Phân tích bài thơ Tự Tình II của Hồ Xuân Hương 1
Thân phận lẽ mọn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến là một đề tài khá phổ biến trong văn học dân gian và văn học viết thời hiện đại. Tình yêu và hanh phúc gia đình là một trong những mối quan tâm lớn của văn học từ xưa đến nay. Nó góp phần thế hiện rõ tinh thần nhân đạo trong văn học. Chùm thơ Tự tình là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về người phụ nữ trong vàn học Việt Nam - Hồ Xuân Hương.
Người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng nghe tiếng trống cầm canh báo thời khắc đi qua. Canh khuya là thời gian từ nửa đêm cho đến sáng. Nàng cảm thấy tiếng trống canh báo hiệu thời gian khắc khoải mong ngóng một điều gì. Nhưng càng mong lại càng không thấy. Tiếng trống canh đang dồn dập kia chính là thông báo về thời gian tâm trạng của nàng. Nó thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải, thảng thốt thiếu tự tin, đầy lo âu và tuyệt vọng của người đàn bà.
Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng bẽ bàng của người vợ cô đơn chờ mong chồng mà chồng không đến bằng một chữ trơ - trơ trọi, trơ cái hồng nhan, cái thân phận phụ nữ với nước non, với đời, với tình yêu.
Hai câu tiếp theo, Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng tuyệt vọng của người vợ chờ chồng.
Câu thơ ẩn chủ từ, chỉ thây hành động và trạng thái diễn ra. Chén rượu hương đưa nghĩa là uống rượu giải sầu cho quên sự đời, nhưng say rồi lại tỉnh, tức là uống rượu vẫn không quên được mối sầu!
Vầng trăng bóng xế trong câu bốn có nghĩa là đêm đã gần tàn, nhưng trăng chưa tròn mà đã xế, thể hiện cảm xúc về hạnh phúc chưa tròn đầy. Vầng trăng bóng xế cũng có thể có hàm ý chỉ tuổi người đã luống mà hạnh phúc chưa đầy.
Nếu như bốn câu thơ đầu tiên diễn tả cái tâm trạng chờ đợi mòn mỏi có phần tuyệt vọng, buông xuôi, thì ở hai câu năm và sáu, Hồ Xuân Hương đã bất ngờ vẽ ra hình ảnh một sự cảm khái. Cái đám rêu kia còn được bóng trăng xế xiên ngang mặt đất soi chiếu tới. Ta có thể tưởng tượng: mấy hòn đá kia còn được ánh trăng đâm toạc chân mây để soi đến. Hoá ra thân phận mình cô đơn không bằng được như mấy thứ vô tri vô giác kia! Đây không nhất thiết phải là cảnh thực, mà có thể chỉ là hình ảnh trong tâm tưởng. Mấy chữ xiên ngang, đâm toạc có ý tiếp cái mạch văn trũng bóng xế ở câu trên. Nhưng các sự vật, hình ảnh thiên nhiên ở đây diễn ra trong dáng vẻ khác thường, do việc tác giả sử dụng những từ ngữ chỉ hành động có tính chất mạnh mẽ, dữ dội:
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hon.
Hai câu thơ này cũng có thể hiểu là đảo ngữ: rêu từng đám xiên ngang mặt đất, còn đá mấy hòn vươn lên đâm toạc chân mây. Và đó không phải là hình ảnh của ngoại cảnh, mà là hình ảnh của tâm trạng, một tâm trạng bị dồn nén, bức bối muốn đập phá, muốn làm loạn, muôn được giải thoát khỏi sự cô đơn, chán chường. Nó thể hiện cá tính manh mẽ, táo bạo của chính Hồ Xuân Hương.
Những dồn nén, bức bôi, đập phá của tâm trạng nhà thơ bất ngờ bộc phát, và cũng bất ngờ lắng dịu, nhường chỗ cho sự trở lại của nỗi buồn chán và bất lực, chấp nhận và cam chịu. Càu thơ Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại chứa đựng biết bao nhiêu là thời gian và sự chán ngán kéo dài. Cuộc đời cứ trôi đi, thời gian cứ trôi đi, tình yêu và hạnh phúc thì chỉ được hưởng tí chút. Tác giả đã đi, tình yêu mà hạnh phúc thì chỉ được hưởng tí chút. Tác giả đã dùng từ mảnh tinh để nói cái tình bé như mảnh vỡ. Lại nói san sẻ - Chắc là san sẻ với chồng, san sẻ với vợ cả chăng? Hai câu thơ cuối khép lại bài thơ, như một tổng kết, như một lời than thở thầm kín của người phụ nữ có số phận lẽ mọn về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi không trọn vẹn trong xã hội xưa.
Bài thơ là lời than thở cho số phận hẩm hiu của người phụ nữ chịu cảnh lẽ mọn, thể hiện thái độ bi quan, chán nản của tác giả và thân kiếp thiệt thòi của con người.
Đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ là sử dụng những từ ngữ và hình ảnh gây ấn tượng mạnh. Tác giả chủ yếu sử dụng các từ thuần Việt giàu hình ảnh, màu sắc, đường nét với sắc thái đặc tả mạnh, bằng những động từ chỉ tình thái: dồn, trơ, xế, xiên ngang, đâm toạc, đi, lại lại, san. sẻ, ... và tính từ chỉ trạng thái: say, tỉnh, khuyết, tròn... để miêu tả những cảm nhận về sự đời và số phận.
Hình ảnh trong bài thơ gây ấn tượng rất mạnh bởi nghệ thuật đặc tả. Nhà thơ thường đẩy đối tượng miêu tả tới độ cùng cực của tình trạng mang tính tạo hình cao. Nói về sự cô đơn, trơ trọi đến vô duyên của người phụ nữ thì: Trơ cái hồng nhan với nước non. Mấy chữ xiên ngang, đâm toạc đều là những hành động mạnh mẽ như muốn tung phá, đầy sức sông thể hiện những cảm xúc trẻ trung.
Tác phẩm trình bày một cách nghệ thuật mối mâu thuẫn giữa khát vọng hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn của người phụ nữ trong cảnh lẽ mọn với hiện thực phũ phàng là sống trong cô đơn, mòn mỏi mà họ phải chịu đựng, giữa mong ước chính đáng được sống trong hạnh phúc vợ chồng với việc chấp nhận thân phận thiệt thòi do cuộc sống đem lại.
Bài thơ bày tỏ sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với nỗi bất hạnh của người phụ nữ, phê phán gay gắt chế độ đa thê trong xã hội phong kiến, đồng thời thể hiện rõ sự bất lực và cam chịu của con người trước cuộc sống hiện tại.
Bài thơ diễn tả một tình cảm đáng thương, một số phận đáng cảm thông, một khát vọng đáng trân trọng, một tâm trạng đáng được chia sẻ của người phụ nữ trong xã hội xưa. Những mơ ước hạnh phúc đó là hoàn toàn chính đáng nhưng không thể thực hiện được trong điều kiện xã hội lúc bấy giờ, đó là bi kịch không thể giải toả. Vì thế giọng điệu của bài thơ vừa ngậm ngùi vừa ai oán. Yêu cầu giải phóng con người, giải phóng tình cảm chỉ có thể tìm được lời giải đáp dựa trên cơ sở của những điều kiện lịch sử - xã hội mới mà thôi.
Phân tích bài thơ Tự Tình II của Hồ Xuân Hương 2
Hồ Xuân Hương là nữ sĩ tài ba ở nước ta vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX. Ngoài tập "Lưu Hương kí" bà còn để lại khoảng 50 bài thơ Nôm, phần lớn là thơ đa nghĩa, vừa có nghĩa thanh vừa có nghĩa tục. Một số bài thơ trữ tình đằm thắm, thiết tha, buồn tủi... thể hiện sâu sắc thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ, với bao khao khát sống và hạnh phúc tình duyên. Chùm thơ "Tự tình" phản ánh tâm tư tình cảm của Hồ Xuân Hương, của một người phụ nữ lỡ thì quá lứa, duyên phận hẩm hiu,... Bài thơi này là bài thứ hai trong chùm thơ Tự tình" ba bài.
Thi sĩ Xuân Diêu trong bài "Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm" đã viết: "Bộ ba bài thơ trữ tình này cùng với bài "Khóc vua Quang Trung" của công chúa Ngọc Hân làm một khóm riêng biệt, làm tiếng lòng chân thật của người đàn bà tự nói về tình cảm bản thân của đời mình trong văn học cổ điển Việt Nam..." Ông lại nhận xét thêm về điệp thơ, giọng thơ: "... trong bộ ba bài thơ tâm tình này, bên cạnh bài thơ vẫn "ênh hẻ nênh và bài thơ vần "om" oán hận, thì bài thơ vần "on" này mong đợi, chon von".
"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tĩnh,
Vầng trăng bống xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!".
Hai trong ba bài thơ, nữ sĩ đều nói về đêm khuya, canh khuya. "Tự tình" bà vi "Tiếng gà vãng vẳng gáy trên bom - Oán hận trông ra khắp mọi chòm". Ở bài thơ này cũng vậy, bà tỉnh dậy lúc canh khuya, hay thao thức suốt đêm khuya, tâm trạng ngổn gang phiền muộn. Âm thanh "văng vẳng" của tiếng trống từ một chòi canh xa đưa lại như thúc giục thời gian trôi nhanh, tuổi đời người đàn bà trôi nhanh: "Canh khuya văng vẳng trống canh dồn". "Hồng nhan" là sắc mặt hồng, chỉ người phụ nữ. "Trơ" nghĩa là lì ra, trơ ra, chai đi, mất hết cảm giác. "Nước non": chỉ cả thế giới tự nhiên và xã hội.
câu thơ: "Trơ cái hồng nhan với nước non" nói lên một tâm trạng: con người đau buồn nhiều nỗi, nay nét mặt thành ra trơ đi trước cảnh vật, trước cuộc đời, tựa như gỗ đá, mất hết cảm giác. Nỗi đau buồn đã đến cực độ. Từ "cái" gắn liền với chữ "hồng nhan" làm cho giọng thơ trĩu xuống, làm nổi bật cái thân phận, cái duyên phận, cái duyên số đã quá hẩm hiu rồi. Ta có cảm giác tiếng trống dồn canh khuya, thời gian như cơn gió lướt qua cuộc đời, lướt qua số phận và thân xác nhà thơ. Con người đang than thân trách phận ấy đã có một thời son trẻ tự hào: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn", có phẩm hạnh một "tấm lòng son" trọn vẹn, lại tài năng, thế mà nay đang trải qua những đêm dài cay đắng. Qua đó, ta thấy cái xã hội phong kiến buổi ấy chính là tác nhân đã làm xơ xác, khô héo phận hồng nhan.
Đằng sau hai câu đề là những tiếng thở dài ngao ngán. Cố vẫy vùng để thoát ra, bươn ra khỏi cái nghịch cảnh nhưng đâu dễ! Tiếp theo là hai câu thực:
"Chén rượu hương đưa say lợi tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn".
Nghệ thuật đối rất thần tình: "Chén rượu" với "vầng trăng", trên thì "hương đưa", dưới lại có "bóng xế", đặc biệt ba chữ "say lại tỉnh" vời "khuyết chưa tròn" đăng đối, hô ứng nhau làm nổi bật bi kịch về thân phận người đàn bà dang dở, cô đơn. Muốn mượn chén rượu để khuây khoả lòng mình, nhưng vừa nâng chén rượu lên môi mùi hương phả vào mặt, đưa vào mũi. Tưởng uống rượu cho say để quên đi bao nỗi buồn, nhưng càng uống càng tỉnh. "Say lại tỉnh" để rồi tỉnh lại say, cái vòng luẩn quẩn ấy về duyên phận của nhiều phụ nữ đương thời, trong đó có Hồ Xuân Hương như một oan trái. Buồn tủi cho thân phận, bao đêm dài thao thức đợi chờ, nhưng tuổi đời ngày một "bóng xể". Bao hi vọng đợi chờ. Đến bao giờ vầng trăng mới "tròn"? Đến bao giờ hạnh phúc đến trong tám tay, được trọn vẹn, đầy đủ? Sự chờ mong gắn liền với nỗi niềm khao khát. Càng cô đơn càng chờ mong, càng chờ mong càng đau buồn, đó là bi kịch của những người đàn bà quá lứa lỡ thì, tình duyên ngang trái, trong đó có Hồ Xuân Hương.
Hai câu trong phần luận, tác giả lấy cảnh để ngụ tình. Đây là hai câu thơ tả cảnh "lạ lùng" được viết ra giữa đêm khuya trong một tâm trạng chán ngán, buồn tủi:
"Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn".
Ý thơ cấu trúc tương phản để làm nổi bật cái dữ dội, cái quyết liệt của sự phản kháng. Từng đám rêu mềm yếu thế mà cũng "xiên ngang mặt đất" được! Chỉ có rải rác "đá mấy hòn" mà cũng có thể "đâm toạc chân mây" thì thật kì lạ! Hai câu thơ, trước hết cho ta thấy thiên nhiên tiềm ẩn một sức sống đang bị nén xuống đã bắt đầu bật lên mạnh mẽ vô cùng. Thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương không chỉ mang màu sắc, đường nét, hình khối mà còn có gương mạt, có thái độ, có hành động, cũng "xiên ngang...", cũng "đâm toạc"... mọi trở ngại, thế lực. Xuân Hương vốn tự tin và yêu đời. Con người ấy đang trải qua nhiều bi kịch vẫn cố gắng gượng với đời. Phản ứng mạnh mẽ, dữ dội nhưng thực tại vẫn chua xót. Đêm đã về khuya, giữa cái thiên nhiên dào dạt, bốn bề mịt mùng bao la ấy, người đàn bà hẩm hiu càng cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết. Chẳng thế mà trong bài "Tự tình", nữ sĩ đã buồn tủi viết:
"Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?".
Cả nỗi đau trần thế như dồn tụ lại đáy lòng một người đàn bà cô đơn. Khao khát được sống trong hạnh phúc, được làm vợ, làm mẹ như mọi người đàn bà khác. Nhưng "hồng nhan bạc mệnh"! Đêm càng về khuya, người đàn bà không thể nào chợp mắt được, trằn trọc, buồn tủi, thân đơn chiếc, thiếu thốn yêu thương, xuân đi rồi xuân trở về, mà tình yêu chỉ được "san sẻ tí con con", phải cam chịu cảnh ngộ:
"Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con".
Xuân đi qua, xuân trở lại, nhưng với người phụ nữ thì "mỗi năm mỗi tuổi như đuổi xuân đi"... Chữ "ngán" nói lên nỗi đau, nỗi buồn tủi của người đàn bà lỡ thì quá lứa, đang trải qua sự mòn mỏi, đợi chờ. Tình duyên, tình yêu như bị tan vỡ, tan nát thành nhiều "mảnh", thế mà chua chát thay chỉ được "san sẻ tí con con". Câu thơ là tiếng than thân trách phận. Phải chăng đây là lần thứ hai Hồ Xuân Hương chịu cảnh làm lẽ? Tinh đã vỡ ra thành "mảnh" lại còn bị "san sẻ", đã "tí" lại "con con". Mỗi chữ như rưng rưng những giọt khóc. Câu thơ này, tâm trạng này được nữ sĩ nói rõ thêm trọng bài "Lấy chồng chung":
"Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng,
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung,
Năm thì mười hoạ hay chăng chớ,
Một tháng đôi lẩn có cũng không!.".
Tóm lại, "Tự tình" là lời tự than, tự thương xót, buồn tủi cho duyên số, duyên phận hẩm hiu của mình. Càng thao thức cô đơn, càng buồn tủi. Càng buồn tủi, càng khao khát được sống trong hạnh phúc trọn vẹn, đầy đủ. Thực tại nặng nề, cay đắng bủa vây, khiến cái hồng nhan phơi ra, "trơ" ra với nước non, với cuộc đời. Người đọc vô cùng cảm thông với nỗi lòng khao khát sống, khao khát hạnh phúc của nữ sĩ và người phụ nữ trong xã hội cũ. Giá trị nhân bản là nội dung sâu sắc nhất của chùm thơ lự tình" của Hồ Xuân Hương.
Cách dùng từ rất đặc sắc, độc đáo thể hiện phong cách nghệ thuật Hồ Xuân Hương: "trơ cái hồng nhan", "say lại tỉnh", "khuyết chưa tròn", "xiên ngang", "đâm toạc", "ngán nỗi", "lại lại", "tí con con",... Chữ dùng sắc nhọn, cảnh ngụ tinh, diễn tả mọi đau khổ bi kịch về duyên số. Qua bài thơ này, ta càng thấy rõ Hồ Xuân Hương đã đưa ngôn ngữ dân gian, tiếng nói đời thường vào lời ca, bình dị hoá và Việt hoá thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Bà xứng đáng là "Bà chúa thơ Nôm" của nền thi ca dân tộc.
Phân tích bài thơ Tự Tình II của Hồ Xuân Hương 3
Trong hệ thống những bài thơ mang chứa tâm sự của Hồ Xuân Hương, “Tự tình” là một trong những bài thơ hay nhất. Bài thơ thể hiện nỗi buồn, nỗi cô đơn thấm thía của người yêu đời, tràn đầy sức sống nhưng gặp cảnh ngộ éo le, một con người luôn khao khát tình yêu nhưng chỉ gặp toàn dang dở, bất hạnh. Đó còn là sự bất hạnh của một mơ ước không thành.
Sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn lịch sử đầy sóng gió (nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX), Hồ Xuân Hương là người chứng kiến và phần nào chịu ảnh hưởng cái không khí sôi sục của phong trào quần chúng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người. Không khí ấy tác động đến tâm hồn vốn thông minh và giàu lòng trắc ẩn của bà. Bà uy nghiêm, thức tỉnh, trăn trở về đời mình, một cuộc đời lắm éo le, bạc phận: Lấy chồng hai lần, hai lần làm lẽ và hai lần chồng đều chết sớm. Điều đó, với bà là những biểu hiện cụ thể, đầy nước mắt của nỗi đau “hồng nhan bạc phận”. Mở đầu bài thơ "Tự tình", tác giả gợi ra một khoảng thời gian, một góc không gian xao xác tiếng gà.
Đây là một thứ không gian, thời gian nghệ thuật được vận dụng làm nền cho sự thổ lộ tâm trạng tác giả: "Cảnh khuya văng vẳng trống canh dồn". "Văng vẳng” chính là từ tượng thanh nhưng ở đây nó vừa biểu thị tâm trạng, không khí, cái không khí buồn vắng lặng của một người thao thức giữa đêm khuya thanh vắng. Câu thứ hai nhức nhối một tâm sự:
“Trơ cái hồng nhan với nước non”
Hay nhất của câu thơ thứ hai là từ “trơ”. Trơ là trơ trọi, cô đơn, lẻ loi. Nhà thơ cảm nhận nỗi buồn hồng nhan. Một nỗi buồn “cụ thể” càng kinh khủng hơn khi cọ xát với toàn xã hội, toàn cuộc đời: “nước non”. Một nỗi buồn đè nặng lên tâm sự bà, lên số phận của người phụ nữ. Không chịu đựng nổi, bà muốn chống lại, thoát khỏi. “Chén rượu hương đưa" là một phương tiện. Không phải phương tiện duy nhất nhưng hầu như là cuối cùng cho một đè nén quá mức. Thế nhưng, bi kịch vẫn cứ là bi kịch:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh”.
Câu thơ nữ sĩ gợi nhớ một câu thơ đầy trầm tư của Lí Bạch:
“Dùng gươm chém nước, nước chẳng dứt
Uống rượu tiêu sầu, sầu vẫn sầu”
Bất lực, câu thơ chuyển sang một sự cám cảnh sinh tình. Hồ Xuân Hương nói:
“Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Trong quan điểm thẩm mĩ xưa, vầng trăng tượng trưng cho cuộc đời, tuổi tác của người phụ nữ. Câu "Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn" vừa là một hình ảnh đẹp, có thực nhưng đượm buồn. Cái buồn của một “vằng trăng khuyết”. Đối với thơ xưa, cảnh là tình, cảnh trăng khuyết man mác, gợi nhớ cuộc đời bà. Trong “mời trầu " bà đã ẩn ý suy nghĩ như vậy.
Sang câu 5, 6 tứ thơ như đột ngột chuyển biến. Sự cụ thể trong miêu tả khiến việc tả cảnh trở nên thuần khiết. Một cảnh thực hoàn toàn:
"Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hồn”
Nghệ thuật đảo ngữ và đối tạo nên sự sinh động và cảnh đầy sức sống. Một sức sống nhờ tài quan sát của bà như quẫy đạp, cựa mình. Cảnh này chỉ có thể là cảnh của "Bà chúa thơ nôm" chứ không phải của ai khác. Rõ ràng, dẫu đang rất buồn, rất cô đơn nhưng điều đó vẫn không suy giảm chất riêng của Hồ Xuân Hương. Bản lĩnh, sức sống mãnh liệt, sự khao khát với cuộc đời khiến cho dù lòng đầy cám cảnh bà vẫn nhìn cảnh vật với con mắt yêu đời, tha thiết, chứa chan sức sống. Đó là sự lí giải về những phản kháng, đối nghịch trong bản chất bà, tạo nên những vần thơ châm biếm đối lập. Vũ khí ấy hơn hẳn chén rượu “say rồi tỉnh”. Đó là phương tiện kì diệu nâng đỡ tâm hồn bà. Chỉ như thế mới có thể hiểu tâm trạng, tiếng thở dài của Hồ Xuân Hương, ở hai câu thơ kết:
“Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!”.
Yêu đời là thế, sức sống mãnh liệt là thế mà cuộc đời riêng thì vẫn: “Xuân đi xuân lại lại.”, điệp từ chỉ cái vòng luẩn quẩn đáng ghét, vô vị của ngày tháng, cuộc đời. Điều này khiến bà không tránh khỏi một tiếng thở dài chua xót. Càng chua xót hơn khi giữa cái tuần hoàn thời gian ấy là một “mảnh tình” đang bị san đi, sẻ lại... chia xới. Đối với trái tim thiết tha với đời kia, điều đó như một vết thương, nhức nhối.
Người ta nói rằng thơ là tâm trạng, là một bức thông điệp thẩm mĩ. Đọc “Tự tình”, là thấu hiểu được tâm sự ẩn chứa bi kịch của Hồ Xuân Hương. Là một nhân cách luôn khao khát hạnh phúc, là một tâm hồn tràn đầy sức sống, yêu đời lại bắt gặp toàn những dở dang, bất hạnh, điều đó tạo nên trong thơ bà có khi là một tiếng thở dài. Một tiếng thở dài đáng quý của một người có hoài bão nhưng không thể thực hiện được, trách nhiệm là ở phía xã hội phong kiến, một xã hội mà hạnh phúc riêng đã đối lập thật gay gắt với cơ cấu xã hội chung. Trong chiều hướng ấy, “Tự tình" là một bài thơ đòi quyền hạnh phúc, một lời phản kháng độc đáo lại chứa chan tiếng nói bênh vực của người phụ nữ, tạo được sự thấu hiểu, đồng cảm với những cảnh ngộ éo le, trắc trở.
Phân tích bài thơ Tự Tình II của Hồ Xuân Hương 4
Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là một trong những cái tên sáng của làng thơ Việt Nam. Trong số khá nhiều tác phẩm mà bà để lại, tả cảnh ngụ tình chính là phong cách sáng tác chủ đạo. Những bài thơ của Hồ Xuân Hương hầu hết đầu nói về vẻ đẹp đức hạnh, sự hi sinh, thân phận mỏng manh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến khắc nghiệt. Trong đó, Tự tình cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách chủ đạo này. Bài thơ không chỉ phản ánh cảm xúc của người phụ nữ nói chung mà còn thể hiện được những cung bậc cảm xúc của chính tác giả.
Hai câu thơ đầu bài thơ vừa tả cảnh, nhưng đồng thời cũng là lột tả hình ảnh một người phụ nữ trống vắng, cô đơn giữa đêm khuya tĩnh mịch.
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Tác giả sử dụng từ láy "văng vẳng" để miêu tả một âm thanh vừa rõ ràng, lại vừa mơ hồ, không do phương hướng nhưng lại có thể cảm nhận được ngày một rõ ràng. Bối cảnh thời gian của bài thơ là vào "đêm khuya" – thời điểm con người dễ ràng rơi vào những trạng thái cảm xúc khó lột tả nhất. Giữa "đêm khuya" ấy, có một người phụ nữ vẫn còn thao thức, nghĩ suy về cuộc đời của mình giữa tiếng trống canh văng vẳng gần xa.
Người phụ nữ trong bài thơ được miêu tả là "hồng nhan", là một người có nhan sắc, nhưng nhan sắc ấy lại "trơ với nước non". Có thể cảm nhận được thân phận cô độc, lẻ loi và nỗi buồn trống vắng khó tả trong lòng của người "hồng nhan" đó.
Để giải nỗi lòng, người phụ nữ ấy đã tìm đến ly rượu nồng:
“Chén rượu hương đưa rồi lại tỉnh
Vầng trăng xế bóng khuyết chưa tròn”
Mượn rượu giải sầu dưới ánh trăng vốn là hình ảnh quen thuộc trong thi ca, là một hình ảnh đẹp đầy thi vị. Tiếc rằng những người mượn rượu giải sầu lại không thể dùng hương rượu nồng để xua đi bầu tâm sự. Người một lòng muốn say để quên đi tất cả, nhưng hương rượu nồng vào mũi dường như lại khiến tâm con người ta trở nên tỉnh táo hơn. Nỗi lòng của người phụ nữ lại càng như được lột tả rõ ràng hơn. Vầng trăng khuyết dường như càng khiến sự cô đơn, tịch liêu trong bài thơ tăng lên bội phần. Hình ảnh đó giống như người phụ nữ tài giỏi, xinh đẹp, song tuổi xuân cứ lặng lẽ đi qua mà hạnh phúc thì không trọn vẹn.
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm tạc chân mây đá mấy hòn”
Hình ảnh loại rêu được đưa vào bài thơ thể hiện ngụ ý sâu xa của nữ thi sĩ. Điều mà bà muốn thể hiện ở đây chính là so sánh ẩn dụ giữa phụ nữa và loài rêu, mỏng manh bé nhó những sức sống mạnh mẽ, có thể tươi tốt trong bất cứ điều kiện khắc nghiệt nào. Cụm tự "xiên ngang mặt đất" cũng khiến người đọc liên tưởng tới sự phản kháng mạnh mẽ của chủ thể đối với những thứ lớn mạnh hơn.
Nối tiếp sự phản kháng mạnh mẽ đó là những viên đá nhỏ bé nhưng lại chứa đựng một sức mạnh to lớn, có thể "đâm toạc chân mây". Giữa trời đất rộng lớn, những viên đá tưởng bé nhỏ mà lại không hề tầm thường chút nào.
Đáng tiếc, dù có mạnh mẽ đối chọi, phản kháng thì người phụ nữ vẫn không thể thoát ra khỏi sợi dây số mệnh ràng buộc bản thân. Dù cố phản kháng, nhưng than nỗi chẳng thể nào thoát khỏi kiếp làm vợ lẽ.
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
Mùa xuân của thiên nhiên đi rồi lại tới, nhưng "xuân" của con người lại không như vậy. Tuổi trẻ là thứ chỉ đến một lần, đã đi rồi sẽ không thể nào trở lại. Bởi thế, người phụ nữ lại càng buồn hơn, càng đáng thương hơn khi tuổi xuân qua đi trong chờ đợi mỏi mòn, trong cảnh chung chồng, sản sẻ tình cảm.
Từ "ngán" được sử dụng thể hiện sự chán nản, nhưng cũng như tiếng khóc của tác giả cho những người phụ nữ số phận hẩm hiu, phải làm vợ lẽ dưới chế độ cũ, không có tiếng nói, không được coi trọng.
Tự tình là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách và tư tưởng chủ đạo của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, thể hiện góc nhìn độc đáo, cá tính của bà về những vấn đề xoay quanh thân phận người phụ nữ trong chế độ cũ.
Phân tích bài thơ Tự Tình II của Hồ Xuân Hương 5
Hồ Xuân Hương là một trong những nữ sĩ tài ba bậc nhất của văn học Trung đại Việt Nam. Bà để lại sự nghiệp sáng tác đồ sộ, giàu giá trị trên cả mang thơ chữ Nôm và chữ Hán. Nổi bật trong tác phẩm của bà là tiếng nói thương cảm với số phận người phụ nữ và bài thơ Tự Tình (bài II) là một trong những bài thơ như vậy.
Bài thơ nằm trong chùm thơ Tự tình, gồm có tất cả ba bài, được viết theo thể thơ Đường luật. Tác phẩm là nỗi thương mình trong sự cô đơn khi phải chịu cảnh làm lẽ, khao khát hạnh phúc mãnh liệt. Đồng thời bài thơ cũng thể hiện thái độ bứt phá, vùng vẫy, muốn thoát khỏi cảnh ngộ éo le để có thể đạt được hạnh phúc, nhưng cuối cùng bi kịch vẫn hoàn bi kịch. Bài thơ mở đầu là thời điểm canh khuya, khi con người đối diện thật nhất với chính mình, nhưng cũng chính lúc đó Xuân Hương tự nhận ra tình cảnh đáng thương của chính mình:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Trong đêm khuya thanh vắng, nhịp gấp gáp của tiếng trống “dồn” càng trở nên vội vã, gấp gã hơn. Đó cũng chính là những bước đi thời gian vội vàng đang chảy trôi trước mắt người con gái. Đồng thời tiếng trống đó cũng chính là sự rối bời trong tâm trạng của nhân vật trữ tình. Đối diện với nhịp thời gian vội vàng, gấp gáp là hình ảnh “trơ cái hồng nhan”.
Chữ “trơ” được đặt ngay ở đầu câu nhấn mạnh nỗi cô đơn, trơ trọi của người phụ nữ. Nhưng bên cạnh nỗi đau đớn, xót tủi cho thân phận lại thể hiện một Xuân Hương thật bản lĩnh. “Trơ” không chỉ là sự bẽ bàng mà còn là thách thức với xã hội, với cuộc đời. Hai câu thơ đầu là tiếng than cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, hồng nhan mà bạc mệnh. Trong cái cô đơn, tội nghiệp đến tột cùng ấy, con người tìm đến rượu để khuây khỏa nỗi niềm:
Chén rượu đưa hương say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Nhưng rượu cũng không thể làm cho nhân vật vơi đi nỗi cô đơn, sầu muộn. Chén rượu uống vào mà lại càng tỉnh hơn, để nhân vật trữ tình càng thấm thía hơn nỗi cô đơn, lẻ bóng của mình. Tìm đến trăng làm bạn, để tâm sự trò truyện thì lại nhận ra thực tại phũ phàng. Nỗi niềm chất chứa đã thấm dần và lan vào cảnh vật. Quả thực “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
Hai câu thơ tác giả sử dụng rất thành công cụm từ: “say lại tỉnh” cho thấy cái vòng luẩn quẩn, tình duyên trở thành trò đùa của tạo hóa, càng uống lại càng tỉnh, lại càng nhận ra sự hẩm hiu duyên phận của chính mình; “khuyết chưa tròn” vầng trăng là ngoại cảnh mà cũng chính là tâm cảnh, tạo nên sự đồng nhất giữa cảnh vật và con người. Trăng sắp tàn mà vẫn khuyết cũng như con người tuổi xuân vội vã trôi qua mà tình duyên vẫn chưa trọn vẹn. Bốn câu thơ đầu đã khắc họa sâu sắc nỗi đau, bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ.
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám/ Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”. Các động từ mạnh “xiên, đâm” kết hớp với “ngang, toạc” đã thể hiện sự ngang ngạnh, phẫn uất đến tột cùng của nhân vật trữ tình. Nếu như người phụ nữ trung đại nổi bật lên với tính cách cam chịu, khuất phục trước số phận thì ở đây lại xuất hiện một người phụ nữ hoàn toàn khác.
Những sinh vật nhỏ bé dường kia không chịu mềm yếu trước hoàn cảnh thực tại, phải mọc xiên, đâm ngang để tìm sự sống. Đá phải kiên cường, rắn chắc để có thể đâm toạc chân mây. Biện pháp đảo ngữ trong hai câu thơ đã cho thấy sự phẫn uất của cỏ cây, đá đó đồng thời cũng chính là nỗi niềm của con người trước thực tại cuộc sống. Bởi vậy, hình ảnh rêu xiên ngang, đá đâm toạc chân mây cũng chính là sự phản kháng của người phụ nữ trước thực tại nhiều bất công, ngang trái.
Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.
Trong câu thơ có hai chữ “xuân” xuất hiện, chữ “xuân” thứ nhất là tuổi xuân của con người, “xuân” thứ hai là mùa xuân của vạn vật. Hai chữ xuân này kết hợp với từ “lại” đã nhấn mạnh tuổi xuân của con người một đi không trở lại, trái ngược với mùa xuân của thiên nhiên đất trời, mỗi khi xuân của đất trời quay lại đồng nghĩa với tuổi xuân của con người ngày một rút ngắn, nỗi chán ngán lại càng gia tăng.
Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến, nhấn mạnh vào sự nhỏ bé dần, làm cho hoàn cảnh càng trở nên éo le hơn: “Mảnh tình san sẻ tí con con”. Mảnh tình vốn đã bé, đã nhỏ nay lại phải san sẻ lại càng trở nên ít ỏi, eo hẹp hơn. Tình cảnh đó thật xót xa, tội nghiệp. Hai câu thơ kết thể hiện nỗi lòng sâu kín của người phụ nữ trong xã hội cũ: với họ tình yêu, hạnh phúc thật mong manh, bé nhỏ.
Hồ Xuân Hương là bậc thầy trong sử dụng ngôn ngữ, thông qua khả năng diễn đạt tư tưởng, tình cảm của nhân vật trữ tình: tả âm thanh (văng vẳng), tả cảm giác (trơ, say, lại tỉnh, ngán), tả động thái (xiên ngang, đâm toạc),… Nghệ thuật đảo ngữ tài tình (xiên ngang, đâm toạc). Giọng điệu thơ phẫn uất, tủi hờn. Tất cả đã hòa quyện với nhau để diễn tả sự cô đơn, thân phận bé nhỏ của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Với ngôn ngữ giản dị, giàu sức gợi cảm, sử dụng thành công phép đối, tác phẩm vừa nói lên số phận rẻ rung, bi kịch người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đồng thời còn cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương nói riêng và của người phụ nữ trong xã hội cũ nói chung.
Phân tích bài thơ Tự Tình II của Hồ Xuân Hương 6
Thân phận lẽ mọn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến là một đề tài khá phổ biến trong văn học dân gian và văn học viết thời hiện đại. Tình yêu và hạnh phúc gia đình là một trong những mối quan tâm lớn của văn học từ xưa đến nay. Nó góp phần thể hiện rõ tinh thần nhân đạo trong văn học. Chùm thơ Tự tình là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về người phụ nữ trong văn học Việt Nam - Hồ Xuân Hương.
Người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng nghe tiếng trống cầm canh báo thời khắc đi qua. Canh khuya là thời gian từ nửa đêm cho đến sáng. Nàng cảm thấy tiếng trống canh báo hiệu thời gian khắc khoải mong ngóng một điều gì. Nhưng càng mong lại càng không thấy. Tiếng trống canh đang dồn dập kia chính là thông báo về thời gian tâm trạng của nàng. Nó thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải, thảng thốt thiếu tự tin, đầy lo âu và tuyệt vọng của người đàn bà.
Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng bẽ bàng của người vợ cô đơn chờ mong chồng mà chồng không đến bằng một chữ trơ - trơ trọi, trơ cái hồng nhan, cái thân phận phụ nữ với nước non, với đời, với tình yêu.Hai câu tiếp theo, Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng tuyệt vọng của người vợ chờ chồng.
Câu thơ ẩn chủ từ, chỉ thấy hành động và trạng thái diễn ra. Chén rượu hương đưa nghĩa là uống rượu giải sầu cho quên sự đời, nhưng say rồi lại tỉnh, tức là uống rượu vẫn không quên được mối sầu!Vầng trăng bóng xế trong câu bốn có nghĩa là đêm đã gần tàn, nhưng trăng chưa tròn mà đã xế, thể hiện cảm xúc về hạnh phúc chưa tròn đầy. Vầng trăng bóng xế cũng có thể có hàm ý chỉ tuổi người đã luống mà hạnh phúc chưa đầy.
Nếu như bốn câu thơ đầu tiên diễn tả cái tâm trạng chờ đợi mòn mỏi có phần tuyệt vọng, buông xuôi, thì ở hai câu năm và sáu, Hồ Xuân Hương đã bất ngờ vẽ ra hình ảnh một sự cảm khái. Cái đám rêu kia còn được bóng trăng xế xiên ngang mặt đất soi chiếu tới. Ta có thể tưởng tượng: mấy hòn đá kia còn được ánh trăng đâm toạc chân mây để soi đến. Hoá ra thân phận mình cô đơn không bằng được như mấy thứ vô tri vô giác kia!
Đây không nhất thiết phải là cảnh thực, mà có thể chỉ là hình ảnh trong tâm tưởng. Mấy chữ xiên ngang, đâm toạc có ý tiếp cái mạch văn trũng bóng xế ở câu trên. Nhưng các sự vật, hình ảnh thiên nhiên ở đây diễn ra trong dáng vẻ khác thường, do việc tác giả sử dụng những từ ngữ chỉ hành động có tính chất mạnh mẽ, dữ dội:
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Hai câu thơ này cũng có thể hiểu là đảo ngữ: rêu từng đám xiên ngang mặt đất, còn đá mấy hòn vươn lên đâm toạc chân mây. Và đó không phải là hình ảnh của ngoại cảnh, mà là hình ảnh của tâm trạng, một tâm trạng bị dồn nén, bức bối muốn đập phá, muốn làm loạn, muốn được giải thoát khỏi sự cô đơn, chán chường. Nó thể hiện cá tính mạnh mẽ, táo bạo của chính Hồ Xuân Hương.
Những dồn nén, bức bối, đập phá của tâm trạng nhà thơ bất ngờ bộc phát, và cũng bất ngờ lắng dịu, nhường chỗ cho sự trở lại của nỗi buồn chán và bất lực, chấp nhận và cam chịu. Câu thơ Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại chứa đựng biết bao nhiêu là thời gian và sự chán ngán kéo dài. Cuộc đời cứ trôi đi, thời gian cứ trôi đi, tình yêu và hạnh phúc thì chỉ được hưởng tí chút.
Tác giả đã đi, tình yêu mà hạnh phúc thì chỉ được hưởng tí chút. Tác giả đã dùng từ mảnh tinh để nói cái tình bé như mảnh vỡ. Lại nói san sẻ - Chắc là san sẻ với chồng, san sẻ với vợ cả chăng? Hai câu thơ cuối khép lại bài thơ, như một tổng kết, như một lời than thở thầm kín của người phụ nữ có số phận lẽ mọn về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi không trọn vẹn trong xã hội xưa.Bài thơ là lời than thở cho số phận hẩm hiu của người phụ nữ chịu cảnh lẽ mọn, thể hiện thái độ bi quan, chán nản của tác giả và thân kiếp thiệt thòi của con người.
Đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ là sử dụng những từ ngữ và hình ảnh gây ấn tượng mạnh. Tác giả chủ yếu sử dụng các từ thuần Việt giàu hình ảnh, màu sắc, đường nét với sắc thái đặc tả mạnh, bằng những động từ chỉ tình thái: dồn, trơ, xế, xiên ngang, đâm toạc, đi, lại lại, san. sẻ, ... và tính từ chỉ trạng thái: say, tỉnh, khuyết, tròn... để miêu tả những cảm nhận về sự đời và số phận.Hình ảnh trong bài thơ gây ấn tượng rất mạnh bởi nghệ thuật đặc tả.
Nhà thơ thường đẩy đối tượng miêu tả tới độ cùng cực của tình trạng mang tính tạo hình cao. Nói về sự cô đơn, trơ trọi đến vô duyên của người phụ nữ thì: Trơ cái hồng nhan với nước non. Mấy chữ xiên ngang, đâm toạc đều là những hành động mạnh mẽ như muốn tung phá, đầy sức sống thể hiện những cảm xúc trẻ trung.
Tác phẩm trình bày một cách nghệ thuật mối mâu thuẫn giữa khát vọng hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn của người phụ nữ trong cảnh lẽ mọn với hiện thực phũ phàng là sống trong cô đơn, mòn mỏi mà họ phải chịu đựng, giữa mong ước chính đáng được sống trong hạnh phúc vợ chồng với việc chấp nhận thân phận thiệt thòi do cuộc sống đem lại.
Bài thơ bày tỏ sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với nỗi bất hạnh của người phụ nữ, phê phán gay gắt chế độ đa thê trong xã hội phong kiến, đồng thời thể hiện rõ sự bất lực và cam chịu của con người trước cuộc sống hiện tại. Bài thơ diễn tả một tình cảm đáng thương, một số phận đáng cảm thông, một khát vọng đáng trân trọng, một tâm trạng đáng được chia sẻ của người phụ nữ trong xã hội xưa.
Những mơ ước hạnh phúc đó là hoàn toàn chính đáng nhưng không thể thực hiện được trong điều kiện xã hội lúc bấy giờ, đó là bi kịch không thể giải toả. Vì thế giọng điệu của bài thơ vừa ngậm ngùi vừa ai oán. Yêu cầu giải phóng con người, giải phóng tình cảm chỉ có thể tìm được lời giải đáp dựa trên cơ sở của những điều kiện lịch sử - xã hội mới mà thôi.
Phân tích bài thơ Tự Tình II của Hồ Xuân Hương 7
Tự tình là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Hồ Xuân Hương, đây là bài thơ tự bày tỏ lòng mình. Như chúng ta cũng biết Hồ Xuân Hương sống vào cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỷ XIX , bà xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, cha làm nghề dạy học. Thế nhưng, Hồ Xuân Hương không chịu gò bó vào cái xã hội eo hẹp, tù túng mà bà là một người phóng khoáng, đa tài, đa tình, giao thiệp với những nhà văn, tài tử, đi rất nhiều nơi.
Nhưng éo le thay, người xưa thường có câu “Hồng nhan bạc phận”, bà cũng phải chịu kiếp số lận đận, éo le, đầy ngang trái trong con đường tình duyên. Các tác phẩm của bà chủ yếu được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Người ta thường gọi bà là “Bà chúa thơ Nôm”. Hồ Xuân Hương – hiện tượng độc đáo trong lịch sử văn học Việt Nam.
Bài thơ Tự Tình được viết dưới dạng Đường luật thất ngôn bát cú. Với lối viết sắc xảo và cũng chính là lời tự bày tỏ lòng mình nên chủ đề bài thơ được hiện lên là một nghịch đối: duyên phận muộn màng, lỡ dở trong khi tác giả cứ lạnh lùng trôi qua. Điều này dẫn đến tâm trạng vừa buồn vừa phẫn uất, nhưng cuối cùng vẫn đọng lại trong tâm trí của bà.
Để thấy rõ được nội dung chính, ta sẽ đi vào tìm hiểu sâu qua các câu thơ. Bài thơ được viết theo thể thơ đường luật bát cú ngôn nên bố cục gồm 4 phần: 2 câu đề, 2 câu thực, 2 câu luận và 2 câu kết. Trước hết, tác giả mở đầu với hai câu đề:
“Đêm khuya văng vẳng bóng canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non.”
Khung cảnh được hiện lên là một đêm khuya, khi con người chìm sâu vào giấc ngủ, nhưng cũng chính là lúc người ta đối diện với chính mình và đây cũng là lúc Hồ Xuân Hương nhận ra được cảnh đáng thương của mình. Sự cô đơn, lẻ bóng một mình gắn liền với thời gian, tạo cho người ta một cảm giác thật đáng thương cho thân phận người phụ nữ.
Tác giả đã rất tinh tế khi sử dụng nghệ thuật lấy động nói tĩnh: âm thanh “văng vẳng” của tiếng trống cầm canh để nói lên một không gian tĩnh lặng, vắng vẻ. Chính cái khoảnh khắc ấy, tự soi vào mình, tác giả thấy “trơ” mà đặc biệt nó còn được đặt ở đầu câu, càng thêm nhấn mạnh nỗi đau, bất hạnh về đường tình duyên, số kiếp “hồng nhan bạc phận” của chính tác giả. “Trơ” ở đây có thể được hiểu là tủi hổ, bẽ bàng.
Tiếp theo nó là “cái hồng nhan” ý nói đến dung nhan của người phụ nữ, thường được dùng trong xã hội xưa. Nhưng điều đáng chú ý ở đây, một nhân phẩm, vẻ đẹp của người phụ nữ lại gọi là “cái” gợi cho người đọc thấy được sự rẻ rúng, mỉa mai. “Cái hồng nhan” trơ với nước non không chỉ là sự cay đắng, tủi hổ mà còn là nỗi xót xa, thấm thía, càng ngẫm càng thương thân.
Nhưng chữ “trơ” ở đây một phần cũng có thể hiểu được đó chính là sự gan dạ của Xuân Hương, là sự thách thức. Để nhấn mạnh điều này, tác giả đã dùng nhịp thơ: 1/3/3 để nhấn mạnh vào sự bẽ bàng. Nối tiếp hai câu đề, tác giả viết:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tàn”
Với hai câu thơ thực trên, hoàn cảnh và tâm trạng của nhà thơ được hiện lên rõ hơn. Khi sầu, người ta thường làm bạn với rượu, để có thể quên đi mọi thứ không vui, những nỗi đau. Thế nhưng “say lại tỉnh” làm nỗi buồn không thể nguôi được. Đây chính là một vòng quay luẩn quẩn, tình duyên đã trở thành một trò đùa, càng say càng tỉnh, càng cảm nhận nỗi đau của thân phận.
Câu thơ là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm trạng. Vì vậy, tạo nên sự đồng nhất giữa tâm trạng và cảnh “ trăng” sắp tàn “bóng xế” và vẫn “khuyết chưa tròn”. Tuổi xuân, cái tuổi đẹp nhất của người con gái đã trôi qua mà nhân duyên vẫn chưa trọn vẹn gợi lên một nỗi sầu lẻ bóng. Tiếp tục hướng về ngoại cảnh, lấy thiên nhiên để bày tỏ tâm trạng, nỗi lòng của mình, Hồ Xuân Hương viết:
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
Hai câu luận ở trên được tác giả sử dụng nghệ thuật đảo ngữ để nhấn mạnh trạng thái của thiên nhiên, nhưng đó cũng chính là tâm trạng của con người. Rêu và đá là hai hình ảnh được hiện lên là những vật yếu mềm, không chịu chấp nhận sự thấp bé ấy, đã vươn lên bằng mọi cách, vượt qua những cản trở (mặt đất, chân mây) để chứng tỏ mình. Các động từ mạnh: xiên, đâm kết hợp với bổ ngữ ngang, toạc gợi cho người ta thấy sự ngang ngạnh, phẫn uất.
Nó không chỉ thể sự phẫn uất mà còn nói lên một phần của sự phản kháng. Cũng có thể cho người đọc ngầm hiểu Hồ Xuân Hương với sức sống mãnh liệt ngay cả khi đau buồn nhất. Khép lại bài thơ với hai câu kết:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tý con con”
Hồ Xuân Hương đã có cách dùng từ rất độc đáo “xuân” tức là mùa xuân, tuổi xuân, “ngán” tức là ngao ngán, chán. Bên cạnh đó từ “lại” chỉ sự trở lại một cách nhanh, sợ sự quay trở lại. Theo quy luật của tạo hóa, mùa xuân qua rồi sẽ trở lại. Nhưng mỗi mùa xuân qua đi lại mang theo tuổi xuân của con người và mãi không trở lại. Sự trở lại của mùa xuân chính là sự ra đi của tuổi xuân. Tác giả đã quá ngán ngẩm với cuộc đời éo le.
Với lối nghệ thuật tăng tiến, nhấn mạnh vào những điều bé nhỏ, làm cho nghịch cảnh éo le hơn. Mảnh tình đã nhỏ bé lại còn phải san sẻ “tý con con” tạo nên một cảm giác xót thương. Đây cũng chính là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hạnh phúc luôn là chiếc chăn quá hẹp.
Như vậy, bài thơ Tự tình đã hiện lên với những hình ảnh giản dị mà đặc sắc, hình ảnh giàu sức gợi cảm, tinh tế từ đó nói lên tâm trạng của chủ thể. Bài thơ hiện lên cả bi kịch và khát vọng sống hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Trong những lúc buồn tủi, bế tắc, người phụ nữ cố vươn lên nhưng lại vẫn bị rơi vào cái vòng quay luẩn quẩn, tù túng của xã hội đương thời.
Phân tích bài thơ Tự Tình II của Hồ Xuân Hương 8
Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam, được mệnh danh là “bà chúa thơ nôm”. Bà là một “thiên tài kì nữ” nhưng cuộc đời đầy éo le, bất hạnh. Thơ Hồ Xuân Hương là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà vẫn rất trữ tình. Một trong những bài thơ tiêu biểu viết về tâm trạng, nỗi niềm của người phụ nữ trước duyên phận, cuộc đời mình là “Tự tình” (II). Bài thơ có giá trị sâu sắc về nội dung và nghệ thuật:
“Tự tình” (II) là bài thơ thuộc chùm thơ “Tự tình” gồm ba bài của bà. Đây là chùm thơ nữ sĩ viết để tự kể nỗi lòng, tâm tình của mình. Tác phẩm được viết bằng chữ Nôm, làm theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với bố cục bốn phần: đề, thực, luận, kết. Bài thơ thể hiện thái độ, tâm trạng vừa đau đớn, vừa phẫn uất trước thực tại đau buồn, tuy vậy, bà vẫn gắng gượng vươn lên, nhưng rồi vẫn rơi vào bi kịch.
Dựa vào nội dung bài thơ, ta có thể đoán bài thơ được sáng tác khi bà đã gặp phải những éo le, bất hạnh trong tình duyên. Mở đầu bài thơ là hình ảnh người phụ nữ không ngủ, một mình ngồi giữa đêm khuya:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non.”
Giữa đêm khuya, người phụ nữ thao thức không ngủ được và nàng nghe âm thanh tiếng trống canh dồn dập. “Đêm khuya” là thời gian của hạnh phúc lứa đôi, của sum họp gia đình, vậy mà ở đây, trớ trêu thay, người phụ nữ lại đơn độc một mình. Nàng cô đơn quá nên thao thức không ngủ, nàng nghe âm thanh tiếng trống canh “văng vẳng”. Từ láy này miêu tả âm thanh từ xa vọng lại.
Với nghệ thuật lấy động tả tĩnh, người đọc cảm nhận được không gian đêm khuya tĩnh lặng, im lìm và người phụ nữ thật cô đơn, tội nghiệp. Trong xã hội xưa, tiếng trống canh là âm thanh dùng báo hiệu thời gian một canh giờ trôi qua. Nữ sĩ nghe âm thanh tiếng trống canh “dồn” – tiếng trống dồn dập, khẩn trương – có lẽ là vì nàng đang ngồi đếm thời gian và lo lắng thấy nó trôi qua một cách dồn dập, tàn nhẫn. Nó chẳng cần biết tuổi xuân của nàng sắp vuột mất mà nàng thì vẫn đang phải “trơ cái hồng nhan” ra giữa “nước non”.
Dường như, nỗi cô đơn, xót xa ấy luôn dày vò nữ sĩ nên thời gian trở thành nỗi ám ảnh không nguôi trong tâm hồn bà. Trong chùm “Tự tình”, nỗi ám ảnh về thời gian còn hiện hữu trong âm thanh “tiếng gà”. Người phụ nữ ấy cũng trằn trọc cho đến sáng để rồi nghe âm thanh “tiếng gà văng vẳng gáy trên bom” mà đau đớn, mà oán hận. Ở đây, “hồng nhan” là nhan sắc của người phụ nữ vẫn còn ở độ mặn mà, cái mà bất cứ ai cũng trân trọng.
Thế mà, nó lại kết hợp với từ “cái”- một danh từ chỉ loại thường gắn với những thứ vật chất nhỏ bé, tầm thường. Nàng tự thấy nhan sắc của mình quá nhỏ bé, rẻ rúng bởi nó chẳng khác gì một thứ đồ ít giá trị, lại chẳng được ai đoái hoài đến. Nó phải “trơ” ra, phô ra, bày ra một cách vô duyên, vô nghĩa lí giữa đất trời. Từ “trơ” đứng đầu câu cho ta cảm nhận được nỗi xót xa, đau đớn, tủi hổ, bẽ bàng của người phụ nữ một mình giữa đêm khuya, không ai quan tâm, đoái hoài.
Tuy có bẽ bàng, tủi hổ nhưng ta vẫn thấy ẩn khuất trong câu thơ một nữ sĩ mạnh mẽ, cá tính dám đem cái tôi cá nhân để đối lập với cả “nước non” rộng lớn. Hồ Xuân Hương là thế, không bao giờ chịu bé nhỏ, yếu mềm. Hai câu đầu bằng cách khắc họa thời gian, không gian nghệ thuật và cách kết hợp từ độc đáo đã thể hiện rõ nỗi cô đơn, đau đớn, tủi hổ bẽ bàng trước tình duyên hẩm hiu của chính mình. Hai câu thực khắc họa sâu sắc sự phẫn uất trước tình cảnh éo le:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn”.
Giữa đêm khuya, cô đơn và buồn tủi, nàng tìm đến rượu để quên đi tất cả nhưng nào quên được “say lại tỉnh”. Say, có thể quên đi được một chốc, nhưng đâu có thể say mãi, rồi sẽ lại “tỉnh” ra. Tỉnh ra lại càng ý thức sâu sắc hơn nỗi cô đơn, xót xa, lại càng buồn hơn. Ẩn sau cái hành động tìm đến rượu để giải tỏa nỗi sầu là cả niềm phẫn uất sâu sắc trước số phận bất hạnh.
Cụm từ “say lại tỉnh” cho thấy cái bế tắc, quẩn quanh trong nỗi buồn, cô đơn của người phụ nữ. nàng cô đơn nên tìm đến vầng trăng bên ngoài kia mong sự đồng cảm. nàng thấy vầng trăng đã “xế” bóng “khuyết chưa tròn”. Nàng nhìn thấy số phận bất hạnh của mình trong hình ảnh vầng trăng: nàng cũng đã ở tuổi “xế” chiều mà tình duyên vẫn hẩm hiu, lận đận, “chưa tròn”. Ở hai câu này, bằng phép đối, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, nữ sĩ đã khắc họa nên tâm trạng bế tắc và nỗi phẫn uất sâu sắc trước duyên phận hẩm hiu, lỡ làng. Sang hai câu luận, dường như sự phẫn uất ấy biến thành sự chống trả kịch liệt:
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.”
Hai câu thơ được cấu tạo đặc biệt: đảo vị ngữ là những động từ mạnh lên đầu câu. “Xiên ngang” và “đâm toạc” là hành động của những vật vô tri vô giác. Trong tự nhiên, rêu là sự vật bé nhỏ, yếu mềm, thế mà ở đây dường như nó mạnh mẽ hơn, cứng cỏi thêm để “xiên ngang mặt đất”. “Đá” là vật bất động, thế mà ở đây cũng đang to hơn, nhọn hơn, đang cựa quậy, “nổi loạn” phá tan không gian tù túng bị giới hạn bởi “chân mây”.
Hình ảnh thiên nhiên động, thiên nhiên “nổi loạn” này không chỉ xuất hiện một lần mà còn có trong nhiều những tác phẩm khác của bà. Lí giải cho sự xuất hiện những hình ảnh thiên nhiên như thế là ở cá tính mạnh mẽ của nữ sĩ. Thiên nhiên được miêu tả thể hiện rõ tâm trạng con người, như đại thi hào Nguyễn Du từng đúc kết về mối quan hệ giữa cảnh và tình : “Cảnh buồn người có vui đâu bao giờ”.
Cảnh được miêu tả là “nổi loạn”, là “phá bĩnh” thể hiện tâm trạng người phụ nữ lúc này cũng muốn “nổi loạn”, quẫy đạp để phá tan số phận bất hạnh, tình duyên hẩm hiu của mình. Dường như, người phụ nữ đang gồng mình lên để chống trả kịch liệt số phận. Đó chính là thái độ phản kháng mạnh mẽ của nữ sĩ trước thực tại đau buồn. Đằng sau sự phản kháng mạnh mẽ ấy là khao khát sống, khao khát hạnh phúc lứa đôi mãnh liệt của nữ sĩ.
Hai câu thơ, với phép đối, phép đảo nhấn mạnh hai động từ mạnh đầu câu và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã cho thấy sự cố gắng vươn lên đấu tranh với số phận, đồng thời cho thấy khát khao sống, khát khao hạnh phúc lứa đôi mãnh liệt ở nữ sĩ xinh đẹp, tài năng mà cuộc đời không ưu ái. Người đọc thật sự khâm phục trước bản lĩnh cứng cỏi, không chịu đầu hàng số phận của người phụ nữ cá tính ấy. Đến hai câu cuối bài thơ, tuy nàng đã cố gắng vươn lên nhưng không thoát khỏi cái thở dài ngán ngẩm trước bi kịch:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con”.
Nàng thở dài “ngán nỗi”. Nàng chán ngán bởi “xuân đi xuân lại lại”. Mùa xuân và vẻ đẹp của nó phai đi nhưng rồi sẽ quay trở lại theo quy luật của tạo hóa. Nhưng “xuân” của người phụ nữ, tuổi trẻ và sắc đẹp của nàng thì không thể nào trở lại được, mà cứ mỗi một mùa xuân trôi đi là lại thêm một lần nữa tuổi xuân của đời người ra đi, thế nên nàng “ngán”. Cụm từ “lại lại” như một sự thở dài ngao ngán trước sự trôi chảy tàn nhẫn của thời gian.
Nó cứ trôi đi, không thèm để ý đến cái bi kịch đang cướp đi tuổi trẻ của nàng : “mảnh tình san sẻ”. Tình yêu của nàng vốn dĩ mỏng manh, bé nhỏ, chỉ là một “mảnh”, thế mà còn phải san sẻ”, chia năm sẻ bảy ra thật tội nghiệp. bởi vậy mà nó chỉ còn là một “tí” ‘con con”.
Nghệ thuật tăng tiến theo chiều giảm dần khiến người đọc thấy rõ cái bi kịch xót xa của nữ sĩ và cảm thương cho con người tài hoa mà bạc mệnh. Bi kịch ấy đeo đẳng lấy người phụ nữ khiến nàng không chỉ thốt lên ngao ngán một lần. Trong “Tự tình” (III) nàng cũng từng thở dài: “Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh”.
Đây cũng là một cách nói khác của bi kịch tình yêu bị chia năm sẻ bảy. Nàng có chồng – “ôm đàn” – nhưng lấy chồng mà vẫn “tấp tênh” như chẳng có, “một tháng đôi lần có cũng không”. Hai câu kết bài thơ với những từ ngữ giản dị, tự nhiên và nghệ thuật tăng tiến, người đọc cảm nhận được cái chán ngán khi rơi vào bi kịch của nữ sĩ. Tuy thế, dư âm của cái khát khao sống, khát khao hạnh phúc lứa đôi mãnh liệt ở hai câu trước vẫn khiến người đọc cảm phục bản lĩnh cứng cỏi của “bà chúa thơ Nôm”.
Với ngôn ngữ thơ nôm giản dị, tự nhiên nhưng cũng sắc nhọn, với các biện pháp nghệ thuật đảo, đối, dùng động từ mạnh, tả cảnh ngụ tình…bài thơ thể hiện tâm trạng vừa đau đớn, vừa phẫn uất trước duyên phận, nhưng vẫn cố gắng vươn lên với khát khao sống, khát khao hạnh phúc mãnh liệt, tuy vẫn rơi vào bi kịch.
Tóm lại, “Tự tình” (II) thể hiện bản lĩnh Hồ Xuân Hương qua tâm trạng đầy bi kịch : vừa buồn tủi, phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được sống hạnh phúc. Đọc bài thơ, ta vừa thương xót cho số phận bất hạnh, vừa khâm phục bản lĩnh cứng cỏi của nữ sĩ. Bài thơ là minh chứng tiêu biểu cho tài năng ngôn ngữ của “bà chúa thơ Nôm”.
Phân tích bài thơ Tự Tình II của Hồ Xuân Hương 9
Nhà phê bình văn học Hegel đã từng nói: “Thi ca là thứ nghệ thuật chung của tâm hồn đã trở nên tự do, không bó buộc vào nhận thức giác quan vê vật chất bên ngoài. Thay vì thế nó diễn ra riêng tư trong không gian bên trong và thời gian bên trong của tác giả và cảm xúc”.
Đúng, văn chương đích thực phải là thứ văn chương “chín đủ cảm xúc” (Xuân Diệu), cũng là thứ văn khi đọc lên mà ta như thấy được cả thế giới tâm hồn, tình cảm của người cầm bút, nhất định phải là thứ văn mà sau khi gấp lại, người ta vẫn bâng khuâng mãi khôn nguôi. Tự Tình II của Hồ Xuân Hương là một kiểu văn như thế. Nó khiến ta xúc động nghẹn ngào trước những tâm sự cay đắng của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến, đồng thời trân trọng vẻ đẹp và khát vọng sống của họ.
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
Chén rượu hương đưa say lại tình
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
Nửa đầu bài thơ là khoảng thời gian nghệ thuật “Đêm khuya”, khoảng thời gian thường gợi buồn nhất. Trong ca dao xưa, đêm khuya và chiều tà là lúc những làn sóng cảm xúc cuộn lên trong lòng người con xa xứ:
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”
Dịch bánh xe thời gian qua mảng văn học trung đại, khoảng thời gian này cũng xuất hiện khá nhiều tác phẩm văn học
“Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn”
(Bà Huyện Thanh Quan)
Dường như, trời chiều là lúc dòng tâm sự đọng lại, bước chân của đêm tối nặng nề chậm chạp khiến cho lòng người nặng trĩu. Đây cũng là lúc người vợ lẽ hay người góa phụ cảm nhận sâu sắc và thấm thía nhất nỗi bất hạnh cô đơ. Từng tiếng trống dồn dập, thúc giục, guồng quay thời gian cứ tiếp tục trôi đi mà nào có đợi chờ gì tuổi xuân của một người phụ nữ vân khao khát hạnh phúc lứa đôi nhưng sớm phải chịu cảnh chăn đơn gối chiếc.
Âm thanh tiếng trống lại “văng vẳng”, một thứ thanh âm hết sức mờ nhạt, mơ hồ, từ xa dội vào tâm hồn người phụ nữ. Quả thật, âm thanh từ xa nên mờ nhạt hay chính tâm hồn người phụ nữ đang xao động mải mê tìm kiếm một thứ phù du xa xôi nên thanh âm của tiếng trống nhạt mờ thoáng qua như một làn gió nhẹ.
Hồng nhan là một người con gái đẹp, nhưng “cái hồng nhan” gợi cho ta liên tưởng tới một vật vô tri vô giác. “Trơ cái hồng nhan”, cụm từ trần trụi, thô mộc gợi ra bóng hình người con gái đẹp nhưng tâm hồn lại quá chai sạn mọi cảm xúc, cảm giác. Đặt “hồng nhan” bên cạnh “nước non” ta đã phần nào thấy được sự đối lập giữa một bên nhỏ bé, một bên rộng lớn, một bên yếu ớt, một bên bao phủ choán ngợp khắp bốn phương.
Tuy nhiên, sự đối lập ở đây không những không làm cho hình ảnh hồng nhan bị che khuất, bị lu mờ mà trái lại càng tô đậm cho mối sầu vạn kỉ, mệt mỏi, cô độc thấu tận tim gan. Trong hoàn cảnh khổ đau, kiếp người đó tưởng như đã hóa đá nhưng không, thấm sâu trong trái tim con người ấy là một tâm trạng bồn chồn không yên:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Tìm đến rượu để quên đi nỗi đau nhưng trớ trêu thay, càng uống, nỗi đau càng thấm thía, càng khắc sâu vào trong trái tim mong manh, yếu đuối. Say lại tỉnh, tỉnh lại say, quá trình diễn ra lặp đi lặp lại như một vòng tuần hoàn. Cuộc đời người phụ nữ chỉ chìm đắm trong chuỗi ngày tẻ nhạt cùng với tâm trạng u uất. Chợt ta nhớ đến nàng Thúy Kiều đáng thương, nàng cũng từng bị giam cầm trong chuỗi thời gian vô vị đó:
“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”
Hai con người ấy, hai thân phận khác nhau nhưng cùng chung một số phận, một hoàn cảnh, eo le đáng thương làm sao. Hình ảnh “vầng trăng bóng xế” có lẽ là một hình ảnh ẩn dụ hơn là một hình ảnh tả thực. Trăng xế bóng hay cũng là cuộc đời người phụ nữ đã ngả chiều. Trăng thường gợi kỉ niệm, gợi sự tròn đầy viên mãn của hạnh phúc lứa đôi, bao cuộc tình thủy chung nồng thắm cũng diễn ra dưới ánh trăng, nhờ vầng trăng chứng giám:
“Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song”
Nhưng giờ đây, ánh trăng sắp tàn như cuộc tình dang dở của người phụ nữ đã đến hồi dang dở…Nhưng Xuân Hương là thế, một người phụ nữ không bao giờ chịu thua hoàn cảnh, luôn tìm cho mình một lối đi khác người, rất ngông, rất lạ đó, làm sao có thể để nỗi đau lấn át lí trí, tâm hồn? Trong tột cùng của khổ đau, cô độc, nữ sĩ vẫn tin ở chính mình, tìm thấy nguồn sức mạnh lớn lao để làm động lực:
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”
Đưa con mắt lạc lõng ngắm nhìn mọi vật xung quanh, nhân vật trữ tình thấy “rêu từng đám” đang xiên ngang mặt đất, “đá” đang đâm toạc chân mây. “Xiên ngang, đâm toạc” là những động từ rất mạnh, cùng nghệ thuật đảo ngữ được sử dụng rất đắt đã diễn tả được sức mạnh của sự sinh tồn trong những vật nhỏ bé, đơn sơ.
Màu xanh non của rêu hiện diện trên sắc màu xám xịt của đất như khẳng định sức sống mãnh liệt của rêu. Không những thế, nó còn như biểu hiện của một tia hy vọng nhỏ bé nhưng hết sức thiết tha thoát khỏi xã hội đương thời phàm tục, dơ bẩn, cũng chính là thoát khỏi kiếp sống cô độc, lẻ loi như đang bóp nghẹt tuổi xuân của người phụ nữ.
Những hòn đá rắn rỏi chen vào khung trời rộng lớn nhưng trống trải cũng đủ làm khung cảnh trở nên sinh động hơn bao giờ hết. Chỉ với hai hình ảnh giản dị, nhỏ bé nhưng nữ sĩ đã đưa người đọc từ sự xót xa trước những khổ đau của người phụ nữ sang trân trọng sức mạnh tinh thần, vẻ đẹp tính cách của họ.
Đó cũng chính là một trong những nét độc đáo tạo nên cái “ngông” trong thơ của Hồ Xuân Hương. Tạo cho người đọc cảm giác mạnh, bất ngờ, đúng là chỉ có được trong nữ sĩ có một không hai của văn học Việt Nam. Hai câu thơ cuối cùng:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con
Nhưng cho dù có thể hiện mình mạnh mẽ và đầy niềm tin như thế nào nhưng người phụ nữu vẫn không thể phủ nhận hiện thực khắc nghiệt. Hai câu cuối cùng cất lên như một tiếng thở dài đày chua xót, đắng cay, ngán ngẩm về kiếp sống của một kiếp hồng nhan bị giam cầm trong hai từ “định mệnh”. Tuổi xuân- nhan sắc, hai thứ một khi đã ra đi thì không bao giờ có thể quay lại.
Mùa xuân của thiên nhiên đất trời như đã được lập trình để quay trong một vòng tuần hoàn không có điểm kết thúc, nhưng trớ trêu thay, mùa xuân của đời người lại hữu hạn, xuân năm ngoái có thể là sự cách biệt với xuân năm nay. Chính vì vậy, mỗi mùa xuân đi qua, người phụ nữ lại càng một héo hon, già nua trong sự vui tươi, hồi sinh của đất trời. Qua đây ta cũng thấy được ý thức của con người về bản thân mình với tư cách cá nhân, có ý thức về giá trị của tuổi thanh xuân và sự sống.
Mảnh tình có ý diễn tả chút tình cảm nhỏ nhoi nhưng ở đây lại phải san sẻ, cuối cùng chỉ còn lại là tí con con không đáng kể. Đọc câu thơ, ta thấy thấm trong từng câu chữ la tâm trạng xót xa của một người phụ nữ tài hoa bạc mệnh Hồ Xuân Hương. Cuộc đời của người phụ nữ ấy là một chuỗi những đắng cay tủi nhục, là cuộc đời của những dòng nước mặt lăn dài: qua hai lần đò đều không viên mãn. Làm lẽ ông Tổng Cóc, sau đó là ông phủ Vĩnh Tường nhưng cả hai lần, người phụ nữ bất hạnh này đều không có được hạnh phúc tương xứng.
Nhưng ẩn sâu trong từng câu chứ không phải là một sự tuyệt vọng, đau xót, càng không phải bởi vì đó chính là Hồ Xuân Hương- người phụ nữ mạnh mẽ, bản lĩnh, có đủ dũng cảm để đương đầu lại với cả hiện thực phong kiến, cả những quy tắc lễ giáo ràng buộc. Ta như thấy những tia hy vọng tuy nhỏ bé nhưng hết sức mạnh mẽ, có cơ sở: thi sĩ vẫn muốn tiếp tục đem san sẻ với mong ước chân thành để cho nhân tình thế thái đỡ xanh như lá, bạc như vôi.
Bài thơ “Tự tình” không những thành công trên phương diện nội dung mà ở phương diện nghệ thuật cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Cách sử dụng từ ngữ cảu Hồ Xuân Hương hết sức giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo nhưng cũng không kém phần tinh tế. Cách sử dụng từ ngữ cũng góp phần tạo nên tính đa thanh của tác phẩm: khi thì tủi hổ phiền muộn, lúc phản kháng bực dọc, khi lại chua chát chán chường nhưng vẫn ánh lên niềm lạc quan hy vọng.
Ngoài ra tác giả còn sử dụng những vế tiểu đối như “hồng nhan” – “nước non” hay phép tăng tiến,… Với những nét đặc sắc về nghệ thuật ấy, Hồ Xuân Hương đã góp phần hoàn thiện một tiếng thơ hết sức táo bạo, mới lạ cho nền văn học trung đại Việt Nam.
Cùng với “ Tự tình II”, Hồ Xuân Hương còn đóng góp rất nhiều tác phẩm khác vào nền văn học trung đại như “Bánh trôi nước”, “Cảnh làm lẽ”, “Quả mít”,… Nhưng dù viết về đối tượng nào thì cuối cùng điều mà nữ sĩ muốn phản ánh là số phận, cuộc đời cùng với tài năng và tính cách của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Ngoài ra bà còn chĩa thẳng ngòi bút của mình vào cả một bộ máy phong kiến cổ hu, lạc hậu, ràng buộc moi quyền sống, quyền hạnh phúc của người phụ nữ bằng một thái độ mạnh mẽ, cứng rắn đậm chất “ngông” của bà, điều này lại một lần nữa tô đậm dấu ấn rất riêng trong phong cách nghệ thuật Hồ Xuân Hương lên văn đàn Việt Nam.
Phân tích bài thơ Tự Tình II của Hồ Xuân Hương 10
Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Mỗi bài thơ là tiếng hát của trái tim, là những cảm xúc chân thành mà mãnh liệt của người nghệ sĩ. Bởi vậy, Diệp Tiến cho rằng, “ thơ là tiếng lòng”. Trong số những “ tiếng lòng” trong thơ, ta bắt gặp nỗi lòng người phụ nữ sống trong xã hội xưa đầy xót xa, tủi hổ, nổi bật là Hồ Xuân Hương với tác phẩm “ Tự tình II”.
Thơ là thư kí trung thành của trái tim, là nơi dừng chân của tâm hồn người nghệ sĩ. Thơ phản ánh cuộc sống con người, xã hội để qua đó, nhà thơ bộc bạch nỗi lòng mình. Họ như những con ong chăm chỉ bay xa để đem về hương phấn làm nơi mật ngọt, tái tạo tài tình bằng những cảm xúc cá nhân để tạo mật ngọt toả ngát cho đời.
Trong những con ong chăm chỉ như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu,…Hồ Xuân Hương nổi lên là một hiện tượng văn học độc đáo chuyên viết về phụ nữ với thể loại trữ tình và trào phúng, kết hợp văn học dân gian và văn học bác học. Xuyên suốt các tác phẩm của bà là nỗi lòng người phụ nữ với những đau xót, buồn tủi về thân phận và khao khát một cuộc sống hạnh phúc, tự do. Bài thơ “ Tự tình II” đã thể hiện rõ điều đó. Mở đầu bài thơ, chúng ta như đồng cảm với tâm trạng cô đơn, buồn tủi của Hồ Xuân Hương:
“ Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non.”
Câu thơ mở ra không gian vắng lặng, yên tĩnh trong đêm khuya tĩnh mịch. Trong không gian nghệ thuật ấy, cùng với bước đi vội vã của thời gian “ trống canh dồn”, “ trơ” lại “ cái hồng nhan với nước non”. “ Trơ” nghĩa là trơ trọi gợi lên nỗi cô đơn, cô độc nhưng cũng có nghĩa là trơ trẽn gợi lên nỗi xấu hổ, bẽ bàng. “ Trơ” lại một “ cái hồng nhan” gợi lên sự mỉa mai, rẻ rúng cùng nỗi tủi hổ, bẽ bàng, cô đơn của một thân phận phụ nữ nhỏ bé và bất hạnh. Không chỉ cô đơn, buồn hổ, bài thơ còn thấm đượm nỗi xót xa, bẽ bàng, nỗi đau thân phận của nhân vật trữ tình:
“ Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.”
Cụm từ “ say lại tỉnh” tạo nên một vòng luẩn quẩn cho câu thơ cũng là vòng luẩn quẩn của thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Mượn rượu để men cay làm quên sự đời, quên đi những tủi hổ, bẽ bàng nhưng, hơi rượu cũng không thể xua tan đi nỗi đau thân phận. Như vậy, uống rồi say, say rồi tỉnh, tỉnh rồi đau, đau rồi lại uống…
Ở đây, người phụ nữ đau bởi nhận thức rõ “vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”. Hình ảnh ẩn dụ đầy sức gợi thể hiện rõ nỗi đau tột cùng của nhân vật trữ tình bởi tuổi xuân sắp qua đi như “ vầng trăng bóng xế” mà nhân duyên chưa trọn vẹn nên “ khuyết chưa tròn”. Dường như càng khao khát một hạnh phúc nhỏ nhoi, người phụ nữ càng xót xa, đau đớn cho phận mình. Đau đớn, xót xa ắt dẫn đến phẫn uất, phản kháng. Người phụ nữ đã phản kháng lại số phận để mong muốn thay đổi cuộc đờ:
“ Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.”
Phép đảo ngữ đưa những động từ mạnh “ xiên ngang”, “ đâm toạc” lên đầu câu nhấn mạnh sự phẫn uất phản kháng của người phụ nữ. “ Rêu”, “ đá” là những vật vô tri, bé nhỏ, yếu mềm chính là thân phận người phụ nữ tuy nhỏ bé, tầm thường, vô dụng trong xã hội “ trọng nam khinh nữ” nhưng cũng mang sức mạnh phản kháng, đấu tranh đòi quyền sống, quyền hạnh phúc.
Quyền được sống, được tự do yêu đương và nhu cầu hạnh phúc là điều nhỏ nhoi mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng được hưởng. Nhưng, chế độ xã hội xưa không cho phép họ được sống với quyền lợi chân chính của mình. Xã hội với tư tưởng “ trọng nam khinh nữ”, với quan niệm vạn đời bất biến “ trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”…đã ngang nhiên chà đạp lên cuộc đời người phụ nữ. Cố ngoi đầu lên họ lại bị dìm xuống sâu hơn nữa. Cố phản kháng họ lại chuốc thêm đau buồn:
“ Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mối tình san sẻ tí con con.”
Câu thơ thể hiện nỗi chán chường, ngao ngán khi tuổi xuân con người ra đi mà không bao giờ trở lại. “ Xuân” vừa là mùa xuân của đất trời vừa là tuổi xuân của con người. Cùng là “ xuân” thế nhưng xuân của đất trời đi rồi đến còn xuân của con người một đi không trở lại. Bởi thế, sao tránh khỏi nỗi đau buồn, tủi hổ!
Đã nhiều lần chính nhà thơ lên tiếng “ chém cha cái kiếp lấy chồng chung” nhưng rồi lại đau buồn bởi quy luật “ gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi” ( Nguyễn Du). Khao khát hạnh phúc trọn vẹn nhưng cuối cùng chỉ còn lại sự xót xa của một thân phận hai lần làm lẽ. “ Mảnh tình san sẻ tí con con.”
Chỉ đơn độc, duy nhất một “ mảnh tình” nhưng cũng phải “ san sẻ” từng “ tí con con”. Tấm lòng cô độc mềm yếu nhưng cũng chẳng được vẹn toàn. Trong xã hội phong kiến, hạnh phúc với người phụ nữ như một chiếc chăn quá hẹp, người này ấm thì người kia lạnh “ kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”…
Cả bài thơ “ Tự tình II” toát lên nỗi đau thân phận của Hồ Xuân Hương cũng là nỗi đau của tất cả người phụ nữ trong xã hội đương thời. Đó là tâm trạng vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Tất cả khái quát thành quy luật như Nguyễn Du đã viết trong “ Truyện Kiều”:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.”
“ Tự tình II” giúp người đọc thấu hiểu nỗi đau thân phận và khát vọng mạnh mẽ muốn vươn lên số phận của người phụ nữ qua nỗi đau và khát vọng của Hồ Xuân Hương nhưng cũng giúp ta nhận ra và trân trọng tài năng độc đáo của “ Bà chúa thơ Nôm” trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình ảnh. Quả là “ Nghệ thuật làm nên câu thơ, trái tim làm nên thi sĩ”.
“ Tự tình II” chính là tiếng lòng của Hồ Xuân Hương đúng như nhận định “ Thơ là tiếng lòng” của Diệp Tiến. Tiếng lòng thiết tha vừa u buồn vừa phảng phất ánh sáng của khao khát, ước mơ hạnh phúc như một viên ngọc sáng thách thức bước đi nghiệt ngã của thời gian. Qua bao thế kỷ, Hồ Xuân Hương cùng tiếng thơ “ Tự tình” vẫn in sâu trong tâm trí độc giả ngàn đời.
Phân tích bài thơ Tự Tình II của Hồ Xuân Hương 11
Hồ Xuân Hương là một trong những nữ sĩ tài ba bậc nhât cua văn học Trung đại Việt Nam. Bà để lại sự nghiệp sáng tác đồ sộ, giàu giá trị trên cả mang thơ chữ Nôm và chữ Hán. Nổi bật trong tác phẩm của bà là tiếng nói thương cảm với số phận người phụ nữ và bài thơ Tự Tình (bài II) là một trong những bài thơ như vậy.
Bài thơ nằm trong chùm thơ Tự tình, gồm có tất cả ba bài, được viết theo thể thơ Đường luật. Tác phẩm là nỗi thương mình trong sự cô đơn khi phải chịu cảnh làm lẽ, khao khát hạnh phúc mãnh liệt. Đồng thời bài thơ cũng thể hiện thái độ bứt phá, vùng vẫy, muốn thoát khỏi cảnh ngộ éo le để có thể đạt được hạnh phúc, nhưng cuối cùng bi kịch vẫn hoàn bi kịch.
Bài thơ mở đầu là thời điểm canh khuya, khi con người đối diện thật nhất với chính mình, nhưng cũng chính lúc đó Xuân Hương tự nhận ra tình cảnh đáng thương của chính mình:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Trong đêm khuya thanh vắng, nhịp gấp gáp của tiếng trống “dồn” càng trở nên vội vã, gấp gã hơn. Đó cũng chính là những bước đi thời gian vội vàng đang chảy trôi trước mắt người con gái. Đồng thời tiếng trống đó cũng chính là sự rối bời trong tâm trạng của nhân vật trữ tình. Đối diện với nhịp thời gian vội vàng, gấp gáp là hình ảnh “trơ cái hồng nhan”. Chữ “trơ” được đặt ngay ở đầu câu nhấn mạnh nỗi cô đơn, trơ trọi của người phụ nữ. Nhưng bên cạnh nỗi đau đớn, xót tủi cho thân phận lại thể hiện một Xuân Hương thật bản lĩnh. “Trơ” không chỉ là sự bẽ bàng mà còn là thách thức với xã hội, với cuộc đời. Hai câu thơ đầu là tiếng than cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, hồng nhan mà bạc mệnh.
Trong cái cô đơn, tội nghiệp đến tột cùng ấy, con người tìm đến rượu để khây khỏa nỗi niềm:
Chén rượu đưa hương say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Nhưng rượu cũng không thể làm cho nhân vật vơi đi nỗi cô đơn, sầu muộn. Chén rượu uống vào mà lại càng tỉnh hơn, để nhân vật trữ tình càng thấm thía hơn nỗi cô đơn, lẻ bóng của mình. Tìm đến trăng làm bạn, để tâm sự trò truyện thì lại nhận ra thực tại phũ phàng. Nỗi niềm chất chứa đã thấm dần và lan vào cảnh vật. Quả thực “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Hai câu thơ tác giả sử dụng rất thành công cụm từ: “say lại tỉnh” cho thấy cái vòng luẩn quẩn, tình duyên trở thành trò đùa của tạo hóa, càng uống lại càng tỉnh, lại càng nhận ra sự hẩm hiu duyên phận của chính mình; “khuyết chưa tròn” vầng trăng là ngoại cảnh mà cũng chính là tâm cảnh, tạo nên sự đồng nhất giữa cảnh vật và con người. Trăng sắp tàn mà vẫn khuyết cũng như con người tuổi xuân vội vã trôi qua mà tình duyên vẫn chưa trọn vẹn. Bốn câu thơ đầu đã khắc họa sâu sắc nỗi đau, bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ.
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám/ Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”. Các động từ mạnh “xiên, đâm” kết hớp với “ngang, toạc” đã thể hiện sự ngang ngạnh, phẫn uất đến tột cùng của nhân vật trữ tình. Nếu như người phụ nữ trung đại nổi bật lên với tính cách cam chịu, khuất phục trước số phận thì ở đây lại xuất hiện một người phụ nữ hoàn toàn khác. Những sinh vật nhỏ bé dường kia không chịu mềm yếu trước hoàn cảnh thực tại, phải mọc xiên, đâm ngang để tìm sự sống. Đá phải kiên cường, rắn chắc để có thể đêm toạc chân mây. Biện pháp đảo ngữ trong hai câu thơ đã cho thấy sự phẫn uất của cỏ cây, đá đó đồng thời cũng chính là nỗi niềm của con người trước thực tại cuộc sống. Bởi vật, hình ảnh rêu xiên ngang, đá đâm toạc chân mây cũng chính là sự phản kháng của người phụ nữ trước thực tại nhiều bất công, ngang trái.
Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.
Trong câu thơ có hai chữ “xuân” xuất hiện, chữ “xuân” thứ nhất là tuổi xuân của con người, “xuân” thứ hai là mùa xuân của vạn vật. Hai chữ xuân này kết hợp với từ “lại” đã nhấn mạnh tuổi xuân của con người một đi không trở lại, trái ngược với mùa xuân của thiên nhiên đất trời, mỗi khi xuân của đất trời quay lại đồng nghĩa với tuổi xuân của con người ngày một rút ngắn, nỗi chán ngán lại càng gia tăng. Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến, nhấn mạnh vào sự nhỏ bé dần, làm cho hoàn cảnh càng trở nên éo le hơn: “Mảnh tình san sẻ tí con con”. Mảnh tình vốn đã bé, đã nhỏ nay lại phải san sẻ lại càng trở nên ít ỏi, eo hẹp hơn. Tình cảnh đó thật xót xa, tội nghiệp. Hai câu thơ kết thể hiện nỗi lòng sâu kín của người phụ nữ trong xã hội cũ: với họ tình yêu, hạnh phúc thật mong manh, bé nhỏ.
Hồ Xuân Hương là bậc thầy trong sử dụng ngôn ngữ, thông qua khả năng diễn đạt tư tưởng, tình cảm của nhân vật trữ tình: tả âm thanh (văng vẳng), tả cảm giác (trơ, say, lại tỉnh, ngán), tả động thái (xiên ngang, đâm toạc),… Nghệ thuật đảo ngữ tài tình (xiên ngang, đâm toạc). Giọng điệu thơ phẫn uất, tủi hờn. Tất cả đã hòa quyền với nhau để diễn tả sự cô đơn, thân phận bé nhỏ của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Với ngôn ngữ giản dị, giàu sức gợi cảm, sử dụng thành công phép đối, tác phẩm vừa nói lên số phận rẻ rung, bi kịch người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đồng thời còn cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương nói riêng và của người phụ nữ trong xã hội cũ nói chung.
Phân tích bài thơ Tự Tình II của Hồ Xuân Hương 12
Hồ Xuân Hương là một trong những nữ sĩ tài danh của nước ta vào nửa cuối thể kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Dù là người con gái tài danh nhưng cuộc đởi truân chuyên, hồng nhan bạc mệnh như bao người phụ nữ sống dưới xã hội phong kiến đầy bất công. Bà đã rất nhiều lần mang cái thân phận nhỏ bé ấy của người phụ nữ sống dưới chế độ cũ vào trang thơ của mình. Tự tình là một trong những sáng tác hay của Hồ Xuân Hương khi thể hiện nỗi đau đớn, buồn tủi trước những tình cảnh éo le của mình, đồng thời thể hiện khát khao mãnh liệt về hạnh phúc cuộc đời.
Bài thơ đượ thể hiện dưới dạng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. Mở đầu bài thơ là hai câu đề giới thiệu không gian và thời gian của nhân vật trữ tình:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Nhà thơ mở đầu bài thơ với thời gian là một đêm khuya vắng. Người ta thường nói “đêm khuya” thường là lúc con người ta bắt đầu suy tư, đầy tâm trạng. Và ở đây với Hồ Xuân Hương cũng vậy. Thời điểm rất hợp với những tâm sự chất chứa trong lòng bà. Âm thanh “văng vẳng” của tiếng trống canh dồn cho người đọc thấy được đó là những âm thanh từ xa vọng lại cứ văng vẳng bên tai người thi sĩ. Và hẳn là một đêm đã khuya lắm rồi, yên tĩnh lắm mới cảm nhận được tiếng trống từ xa vọng lại như thế. Hai từ “hồng nhan” kết hợp với tính từ “trơ” được đảo lên đầu câu thơ như nhấn mạnh sự buồn tủi, cô đơn đến bẽ bàng của người phụ nữ. “Nước non” là một không gian rộng lớn bao la, hình ảnh ẩn dụ của cả một xã hội đầy rẫy những bất công. Hình ảnh “hồng nhan” thật nhỏ nhoi đối lập với sự rộng lớn của “nước non” càng gợi lên sự nhỏ bé, tủi hổ của người phụ nữ trước cuộc đời này. Chỉ có một hồng nhan đương đầu với nước non càng khẳng định sự trống vắng, cô lieu và sự đơn độc trong tâm hồn người thi sĩ.
Trước không gian buồn vắng, nhà thơ tiếp tục nói lên hoàn cảnh eo le và nỗi đau cho thân phận của mình trong hai câu thực:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Không một ai quan tâm, không một ai để giãi bày tâm sự, người thi sĩ mượn “chén rượu” để giải tỏa cho nỗi lòng của mình. Nhưng dường như càng uống lại càng tỉnh, tỉnh lại say. Cụm từ “say lại tỉnh” cho thấy tâm trạng đau đớn, xót xa của Hồ Xuân Hương. Bà uốn say để quên đi những ưu phiền nhưng rồi cứ say lại tỉnh, và đã tỉnh lại nghĩ đến nỗi đau, ray rứt của bản thân. Không chỉ có rượu mà trong câu còn xuất hiện vầng trăng như một người bạn. Nhưng vầng trăng ấy cũng không được tròn đầy viên mãn, mà lại “khuyết chưa tròn”. Bà nhìn lên vầng trăng cũng chỉ thấy một vầng trăng “khuyết”. Đó là hình ảnh ẩn dụ cho sự dang dở trong hạnh phúc cuộc đời bà. Đúng như Nguyễn Du có viết “ người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Khi buồn thì nhìn đâu cũng chỉ thấy cảnh sầu mà thôi.
Từ những nỗi phẫn uất trong lòng, tâm trạng nhà thơ thêm dồn nén như muôn tức nước vỡ bờ:
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
Nhà thơ nhìn thấy những hình ảnh thiên nhiên chỉ thấy “đất” “rêu” “mây” “đá”. Cảnh vật xơ xác, hoang tàn không một sức sống mà chỉ thấy một màu u ám, cứng nhắc. Các động từ mạnh “xiên ngang” “đâm toạc” được đảo lên đầu câu nhấn mạnh một sự đấu trọi của thiên nhiên. Sự đối chọi nhỏ bé của “rêu” với mặt đất rộng, của “mấy hòn đá” nhỏ nhoi với “chân mây” lớn như hình ảnh ẩn dụ cho cái sự bức bối, muốn phá phách, muốn vùng lên phản kháng của người phụ nữ. Đọc tơi đây, người đọc nhận thấy một sự mãnh mẽ muốn đạp lên những bất công để đòi lại công bằng cho thân phận bé nhỏ của nhà thơ. Tâm trạng ở những câu thơ này dường như dâng lên đến cao trào.
Kết lại bài thơ thất ngôn bát cú, thi sĩ quay lại với tâm trang chán nản đến ngao ngán, đau khổ trước tình duyên ngang trái, éo le:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tỉnh san sẻ tí con con”
Từ “ngán” được đặt ở đầu câu thơ nhắn mạnh nỗi chán chường trong lòng người thi sĩ. Cụm từ “xuân đi” đối lập với “xuân lại lại” thể hiện một sự buồn chán và tẻ nhạt. Cụm từ “mảnh tình” cho thấy một thứ tình cảm nhỏ bé như một “mảnh” có thể đếm đong được. Đã nhỏ bé đến mức có thể đong đếm được lại còn phải “san sẻ” cho người khác từng “tí con con”. Cụm từ “tí con con” càng cho thấy thứ tình cảm đang phải san sẻ kia quá nhỏ bé, nhỏ bé đến mức không còn nhỏ hơn được nữa. Đọc tới đây, người đọc càng hiểu được nỗi niềm buồn đau của nữ sĩ. Điều đó cũng từng được thể hiện trong bài thơ khác:
“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”
Tự Tình là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ đã thể hiện sâu sắc nỗi buồn đau, tủi hổ và cô đơn của thân phận người phụ nữ trước tình cảnh éo le trong tình duyên. Qua đó cũng thể hiện niềm khát khao mãnh liệt muốn vùng lên vượt khỏi bi kịch cuộc đời ấy nhưng vẫn chưa tìm ra lối thoát. Bài thơ điển hình cho nỗi đau chung của người phụ nữ sống trong xã hội cũ, để lại những ấn tượng sâu lắng trong trái tim độc giả.
Phân tích bài thơ Tự Tình II của Hồ Xuân Hương 13
Thân phận lẽ mọn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến là một đề tài khá phổ biến trong văn học dân gian và văn học viết thời hiện đại. Tình yêu và hanh phúc gia đình là một trong những mối quan tâm lớn của văn học từ xưa đến nay. Nó góp phần thế hiện rõ tinh thần nhân đạo trong văn học. Chùm thơ Tự tình là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về người phụ nữ trong vàn học Việt Nam - Hồ Xuân Hương.
Người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng nghe tiếng trống cầm canh báo thời khắc đi qua. Canh khuya là thời gian từ nửa đêm cho đến sáng. Nàng cảm thấy tiếng trống canh báo hiệu thời gian khắc khoải mong ngóng một điều gì. Nhưng càng mong lại càng không thấy. Tiếng trống canh đang dồn dập kia chính là thông báo về thời gian tâm trạng của nàng. Nó thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải, thảng thốt thiếu tự tin, đầy lo âu và tuyệt vọng của người đàn bà.
Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng bẽ bàng của người vợ cô đơn chờ mong chồng mà chồng không đến bằng một chữ trơ - trơ trọi, trơ cái hồng nhan, cái thân phận phụ nữ với nước non, với đời, với tình yêu.
Hai câu tiếp theo, Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng tuyệt vọng của người vợ chờ chồng.
Câu thơ ẩn chủ từ, chỉ thây hành động và trạng thái diễn ra. Chén rượu hương đưa nghĩa là uống rượu giải sầu cho quên sự đời, nhưng say rồi lại tỉnh, tức là uống rượu vẫn không quên được mối sầu!
Vầng trăng bóng xế trong câu bốn có nghĩa là đêm đã gần tàn, nhưng trăng chưa tròn mà đã xế, thể hiện cảm xúc về hạnh phúc chưa tròn đầy. Vầng trăng bóng xế cũng có thể có hàm ý chỉ tuổi người đã luống mà hạnh phúc chưa đầy.
Nếu như bốn câu thơ đầu tiên diễn tả cái tâm trạng chờ đợi mòn mỏi có phần tuyệt vọng, buông xuôi, thì ở hai câu năm và sáu, Hồ Xuân Hương đã bất ngờ vẽ ra hình ảnh một sự cảm khái. Cái đám rêu kia còn được bóng trăng xế xiên ngang mặt đất soi chiếu tới. Ta có thể tưởng tượng: mấy hòn đá kia còn được ánh trăng đâm toạc chân mây để soi đến. Hoá ra thân phận mình cô đơn không bằng được như mấy thứ vô tri vô giác kia! Đây không nhất thiết phải là cảnh thực, mà có thể chỉ là hình ảnh trong tâm tưởng. Mấy chữ xiên ngang, đâm toạc có ý tiếp cái mạch văn trũng bóng xế ở câu trên. Nhưng các sự vật, hình ảnh thiên nhiên ở đây diễn ra trong dáng vẻ khác thường, do việc tác giả sử dụng những từ ngữ chỉ hành động có tính chất mạnh mẽ, dữ dội:
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hon.
Hai câu thơ này cũng có thể hiểu là đảo ngữ: rêu từng đám xiên ngang mặt đất, còn đá mấy hòn vươn lên đâm toạc chân mây. Và đó không phải là hình ảnh của ngoại cảnh, mà là hình ảnh của tâm trạng, một tâm trạng bị dồn nén, bức bối muốn đập phá, muốn làm loạn, muôn được giải thoát khỏi sự cô đơn, chán chường. Nó thể hiện cá tính manh mẽ, táo bạo của chính Hồ Xuân Hương.
Những dồn nén, bức bôi, đập phá của tâm trạng nhà thơ bất ngờ bộc phát, và cũng bất ngờ lắng dịu, nhường chỗ cho sự trở lại của nỗi buồn chán và bất lực, chấp nhận và cam chịu. Càu thơ Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại chứa đựng biết bao nhiêu là thời gian và sự chán ngán kéo dài. Cuộc đời cứ trôi đi, thời gian cứ trôi đi, tình yêu và hạnh phúc thì chỉ được hưởng tí chút. Tác giả đã đi, tình yêu mà hạnh phúc thì chỉ được hưởng tí chút. Tác giả đã dùng từ mảnh tinh để nói cái tình bé như mảnh vỡ. Lại nói san sẻ - Chắc là san sẻ với chồng, san sẻ với vợ cả chăng? Hai câu thơ cuối khép lại bài thơ, như một tổng kết, như một lời than thở thầm kín của người phụ nữ có số phận lẽ mọn về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi không trọn vẹn trong xã hội xưa.
Bài thơ là lời than thở cho số phận hẩm hiu của người phụ nữ chịu cảnh lẽ mọn, thể hiện thái độ bi quan, chán nản cùa tác giả và thân kiếp thiệt thòi của con người.
Đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ là sử dụng những từ ngữ và hình ảnh gây ấn tượng mạnh. Tác giả chủ yếu sử dụng các từ thuần Việt giàu hình ảnh, màu sắc, đường nét với sắc thái đặc tả mạnh, bằng những động từ chỉ tình thái: dồn, trơ, xế, xiên ngang, đâm toạc, đi, lại lại, san. sẻ, ... và tính từ chỉ trạng thái: say, tỉnh, khuyết, tròn... để miêu tả những cảm nhận về sự đời và số phận.
Hình ảnh trong bài thơ gây ấn tượng rất mạnh bởi nghệ thuật đặc tả. Nhà thơ thường đẩy đối tượng miêu tả tới độ cùng cực của tình trạng mang tính tạo hình cao. Nói về sự cô đơn, trơ trọi đến vô duyên của người phụ nữ thì: Trơ cái hồng nhan với nước non. Mấy chữ xiên ngang, đâm toạc đều là những hành động mạnh mẽ như muốn tung phá, đầy sức sông thể hiện những cảm xúc trẻ trung.
Tác phẩm trình bày một cách nghệ thuật mối mâu thuẫn giữa khát vọng hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn của người phụ nữ trong cảnh lẽ mọn với hiện thực phũ phàng là sống trong cô đơn, mòn mỏi mà họ phải chịu đựng, giữa mong ước chính đáng được sống trong hạnh phúc vợ chồng với việc chấp nhận thân phận thiệt thòi do cuộc sống đem lại.
Bài thơ bày tỏ sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với nỗi bất hạnh của người phụ nữ, phê phán gay gắt chế độ đa thê trong xã hội phong kiến, đồng thời thể hiện rõ sự bất lực và cam chịu của con người trước cuộc sống hiện tại.
Bài thơ diễn tả một tình cảm đáng thương, một số phận đáng cảm thông, một khát vọng đáng trân trọng, một tâm trạng đáng được chia sẻ của người phụ nữ trong xã hội xưa. Những mơ ước hạnh phúc đó là hoàn toàn chính đáng nhưng không thể thực hiện được trong điều kiện xã hội lúc bấy giờ, đó là bi kịch không thể giải toả. Vì thế giọng điệu của bài thơ vừa ngậm ngùi vừa ai oán. Yêu cầu giải phóng con người, giải phóng tình cảm chỉ có thể tìm được lời giải đáp dựa trên cơ sở của những điều kiện lịch sử - xã hội mới mà thôi.
Phân tích bài thơ Tự Tình II của Hồ Xuân Hương 14
Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương, là chuỗi những tâm trạng đi theo từng cung bậc cảm xúc. Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương, là chuỗi những tâm trạng đi theo từng cung bậc cảm xúc. Đau buồn, xót xa cho thân phận, nhưng cũng tràn khát vọng kiếm tìm hạnh phúc của bản thân con người Hồ Xuân Hương- một cá tính mạnh mẽ, một hồn thơ không chịu thu mình trước áp bức của cuộc đời. Tự tình, phải chăng là đang tự mình bộc bạch nỗi niềm, tâm trạng? Khi con người quá bần cùng trong sự cô đơn, trống trãi, họ sẽ tự tình với người, với cảnh vật. Nhưng Xuân Hương, bà đã tự tình với mình, với con người mình trong nỗi xót xa trước duyên phận bập bềnh trôi vô định. " Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhanh với nước non" Cảnh đêm khuya trong hai câu đề, sao mà vắng, mà rộng, mà thênh thang. Tiếng canh dồn văng vẳng xa, tưởng như trong tĩnh có động và trong sự động đậy của tiếng canh dồn lại có chút tĩnh lặng, vì sự cô đơn, không được giải bày của một thân phận con người. "Trơ cái hồng nhan với nước non" "Trơ" một động từ mạnh, liên kết với nhịp thơ 1/3/3 làm ngữ động từ đứng trơ trọi một mình, cùng với biện pháp đảo ngữ kết hợp với nghệ thuật đối lập giữa " cái hồng nhan" bé nhỏ, với sự lớn lao của " nước non". Tất cả, như nhấn mạnh lên sự lẻ loi, nỗi xót xa bẽ bàng trước cuộc đời với non nước kì vĩ, Người buồn, tâm trạng không vui, rượu lúc nào cũng trở thành tri kỉ. Say, tỉnh, như ảo mộng để quên, như đánh thức hiện thực phũ phàng. " Chén rượu hương đưa say lại tỉnh" Nhịp thơ 2/2/3, lúc nhanh, khi chậm, phối hợp hài hòa với bút pháp tả thực. Cảnh ngộ con người cô đơn cùng rượu bầu bạn, để rồi khi "say lại tỉnh"- cụm động từ chỉ sự liên kết, gắn bó giữa hai trạng thái, diễn ra trước sau nhau, nhưng rồi cũng lại lột tả sự quẩn quanh, bế tắc của một cảnh ngộ, cùng đường nhiều xót xa. " Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn" Nhịp thơ chậm, đều, nghe sao mà chua xót, mà thấy yếu ớt muốn thương! Nghệ thuật đối lập giữa vầng trăng bóng đã xế, sắp tàn nhưng sao mãi không tròn đầy đặn. Tác giả mượn hình ảnh " vầng trăng bóng xế" như độc tả thân phận của một kiếp hồng nhan- bi kịch của cuộc đời cứ đấy đưa số phận Xuân Hương, tuổi xuân đã trôi về phía cuối mà hạnh phúc còn dở dang, chưa trọn vẹn Nhưng với một cái tôi luôn sống khát khao, một cá tính mạnh mẽ, không cho bà được phép buông xuôi tất cả, dù đang trong cùng cực của tâm trạng cô đơn, của số phận xót xa, nhiều ngã rẽ ngang trái. Xuân Hương vẫn đứng dậy, vươn lên " Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn" Cảnh thiên nhiên trong hai câu luận, mang sức sống mãnh liệt. Nhịp thơ 4/3 nghe như sự quả quyết, khẳng định sức sống ấy, biện pháp nhân hóa "rêu", "đá" với một sức mạnh to lớn đủ để " xiên ngang mặt đất" làm cho " đâm toạc chân mây". Phép so sánh cường điệu, những cây rêu bé nhỏ thường ngày, mấy hòn đá tròn hiền lành, nay cũng vươn lên đổi khác. Biện pháp đảo ngữ được sử dụng khéo léo, nhằm vẽ lên bức tranh thiên nhiên đầy sức mạnh bằng những nét chấm phá độc đáo, như một tâm hồn đầy cá tính mạnh mẽ, luôn biết vươn lên trong sự áp bức của xã hội đương thời. Gắng gượng vươn lên, nhưng sao vẫn đau, vẫn phẫn uất, Xuân Hương vẫn còn đang vùng vẫy trong bi kịch của duyên phận. Không biết, vì thế chăng mà bà đã thốt lên: " Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san se tí con con" Cuộc sống với duyên phận hẩm hiu, khiến bà ngán ngẫm. Động từ "ngán" lại lần nữa làm ngữ động từ nhấn mạnh, ngôn từ đời thường, bình dị như chính Xuân Hương lúc này, tự tình với kiếp người lẻ loi. Điệp từ " xuân" trong một câu, như sự khẳng định về mặt đối lấp giữa " xuân tuổi trẻ" và " xuân của đất trời".
Phân tích bài thơ Tự Tình II của Hồ Xuân Hương 15
Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa luôn là đề tài phổ biến trong văn học. Khi phân tích Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương, chúng ta sẽ thấy được nỗi buồn và cô đơn thấm thía của người phụ nữ luôn yêu đời và tràn đầy sức sống nhưng lại bị cuộc sống vùi dập với nhiều bất hạnh ngang trái.
Mở đầu bài thơ, hai câu đề gợi ra một không gian bao la, mờ mịt từ bom thuyền ở nơi dòng sông đến khắp mọi chòm xóm, thôn làng. Người phụ nữ thao thức suốt những canh dài. Tiếng gà gáy “văng vẳng” trên bom thuyền từ xa đưa tới. Đêm dài chuyển canh, mịt mùng vắng lặng mới nghe thấy tiếng gà gáy “văng vẳng” như thế.
Nghệ thuật lấy động (tiếng gà gáy) để diễn tả cái tĩnh lặng vắng vẻ của đêm dài nơi làng quê đã góp phần làm nổi bật tâm trạng "oán hận" của người phụ nữ thao thức suốt những canh trường. Nàng ngồi dậy, lắng tai nghe tiếng gà gáy sang canh, rồi “trông ra" màn đêm mịt mùng. Màn đêm như bủa vây người phụ nữ trong nỗi buồn cô đơn, oán hận:
“Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trông xa khắp mọi chòm”.
Hai câu 3, 4 trong phần thực, tác giả tạo ra hai hình ảnh “mõ thảm" và “chuông sầu" đốì nhau, hô ứng nhau, cực tả nỗi đau khổ, sầu tủi của riêng mình đang sống trong cảnh ngộ quá lứa lỡ thì, trắc trở trong tình duyên, vần thơ đầy ám ảnh. Phủ định để khẳng định tiếng "cốc" của “mõ thảm", tiếng “om” của “chuông sầu". Nữ sĩ đã và đang trải qua những đêm dài thao thức và cô đơn, đau cho nỗi đau của đời mình cô đơn như “mõ thảm”, chẳng ai khua “mà cũng cốc”, tủi cho nỗi tủi của riêng mình lẻ bóng chăn đơn như “chuông sầu" chẳng đánh “cớ sao om".
Nỗi oán hận, đau buồn sầu tủi như thấm vào đáy dạ, tê tái xót xa, như đang toả rộng trong không gian “khắp mọi chòm", như kéo dài theo thời gian của những đêm dài. “Om” là tiếng tượng thanh, tiếng chuông sầu, cũng là gợi tả nỗi thảm sầu tê tái, đau đớn đến cực độ. Câu hỏi tu từ đã làm cho giọng thơ thảm thiết, xoáy sâu vào lòng người như một lời than, như một tiếng thở dài tự thương mình trong nỗi buồn ngao ngán:
“Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?”
Có biết thời con gái, Hồ Xuân Hương đã có những vần thơ tươi xinh, phơi phới như “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” (Bánh trôi nước), “Hai hàng chân ngọc duỗi song song” (Đánh đu),… ta mới thấy hết nỗi thảm sầu về bi kịch cô đơn của nữ sĩ được diễn tả tê tái trong hai câu trong phần thực này.
Lời than tự tình trong cô đơn được khơi sâu trong phần luận, để mà “rầu rĩ” thêm, giận hờn thêm cho duyên phận hẩm hiu: “Trước nghe" đối với “sau giận"; “tiếng" hô ứng với “duyên”-, “rầu rĩ" là tâm trạng đối với “mõm mòm" là trạng thái. "Trước nghe nhưng tiếng…”, là những tiếng gì? – Tiếng của miệng thế? Hay tiếng gà văng vẳng gáy, tiếng “chuông sầu", tiếng "mõ thảm" đáng “cốc”, đang “om" trong lòng mình?
Giữa cảnh khuya thao thức, càng nghe càng thêm “rầu rĩ", buồn tủi. Giữa lúc tàn canh thao thức, càng nghe càng “giận”, càng hờn về tình duyên bẽ bàng. Tình duyên của mình được ví với trái cây, không còn “má hây hây gió" (Xuân Diệu) nữa mà đã chín “mõm mòm", nghĩa là quá chín, đã nẫu đi! “Duyên mõm mòm" là duyên phận hẩm hiu, quá lứa lỡ thì! Trong câu thơ như có nhiều lệ, nhiều tiếng thở dài, vừa than thân trách phận, vừa buồn tủi về con đường tình duyên.
Tiếng thơ tự tình của Hồ Xuân Hương là lời than tự thương mình, đồng thời thương cho những người đàn bà cùng cảnh ngộ đã luống tuổi mà vẫn cô đơn lẻ bóng: “Giật mình mình lại thương mình xót xa" (Truyện Kiều)Phần kết xuất hiện một tứ thơ rất lạ. Như một sự thách đố với số phận, với duyên số. Nữ sĩ vẫn bướng bỉnh trước bi kịch cô đơn của mình khi “duyên để mõm mòm" rồi:
“Tài tử văn nhân ai đó tá!
Thân này đâu đã chịu già tom!"
Vừa nghi vấn, vừa cảm thán, hai câu kết đầy nghịch lí. Nữ sĩ như vẫn còn tin vào tài năng của mình có thể làm xoay chuyển được duyên phận, vẫn hi vọng tìm được bạn đời trăm năm trong đám tài tử văn nhân. Câu 6 nữ sĩ viết: “Sau giận vì duyên để mõm mòm", câu 8 bà lại viết: “Thân này đâu đã chịu già tom!”. “Già tom” nghĩa là rất già, già hẳn! Đó là một cách “nói cứng” thể hiện một thái độ “bướng bỉnh”, một bản lĩnh cứng cỏi trước ngang trái cuộc đời.
Đọc chùm thơ “Tự tình” cũng như tìm hiểu cuộc đời của nữ sĩ, về mặt tình duyên, ta thấy hạnh phúc tình yêu chưa một lần mỉm cười với Xuân Hương. Bài thơ “Cảm cựu kiêm trình cần chánh học sĩ Nguyên Hầu" (Nhớ người cũ, viết gửi cần chánh học sĩ Nguyễn Du – tước hầu) như một bóng quang âm soi tỏ một “mảnh tình riêng” của “bà chúa thơ Nôm", giúp ta cảm nhận bài thơ “Tự tình" này:
“Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung,
Mượn ai tới đấy gởi cho cùng.
Chữ tình chốc đã ba năm vẹn,
Giấc mộng rồi ra nửa khắc không.
Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập,
Phấn son cùng tủi phận long đong.
Biết còn mảy chút sương siu mấy,
Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong"
Bài thơ “Tự tình" gieo vần “om”, 5 vần thơ, vần nào cũng hóc hiểm, tài tình: "bom-chòm-tìm-mòm-tom". Những vần thơ hóc hiểm ấy, một mặt thể hiện bút pháp điêu luyện, mặt khác đã tạo nên nhạc điệu, âm điệu như thắt, như nén lại cái “oán", cái “hận”, cái “ngang bướng” của một tâm trạng; một cá tính rất Xuân Hương. Duyên số và hạnh phúc tình yêu của người phụ nữ là nội dung đầy ám ảnh đối với mỗi chúng ta khi đọc bài thơ “Tự tình" này của Xuân Hương.
“Tự tình" là tiếng than thân trách phận cho nỗi buồn cô đơn, về bi kịch tình yêu, là niềm khao khát hạnh phúc của người phụ nữ. Vì lẽ đó, “Tự tình" mang giá trị nhân bản sâu sắc.
Phân tích bài thơ Tự Tình II của Hồ Xuân Hương 16
Trong xã hội phong kiến với những lễ giáo khắt khe người phụ nữ luôn phải chịu nhiều cay đắng, thiệt thòi. Họ bị ràng buộc bởi “Tam tòng tứ đức”, bởi “Công dung ngôn hạnh” mà mất đi quyền làm chủ, quyền hạnh phúc. Đó là nguồn cảm hứng cho các nhà văn nhà thơ luôn có tấm lòng nhân đạo đồng cảm, xót thương cho con người. Hồ Xuân Hương là nữ thi sĩ có nhiều tác phẩm viết về đề tài người phụ nữ cũng là để than ngẫm, thương xót cho chính thân phận của mình. Chùm thơ Tự tình của bà gồm ba bài là sự phản ánh đặc sắc tâm tư, tình cảm của nhà thơ. Trong đó Tự tình bài II được coi là bài thơ hay nhất khắc họa hình ảnh người phụ nữ “hồng nhan bạc phận” đường tình duyên không trọn vẹn, quá lứa lỡ thì nhưng luôn khao khát có một hạnh phúc bình dị, đời thường.
Người phụ nữ xuất hiện trong hoàn cảnh không gian, thời gian là đêm khuya thanh vắng con người trở nên cô đơn, bé nhỏ, lạc lõng cùng với biết bao những đắng cay, tủi hờn cho thân phận bẽ bàng của mình.
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Người phụ nữ ấy có nhan sắc “hồng nhan” vẻ đẹp bên ngoài cũng là để nói đến cái phẩm hạnh, đức hạnh “tấm lòng son” ở bên trong nhưng lại phải chịu số phận bất hạnh, dở dang. Từ “Trơ” đứng ở đầu câu càng nhấn mạnh thêm nỗi đau. Nếu xét về phương diện tính cách của Hồ Xuân Hương có cá tính mạnh mẽ, táo bạo thì đó lại là sự thách thức, trơ lì ra của một con người chịu quá nhiều tủi hờn, đau buồn mà trơ ra với “nước non”. “Cái hồng nhan”gợi sự rẻ rúng bị coi khinh. Người phụ nữ đầy đủ vẻ đẹp hình thể và tâm hồn nhưng phải sống một cuộc đời khổ đau, hẩm hiu về duyên phận.
Hồ Xuân Hương ý thức được số phận của người phụ nữ sống trong chế độ phong kiến thối nát phải chịu nhiều ngang trái nên bà muốn mượn chén rượu, mượn chút hương nồng để quên đi nỗi sầu. Nhưng càng uống càng tỉnh càng ý thức rõ ràng hơn về thực tại khổ đau, bà luôn luẩn quẩn trong vòng xoáy nghịch cảnh của cuộc đời.
Bà chúa thơ Nôm không phải là người phụ nữ cam chịu, chấp nhận số phận mà bà luôn mang trong mình cá tính táo bạo kháng cự quyết liệt. Bà đã từng lên tiếng khinh bỉ, coi thường những bậc nam nhi vô dụng trong xã hội xưa mà nói rằng:
“Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”
Một con người tự tin dám khẳng định bản thân mình thì không bao giờ chịu chấp nhận nghịch cảnh mà thay vào đó là một ý thức phản kháng mạnh mẽ, muốn vượt lên số phận, mong mỏi một hạnh phúc đời thường. Bà nhìn thấy trong những sự vật nhỏ bé tưởng chừng như yếu ớt nhưng lại mang trong mình một sức sống dồi dào
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
Trong đôi mắt của một tâm hồn mạnh mẽ thì những vật vô tri vô giác như rêu, đá cũng căng tràn nhựa sống mà “xiên ngang”, “đâm toạc” được cả những sự vật lớn lao, rộng lớn là “mặt đất”, là “chân mây”. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến không phải ai cũng ý thức và có được thái độ cứng rắn như Hồ Xuân Hương.
Càng kháng cự bao nhiêu càng cho thấy khao khát được hạnh phúc bấy nhiêu. Người phụ nữ cần và đáng được hưởng một mái ấm gia đình, được chồng yêu thương chăm sóc, tay ấp tay gối bên chồng chứ không phải cô đơn, giường đơn gối chiếc trong đêm khuya thanh vắng một mình xót xa, tủi hờn.
Nhưng càng ước vọng bao nhiêu lại càng thất vọng, thương xót cho thân phận mình bấy nhiêu khi
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con!”
Hồ Xuân Hương chán chường, ngán ngẩm khi ngày qua ngày hết năm này qua năm khác “xuân đi xuân lại lại” nhưng vẫn cô đơn lẻ bóng một mình, bà cũng xót xa cho tuổi xuân của mình qua đi, tuổi đời càng thêm nhưng tình yêu chưa bao giờ được trọn vẹn, được thương yêu với đúng nghĩa của một người làm vợ. Mảnh tình ấy đã mỏng manh, ít ỏi lại còn phải “chia năm sẻ bảy” để rồi chỉ còn “tí con con”. Mặc dù thi sĩ là người có tài năng, giỏi giang, xinh đẹp đức hạnh nhưng phải chăng vì lẽ “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” mà bà cũng không thể vượt qua được nghịch cảnh của số phận.
Thương thay cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa khiến cho Nguyễn Du thi hào nhân đạo chủ nghĩa của nhân loại cất lên tiếng khóc:
“Đau đớn thay thân phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
Với tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc cùng với các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương đã khắc họa được hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn phải chịu nhiều bất hạnh, đắng cay nhưng chưa bao giờ thôi khao khát hạnh phúc gia đình, hôn nhân trọn vẹn, có thể làm chủ được số phận của mình. Bên cạnh đó càng điểm tô thêm vẻ đẹp và những phẩm chất, đức hạnh của người phụ nữ Việt Nam cần được gìn giữ và tiếp nối.
Phân tích bài thơ Tự Tình II của Hồ Xuân Hương 17
Hồ Xuân Hương một nữ sĩ đại tài của văn học Việt Nam, bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Các vần thơ của bà tập trung nói về người phụ nữ với sự ý thức cao độ về vẻ đẹp hình thức và nhân cách. Nhưng đằng sau những vần thơ ấy còn là nỗi đau thân phận bị rẻ rúng. Nỗi niềm đó được thể hiện trong rất nhiều bài thơ của bà, và một trong những bài thơ đó không thể không nhắc đến bài Tự tình II.
Văn bản nằm trong chùm thơ Tự tình gồm có ba bài. Cả ba bài đều thể hiện nhất quán nỗi tự thương mình trong tình cảnh cô đơn, lẻ loi và khao khát hạnh phúc lứa đôi mãnh liệt. Những vần thơ còn thể hiện sự vùng vẫy, bứt phá để dành hạnh phúc cho chính mình, nhưng cuối cùng vẫn phải nhận về thất bại cay đắng.
Trước hết thân phận người phụ nữ trong bài thơ được thể hiện đầy cay đắng xót xa, họ ý thức về thân phận mình, ý thức về tuổi thanh xuân trôi nhanh mà hạnh phúc lứa đôi chưa được tròn vẹn:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu đưa hương say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Trong đêm khuya tĩnh mịch, cái sự vật đều trở về trạng thái lặng thì tiếng trống “vắng vẳng” nghe càng trở nên da diết, dồn dập hơn, nó như thúc giục người phụ nữ về sự chảy trôi của thời gian, của thanh xuân. Câu thơ thứ hai diễn tả nỗi niềm trơ trọi, cô đơn của những người phụ nữ trong không gian quạnh hiu đó. Từ “trơ” được đảo lên đầu câu càng nhấn mạnh hơn nữa vào thân phận bất hạnh của họ. Từ “hồng nhan” vốn được hiểu là người con gái xinh đẹp, có nhan sắc. Nhưng đến đầu thế kỉ XVIII chữ “hồng nhan” thường gắn liền với yếu tố “bạc mệnh”: để nói lên số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phon kiến: “Rằng hồng nhan tự thuở xưa/ Cái điều bạc mệnh có chưa ai đâu” hay “Hồng nhan quen thói má hồng đánh ghen”. Trong bài thơ này, Hồ Xuân Hương dùng từ “hồng nhan” với ý nghĩa hồng nhan bạc mệnh, diễn tả nỗi niềm chua xót trước thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Trong nỗi đau của kẻ hồng nhan bạc mệnh, nhân vật trữ tình tìm đến rượu để quên, đến trăng để bầu bạn nhưng chén rượu uống vào muốn say mà lại càng tỉnh, ngắm trăng lại càng nhận rõ thân phận bất hạnh của bản thân. Trăng sắp tàn mà vẫn khuyết, cũng như con người thanh xuân sắp qua mà tình duyên vẫn còn lận đận, lỡ dở.
Bốn câu thơ đầu, khung cảnh nhuốm màu tâm trạng của nhân vật trữ tình, kết hợp với thủ pháp tương phản: một bên là con người cô đơn, nhỏ bé với một bên là không gian rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ (hồng nhan/ nước non), thờ gian đêm mênh mông, quạnh vắng, lạnh lùng với sự bé nhỏ của người phụ nữ (vầng trăng, trống canh); rượu không thể làm con người khuây khỏa, say lại tỉnh,… tất cả những yếu tố đó đã góp phần làm nổi bật sự cô đơn, buồn chán của nhân vật trữ tình – người phụ nữ.
Không chỉ vậy, người phụ nữ còn ý thức về hạnh phúc và nỗi đau thân phận. ý thức về hạnh phúc ngày càng rời xa, nhân vật trữ tình có những phản ứng hết sức quyết liệt:
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.
Hai câu thơ thể hiện một sức sống mạnh mẽ, khỏe khoắn bằng những hình ảnh thơ hết sức độc đáo: rêu, đá. Rêu vốn là loài cây mềm mại, nhỏ bé nhưng dưới con mắt của tác giả những đám rêu tưởng nhỏ bé, yếu đuối đó lại “xiên ngang mặt đất” mà trỗi dậy tìm sự sống; hòn đá tưởng chừng như chỉ đứng bất động trước sự chảy trôi của thời gian lại có thể “đâm toạc chân mây”. Dưới con mắt của Hồ Xuân Hương tất cả các sự vật tưởng như bất động, không có sự sống lại được tác giả cấp cho sức sống tràn trề, mạnh mẽ. Nhưng không dừng lại ở đó hình ảnh những sự vật đó kết hợp với cụm từ “xiên ngang” “đâm toạc” đã cho thấy sự bứt phá, không cam chịu số phận đau khổ, tủi hèn của nhân vật trữ tình. Đặt trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ khi người phụ nữ luôn được giáo dục với tinh thần cam chịu, nhẫn nhục, an phận thủ thường thì câu thơ mang nhiều ý nghĩa tích cực, tiến bộ. Người phụ nữ trong bài thơ không chấp nhận số phận mà bộc lộ niềm khao khát tình yêu, hạnh phúc, mở ra khả năng đấu tranh để đạt được tình yêu hạnh phúc về cho chính mình. Ý thơ này thống nhất với những bài thơ khác trong chùm thơ Tự tình của bà: “Thân này đâu đã chịu già tom” – khát vọng tình yêu được thể hiện nhất quán.
Nhưng trước thực tại quá đỗi phũ phàng, dường như người phụ nữ cũng phải chấp nhận: “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại/ Mảnh tình san sẻ tí con con”, câu thơ cất lên đầy ai oán chua xót. Trong một bài thơ khác Hồ Xuân Hương đã từng viết: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung/ Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng” để cho thấy rõ hơn số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ. Tuổi xuân người con gái có được là bao nhiều, xuân “lại lại” đồng nghĩa với thanh xuân người con gái ngày một ngắn lại, vậy mà mảnh tình cũng phải san sẻ, chia năm sẻ bảy. Câu thơ với cách dùng từ độc đáo, cho thấy sự nhỏ dần, ít dần của tình duyên: mảnh tình – nhỏ bé, san sẻ – càng ít hơn và cuối cùng phần nhận được chỉ còn lại “tí con con”.
Bằng khả năng điều khiển ngôn ngữ tài tình, Hồ Xuân Hương đã cho người đọc phần nào thấy được thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ, tình yêu bị san sẻ, hạnh phúc không thể với đến. Nhưng đồng thời còn thấy được khát khao hạnh phúc mãnh liệt của họ. Qua những vần thơ đó Hồ Xuân Hương cũng lên án xã hội phong kiến đã kìm kẹp nhu cầu hạnh phúc chính đáng của con người.