái với lương tâm để rồi lòng mình trở nên hèn mọn. Mỗi người hãy rèn luyện cho mình đức tính trung thực để không bị sa ngã, không hạ thấp giá trị của lời nói khiến chúng mất trọng lượng. Hãy cảnh tỉnh những kẻ gian dối, cho họ biết lời nói của họ nguy hiểm nhường nào.
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân hay nhất 3
Nói dối là lời nói không đúng sự thật, không thật lòng, không trung thực hay tự bịa ra một sự việc, một câu chuyện nào đó khiến cho người khác hiểu nhầm. Những lời nói dối dù là vô tình hay cố ý đều gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng mà nhất là chính bản thân người nói dối, về nhân cách, uy tín làm cho người khác không còn tin mình nữa.
Nói dối gây mất niềm tin giữa người với người, phá hỏng và làm xấu đi các mối quan hệ. Nhân cách của người nói dối trong mắt người khác cũng trở nên méo mó, dị dạng. Những lời nói dối ban đầu có thể đánh lừa người khác nhưng cái kim trong bọc lâu ngày rồi sẽ hé lộ, đến lúc ấy chẳng những lời nói dối của bạn mà toàn bộ con người bạn cũng sẽ bị nghi ngờ. Những ai nói dối thường xuyên thì xem như là một tật xấu mà họ đang nắm giữ, niềm tin mà người khác dành cho bạn đã không còn nguyên vẹn như ban đầu.
Khác với những lời nói dối vô hại, có những người nói dối để đánh lừa người khác, nhằm đạt mục đích của mình. Nếu như nói dối nhiều lần thì chính những người nói dối phải sống trong chính những câu chuyện mà họ đặt ra và điều quan trọng hơn là bản thân người nói dối sẽ không còn được thanh thản ở trong tâm hồn nữa mà khiến cho đạo đức của bản thân ngày càng đi xuống.
Nói dối bao giờ cũng là điều không nên làm, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, nói dối không hẳn là xấu hoàn toàn. Ví dụ như một bác sĩ nói dối sự thật về bệnh án cho bệnh nhân biết nhằm giúp họ sống lạc quan, yêu đời hơn. Trong một ngày người ta đếm không hết những lời nói từ bản thân trên thế giới này cả. Họ biến lời nói dối thành câu cửa miệng thành công cụ để kiếm ăn, họ có thể đánh đổi tất cả để được lời nói dối. Riêng bản thân, những thế hệ tương lai của đất nước nên làm gì để khắc phục những lời nói dối ấy?
Cũng như câu ông bà ta thường hay nói, người nói dối như nước rửa chân không thể dùng uống được. Những lời nói không chỉ hại người khác mà còn hại cho chính bản thân mình. Nói dối không bao giờ mang lại kết quả tốt đẹp, chỉ khi ra thành thật với nhau và với chính mình mới có thể thực sự bình an trong tâm hồn.
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân hay nhất 4
Cuộc đời mỗi chúng ta là một hành trình rộng lớn. Trong hành trình ấy, con người ta không thể cô độc một mình mà phải hòa vào cả xã hội. Một trong những sức mạnh gắn kết con người với con người chính là sự chân thành, trung thực. Điều đó cũng có nghĩa nói dối có hại cho bản thân mỗi người.
Nói dối là nói sai sự thật, cố ý làm người khác hiểu lầm sự thật. Nói dối là hành động không trung thực, là căn bệnh của nhiều phần tử trong xã hội ngày nay. Bất kỳ đối tượng nào, lứa tuổi nào cũng có thể nói dối. Nói dối thực sự có hại cho chính bản thân.
“Giấy không thể gói được lửa”, nói dối lần đầu có thể trót lọt, không ai phát hiện ra nhưng có lần thứ nhất sẽ có những lần sau. Dần dần nó sẽ hình thành thói quen xấu. Và khi mọi người phát hiện được sự thật, niềm tin của họ ngay lập tức suy giảm và nếu bạn vẫn tiếp tục nói dối, niềm tin ấy sẽ biến mất. Ngược lại, mỗi lần bạn nói gì đó, bạn sẽ nhận lại thái độ nghi ngờ, thậm chí không tin tưởng từ người nghe.
Nói dối đưa bạn vào tình trạng thấp thỏm, lo âu khi bản thân luôn che giấu một điều gì đó, sợ bị phát hiện. Nói dối khiến đạo đức cá nhân đi xuống, mất đi tín nhiệm của người khác. Trong cuộc sống, ta có thể dễ dàng nhìn thấy tác hại của việc nói dối. Không ít học sinh đi học muộn, thiếu bài tập về nhà dùng lời nói dối để che giấu khuyết điểm của mình, lần đầu thầy cô sẽ khoan dung cho qua. Nhưng nếu cứ tiếp tục như vậy, học sinh đó không những hình thành thói quen xấu mà thầy cô, bạn bè cũng dần mất đi niềm tin. Trong một công ty, cá nhân này lại đi lấy cắp ý tưởng của cá nhân khác, nói dối lãnh đạo rằng đó là của mình. Ban đầu, người đó chắc chắn sẽ nhận được lời khen, phần thưởng. Nhưng sau đó, họ không dùng thực lực để phát huy, mọi người sẽ nghi ngờ, dần dần người nói dối ấy sẽ mất đi vị trí của mình.
Cả thế giới đã từng phải ngỡ ngàng trước một vụ dối trá trong nghiên cứu khoa của một nhà khoa học người Hàn Quốc. Nguyên nhân là nói dối. Giáo sư Hwang Woo Suk, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc nổi tiếng thế giới nhờ các công trình nghiên cứu nhân bản người. Đặc biệt là nghiên cứu về tế bào mầm. Nhưng sau đó, qua các cuộc điều tra, người ta phát hiện ra các nghiên cứu của ông Hwang đều không có thật. Ông nhận rất nhiều tiền từ nhà nước, mọi người đã tin ông, nhưng chỉ đưa ra kết quả giả. Hậu quả ông bị mất việc, mất lòng tin của mọi người, mất danh dự và phải đền bù lại tiền cho nhà nước. Còn rất nhiều dẫn chứng có thật khác.
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân hay nhất 5
Trung thực, thật thà luôn là đức tính vô cùng đáng quý của mỗi người trong cuộc sống, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác nhau, chúng ta luôn gặp phải những lời nói dối. Đa phần những lời dối trá đó đều mang hại và hoàn toàn sai trái, và thật đúng khi nói rằng: Nói dối có hại cho bản thân.
Nói dối là nói những lời không chân thật, sai lệch với sự thật đôi khi trái hẳn với thực tế một cách vô tình hoặc cố ý. Thực tế cuộc sống, ta đã gặp nhiều trường hợp con người nói dối có chủ đích, đó là lời bác sĩ nói dối bệnh nhân ung thư về bệnh tình của anh ta, rằng bệnh của anh không đáng lo ngại và anh hãy lạc quan lên, sắp được ra viện rồi... Ở đây, lời nói dối nhằm mục đích giúp người bệnh có tâm lý thoải mái hơn khi chữa bệnh, không căng thẳng, lo lắng, tránh ảnh hưởng đến việc điều trị. Lại có những lời nói dối thể hiện tình yêu thương và sự vị tha, đó là lời của người mẹ nghèo, đói đến xơ xác nhưng vẫn cố gắng chịu đựng mỉm cười nói với những đứa con "Mẹ ăn no rồi!" để nhường cho con phần cơm còn lại. Những lời nói dối này không nhằm mục đích xấu mà đây chỉ là một phương pháp làm giảm đi gánh nặng tâm lý cho người nghe mà thôi.
Trái lại, có nhiều lời nói dối nhằm mục đích không tốt: Một cậu bé nói dối cha mẹ bỏ học đi chơi; học sinh vì mải chơi chưa làm bài tập hay học bài cũ, liền nói dối bị quên vở; một cô bé xin tiền mẹ nói dối là đi học thêm nhưng thực chất là lấy tiền đi xem phim;... còn muôn vàn những kiểu nói dối khác nhau nữa mà chúng ta không thể kể xiết. Trong những trường hợp này, người nói dối nhằm mục đích che đậy tội lỗi và đều mang ý xấu. Bên cạnh đó, có những lời nói dối còn trắng trợn và đáng sợ hơn nhằm đổi trắng thay đen, nhằm hãm hại và đẩy người khác vào bước đường cùng. Việc nói dối nhiều lần sẽ thành thói xấu khó bỏ, khiến con người "tặc lưỡi" cho qua, lâu dần sẽ trở thành "căn bệnh" khó chữa và gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, có hại cho bản thân và ảnh hưởng xấu đến người khác.
Vậy tại sao nói dối có hại cho bản thân? Trước hết, có thể thấy nói dối để che giấu những điều sai trái, lỗi lầm có thể giúp con người thoát khỏi những tình huống bất lợi tức thời nhưng về lâu dài sẽ trở thành thói xấu, mang hại cho bản thân người nói dối. Người xưa có câu "Cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra" ý chỉ dù có che đậy kỹ càng bằng những lời nói dối hoàn hảo đến đâu, sẽ có một ngày sự thật sẽ được phơi bày ra và khi đó người nói dối sẽ là người đầu tiên phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. Bản thân người đó sẽ không nhận được sự tin tưởng và tôn trọng của những người xung quanh và khi gặp bất kỳ khó khăn nào trong học tập hay trong công việc và cuộc sống nói chung, cũng sẽ không nhận được bất kì sự giúp đỡ hay hỗ trợ nào từ người khác. Dần dần, bạn sẽ bị tách biệt, bị cô lập khỏi thế giới và thật bất hạnh cho những người nào gặp phải trường hợp như vậy. Không chỉ có vậy, một khi ta đã làm sai chuyện gì, ta vẫn không thể thoát khỏi cảm giác tội lỗi, dằn vặt, day dứt lương tâm, tâm lý sẽ luôn hoảng loạn và không yên ổn. Liệu chúng ta có thể yên tâm sống một cuộc sống lúc nào cũng trong trạng thái nơm nớp lo sợ hay không?
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân hay nhất 6
Trong đời, ai cũng có một lần nói dối. Có lẽ ai cũng biết, nói dối có hại cho bản thân nhưng vì sợ hãi, họ đã trốn tránh sự thật, trốn tránh trách nhiệm của những việc mà mình đã làm.
Nói dối là nói sai, nói không đúng sự thật. Nói dối là một hành vi thể hiện sự dối trá. Nhiều người quan niệm, nói dối chỉ xấu khi nó bị phát hiện. Đây là một suy nghĩ rất sai, cần phải thay đổi. Cho dù vì một mục đích gì đi chăng nữa, nói dối vẫn rất có hại cho bản thân và cho mọi người xung quanh. Mọi người tin lời nói dối của bạn, vô tình, họ chẳng khác gì kẻ đồng lõa. Nếu có một ai đó phát hiện ra bạn nói dối thì người vẫn tin vào lời nói của bạn cũng sẽ là một kẻ gian dối.
Tai hại hơn, nói dối đã trở thành một thói quen, trở thành tật của mọi người, hay nói cách khác, nhiều người mở mồm ra là nói dối. Thói quen này bắt nguồn từ những việc rất nhỏ, những việc vặt vãnh trong cuộc sống. Nó cũng giống như một quả bóng bay, nếu bạn thổi một hơi, nó chưa vỡ, bạn lại tiếp tục thổi cho đến khi nó căng phồng. Nếu bạn không biết dừng lại, nó sẽ vỡ tung. Bạn nói dối những việc rất nhỏ vì không muốn ai biết, không muốn phải xấu hổ nhưng bạn đâu biết rằng, đằng sau nó là một lỗi lầm, một vũng bùn mà bạn có thể giẫm phải. Có những lúc, bạn biết lời nói dối của mình sẽ bị phát hiện nhưng bạn vẫn nói dối vì nếu may mắn, sẽ không ai biết được điều đó. “Đâm lao thì phải theo lao”, và từ những ý nghĩ, hành động như thế, tật nói dối lớn lên, trở thành thói quen xấu. Nói dối sẽ khiến bạn suốt ngày lo sợ việc bại lộ, bạn sẽ mất ăn mất ngủ. Tại sao bạn lại nói dối để chịu khổ sở như vậy? Chẳng ai nói dối cả đời được. Đến một lúc nào đó, sự giả dối của bạn cũng sẽ bị phát hiện. Khi đó, nhân cách của bạn giống như một cục than đen sì, dơ bẩn. Phẩm giá của bạn, lòng tin của mọi người đối với bạn sẽ biến mất. Không ai tin bạn, không ai muốn sống với một kẻ giả dối. Lúc đó, bạn sẽ như thế nào?
Liệu những ích lợi bạn có từ việc nói dối có giá trị bằng lòng tin của mọi người, bằng phẩm giá, nhân cách của bạn không? Cái giá phải trả quả là quá đắt. Trong mắt họ, bạn chỉ là kẻ nói dối đáng khinh. Họ thất vọng vì bạn. Họ mất lòng tin với bạn. Liệu bạn có thể lấy lại những thứ đó một cách dễ dàng không?
Chắc các bạn đã từng nghe nói đến tác phẩm Tội ác và trừng phạt của Phê-đô Đô-xtôi-ép-xki nói về một chàng sinh viên lâm vào cảnh túng quẫn đã phải đem đi cầm cố tất cả những tài sản của mình. Sau đó, chàng đã nổi lòng tham, giết bà chủ tiệm cầm đồ để lấy tiền của.
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân hay nhất 7
Chúng ta có lẽ ai cũng từng nghe tới câu chuyện của một chú bé chăn cừu vì muốn trêu chọc mọi người nên đã nói dối rằng có sói. Sau nhiều lần như vậy thì mọi người bắt đầu không còn tin tưởng chú nữa. Điều đó đã dần tới hậu quả đáng buồn là khi có bầy sói thật tới thì không còn ai tin vào những tiếng kêu giúp của chú nữa. Trong cuộc sống của chúng ta hiện nay, có một vấn nạ đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết đó chính là vấn đề về sự trung thực. Con người ngày càng trở nên thay đổi và không còn giữa được cho mình những đức tính trung thực nữa. Mọi người rất dễ dàng để nói dối về chính bản thân mình. Và những điều đó đã khiến cho chúng ta gặp rất nhiều những khó khăn, có ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của mỗi người.
Nói dối là một thói quen rất xấu và cũng là căn bệnh chung của xã hội ngày hôm nay. Nói dối chính là một hành động không trung thực, khiến cho người khác hiểu lầm về những lời nói của mình.. Những hành vi ấy có khả năng khiến cho những người mà mình quen biết sẽ không còn tin mình nữa nếu như họ biết chúng ta nói dối họ nhiều lần. Nếu như nói dối nhiều lần thì chính những người có thói quen xấu như vậy sẽ phải sống trong chính những câu chuyện của họ và điều đó sẽ khiến cho bản thân họ không còn có được những thanh thản ở trong tâm hồn nữa mà sẽ khiến cho đạo đức của họ bị đi xuống, Thậm chí có những khi chính họ sẽ mắc phải căn bệnh tự huyễn hoặc chính bản thân mình rằng họ chính là những con người tài giỏi hoặc tự coi những gì mà họ nói là đúng. Đó là một điều vo cùng nguy hiểm trong xã hội hiện nay.
Chúng ta có thể thấy rất nhiều những ví dụ liên quan tới những việc nói dối trong cuộc sống hiện nay. Trong công việc, có rất nhiều người không hề học tập được những kết quả tốt, không bao giờ tự cố gắng và đi lên bằng chính sức mạnh của mình. Ấy vậy nhưng họ lại luôn mong có những tấm bằng đẹp. có kết quả tốt để được nhiều người công nhận và cũng để có được những ánh mắt ngưỡng mộ của người khác. Chính bởi lí do như vậy mà có thời gian, vấn nạn bằng giả, học giả đã trở thành một vấn đề nhức nhối ở trong xã hội. Ở đất nước chúng ta, đã từng có biết bao nhiêu kĩ sư, cử nhân nhưng chính bản thân họ có những khi không hề đi học bằng chính những chất xám của mình mà năng lực của họ chỉ được chứng mình qua tấm bằng đại học, thạc sĩ. Để tới khi đi làm tại các công ty thì họ hoàn toàn không thể bắt nhịp được với nhịp làm việc của những người làm cùng với mình.
Thế nhưng đáng buồn rằng những người luôn nói dối về bằng cấp của mình lại có những khi nắm giữ những chức vụ rất cao trong các cơ quan, làm cho bộ máy hoạt động thêm cồng kềnh. Hay có những khi, bạn có một người bạn rất hay nói dối thì có thể khẳng định chắc chắn một điều rằng, sẽ chẳng có ai lại muốn làm một người tri kỉ với những người như vây. Bởi họ là những người không trung thực và những lời nói dối của họ khiến cho chúng ta không thể đặt niềm tin quá nhiều ở họ- một trong những yếu tố cấu thành nên tình bạn bền chặt. Hay nếu nói rộng hơn, chẳng hạn như một đất nước mà có quá nhiều những người nói dối, không hề trung thực trong nhiều mặt thì chúng ta cũng rất khó có được cơ hội hợp tác với những quốc gia khác trên thế giới. Lí do là bởi họ cũng không hề tin tưởng vào chất lượng nhân lực của đất nước ta. Khi chúng ta có được những lời khuyên trong sự hợp tác hay công việc thì điều quan trọng nhất chính là đam mê và trung thực. Có được hai yêu tố quan trọng này thì những điều tiếp theo chúng ta hoàn toàn có thể luyện tập một cách tốt nhất. Và điều quan trọng hơn cả là khi mà chúng ta không hề có những sự cố gắng, làm cho nói dối trở thành thói quen thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nền giáo dục những em nhỏ của thế hệ sau này.
Tóm lại, nói dối là một trong những thói quen xấu mà có nhiều tác hại tới con người và sự phát triển của đất nước nhất. Chỉ khi chúng ta luyện tâp cho mình được những thói quen tốt với những cố gắng khắc phục điểm yếu của mình thì chúng ta mới nắm trong tay được những người bạn đích thực ở bên cạnh của mình và được làm việc trong môi trường công bằng, văn minh.
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân hay nhất 8
Có nhiều lúc, nói dối là một cách thoát rất dễ dàng. Nhưng hãy cẩn thận, nói dối có thể làm mọi người gặp rắc rối nghiêm trọng…
Cách đây không lâu, có một vụ dối trá trong nghiên cứu khoa học gây chấn động cả thế giới xảy ra với một nhà khoa học người Hàn Quốc. Nguyên nhân chỉ do nói dối. Đó là Giáo sư Hwang Woo Suk, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc. Ông trở nên nổi tiếng thế giới nhờ các công trình nghiên cứu về nhân bản người. Cuối năm ngoái, ông công bố nghiên cứu của ông về tế bào mầm. Nhưng sau đó, các cuộc điều tra đã phát hiện ra rằng các nghiên cứu của ông Hwang đều không có thật. Ông đã nhận rất nhiều tiền của nhà nước để nghiên cứu, nhưng lại đưa ra những kết quả giả mạo. Trong khi đó, mọi người đều đã tin ông. Ông đã nói dối cả thế giới. Hậu quả là gì? Ông đã bị mất việc, mất lòng tin của mọi người, mất danh dự. Ông còn phải đền bù lại tiền cho nhà nước. Ông ấy phải cảm thấy xấu hổ với những người đã tin tưởng mình,
Trong cuộc đời, chúng ta có gặp chuyện khó khăn, chúng ta cũng không nên nói dối. Làm như vậy sẽ gây nên hậu quả xấu. Lúc mới nói dối, chúng ta có thể thấy rằng đây là một cách thoát tội dễ dàng, không ai có thể biết được. Nhưng ngược lại, chỉ một sơ hở nhỏ là mọi thứ sẽ đổ ập xuống đầu chúng ta…
Nói dối là một điều xấu và hậu quả trước hết xảy ra đối với bản thân chúng ta. Nếu chúng ta nói dối, trước hay sau rồi cũng bị phát hiện.
Nhà văn Nga nổi tiếng Lev Tolstoi đã viết một câu chuyện rất hay về tính nói dối và hậu quả của nó:
Một thằng bé chăn cừu giả làm như nhìn thấy chó sói, lên tiếng kêu cứu:
– Cứu tôi với, chó sói! Chó sói!
Các bác mu-gích chạy đến và thấy là không có chuyện đó. Thằng bé cứ làm cái trò như vậy hai, ba lần, rồi đến lúc xảy ra chuyện chó sói đến thật.
Thằng bé lên tiếng kêu la:
– Ôi làng nước ơi, chó sói!
Các bác mu-gích nghĩ là thằng bé Lại đánh lừa như mọi lần, họ chẳng đến cứu thằng bé nữa. Chó sói thấy chẳng phải sợ hãi gì, nó tung hoành cắn chết cả đàn cừu.
Câu chuyện trên của Lev Tolstoi là một bài học cho những người hay nói dối. Nói dối một lần, người khác có thể cho qua. Nhưng tới ba, bốn lần, ta sẽ làm mất lòng tin của mọi người. Nếu không một ai tin bạn thì chắc chắn bạn sẽ là một người bất hạnh.
Với những câu chuyện trên đây, ta có thể thấy rằng nói dối là một thói xấu. Nó có thể làm cho chúng ta mất lòng tin, mất danh dự. Trung thực là một đức tính hàng đầu, ai cũng phải có nó.
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân hay nhất 9
Nói dối là lời nói sai sự thật, làm cho người nghe hiểu không đúng bản chất của sự việc, là một việc làm rất có hại đối với đời sống con người, khiến người khác có cái nhìn lệch lạc về cuộc sống. Vì vậy nói đối không chỉ có hại cho người khác mà có hại với chính bản thân người nói ra lời nói dối đó.
Trong cuộc sống thường ngày, nếu chúng ta thường xuyên nói dối thì chính ta sẽ tự làm mất lòng tin của mọi người, tự hạ uy tín của mình trước tập thể. Khi đó, trong mắt mọi người ta là một kẻ nói láo, lời nói của ta không còn trọng lượng nữa. Nếu rơi vào tình trạng ta sẽ thành người cô đơn trong tập thể.
Câu chuyện về chú bé chăn cừu là bài học đắt giá mà thầy cô và cha mẹ coi là bài học để dạy cho con cái về tác hại của việc nói dối. Chuyện kể rằng có một chú bé chắn cừu rất thích thú với trò lừa gạt mọi người: cậu hét rất to là có chó sói đến khiến mọi người lo lắng bỏ hết việc chạy đến giúp chú. Nhưng đến nơi chẳng thấy chó sói đâu mọi người bực tức ra về. Hôm sau, chợt có chó sói đến thật, câu ta la hét nhưng mọi người chẳng ai đến. Kết cục là đàn cừu của cậu bị xơi sạch! Truyện dân gian Việt Nam cũng có câu chuyện tương tự về một cậu bé tên Ngỗ. Cậu cũng la hét là có chó dại đến khiến mọi người hốt hoảng ùa ra. Về sau, cậu phải nhận cái bi kịch xứng đáng là bị chó dại cắn thật. Lịch sử Trung Quốc cũng có vô vàn câu chuyện về những ông vua mất nước chỉ vì chiều ý mĩ nữ mà gây ra những sự dối trá tai hại. Ngày nay, có nhiều trường hợp nói dối dù có ác ý hay không đều gây những hiểu lầm tai hạn dẫn đến thái độ thiếu thiện ý trong các mối quan hệ giữa người với người. Đặc biệt, gầy đây rộ lên phong trào hưởng ứng “Ngày nói dối Cá tháng tư 1 – 4”. Bản chất của ngày lễ này là tạo ra tiếng cười giúp con người thoải mái sau những ngày làm việc căng thẳng. Nhưng lại có người lạm dụng nó mà khiến người khác mất việc, tiêu tốn thời gian, tiền của. Có người cha đang miệt mài làm ở công sở, cô con gái nhấc điện thoại: “Bố ơi, bà ốm nặng!”. Người cha hốt hoảng lao về thì gặp mẹ đang xén cỏ ngoài vườn còn đứa con đang cười ngặt nghẽo nhìn bố. Chưa nói đến cái ý bất hiếu trong lời bịa chuyện “bà ốm nặng” chỉ tính riêng việc người ta phải bỏ dở công việc bộn bề thì đứa con cũng đã đáng tội. Thậm chí, không ai nói trước được điều gì có thể xảy ra với người cha khi ông lái xe về nhà với vận tốc lớn và tâm trạng lo lắng, hốt hoảng như vậy. Sau sự việc ấy, người cha còn có thể yêu quý, tin tưởng con gái mình như trước…?
Trên đây là những câu chuyện để cảnh báo cho chúng ta về tác hại của việc nói dối. Khi xã hội càng phát triển, còn người sẽ có nhiều mánh khóe hơn để cạnh trạnh trong cuộc sống, việc người ta nói dối sẽ càng nhiều và càng tinh vi hơn. Vì vậy việc giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ, cụ thể hơn là việc không nói dối là nhiệm vụ quan trọng của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Nói dối sẽ làm sai bản chất của sự việc, trẻ con nói dối sẽ làm người lớn không thể quản lý được con em, dẫn đến một việc sai cứ nối tiếp sai. Trẻ em nói dối một lần thành công thì việc nói dối sẽ thành một thói quen xấu và khi lớn lến đứa bé đó sẽ trở thành rào cản cho sự phát triển của xã hội, nó có thể làm nhiều việc ảnh hưởng đến người khác
Sau bao sự việc khẳng định tính có hại của việc nói dối, có lẽ chúng ta sẽ thận trọng hơn trong mỗi phát ngôn của mình. Các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh hãy chỉ rõ cho con em mình tác hại của việc nói dối và làm gương cho chúng trong mọi hành động và lời nói của mình.
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân hay nhất 10
Chuyện kể một cậu bé chăn cừu, hàng ngày cậu bé làm công việc của mình là thả đàn cừu lên thảo nguyên kia để chúng ăn cỏ, đến tối thì lại cùng đàn cừu trở về. Nhưng, vì buồn chán nên cậu bé thường xuyên trêu đùa mọi người bằng cách hô to lên rằng đàn cừu của mình bị hổ tấn công. Tưởng rằng có hổ xuất hiện thật, mọi người đều hô hào nhau người cầm gậy, người cầm cuốc lên đuổi hổ, nhưng khi lên đến nơi, không có con hổ nào cả, còn cậu bé thì cười một cách khoái trá. Trò đùa của cậu bé lừa được mọi người một lần, hai lần rồi ba lần. Và lần này, khi hổ xuất hiện thật, cậu bé gắng sức gọi thật to nhưng ngỡ là trò đùa như bao lần khác nên không ai xuất hiện cả. Kết quả là cừu của cậu bé bị hổ vồ mất. Qua câu chuyện này chúng ta thấy phần nào tác hại của việc nói dối, và trong cuộc sống của mình cũng vậy, lời nói dối mang ý nghĩa tiêu cực và rất có hại cho con người.
Nói dối là những lời nói không thật lòng, những câu chuyện hư cấu mà người nói cố tình hoặc vô ý nói ra. Nhưng dù là vô tình hay cố ý thì những lời nói dối này mang lại rất nhiều hậu quả tiêu cực, ảnh hưởng đến người nghe mà trực tiếp nhất, đó chính ảnh hưởng đến tính cách của người nói, quan trọng hơn là ảnh hưởng đến uy tín, niềm tin của những người thường xuyên nói dối. Đối với những lời nói dối vô tình thì người nói ra chúng hoàn toàn không có chủ đích từ trước, khi giao tiếp vì bí chuyện hay muốn tránh né một điều gì đấy có thể vô tình nói ra.
Những lời nói dối này khi sử dụng một lần hai lần thì người khác có thể tin tưởng nó là sự thật, mang lại sự khoái trá cho người nói, mang lại sự thỏa mãn nhất thời. Nhưng, hậu quả sâu sa mà nó để lại thì người nói lại chưa thể cảm nhận được ngay, trước hết nói dối nhiều sẽ trở thành một thói quen khó bỏ, để trong mọi tình huống đều có thể nói ra. Nhưng “cái kim” trong bọc lâu ngày cũng có ngày lòi ra, người đối diện sẽ dần dần lắng nghe và hiểu những lời nói đó là thật lòng hay không. Và khi phát hiện mình bị lừa dối thì người nói mất đi niềm tin vốn có ở họ và rất khó có thể gây lại niềm tin như lúc ban đầu.
Đó là trường hợp những lời nói dối vô tình, không có tác hại gì, chỉ dùng để mua vui, để khoe mẽ hay che đậy một việc tiêu cực nào đó. Dù không gây hại cho người đối diện nhưng một khi đã nói dối bạn sẽ mất đi uy tín của bản thân, cách đánh giá của người khác về mình cũng thay đổi theo hướng tiêu cực, từ đó gây ảnh ưởng xấu đến mối quan hệ với những người xung quanh.
Ở trường hợp khác, mức độ của lời nói dối có thể gây ra những hiểu lầm, thiệt hại cho người khác thì lời nói xấu này thực sự trở thành một trò đùa tai hại. Đó là khi con người dùng những lời nói dối để đánh lừa người khác chỉ vì lợi ích của mình.
Chẳng hạn như vì lợi ích của việc kinh doanh, lợi nhuận thì người sản xuất có thể lừa bán cho người tiêu dùng những thực phẩm bẩn, ôi thiu, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của họ. Khi ấy lời nói dối đã trở thành một hành vi vô đạo đức đáng lên án. Hay trong học hành, thi cử, người học sinh muốn đạt điểm cao mà không phải tự thân lĩnh hội, ôn tập mà khi bước vào kì thi, lại lừa thầy dối bạn bằng cách dùng phao, quay cóp miễn sao được điểm cao. Khi ấy, đạo đức, nhân cách của người học sinh cũng dần bij ảnh hưởng bởi những hành vi ấy, và khi đã trở thành thói quen thì nó trở thành một vấn nạn đáng nên án.
Nói dối vô cùng có hại đối với người đối diện và trước hết đó chính là ảnh hưởng đến bản thân của người nói. Đối với người nghe, khi nghe những lời nói dối, trước hết là họ sẽ cảm thấy tin tưởng, nhưng khi đã nghe quá nhiều lời nói dối, họ sẽ tự có cách nhìn nhận, đánh giá và biết được chân tướng của sự việc. Nếu là người thân thì họ sẽ cảm thấy buồn bã, thất vọng vì bị người mình yêu thương, tin tưởng lừa dối. Nhưng từ đó người nói dối sẽ mất đi niềm tin, dù nói thật thì người đối diện cũng không tin và cũng không muốn tin nữa. Nghĩa là đối với bản thân của người nói dối sẽ tự làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh, làm nó nó xấu đi mà hình ảnh, nhân cách của mình cũng không còn như ấn tượng ban đầu nữa.
Lời nói dối bao giờ cũng là tiêu cực, là không nên, nhưng ta cũng không nên qua tuyệt đối chúng, vì trong nhiều trường hợp lời nói dối chưa hẳn đã xấu. Đó là khi người bác sĩ nói dối về bệnh tình của bệnh nhân, làm cho họ sống yêu đời, lạc quan hơn. Tuy nhiên,trong từng trường hợp cụ thể thì việc sử dụng lời nói của ta lại mang những ý nghĩa khác nhau. Nhưng dù sao, để duy trì tốt các mối quan hệ cũng như giữ gìn phẩm chất của bản thân thì chúng ta không nên nói dối.
Nói dối nhiều sẽ thành một thói quen khó bỏ. Vì vậy không nên dùng những lời nói không có thật để làm tổn thương đến những người xung quanh ta, vì lời nói một khi nói ra thì không thể rút lại được. Và dù sau đó ta có hối hận, thay đổi thì nó sẽ mãi là một kỉ niệm, một kí ức xấu trong mối quan hệ của ta với mọi người. Vì vậy từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy chú ý rèn luyện, tu dưỡng nhân cách, đạo đức, nói không với những người nói dối. Để chúng ta thực sự trở thành những người con ngoan trò giỏi,những người thực sự có ích trong xã hội.
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân hay nhất 11
Xưa kia ông cha ta thường hay có câu “Lời nói gói vàng” thể hiện sự trân trọng lời nói của mình và đề cao giá trị của bản thân thông qua lời ăn tiếng nói. Nhưng ngày nay trọng lượng, giá trị ấy ngày càng giảm đi rất nhiều và gây ra một số vấn đề chính là sự nói dối. Và từ lời nói dối ấy đã trở thành một thói quen tật xấu của con người hiện nay. Lời nói của mỗi con người chính là sự phát ngôn cho những suy nghĩ, quan điểm, tình cảm của chính bản thân. Lời nói là phương tiện biểu đạt tâm hồn thơ ca của con người. Lời nói giúp con người đến gần với nhau hơn, bằng cách giao tiếp rồi sau đó cảm nhận bằng tâm hồn. Như vậy lời nói trở thành công cụ rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Thế mà, người ta vẫn lợi dụng công cụ đó làm bóp méo và làm cho nó trở thành lời nói dối cho bản thân. Nói dối là cách nói không đúng sự thật, người nói dối nhằm mục đích che dấu chân tướng, sự thật và bao biện cho những hành động xấu phục vụ mục đích riêng của bản thân. Ngày nay, con người càng trở nên thực dụng và nghiêm trọng hơn mà con người lại không nhận thức được hết tác hại khôn lường từ việc nói dối lẫn bề mặt và cái sâu xa của vấn đề. Nói dối là một thói quen xấu và cũng là một căn bênh chung của xã hội ngày nay. Nói dối chính là một hành động không trung thực, khiến cho người khác hiểu lầm về những lời nói của bản thân theo chiều hướng khác. Những hành vi ấy có khả năng khiến cho những người xung quanh bạn không còn tin vào mình nữa. Chẳng hạn như trong công việc, có rất nhiều người không hề học tập nhưng vẫn được kết quả tốt, không bao giờ tự cố gắng và đi lên bằng chính sức mạnh của mình. Ấy vậy mà họ luôn có những tấm bằng đẹp, giỏi. Chính vì thế mà thời gian gần đây thường xảy ra vấn nạn bằng giả, học giả đang là một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. Thế nhưng điều đáng buồn rằng những con người nói dối ấy luôn nắm giữ những chức vụ rất cao trong cơ quan, làm cho bộ máy hoạt động thêm cồng kềnh. Đó chính là sự bất bình đẳng của con người. Khi ta nói dối, ta mất sự thiện lương và trung thực, mất lòng tin và cả sự kính trọng của mọi người dành cho bản thân mình. Hơn thế, lời nói dối có khi khiến chúng ta mất cả tính yêu thương bởi tình yêu nào trên thế gian này luôn cần sự trân thành và thủy chung. Hết lần này đến lần đến ta lừa dối những người yêu thương mình rồi đến một ngày họ sẽ không còn tin tưởng mình nữa, thậm chí còn rời xa ta vì bị tổn thương bởi sự lừa lọc và dối trá ấy. Trong cuộc sống hiện tại, lời nói dối dần trở thành một thứ rất phổ biến. Người nói dối vì lợi ích mà lừa lọc người khác như những người bán hàng đã tâng bốc những sản phẩm của chính mình với khách hàng nhưng thực chất giá trị sử dụng của nó không đúng sự biết bao nhiêu sự lừa đảo trắng trợn để chiếm đoạt tài sản của người khác. Trước hết mình hãy sống thật với chính mình, không hạ thấp giá trị của lời nói khiến chúng mất đi trọng lượng. Hãy cảnh tỉnh những kẻ gian dối, cho họ biết lời nói của họ nguy hiểm đến nhường nào. Trong thực tế, đôi khi không phải lời nói dối cũng có hại ngược lại nó còn khiến con người trở nên mạnh mẽ, hướng đến ánh sáng và làm những điều có ích hơn. Tuy vậy, ranh giới của chúng thật mong manh, mỗi con người nên tự chủ trước những lời nói dối ấy. Như vậy, nói dối có tác hại rất lớn đối với con người. Chúng ta có thể đạt được mục đích hiện tại nhưng lại để những hậu quả những vết sẹo lớn mãi vè sau. Các bạn đừng nên nói dối và hãy sống chấn thành.
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân hay nhất 12
Thói quen xấu, lúc đầu chỉ như một người khách qua đường, về sau trở thành một người bạn trong nhà và cuối cùng là một ông chủ nhà khó tính. Những thói quen xấu nếu không được khắc phục sẽ để lại những hậu quả to lớn. Bởi vậy mà, nói dối rất có hại cho bản thân.
Nói dối là khi bạn nói sai sự thật, che giấu những việc mình đã làm hoặc thậm chí là đổ lỗi cho người khác. Người ta thường hay nói dối khi đó là một việc làm sai trái và sợ bị trách phạt. Thói quen nói dối ấy, ta gặp rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Một đứa trẻ nói dối mẹ để đi chơi, một học sinh nói dối cô giáo để che đậy việc không làm bài tập. Không chỉ có trẻ con, người lớn cũng mắc phải tật xấu này. Ta vẫn gặp trong xã hội những người làm sai mà không chịu nhận lỗi, quan chức tham nhũng nhưng lại lừa dối nhân dân, cha mẹ dùng tiền để mua điểm cho con nhưng lại dối trá cả dư luận. Những trường hợp như vậy, ta không phải la hiếm gặp. Vậy nói dối liệu có hại gì cho bản thân?
Nói dối trước hết tạo cho bản thân thành một thói quen xấu. Lần đầu tiên nói dối, ta còn thấy ngượng ngùng xấu hổ. Nhưng khi đã đến lần thứ hai thứ ba, ta trở nên chai lì, ta thấy nói dối là một điều dĩ nhiên. Rất nhiều những đứa trẻ đã bị huỷ hoại cả tâm hồn chỉ vì tật xấu này. Bởi sau này, nói đôi hình thành nên một nhân cách xấu, bởi trẻ đã quen với việc không trung thực. Lâu dài hơn, một xã hội mà đạo đức bị suy thoái, thì dù kinh tế có mạnh đến đâu cũng không thể bền vững. Hay nói cách khác, thói quen nói dối chính là liều thuốc nổ phá huỷ cuộc sống mỗi người sau này.
Nói dối còn có hại cho bản thân, vì nó làm ta mất đi sự tin tưởng của người đối diện. Một lần bất tín, vạn lần bất tin. Một lời nói dối thôi nhưng đã khiến người ta có cái nhìn khác về bạn. Những lần sau, khi bạn muốn nói gì, họ cũng dè chừng và hoài nghi. Bạn đã từng nghe đến câu chuyện về chú bé chăn cừu? Một lần nói dối sói giết chết bầy cừu, người nông dân đã giúp chú. Nhưng những lần sau, khi sói ăn cừu thật, thì không ai còn muốn giúp nữa. Bởi họ đã mất lòng tin. Bạn thấy đấy, trong xã hội này, nếu ta để mất lòng tin của người khác, người chịu thiệt sẽ chỉ là ta. Ta không nhận được sự giúp đỡ, quan tâm sẻ chia. Bạn đã thấy nói dối có hại cho chính bản thân mình.
Tuy nhiên, cũng có những lời nói dối là đúng lúc. Một bác sĩ nói dối với bệnh nhân về bệnh tình của họ để họ lạc quan hơn mà sống tiếp. Những vị tướng sĩ trấn an lòng dân bởi những lời nói dối về tương lai tốt đẹp phía trước. Đó liệu có là những lời nói dối có hại? Nói thật hay nói dối, còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, đó là sự linh hoạt của mỗi người. Cái quan trọng là ta giữ cho mình được lương tâm trong sạch, luôn hướng về làm đẹp cuộc đời. Như vậy, nói thật hay nói dối cũng không còn quan trọng.
Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta cần rèn luyện cho bản thân đức tính trung thực, luôn dũng cảm đối diện với cuộc sống, với bản thân mình. Lời nói thật với bố mẹ, với thầy cô, khi sai thì sẵn sàng nhận lỗi. Có như vậy, ta mới bồi đắp cho nhân cách của mình trở nên tốt đẹp, ta mới được mọi người yêu quý kính trọng.
Mỗi chúng ta cần phải nhận ra rằng, nói dối rất có hại cho bản thân. Một lời nói dối có thể gây chuyện xấu đến nhiều năm sau này. Bạn sẽ từ bỏ thói quen xấu ấy chứ
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân hay nhất 13
Thomas Fuller từng phát biểu rằng: "Lời nói dối không có chân, nhưng tai tiếng thì có cánh". Thật vậy, lời nói dối không "giết" con người ta bằng dao bằng súng, nó giết con người ta bằng những tiếng xấu và chê bai. Con người ta không nên nói dối bởi nói dối có hại cho bản thân.
Nói dối là nói sai sự thật. Lời nói dối thường mục đích che đậy một điều gì đó nhằm bảo vệ chính bản thân mình. Nói dối là một thói quen rất xấu và cũng là căn bệnh chung của xã hội ngày hôm nay. Chúng ta không nên và cũng không được nói dối. Nói dối có hại cho bản thân, khiến chúng ta mất niềm tin của mọi người.
Con người ta đôi lần trong cuộc sống đôi lần vẫn khó tránh khỏi những lời nói dối vì mục đích nhất định nào đó. Nhưng theo thói quen, nói dối sẽ hình thành nên bản năng con người, khiến con người luôn tìm mọi lời lẽ để bao biện và che đậy cho chính mình. Lời nói dối một đôi lần có thể trở nên vô hại, song nhiều lần như thế sẽ trở thành một căn bệnh gây nguy hiểm khó lường.
Nói dối có hại cho bản thân. Trước hết, trong học tập. Nói dối trong học tập là một hành vi xấu, cần được nghiêm khắc phê bình. Nói dối trong học tập là lừa thầy dối bạn, là những lời biện minh tráo trở sau mỗi vi phạm, là thái độ quay cóp gian lận trong kiểm tra, thi cử,... Nói dối trong học tập khiến cho người học sinh không có tâm thế chủ động trong học tập, sống trong sự dằn vặt của bản thân. Nói dối hình thành nên nhân cách xấu của người học sinh, làm môi trường học tập trở nên mất công bình, khiến người học sinh đó bị xa lánh.
Nói dối trong học tập là một hành động không nên, nói dối trong cuộc sống càng không nên tồn tại. Xã hội đầy rẫy những sự bon chen, lời nói dối đôi khi trở thành nhát dao đâm chính bản thân mình. Ở nước ta đã từng có biết bao nhiêu kĩ sư, cử nhân nhưng chính bản thân họ có những khi không hề đi học bằng chính những chất xám của mình mà năng lực của họ chỉ được chứng mình qua tấm bằng đại học, thạc sĩ. Để tới khi đi làm tại các công ty thì họ hoàn toàn không thể bắt nhịp được với nhịp làm việc của những người làm cùng với mình. Một đất nước mà sự dối trá đầy rẫy và phổ biến đến thế chắc chắn rằng sự hợp tác mở rộng với bạn bè quốc tế sẽ rất khó khăn, đặc biệt trong thời buổi hội nhập như hôm nay thì nói dối vô hình chung tự cắt đứt cơ hội của chính mình.
Nói dối nhiều sẽ hình thành thói quen, thói quen nhiều hình thành lên tính cách, tính cách tạo nên con người. Một người nói dối sẽ đánh mất niềm tin nơi người khác. Chúng ta có lẽ ai cũng từng nghe tới câu chuyện của một chú bé chăn cừu vì muốn trêu chọc mọi người nên đã nói dối rằng có sói. Sau nhiều lần như vậy thì mọi người bắt đầu không còn tin tưởng chú nữa. Điều đó đã dần tới hậu quả đáng buồn là khi có bầy sói thật tới thì không còn ai tin vào những tiếng kêu giúp của chú nữa. Một kết quả thảm bại sẽ là điều con người ta nhận được sau mỗi lời nói dối. Niềm tin bị đánh mất đồng nghĩa rằng ta sẽ bị ruồng bỏ, xa lánh.
Nói dối có hại với bản thân. Nói dối cũng có hại với mọi người. Nói dối là hành vi xấu mà mỗi người cần nên tránh và loại bỏ. Chỉ khi chúng ta luyện tâp cho mình được những thói quen tốt với những cố gắng khắc phục điểm yếu của mình thì chúng ta mới nắm trong tay được những người bạn đích thực ở bên cạnh của mình và được làm việc trong môi trường công bằng, văn minh. Tuy nhiên trong cuộc sống cũng có những lời nói dối vô hại, ngược lại như một liều thuốc an ủi tinh thần con người - những lời nói giảm về tình trạng bệnh nhân cũng chính là cách bác sĩ gieo niềm tin cho người bệnh sống và tiếp tục cố gắng.
Nói dối có hại cho bản thân - đó là một chân lí cảnh tỉnh cho tất cả mọi người. Hãy sống thật với mình, với người và với đời. Đừng để con rắn gian dối len lỏi vào tâm hồn chúng ta, chúng ngày ngày sẽ gặm nhấm nhân cách con người, đẩy chúng ta tách biệt riêng với đồng loại.
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân hay nhất 14
Nói dối là nói sai sự thật, là lừa dối người khác. Nói dối không chỉ có hại cho người khác mà còn có hại cho chính bản thân người nói. Nói dối sẽ làm mất lòng tin của mọi người, tự mình đánh mất chữ tín trong con mắt mọi người. Câu chuyện về chú bé chăn cừu là một ví dụ đáng suy ngẫm. Vì tội nói dối mà không một ai tin lời khi cậu nói thật. Kết cục là đàn cừu của cậu vì vậy mà bị chó sói xơi sạch. Nhiều đứa trẻ nói dối bố mẹ đi chơi điện tử, dần dần trở thành thói quen. Mà chúng ta đều biết trò chơi điện tử một mặt có tác dụng giải trí thì mặt khác lại gây ra tác động tiêu cực như trẻ trộm tiền bố mẹ – thật tai hại biết bao, chơi nhiều và lâu cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt là đôi mắt. Như vậy, sai lầm nối tiếp sai lầm, đó là một tai họa. Thực tế còn có nhiều trường hợp gây tác hại xấu vì nói dối, không chỉ người xung quanh mà còn với bản thân người đó.
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân hay nhất 15
Trung thực, thật thà luôn là những đức tính tốt mà con người nên phát huy. Tuy nhiên, một số người trong xã hội hiện nay, vì muốn đạt được mục đích của mình mà quên đi điều ấy, sẵn sàng nói dối. Tuy nhiên họ không biết rằn, nói dối có hại cho bản thân.
Nói dối là những lời nói trái với sự thật, nhằm lừa người khác để lấp liếm đi sự thật, đồng thời đạt được những gì bản thân mong muốn. Ngày nay, lời nói dối xuất hiện ở mọi nơi. Con cái nói dối cha mẹ, thầy cô về thành quả học tập, vợ chồng nói dối nhau, nhân viên nói dối sếp,… Dù ở mức độ nào, lời nói dối phần lớn không mang mục đích tốt. Tuy nhiên, người nói dối lại không biết rằng, nói dối có hại cho bản thân mình.
Thật vậy, trước hết, đối với chính người nói dối, nó ảnh hưởng đầu tiên đến nhân cách của người nói dối. Nói dối thành quen, có một lần, rồi sẽ có lần thứ hai. Khi nói dối trót lọt, ta quên đi khuyến điểm của ban thân, từ đấy không chịu sửa đổi để phát triển. Chẳng hạn như một học sinh có thành tích học tập không tốt, lại nói dối bố mẹ để bố mẹ không biết về điều ấy. Dần đà thanh quen, thay vì cố gắng học tập tốt lên, học sinh lại tiếp tục nói dối để giấu đi sự yếu kém, khiến kết quả học ngày càng xa sút, bản thân nhân cách học sinh cũng bị sảnh hưởng. Khi đã quen với việc nói dối để che giấu sai lầm, sau này theo thói quen, em sẽ tiếp tục nói dối để giấu đi những sai phạm lớn hơn. Điều đó hính thành một thói quen không tốt, dần đà tạo nên một công dân không tốt cho xã hội.
Ngoài ra, việc nói dối sẽ khiến chúng ta mất đi niềm tin của mọi người xung quanh. Chẳng hạn như học sinh kia nói dối bố mẹ về kết quả học tập, liệu rằng sau khi bố mẹ biết sự thật, sẽ cảm thấy thất vọng như thế nào. Lần sau, nếu em có nói that, bố mẹ liệu có tin tưởng một trăm phần trăm? Hay như câu chuyện về cậu bé chăn cừu. Ngày nọ, cậu giả vờ hô to rằng có sói đến, khiến các bác nông dân bỏ cả việc làm đến chỗ cậu, rồi cậu lại ôm bụng cười khi các bác nông dân đến thật. Hai, ba lần như thế xảy ra, rồi đến khi sói đến thật, nhưng không ai còn tin cậu nữa, không ai đến giúp cậu. Và đàn sói đã ăn hết tất cả cừa. Việc nói dối đã khiến cậu đánh mất niềm tin của mọi người, gây ra một hậu quả nghiêm trọng.
Tóm lại, nói dối thật sự có hại cho bản thân. Nhưng xã hội ngày nay, không thiếu những người đã và đang nói dối. Chúng ta cần phải nghiên khắc nhắc nhở những người đó để họ có ý thức sửa đổi. Nói dối có hại, tuy nhiên, nhiều trường hợp chúng ta cần phải nói dối, như các bác sĩ phải nói dối bệnh nhân bị bệnh nặng để họ có niềm tin chữa trị. Những trường hợp như thế, là cần thiết nói dối. Vậy nên, trừ những trường hợp bắt buộc, chúng ta nên luyện cho mình không nói dối, không chỉ để tránh những tác hại của việc nói dối mang lại, mà còn để rèn luyện cho bản thân mình bản lĩnh đối mặt với mọi điều trong cuộc sống.
Đối với học sinh, nói dối không chỉ đem lại những hậu quả xấu, mà nó còn đi ngược lại với những đức tính mà học sinh cần có. Chính vì thế, mỗi học sinh hãy rèn luyện cho mình đức tính thật thà, trung thực, không nói dối để trành những tác hại không đáng có của việc nói đối.
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân hay nhất 16
Lời ăn tiếng nói hằng ngày không chỉ là phương tiện giao tiếp mà thông qua đó còn thể hiện nhân cách của con người. Qua lời nói chân thành ta sẽ được mọi người yêu quý, thân thiết, nhưng ngược lại với những lời nói dối sẽ khiến mọi người xa lánh, ác cảm. Do vậy, nói dối có hại cho bản thân.
Nói dối là không đúng sự thật. Hiểu theo cách khác, nói dối chính là thái độ thiếu trung thực với người đang giao tiếp vì một mục đích gì đó. Nói dối có hại cho bản thân chính là lời nhắc nhở mỗi người phải luôn trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật. Khi chúng ta nói dối mà người khác biết được sự thật, người đó sẽ mất niềm tin, sự tin tưởng của chúng ta. Mà ông cha ta đã dặn "một lần bất tín, vạn lần bất tin", chữ "tín" khó xây dựng bao lâu thì "bất tin" lại dễ dàng bị huỷ hoại bấy nhiêu. Lời nói phải được dựa trên cơ sở của sự chân thật. Do vậy, khi ta nói dối, người khác sẽ có cảm nhận ta là người giải dối, không chân thành, từ đó sẽ không còn được mọi người yêu quý, kính trọng, không được sẻ chia, tâm sự. Chúng ta sẽ thấy cô đơn, lạc lõng trong chính cuộc sống của chúng ta. Còn nỗi niềm bất hạnh, khổ đau nào bằng sự cô đơn, không ai bên cạnh. Trong bất kể chuyện lớn bé của cuộc sống, chúng ta không nên nói dối bởi điều đó sẽ gây ra những hậu quả khôn lường với cuộc sống của chính chúng ta và của người khác. Một bài học đắt giá cho việc nói dối chính là câu chuyện của chú chăn cừu. Cậu đã cố tình nói dối với các bác nông dân rằng có sói tới ba lần để thoả mãn sự thích thú của cậu, nhưng lại khiến cho các bác nông dân vất vả, lo lắng. Để rồi, khi sói thật sự xuất hiện thì lúc này, chú kêu lên thì chẳng còn ai tin vào cậu nữa và kết quả là cả đàn cừu của cậu đã bị sói ăn mất. Đặc biệt, khi chúng ta nói dối thường xuyên, ta có thể sẽ trở thành kẻ lừa gạt của chính mình. Bởi khi nói dối nhiều quá, đến mức nhớ lại không biết điều ấy là sự thật hay là sư giả dối, gây hoang mang, nhầm lẫn cho chính mình. Và đó chính là khi ta đang đánh mất chính mình. Khi chúng ta nói dối nhiều lần, chúng ta không còn tin vào các giá trị đạo đức tốt đẹp nữa, từ đó khiến ta dêc dàng bị suy đồi về đạo đức, khiến ta khó có thể trở thành một người tử tế. Nhiều người vẫn chưa nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của việc nói dối, coi nói dối là việc bình thường, là trò giải trí, mua vui. Đây là quan niệm sai lầm, ảnh hưởng lớn tới hành động cụ thể của con người. Do vậy, cần nghiêm khắc phê phán việc nói xấu, sửa đổi tật xâu đó ngay lập tức. Tuy nhiên ta cần linh hoạt trong việc lựa chọn cách nói nói trung thực hay nói dối cho phù hợp hoàn cảnh. Không phải lúc nào nói dối cũng là có hại và ngược lại. Một Người bác sĩ nói dối bệnh nhân bị bệnh nan y của mình là anh vẫn khỏe, với mong muốn bệnh nhân đó có tinh thần thoải mái, có những tháng ngày cuối đời thật hạnh phúc. Trường hợp này có lẽ ta không nên trách vị bác sĩ ấy mà nên thông cảm với họ vì mục đích cuối cùng thật sự chính đáng, tốt đẹp và có ý nghĩa.
Trong cuộc sống ta, đôi khi phải cân nhắc, suy nghĩ nên nói thật hay nói dối để tốt nhất cho mọi người. Do vậy, cần cân nhắc kĩ mặt lợi mặt hại của việc nói dối để đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân hay nhất 17
Cuộc sống là cả một quá trình rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm, bài học để hoàn thiện bản thân hơn. Có những thói hư tật xấu mà con người cần tránh và loại bỏ như nói dối. Nói dối là có hại cho bản thân.
Trước tiên ta hiểu nói dối là một hành động làm sai hoặc làm thay đổi nội dung của những sự việc, câu chuyện khi truyền đạt cho người khác nghe. Người nói dối thường có chủ ý muốn cho dấu sự thật đối với người nghe. Khi một người nói dối, họ thường có lí do riêng tư. Nhưng bất kể là vì kí do nào đi chăng nữa, nói dối vẫn là một việc không nên làm vì nó mang lại nhiều hậu quả không lường trước được.
Nói dối khiến mọi người mất niềm tin vào bạn và dần dần không ai tin tưởng bạn nữa. Người đã nói dối trót lọt một lần, ắt sẽ có lần sau. Vì họ tin rằng chẳng ai biết cả. Nhưng "cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra", bạn nói dối điều gì, sớm hay muộn cũng sẽ bị bại lộ. Mà khi đã bị phát hiện, "một lần bất tín" là "vạn lần bất tin". Như cậu bé trong câu chuyện cổ xưa, vì một trò đùa vô tâm nhưng lại khiến nhân dân xung quanh mất niềm tin vào cậu. Đến khi có sói tới thật thì không một ai tới giúp cậu nữa cả. Đó là cái giá phải trả cho lời nói dối.
Hơn thế, nói dối còn khiến bản thân trở nên tồi hơn, luôn trong tình trạng lo lắng vì bị phát hiện. Người có bí mật không muốn ai biết luôn lo lắng và tìm cách giấu giếm đi chuyện ấy. Ngày ngày lo lắng, khiến tâm hồn con người bất an, họ chẳng còn tâm trạng để hướng đến những điều tốt đẹp hơn, cao cả hơn. Tự đó mà đánh mất những cơ hội của bản thân. Tâm hồn không thanh thản, làm việc gì cũng khó. Điều đấy chứng tỏ vì sao những người mưu mô dù có cố gắng đến mấy cũng không thể thành công bằng người ngay thẳng.
Và cuối cùng, nói dối khiến cộng đồng thêm xấu hơn. Thử tưởng tượng xem, khi mọi người sống với nhau đều đeo lên một lớp mặt nạ, mấy phút trước dùng mặt nạ này, sau lại dùng mặt nạ khác. Thật sự không thể biết người bên ta, nâng đỡ ta có thực tâm hay không. Điều ấy khiến con người mất đi niềm tin vào thế giới xung quanh, tự thu mình lại trong vỏ ốc an toàn, người và người ngày càng xa nhau. Điều ấy dẫn đến một xã hội vô cảm, nơi mà người ta luôn tránh liên quan đến nhau.
Tuy nhiên đôi khi nói dối lại là một việc làm cần thiết. Đó là đối diện với bệnh tình nghiêm trọng của bệnh nhân, muốn người ấy có tinh thần tốt để vượt qua khó khăn, sống có ý nghĩa hơn trong những ngày còn lại. Người bác sĩ khi ấy nói dối là một việc làm vô cùng cao cả và sáng suốt. Khi ấy, nói dối là một nguồn sinh khí tốt đẹp, có thể thay đổi cuộc sống của cả một con người.
Và như vậy, nói dối là xấu nhưng lời nói dối với mục đích tốt đẹp sẽ là một điều đáng trân trọng. Nhưng để phân biệt được ranh giới giữa hai điều ấy, người ta phải có bản lĩnh vững vàng và một trí tuệ đủ lớn. Để làm được, cần một quá trình rèn luyện, tích lũy lâu dài trong chính những trải nghiệm của cá nhân. Là học sinh còn đang trên ghế nhà trường, trên hết vẫn phải trung thực và không nên nói dối.
Nói dối thực sự rất có hại cho bản thân. Là một học sinh, một công dân tốt phải luôn sống trung thực thật thà để có được thành công. Nhưng đôi khi phải khéo léo, nói những lời khiến người khác tốt hơn.
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân hay nhất 18
Có câu nói thế này: “Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá”. Vậy nói dối có thực sự có hại tới cuộc sống của chúng ta?
Nói dối là nói sai sự thật, cố ý làm người khác hiểu lầm sự thật. Đó là hành động không trung thực, là căn bệnh của nhiều phần tử trong xã hội ngày nay. Bất kỳ đối tượng nào, lứa tuổi nào cũng có thể nói dối. Nói dối thực sự có hại cho chính bản thân. Nói dối là con đường nhanh nhất khiến cho những người xung quanh ta mất niềm tin với ta bởi “một lần bất tín, vạn lần bất tin”.
Khi một người nói dối là họ đang đi ngược lại với chính bản thân mình. Họ là người hiểu rõ nhất sự thật của vấn đề và họ đang cố che giấu nó và điều này sẽ khiến cho họ phải sống trong sự day dứt, hoang mang rằng đến một ngày nào đó sự thật sẽ bại lộ. Một đứa trẻ khi bị điểm kém sẽ không dám nói với bố mẹ của chúng, cũng không dám kể với bạn bè bởi sợ bị chê cười. Điều đó sẽ khiến nó không thể biết được mình đang hổng kiến thức ở đâu, làm sao để khắc phục và tình trạng có thể sẽ ngày càng tệ hơn. Tệ hơn, nói dối có thể khiến cho đạo đức cá nhân đi xuống. Không ít học sinh đi học muộn, thiếu bài tập về nhà dùng lời nói dối để che giấu khuyết điểm của mình. Dần dần điều đó sẽ hình thành trong mỗi học sinh một thói quen xấu, chúng sẽ luôn nghĩ ra một lí do nào đó để ngụy biện cho việc không học bài củ mình. Trong một công ty, cá nhân này lại đi lấy cắp ý tưởng của cá nhân khác, nói dối lãnh đạo rằng đó là của mình. Ban đầu, người đó chắc chắn sẽ nhận được lời khen, phần thưởng. Nhưng sau đó, họ không dùng thực lực để phát huy, mọi người sẽ nghi ngờ, dần dần người nói dối ấy sẽ mất đi vị trí của mình.
Không có lời nói dối nào hoàn hảo đến mức tuyệt đối, cũng không có sự dối trá nào mãi mãi không bị phát hiện. Ở một góc độ nào đó, có những lời nói dối sẽ mang đến mục đích tốt đẹp như lời nói dối của bác sĩ với bệnh nhân nan y để họ lạc quan vượt qua căn bệnh của mình… Nhưng hầu hết nói dối đều không đem lại kết quả tốt cho bản thân. Nhiều người nói dối như một thói quen, nói dối trở thành ngụy biện cho những việc là không tốt của họ. Quan trọng hơn cả, mối quan hệ giữa người với người cần có niềm tin và sự chân thành. Vì vậy, mỗi cá nhân cần phải ý thức được tác hại của lời nói dối để tự rèn cho mình tính trung thực. Tạo dựng được niềm tin với mọi người là yếu tố quan trọng để chúng ta hòa mình vào cuộc sống, hoàn thiện và phát triển bản thân.