Nghị luận về Lòng tự trọng 1
Nhân cách của một con người luôn là điểm nhấn tạo ấn tượng mạnh đối với những người xung quanh và khiến bản thân bạn tự tin hơn. Lòng tự trọng là một trong những yếu tố cần thiết để xây dựng hình tượng hoàn thiện hơn trong mắt mọi người.
Vậy lòng tự trọng là gì? Lòng tự trọng chính là tự ý thức được suy nghĩ, hành động của bản thân mình có phù hợp với xã hội, với thước đo nhân cách hay không. Tự trọng chính là xuất phát từ tâm, từ chính bản thân mình khi nhìn nhận và đánh giá những việc xung quanh. Tự trọng còn là việc tự biết được giá trị của bản thân mình, biết nhận sai, sửa sai, không làm những việc xấu hổ với lương tâm. Những người có lòng tự trọng thường có tư thế rất hiên ngang, sống ngẩng cao đầu, không sợ cái xấu, cái ác.
Mỗi chúng ta tồn tại trong xã hội này đều cần phải có lòng tự trọng để đối nhân xử thế, để hiểu mình, hiểu người, để biết được những việc mình đang làm có trái với lương tâm hay không. Ai sinh ra cũng đều có những khuyết điểm cần phải hoàn thiện và khắc phục từng ngày, nếu chúng ta ý thực được điều này mà cố gắng hoàn thiện bản thân mình thì chắc chắn sẽ trở thành người tốt. Lòng tự trọng sẽ là một trong những kim chỉ nam giúp cho bạn có thể xác định được hướng đi rõ ràng, cụ thể hơn.
Trong cuộc sống, lòng tự trọng của mỗi người luôn được biểu hiện hằng ngày, khi chúng ta giao tiếp với nhau hay khi chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Lòng tự trọng khi đến trường chính là việc không học bài cũ, cũng không được giở tài liệu để chép vào bài kiểm tra, không được nhìn bài của bạn. Mặc dù hành động này rất nhỏ nhưng nó góp phần hình thành nên tính cách và nhân phẩm của chính cậu học sinh đó về sau. Cậu sẽ ý thức được rằng nếu không phải do chính mình làm ra thì sẽ không phải của mình, không được cướp giật, không được xin xỏ. Như thế là không có lòng tự trọng.
Cha ông ta vẫn có câu “Đói cho sạch, rách cho thơm’ muốn nhắn nhủ đến mọi người rằng dù có nghèo khó, đói rách đến cỡ nào thì cũng phải cho sạch, cho thơm. Như thế thì mới không bị mọi cười chê, ít nhất thì vẫn giữ được lòng tự trọng trong sáng dù vật chất thiếu thốn. Cuộc sống này vẫn luôn có những người nghèo khổ, nhưng họ quyết không làm những việc xấu xa như cướp giật, trộm cắp…Họ tự vượt lên chính mình, vượt lên số phận bằng sức lực ít ỏi của mình, làm ra đồng tiền có giá trị. Đây mới là điều đáng quý. Thực ra tự trọng không ở đâu xa, tự trọng vẫn luôn ở trong mỗi chúng ta, chỉ là bản thân mình có để nó được phát huy hay không thôi.
Sống tự trong, mỗi người sẽ thấy mình cảm nhận cuộc sống theo chiều hướng tích cực hơn. Bản thân mình sẽ làm những việc tốt cho xã hội, cho những người xung quanh.
Có rất nhiều người thành đạt, nhưng họ không bao giờ kiêu ngạo hay khoe khoang. Họ sống là chính mình, sống không hổ thẹn. Họ thành công nhưng chưa bao giờ bị thành công và hào quang vùi lấp. Họ yêu quý và giúp đỡ những người xung quanh. Vì họ ý thức được rằng cái gì cũng có giá của nó. Lòng tự trọng sẽ gắn kết trái tim mỗi người lại với nhau.
Tuy nhiên trong xã hội tồn tại không ít người đánh mất lòng tự trọng, làm những việc trái với đạo đức, với lương tâm. Rất nhiều học sinh bây giờ xúc phạm thầy cô giáo, không coi thầy cô ra gì. Bỏ ngoài tai những lời giảng, lời khuyên chân thành. Vì họ đã đánh mất lòng tự trọng nên họ mới ứng xử thiếu chừng mực như vậy.
Thế hệ trẻ – chủ nhân tương lai của đất nước cần ý thức được lòng tự trọng của mình và cố gắng giữ gìn, phát huy nó để hoàn thiện bản thân và trở thành người công dân có ích cho xã hội.
Lòng tự trọng luôn chưa bao giờ là thừa, bởi vậy chúng ta sống thật, sống có giá trị là điều cần thiết nhất.
Nghị luận về Lòng tự trọng 2
Giá trị của con người không phải là được thể hiện ở ngoại hình, hay không chỉ đơn giản là trình độ học vấn, địa vị trong xã hội. Mà nó được thể hiện rõ nhất bằng lòng tự trọng của con người. Người có lòng tự trọng biết được giá trị của bản thân mình. Bàn về lòng tự trọng có rất nhiều điều để nói đến.
Trước hết là khái niệm lòng tự trọng. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Lòng tự trọng sẽ không là những thứ đi ngược với lương tâm con người. Đừng qui lòng tự trọng với tâm lý sĩ diện là một. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau và thể hiện những thái độ hoàn toàn khác nhau. Tâm lý sĩ diện thể hiện một thái độ tiêu cực còn lòng tự trọng thì ngược lại. Nó đem đến những tích cực nhất định. Lòng tự trọng đi liền với cái tôi cá nhân. Bởi mỗi người sẽ có những giá trị riêng của bản thân vì thế mà ai cũng có lòng tự trọng riêng ở mức độ nhất định. Có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng bản thân mình từ đó tôn trọng người khác. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mói quan hệ xã hội ngày nay. Được xây dựng trên nền tảng là sự tôn trọng, các mối quan hệ sẽ vững bền hơn. Bạn không thể sống trong sự cô lập với xã hội vì thế không có các mối quan hệ, bạn sẽ không thể tồn tại được. Lòng tự trọng sẽ giúp bạn có được những mối quan hệ lâu dài. Không chỉ thế, lòng tự trọng còn là nội tâm, là lý trí để ngăn cản bạn làm những điều xấu, những hành vi đi ngược với đạo đức và lương tâm con người. Bởi có lòng tự trọng, bạn sẽ tìm cách để bảo vệ nó. Để bảo vệ nó bạn sẽ không để mình hành động theo bản năng mà luôn suy xét lợi, hại cũng như sự ảnh hưởng của nó. Hành động sau suy nghĩ sẽ là một cách tốt để bạn giảm đi những sai lầm không đáng có.
Bảo vệ lòng tự trọng thì khó chứ đánh mất nó thì dễ dàng. Chỉ cần một hành động thiếu suy nghĩ cũng khiến bạn đánh mất lòng tự trọng bấy lâu nay mà mình gìn giữ. Chẳng hạn đi gây hấn, đánh cãi chửi nhau nơi công cộng cũng quá đủ để đánh mất lòng tự trọng của bản thân mình. Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ tới nhân vật thị trong "Vợ nhặt" của Kim Lân. Cái đói đã đẩy Thị đến bước đường đánh mất lòng tự trọng. Thị gạ ăn với anh Tràng rồi chỉ tin những câu nói bông đùa theo không Tràng về làm vợ. Lòng tự trọng của Thị đã bị mất hoàn toàn chỉ trong vài phút ngắn ngủi. Nhưng không thể trách Thị. Thị chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Để bảo vệ được lòng tự trọng cũng như nhận thức rõ giá trị của bản thân, bạn không làm gì khác ngoài rèn luyện để giữ gìn và phát triển nhân cách trong sạch, đúng mực. Bạn phải học tập hàng ngày để hình thành nhân sinh quan đúng đắn cho bản thân mình. Có như vậy bạn mới có khả năng đánh giá đúng đắn những hành động mà mình làm. Nghiêm khắc với chính bản thân mình là cách tốt nhất để rèn luyện. Có tôn trọng bản thân bạn mới tôn trọng người khác, ý thức được lòng tự trọng của bản thân, bạn mới biết cách để bảo vệ nó. Nhưng chỉ bảo vệ lòng tự trọng thôi thì chưa đủ, bạn cần phải làm cho nó ngày càng có giá trị hơn. Hãy rèn luyện sức khỏe, bản thân, học tập không ngừng, để giá trị con người ngày càng phát triển. Bổ sung kiến thức khoa học cũng như xã hội, giữ cho bản thân có một thái độ lạc quan và tích cực trong mọi tình huống, hòa nhã và tôn trọng người đối diện. Biết nhận lỗi và sửa sai lỗi lầm. Đừng để cái tôi cá nhân quá lớn lấn át lòng tự trọng. Làm sai mà không nhận ra còn khăng khăng cho là mình đúng thì quả là không tốt chút nào. Tâm lí ấy bạn có thì hãy nên gạt bỏ ngay từ bây giờ. Thái độ tích cực sẽ đem tới cho bạn nhiều niềm vui hơn là cố chấp bảo vệ bản thân trong tình huống không phù hợp. Cái cách mà bạn nhận lỗi và xin lỗi cũng là cách để khẳng định giá trị bản thân mình. Xin lỗi không có nghĩa là lòng tự trọng của bạn sẽ bị mất đi. Bạn đừng hiểu lầm nói lời xin lỗi là khuất phục trước người khác mà không thể bảo vệ được quan điểm cá nhân. Đó là sai lầm. Lời xin lỗi lúc cần không những là sự tôn trọng của bạn đối với người khác mà còn thể hiện bản thân là người có học thức, có nhân cách. Như tôi đã nói ở trên chỉ vài hành động nhỏ cũng đủ để bạn đánh mất lòng tự trọng của bản thân mình. Hãy cư xử một cách văn minh, lịch sự, hòa nhã và tôn trọng người khác. Cuộc sống là cho đi rồi lại nhận về. Bạn đối xử với họ ra sao họ cũng sẽ đối xử với bạn như vậy. Bạn tôn trọng họ, họ tôn trọng bạn, bạn hòa nhã với họ họ cũng sẽ như vậy. Có như vậy bạn sẽ được mọi người yêu mến. Xây dựng được hình tượng tốt trong mắt mọi người không hề dễ dàng. Nhưng làm được điều đó không phải là không thể. Bạn tự làm đẹp cho tâm hồn mình thì bạn sẽ nhân được những điều tốt đẹp ấy mà thôi. Nhân đây tôi cũng kể cho bạn nghe một câu chuyện sâu sắc. Một cậu bé bán vé số trên đường. Đi qua một quán nước mời mua mà không ai chịu. Đi được một quãng, hai chàng thanh niên uống nước ở vỉa hè ném vỏ lon ra lòng đường. Cậu bé nhặt lên mà ai cũng nghĩ cậu lượm về đem bán. Nhưng không, cậu mang chúng vào thùng rác trước ánh mắt ngỡ ngàng của mọi người. Thấy thế một anh gọi cậu đến hỏi: "Tại sao em không đem về bán". Cậu trả lời: "Cô giáo em dạy không được xả rác bừa bãi" - "Em còn đi học hả?" - "Dạ không em nghỉ rồi ạ". "Lại đây anh mua vé số cho". "Sao vừa nãy em mời anh không mua". "Bây giờ anh tội nghiệp em". "Em không bán cho anh đâu, em không cần anh tội nghiệp". Lòng tự trọng của cậu bé thật khiến anh thanh niên phải suy ngẫm. Một bài học quí giá về cách cư xử giữa con người với nhau. Lòng tự trọng của cậu bé bán vé số thực sự khiến tôi nhận ra được nhiều điều.
Lòng tự trọng là thứ cơ bản và cần thiết đối với mỗi con người. Có lòng tự trọng, bạn mới có được sự tôn trọng của người khác đối với bản thân mình. Không ai muốn mình bị người khác coi thường. Nhưng người khác chỉ coi thường bạn khi bạn để họ có được cơ hội ấy. Bạn phải là người đầu tiên tôn trọng giá trị bản thân mình. Ai ai cũng đều không hoàn hảo nhưng họ vẫn có những thứ để tự hào về con người của mình. Chính lòng tự trọng đã giúp họ có được những điều ấy.
Nghị luận về Lòng tự trọng hay nhất 3
Người ta thường nói, đối với mỗi người bản thân mình là quan trọng nhất. Nhưng để hiểu về bản thân một cách rõ ràng, cụ thể và đặc biệt biết cách khẳng định giá trị bản thân trong cuộc sống thì đó lại là vấn đề khiến chúng ta phải suy nghĩ. Những người làm được điều đó là những người nhận thức rất rõ "lòng tự trọng".
Theo từ điển Tiếng Việt, "tự trọng" là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, là ý thức coi trọng giá trị bản thân. Người có lòng "tự trọng" là người luôn biết bản thân mình là ai, mình sinh ra trên cuộc đời này để làm gì?. Điều đó được biểu hiện ở chỗ, bạn biết bản thân mình có những điểm mạnh, điểm yếu nào từ đó bạn biết cách phát huy điểm mạnh và luôn cố gắng tìm cách khắc phục điểm yếu. Đối với lứa tuổi học sinh ở lứa tuổi từ 16 – 18, tâm lý luôn muốn được làm người lớn, muốn khẳng định bản thân mình thì việc tu dưỡng lòng "tự trọng" là vô cùng quan trọng. Để làm được điều đó, trước hết bạn cần cố gắng giữ gìn các phẩm chất đạo đức, luôn tôn trọng thầy cô và giữ mối quan hệ hòa nhã với bạn bè. Đặc biệt, bạn luôn phải trung thực với chính bản thân mình và những người xung quanh. Tuyệt đối không được quay cóp, gian lận trong khi làm bài kiểm tra, bởi nếu bị thầy cô phát hiện bạn đã tự mình đánh mất đi lòng tự trọng của chính mình.
Trong học tập, bạn cần nỗ lực cố gắng tìm tòi, học hỏi để bổ sung và hoàn thiện kiến thức, hơn nữa bạn cần đặt ra cho mình mục tiêu phấn đấu và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu đó, dù khó khăn cũng không được nản trí. Đó chính là cách bạn khẳng định bản thân. Trong giao tiếp với thầy cô, bạn bè, bạn cần giữ thái độ lễ phép và từ tốn. Dù người khác có nói sai thì bạn cũng không được cắt ngang lời hoặc có những lời lẽ xúc phạm, nếu bạn nghĩ mình làm điều đó để thể hiện cái tôi của mình thì bạn đã sai rồi, ngược lại những người xung quanh bạn sẽ nghĩ bạn thiếu tôn trọng họ và bạn sẽ làm mất hình ảnh của chính mình.
Người có lòng tự trọng luôn biết cách nhận lỗi và tìm cách sửa chữa sai lầm. Nếu bạn làm điều gì đó có lỗi với bố mẹ, bạn bè hoặc những người xung quanh, hãy nói lời xin lỗi họ và hứa lần sau sẽ không tái phạm. Đó cũng là cách bạn khẳng định giá trị bản thân. Nếu bạn né tránh hoặc đổ lỗi cho người khác, mọi người sẽ không coi trọng bạn bởi vì bạn dám làm nhưng không dám nhận, đó là hành vi hèn nhát. Bên cạnh việc cố gắng trong học tập, bạn cần biết cách hài hòa các mối quan hệ xung quanh bằng việc nói được, làm được và giúp đỡ người khác trong khả năng có thể bằng những hành động đơn giản như chào hỏi lễ phép, nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, nói lời xin lỗi khi làm người khác phải suy nghĩ. Bởi nếu bạn làm được điều đó, mọi người sẽ luôn nhìn nhận bạn là một người tốt, họ sẽ tôn trọng và quý mến bạn. Điều đó có nghĩa là bạn đã xây dựng được hình ảnh bản thân trong mắt của những người xung quanh.
Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả. Người có lòng tự trọng sẽ biết cách hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người được nhiều người yêu mến. Để làm được điều đó, bản thân mỗi người phải luôn nỗ lực, phấn đấu trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Nghị luận về Lòng tự trọng 4
Thomas Szass đã từng nói rằng: “Người sáng suốt coi lòng tự trọng là không thể thương lượng, và sẽ không đổi nó lấy sức khỏe, sự giàu sang, hay bất cứ thứ gì khác”. Quả thực đúng như vậy, lòng tự trọng đối với con người còn quan trọng hơn cả ngọc quý. Ở bất cứ thời điểm nào con người cũng cần nâng niu, trân trọng lòng tự trọng của bản thân, không vì chút lợi ích mà đánh mất phẩm giá của chính mình
Lòng tự trọng tức là sự coi trọng, giữ gìn nhân cách, danh dự của bản thân. Lòng tự trọng là lòng yêu quý những giá trị bản thân, không vì những tác động xung quanh mà đánh mất phẩm giá của chính mình. Lòng tự trọng đối với mỗi con người là hết sức quan trọng.
Người có lòng tự trọng là những người luôn sống trung thực. Sự trung thực được biểu hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau, đối với học sinh là tự học, tự làm bài, không quay cóp, xem bài của những bạn xung quanh. Trong công việc đó là sự nỗ lực cố gắng làm việc của mình, không đổ thừa cho người khác, không tranh giành những thứ không phải của mình. Người có lòng tự trọng là luôn biết ngồi đúng chỗ, luôn ý thức được giá trị của bản thân. Không chỉ vậy, người có lòng tự trọng là người dám nhận lỗi sai khi mình mắc sai phạm và biết khắc phục những khuyết điểm sai lầm ấy. Họ là những người sống có trách nhiệm, bản lĩnh tự tin, không đổ thừa cho hoàn cảnh, sẵn sàng nhận trách nhiệm về bản thân để thay đổi nó theo chiều hướng tích cực. Người có lòng tự trọng còn là người luôn biết giữ lời hứa, không sai hẹn. Đối với họ một lời nói ra “tứ mã nan truy”, lời nói có trọng lượng và có ý nghĩa. Họ đồng thời cũng là những người hết sức tự giác, tự giác học tập, tự giác hoàn thành công việc của bản thân mà không cần ai nhắc nhở.
Những người có lòng tự trọng sẽ luôn được mọi người yêu quý, kính trọng. Không chỉ vậy bản thân họ còn cảm thấy được sống cuộc sống thanh thản, hạnh phúc. Lòng tự trọng luôn đi liền với sự tự giác, nỗ lực, bởi vậy đó cũng là nhân tố thúc dẩu sự thành công với con người. Không chỉ vậy, lòng tự trọng còn là nhân tố làm nên giá trị của mỗi con người, là nền tảng của mọi suy nghĩ hành động. Người có lòng tự trọng sẽ luôn có suy nghĩ đúng đắn, điều đó dẫn đến những hành động tích cực. Lòng tự trọng là điều cần thiết đối với tất cả mọi người, bởi chỉ khi chúng ta biết tôn trọng chính mình thì khi ấy ta mới biết tôn trọng người khác. Lòng tự trọng còn giúp ta sống đúng lương tâm, trách nhiệm, không làm những việc sai trái, vi phạm đạo đức, pháp luật,… Lòng tự trọng giúp ta nhận ra phần hạn chế của chính mình, để không ngừng nỗ lực, cố gắng vươn lên, giúp bản thân hoàn thiện hơn. Đối với xã hội, nếu tất cả mọi người đều sống trong sạch liêm khiết, xã hội sẽ trở nên tốt đẹp, tạo điều kiện cho đất nước phát triển.
Thực tế đã chứng minh rằng, những con người có lòng tự trong thường đạt được thành công lớn và luôn được mọi người nể phục, kính trọng. Người Nhật Bản nổi tiếng là những người có lòng tự trọng và kỉ luật cao, điều đó đã khiến họ trở thành một quốc gia hùng mạnh như ngày hôm nay. Kĩ sư Nhật Bản Kishi Ryoichi trong quá trình xây dựng một cây cầu ở Thổ Nhĩ Kì đã bị đứt cáp. Ông đau đớn và suy sụp nặng nề, không lâu sau ông tự sát và viết thư để lại nhận trách nhiệm về mình. Có lẽ ông không phải là người chịu trách nhiệm hoàn toàn cho sự cố đó, nhưng với lòng tự trọng sâu sắc ông không thể tiếp tục sống mà lựa chọn cái chết. Cái chết của ông đã gây tiếc thương trong lòng nhiều người và người ta cũng càng kính nể hơn nữa lòng tự trọng của ông và của đất nước Nhật Bản.
Bên cạnh những người có lòng tự trọng lại có những kẻ không hề có lòng tự trọng. Họ tranh giành với người khác, sẵn sàng làm những việc xấu mà không hề ăn năn, hối lỗi. Đó quả là những hành vi cần phải lên án mạnh mẽ. Đồng thời ta cũng cần phải phân biệt lòng tự trọng với sự tự cao, luôn cho mình là quan trọng nhất, là đúng, không coi trọng ý kiến của người khác; phân biệt với tự ti luôn rụt rè, sợ hãi không dám bày tỏ những quan điểm cá nhân.
Vậy làm thế nào để chúng ta có được lòng tự trọng? Mỗi người cần sống ngay thẳng, trung thực, không gian dối. Luôn hoàn thành những nhiệm vụ được giao, mà không cần đến sự nhắc nhở bảo ban. Trung thực từ những điểu nhỏ bé nhất,khi ấy ta mới có thể có lòng tự trọng thực thụ.
Lòng tự trọng là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi chúng ta cần có, nó la thước đó, là tiêu chí làm nên giá trị bản thân con người. Lòng tự trọng giúp ta hướng đến những chuẩn mực, quy tắc chung của xã hội, làm việc tốt, nói điều hay, suy nghĩ lành mạnh, tích cực. Hãy bồi đắp lòng tự trọng từ những điều nhỏ nhất để hoàn thiện nhân cách của chính mình.
Nghị luận về Lòng tự trọng 5
Trong cuộc sống xã hội ngày nay với bao bộn bề, xô bồ và những toan tính, lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt giúp chúng ta sống thanh bạch, không trái với lương tâm của mình. Và cũng có thể nói lòng tự trọng là một trong những phẩm chất đạo đức cao quý của mỗi con người mà bất cứ ai cũng cần phải có. Vậy lòng tự trọng có giá trị tinh thần như thế nào trong xã hội của chúng ta?
Vậy lòng tự trọng có nghĩa là gì? Lòng tự trọng chính là chúng ta biết coi trọng, gìn giữ phẩm cách, danh dự của mình. Tại sao chúng ta phải có lòng tự trọng? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất cao đẹp của con người mà ai ai cũng cần phải có. Cuộc sống của chúng ta trong một xã hội đầy bộn bề hiện giờ có rất nhiều cạm bẫy đang chờ đón chúng ta ở phía trước. Quan trọng là chúng ta có đủ bình tĩnh, sự sáng suốt để vượt qua những cạm bẫy đó hay không, để không bị lôi kéo theo những cái xấu. Có đức tính “tự trọng” chúng ta có thể thanh tẩy tâm hồn mình, khiến cho lòng ta thêm bình yên, nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Lòng tự trọng còn được thể hiện qua các sự việc như không gian lận trong thi cử, kiểm tra để lấy những con điểm ảo làm bài bằng chính khả năng vốn có của mình, không tham của rơi phải biết trả lại của rơi cho người bị mất, “nghèo cho sạch rách cho thơm” như ông bà ta vẫn thường dạy mặc dù có thể lúc nào đó hoàn cảnh của chúng ta rất nghèo khó, cực khổ. Và thêm một sự việc cũng thể hiện được lòng tự trọng của mình đó là khi chúng ta mắc phải những lỗi lầm, lỗi sai thì bản thân phải mạnh dạn nhận lỗi, phải biết xấu hổ và sửa sai lỗi lầm ấy.
Nhưng nếu chúng ta có lòng tự trọng quá cao dễ khiến cho người khác hiểu lầm. Bản thân ta cũng từ đó mà sinh ra tự ái, biểu hiện cao hơn nữa đó là tính tự cao, tự đại xem ai không ra gì. Ngoài ra, cũng có những con người có lòng tự trọng quá thấp thì dễ sa ngã vào con đường phạm pháp, đánh mất bản thân, không có khả năng phân biệt đâu là đúng đâu là sai.
Nói tóm lại, lòng tự trọng là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người mà ai ai cũng nên trang bị cho riêng mình. Riêng em sẽ luôn trau dồi, rèn luyện nhân cách, phẩm giá của mình để từ đó đạt đến sự hoàn thiện bản thân.
Nghị luận về Lòng tự trọng 6
Con người luôn được nhìn nhận và đánh giá ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ vẻ bề ngoài, đến học thức địa vị, cách cư xử trong giao tiếp. Nhưng giá trị của con người thực sự xuất phát từ những giá trị tốt đẹp tiềm ẩn bên trong tâm hồn và một trong những giá trị ấy là lòng tự trọng. Người ý thức được ý nghĩa và giá trị của lòng tự trọng cũng chính là người định đoạt được giá trị của bản thân mình, từ đó luôn cố gắng giữ gìn và hoàn thiện, ngày một nâng cao phẩm giá của mình.
Tự trọng vốn là một từ Hán Việt, dịch nghĩa là tự biết để ý, giữ gìn, đặt nặng những vấn đề của bản thân. Suy rộng ra tự trọng có nghĩa là luôn tự biết chú ý, giữ gìn những phẩm giá tốt đẹp của bản thân, luôn coi trọng bảo nhân cách của mình, không cho phép bản thân sống lệch lạc, hoặc tác động của môi trường làm ảnh hưởng đến chúng, dù có là ở trong hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo nhất. Người có lòng tự trọng là người trước hết có tư cách đạo đức, nhân phẩm cao đẹp, sống nhân hậu, vì người cũng là vì mình, tôn trọng bản thân cũng đồng thời tôn trọng mọi người xung quanh, không tùy tiện đánh giá, hay đối xử bất công với người khác bởi tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng bản thân mình. Người có lòng tự trọng là người rộng lượng, không hay tính toán thiệt hơn, sẽ không vì cái lợi nhỏ mà bị cám dỗ, ảnh hưởng đến nhân phẩm danh dự, để bị chê cười. Ở một khía cạnh nào đó, trong quá khứ, người ta thường quy cho tự trọng chính là lối sống thanh cao, thoát tục không vướng vào những chuyện thị phi, đó là điều không sai, nhưng cho đến nay thế giới có nhiều biến đổi, người có lòng tự trọng không còn là việc sống tách biệt với thế giới để bảo vệ cái tôi cá nhân nữa mà là sống hòa nhập, chan hòa nhưng vẫn bảo vệ được phẩm giá và danh dự của mình, được người người yêu quý kính trọng.
Tự trọng biểu hiện ở nhiều khía cạnh trong cuộc sống của mỗi con người. Đầu tiên, tự trọng thể hiện ở việc sống trung thực với bản thân, gia đình và xã hội, luôn nỗ lực làm hết mình trong công việc, không gian dối, sống ngay thẳng, luôn cố gắng khẳng định tài năng và nhiệt huyết của mình. Không làm những việc khuất tất, không rõ ràng minh bạch để người khác hiểu lầm, luôn chí công vô tư, tấm lòng trong sáng, đối xử chân thành với mọi người, không dựng chuyện đặt điều về người khác, không tham gia bình luận hay phán xét một cách chủ quan. Thấy cái sai phải lên tiếng chỉ ra một cách khéo léo, tuyệt đối đừng quá gay gắt khiến đối phương mất mặt, cần đặt cả lòng tự trọng của đối phương lên để cân nhắc trước khi hành động. Khi chúng ta vô tình mắc lỗi, không nên trốn tránh vì không dễ gì trốn được, bởi ai cũng có đôi mắt đủ tinh tường để nhận ra, đôi khi họ im lặng không có nghĩa là họ không biết mà chỉ đơn giản là họ chờ ta tự nói ra mà thôi. Khi chúng ta thẳng thắn nhận lỗi và chấp nhận sửa sai với một thái độ nhiệt tâm, chân thành, thì hơn tất cả chúng ta vừa bảo vệ được phẩm giá của bản thân, vừa khiến người khác có cái nhìn thiện cảm hơn, lỗi lầm của chúng ta vì thế mà cũng dễ dàng được bỏ qua. Tự trọng còn thể hiện ở nếp sống và sinh hoạt cá nhân, một người có lòng tự trọng sẽ biết sắp xếp cuộc sống của mình thật gọn gàng ngăn nắp, biết lên kế
hoạch, biết quý trọng thời gian và sức khỏe của bản thân. Có ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường, bảo vệ lợi ích của tập thể dù đôi khi phải hy sinh lợi ích cá nhân.
Lòng tự trọng không chỉ đơn giản là việc giữ gìn nhân cách và phẩm giá của bản thân mà còn thể hiện ở lòng tự tôn dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn. Luôn tỉnh táo và đấu tranh chống lại mọi hành vi làm ảnh hưởng đến đất nước, luôn tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Có tinh thần học hỏi, tiếp thu những cái mới, tốt đẹp của nhân loại nhưng không được có tư tưởng sính ngoại, Tây hóa, bỏ rơi nền văn hóa 4000 năm của dân tộc, mà thay vào đó phải cố sức phát triển, trên tất cả hãy nhớ chúng ta là con dân Việt Nam là dòng giống Lạc Hồng.
Lòng tự trọng có thể xem là một trong những tiêu chí đánh giá phẩm cách của con người, người có lòng tự trọng thường là người có một tâm hồn đẹp, được tiếp thu một sự giáo dục rất tốt từ gia đình, nhà trường và xã hội. Người có lòng tự trọng luôn có một lối sống cao đẹp khiến người khác phải nể phục và kính trọng, không dám tùy tiện mà nhận xét đánh giá. Lòng tự trọng giúp con người ta hoạch định bản thân tốt hơn, biết việc nên và không nên làm, bởi vậy, cuộc sống và công việc của họ cũng trở nên dễ dàng và suôn sẻ hơn hẳn. Còn ngược lại người không có lòng tự trọng, không biết giữ gìn phẩm giá, chỉ biết ghen ăn tức ở, ích kỷ, xấu xa, nhỏ nhen chính là tự hạ thấp bản thân mình, đa phần xã hội chẳng mấy ai ưa thích kiểu người như vậy. Người không biết tôn trọng chính bản thân và tôn trọng người khác thì rất khó nhận được sự ủng hộ, đồng tình, dễ bị đào thải trong môi trường công việc, học tập và trong bất kỳ một tập thể nào khác. Nếu trong một xã hội, mọi người đều ý thức được giá trị của lòng tự trọng, thì có một điều tất yếu rằng xã hội chắc chắn sẽ trở nên văn minh hơn hẳn, đẹp đẽ hơn nhờ lối sống và cách cư xử có văn hóa mà mỗi người dành cho nhau. Bớt đi được những ganh đua ích kỷ làm trì trệ sự phát triển, bớt đi được những tệ nạn làm xã hội rối ren, phức tạp.
Một điều quan trọng chúng ta cần nhớ, chớ có lầm tưởng hai khái niệm tự trọng và tự ái, tự cao, tự đại là một, bởi so với tự trọng là tôn trọng giữ gìn phẩm giá, nâng cao giá trị bản thân thì tự ái lại là lòng nhỏ nhen, ích kỷ, thậm chí là yếu đuối, luôn muốn khư khư bảo vệ lấy cái tôi cá nhân, không muốn hi sinh lợi ích cá nhân. Dễ dàng bị tác động bởi những tác nhân bên ngoài, dù đó là đúng hay sai, biểu hiện rõ nhất đó là việc người hay tự ái thì không bao giờ chấp nhận và sửa chữa sai lầm của mình, thay vào đó họ sẽ trưng ra bộ mặt giận dỗi, yếu đuối để người khác phải thương cảm, e dè. Đây rõ ràng không phải là biểu hiện của lòng tự trọng.
Lòng tự trọng là một trong những nhân tố quan trọng nhất làm nên giá trị của mỗi con người, hướng con người đi theo những suy nghĩ và hành động tích cực để bảo vệ, nâng cao phẩm giá của bản thân, làm đẹp cho chính tâm hồn của mình đồng thời cũng là làm đẹp cho xã hội, góp phần phát triển xã hội ngày một văn minh giàu mạnh hơn. Con người cần mỗi ngày tự rèn luyện cho bản thân tính tự trọng từ những điều vụn vặt nhất trong cuộc sống, làm sao cho dẫu là một mẩu rác chúng ta bỏ đi cũng vẫn lưu lại hương thơm từ đức tính tốt đẹp tỏa ra trong chính bàn tay của chúng ta.
Nghị luận về Lòng tự trọng cực hay 7
Tự trọng là một trong những phẩm chất đạo đức của con người, mỗi chúng ta đều có những phẩm chất đó và cần phải có cách nhìn mới mẻ về lòng tự trọng và mối quan hệ đối nhân xử thế với mọi người xung quanh trong cuộc sống này.
Tự trọng là một trong những phẩm chất đáng quý, đó là sự xấu hổ, và là một chuẩn mực mà nằm trong giới hạn con người của họ, mỗi chúng ta đều có lòng tự trọng đó nhưng mức độ của mỗi người là khác nhau và điều đó biểu hiện được những phẩm chất trong một con người. Lòng tự trọng đôi khi được đánh giá cao, nhưng ngược lại một số người lại quá coi trọng lòng tự trọng của chính mình mà không chịu nghe người khác nói, như dân tộc ta đã có câu nhân hậu thù cần có lòng đồng cảm và sẻ chia đó cũng đã nhắc nhở những con người có lòng tự trọng quá cao cần xem sét và suy nghĩ lại những điều đó để có cách nhìn tốt và ý nghĩa hơn, cuộc sống của mỗi người đều được.
Quan hệ giữa con người với con người đó được xem như cách đối nhân xử thể, cách ứng xử thái độ của con người được đánh giá vô cùng mạnh mẽ và nó có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của mỗi người chúng ta nên hiểu và có cái nhìn sâu sắc về vấn đề này, bởi nó vô cùng nhạy cảm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của mỗi chúng ta, những điều mà xã hội này cần và những điều đúng với chuẩn mực đạo đức mà xã hội này ban tặng cho chính mình. Cách ứng xử đó cần phải dựa trên một chuẩn mực đó được gọi là những chuẩn mực nằm trong giới hạn mà xã hội này cho phép, mỗi chúng ta nên rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn thân thiện cở mở với mọi người xung quanh, có được như vậy chúng ta mới đem lại được giá trị to lớn cho cuộc sống.
Lòng tự trọng cũng được coi là một giá trị phẩm chất của chính bản thân mình, nó được đánh giá mạnh mẽ và có ý nghĩa to lớn cho cá nhân đó, khi nó được coi là một thước đo cho danh dự và phẩm chất của chính họ. Nhiều người cũng có quan điểm sai lầm về lòng tự trọng chính vì vậy họ có những hành động sai lầm và điều đó không tốt cho chính cuộc sống của mình, nên hiểu tự trọng đó là danh dự của bản thân, để làm sao mỗi người chúng ta nên làm những điều có giá trị có ý nghĩa để nó không làm tổn hại đến danh dự và phẩm chất của chính họ đây mới chính là những điều quan trọng. Không nên coi mình là cao nhất, và lòng tự trọng quá cao đôi khi giết chết đi những lòng nhân hậu và sự thấu hiểu cảm thông cho người khác, như chúng ta đều biết những hành động mang lại những giá trị có ý nghĩa đều để con người biết và làm những điều mang những ý nghĩa sâu sắc và có ý nghĩa lớn lao hơn khi con người hiểu rõ về lòng tự trọng và có thái độ đúng đắn với nó để có cách ứng xử và sự đối nhân xử thế với con người xung quanh một cách hợp tình và có những điều mang lại ý nghĩa quan trọng nhất.
Những điều có ý nghĩa và để lại tầm ảnh hưởng lớn đến mỗi con người, chúng ta cần phải hiểu được nó và tạo cho nó những thói quen và tiền đề để sống tốt, cuộc sống của chúng ta do chúng ta lựa chọn nhưng làm thế nào để cuộc sống này có ý nghĩa hơn thì chính bản thân của mỗi chúng ta đều phải được rèn luyện và phát triển mạnh mẽ những thói quen tốt và nó là tiền đề vô cùng quan trọng tạo nên những phẩm chất quan trọng cho cuộc sống của con người.
Lòng tự trọng được những con người hiểu rõ về nó luôn suy nghĩ một cách có giá trị họ hiểu được ý nghĩa mà cuộc sống này ban tặng cho con người, để có được những điều đó mỗi người chúng ta cần phải hiểu rõ hơn và có những ý nghĩa mạnh mẽ và sâu sắc về vấn đề này, luôn phải có tinh thần phê và tự phê cho bản thân, sửa chữa những sai lầm và những điều không tốt cho bản thân, luôn luôn lắng nghe những lời người khác nói và họ có thể học tập và tiếp thu nó một cách có ý nghĩa.
Những hành động mà những con người có lòng tự trọng làm luôn luôn được xem xét và đắn đo suy nghĩa xem nó có đúng hay sai, để từ đó những hành động đó không làm ảnh hưởng đến danh dự và những phẩm chất quý báu mà mỗi ngày họ đang cố gắng rèn luyện.
Chúng ta thấy bên cạnh những con người có lòng tự trọng biết cân nhắc bản thân, lại có những thành phần bỏ đi danh dự bản thân để làm những điều trái với chuẩn mực đạo đức và làm những điều không mang lại ý nghĩa và giá trị cho chính bản thân mình.
Chúng ta cần phải rèn luyện bản thân và luôn luôn phải có tinh thần phê và tự phê để từ đó làm cho cuộc đời này có nhiều ý nghĩa và vô cùng tốt đẹp.Mỗi ngày chúng ta được sống là những ngày có giá trị và ý nghĩa nhất.
Nghị luận về Lòng tự trọng 8
Nếu bạn hỏi tôi, cái gì đánh giá một con người, tôi chắc chắn sẽ nói rằng: Đó không phải ở ngoại hình, ở trình độ học vấn hay nằm trong địa vị xã hội nào, mà một con người cái cần nhất đó chính là lòng tự trọng, nó thể hiện rõ nhất giá trị nhân cách cũng như bản thân mình. Lòng tự trọng giống như một người dẫn đường giúp bạn xác định rõ và cụ thể con đường nào để bạn trở thành một con người tốt hơn, hoàn hảo hơn.
Lòng tự trọng chính là bản thân chúng ta coi trọng danh dự, phẩm chất và nhân cách của bản thân, biết được giá trị của mình. Bản thân người có lòng tự trọng, họ sẽ biết họ là ai, họ có những gì và họ tự hào về điều đó, họ không để người khác xâm hại đến, họ sẽ bảo vệ lòng tự trọng của mình. Có nhiều người nghĩ, lòng tự trọng cũng giống như người có tâm lý sĩ diện, nhưng hai phạm trù này hoàn toàn không nhau nhau, và nó trái ngược nhau. Sĩ diện là một thái độ tiêu cực, còn lòng tự trọng chính là làm những điều không trái với lương tâm của mình. Cho nên, hãy loại bỏ ý nghĩ quy hai phạm trù này vào một.
Hằng ngày, ai cũng biểu hiện ra lòng tự trọng của mình. Khi chúng ta giao tiếp với người khác, khi chúng ta làm việc, chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Tạo dựng lòng tự trọng, chính là tôn trọng bản thân mình và sau đó là tôn trọng người khác. Khi một mối quan hệ được xây dựng trên nền tảng lòng tự trọng, thì nó sẽ bền vững hơn, lúc đó chính bạn đã tạo cho mình một chỗ đứng trong xã hội, chứng tỏ bản thân mình tồn tại. Lòng tự trọng còn giúp bạn làm đúng đạo đức con người, ngăn cản bạn làm điều xấu. Đẩy nhanh sự suy nghĩ đấu tranh trong đầu, để bạn giảm bớt được những sai lầm đáng tiếc. Chắc hẳn ai trong chúng ta khi đã ngồi trên ghế nhà trường thì ách hẳn trong suốt chặng đường đấy cũng có những việc như không học bài, không làm bài. Nhưng cách bạn chọn xử lý trong hoàn cảnh đó là gì. Có người chọn cách quay cóp, dở tài liệu. Nhưng có người sẵn sàng chịu điểm thấp để không thực hiện những hành động đó. Tuy rất nhỏ thôi, nhưng cũng góp phần hình thành nên nhân cách của mình sau này.
Cha ông ta có rất nhiều câu nói dạy dỗ chúng ta phải giữ lấy lòng tự trọng như: “Đói cho sạch, rách cho thơm” hay “Giấy rách phải giữ lấy lề”. Dù cuộc sống có vất vả, nghèo đói, hay rách nát như thế nào thì cũng phải giữ phẩm giá, cái thơm tho cho mình, để không bị người đời chê hay cười nhạo. Vật chất có thể hôm nay mất mai có, nhưng lòng tự trọng thì rất khó để lấy lại. Nhưng lại rất dễ đánh mất nó. Chỉ cần một việc làm thiếu suy nghĩ, bạn sẽ mất đi lòng tự trọng bạn gìn giữ bấy lâu. Bạn chửi đánh người khác, bạn biển thủ công quỹ, bạn nói xấu người khác,….và bạn đánh mât lòng tự trọng. Vì vậy, hãy cố gắng rèn luyện và phát triển nhân cách trong sạch. Lòng tự trọng không ở đâu xa lạ mà nó nằm ở trong mỗi người, cho nên việc bạn cần làm là phát huy nó, nuôi dưỡng nó, hãy cố gắng học tập, vượt lên chính mình, và hãy phấn đấu bằng chính sức lực của mình thì thành quả tạo ra nó mới thật sự có giá trị.
Mỗi ngày, bạn sống tốt hơn, bạn làm theo điều đúng với đạo đức, đúng với nhân phẩm, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống như đang vẫy chào mình. Trong học tập, bạn cố gắng tìm tòi và hoàn thiện kiến thức, đưa ra những mục tiêu và tự hoàn thành mục tiêu đó dù có khó khăn vất vả. Đối xử với mọi người bạn luôn lễ phép, kính trên nhường dưới, luôn tôn trọng người nói và nói khi cần thiết, đúng lúc. Lúc đó chính bạn cũng được người khác tôn trọng lại. Và đặc biệt, khi bạn thành công, thì đừng để hào quang đó làm vùi lấp đi, đừng kiêu ngạo hay khoe khoang. Hãy sử dụng thành công đó để yêu quý và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Niềm vui sẽ được nhân đôi khi chúng ta biết cho đi.
Và người tự trọng thì bạn sẽ không ngại nói lời xin lỗi khi làm sai, và sẽ tìm cách để sữa lỗi. Đấy là cách bạn khẳng định giá trị của mình. Đừng né tránh lỗi lầm sẽ khiến người khác coi thường bạn. Thực trạng hiện nay có rất nhiều hành vi đánh mất lòng tự trọng từ những việc làm trái với luân thường đạo lý, trái với lẽ đối nhân xử thế, và trái với lương tâm. Mắng chửi bố mẹ, xúc phạm người lớn tuổi, hắt hủi người già,…Tại sao họ có thể dễ dàng làm những việc đó, đây là một hành động sai trái, cần được lên án trong xã hội. Đừng bỏ qua những lời giảng dạy, lời khuyên chân thành. Hãy xây dựng một hình ảnh tốt đẹp cho bản thân và những người xung quanh.
Chúng ta- những chủ nhân tương lai của đất nước, xin hãy xây dựng cho mình một nếp sống đúng đắn, để từ đó có thể đưa vinh danh đến cho xã hội. Bạn nâng cao giá trị con người bạn, chính là một nhân tố để người khắp bốn phương nhìn vào đất nước bạn. Hãy bảo vệ lòng tự trọng, đó là nền tảng định hướng cho suy nghĩ và những hành động tốt đẹp cần thiết cho cuộc sống của chính bạn. Một người công dân có ích là một niềm tự hào phải không ạ!
Nghị luận về Lòng tự trọng 9
Mỗi người trong cuộc sống có lẽ ai cũng có lòng tự trọng, bởi lẽ nó sẽ tạo nên những giá trị riêng cho bản thân mình. Vậy lòng tự trọng là gì? Lòng tự trọng là phẩm cách của mỗi người biết trân trọng và giữ gìn không dễ gì có thể đánh mất. Lòng tự trọng trước tiên nó được thể hiện ở những con người thật thà. Bởi lẽ họ luôn luôn trung thực trong tất cả mọi việc, họ dám nói lên những sai lầm của bản thân để sửa chữa, để họ hoàn thiện bản thân mình. Họ trong sáng, thẳng thắn không gì có thể làm họ đánh mất đi chính lương tâm của mình. Sở dĩ như vậy là vì người có lòng tự trọng không thể nào bán đứng lương tâm của họ.Ngoài ra, lòng tự trọng còn thể hiện trong việc giữ gìn phẩm giá và nhân cách, cho dù có phải đánh đổi quyền lợi của họ nhưng họ luôn lên tiếng bênh vực lẽ phải. Người có lòng tự trọng luôn phân biệt được đúng sai, luôn biết bản thân mình nên làm gì để tốt nhất cho tất cả mọi người. Họ không vì cái lợi trước mắt mà bán rẻ đi lương tâm tiêu biểu như Tổng đốc Nguyễn Tri Phương khi bị giặc bắt và bị thương ông đã nhịn ăn, khước từ sự cứu chữa của giặc mà chết. Cứ ngỡ ai cũng muốn cho bản thân được thanh cao mà không gì có thể đánh đổi được lòng tự trọng của bản thân nhưng có những người đã chà đạp lên lòng tự trọng của người khác như lên tiếng về đời tư của người khác, bịa đặt nhằm bôi nhọ danh dự , không chỉ vậy còn có những người tự chà đạp lên chính danh dự của họ mà họ không hề biết rằng chỉ khi họ biết tôn trọng bản thân thì người khác mới có thể tôn trọng họ : làm kẻ thứ ba phá hoại gia đình của người khác, nhận hối lộ để bao che một việc gì đó...còn trong thời chiến có những người đã vì lợi ích của bản thân mà theo giặc ngoại xâm,”chỉ Tây đánh ta”. Họ là những kẻ dễ dàng đánh mất đi chính lương tâm của bản thân . Ngoài ra còn có những người lầm tưởng giữa lòng tự trọng và sĩ diện của bản thân mình. Sĩ diện chính là sự cao ngạo của bản thân, biết rõ bản thân mình làm sai nhưng lại không dám nhận sai vì nghĩ sẽ mất thể diện vì như vậy sẽ càng làm cho bản thân mình càng trở nên xấu xa, lúc nào cũng phải suy nghĩ để che dấu những gì mà mình đã làm rồi tự biến mình thành những người toan tính. Lòng tự trọng không cần phải thể hiện một cách mình là những con người vĩ đại mà nó thể hiện bởi mình biết bản thân mình muốn gì hay chỉ đơn giản là biết nhận lỗi và sửa lỗi hoặc thậm chí là thực hiện được lời hứa và ước mơ của bản thân mình.Như vậy, lòng tự trọng là thứ mà bản thân ai cũng có nhưng quan trọng hơn hãy luôn giữ nó trong sạch để bản thân mình luôn được người khác tôn trọng.
Nghị luận về Lòng tự trọng hay nhất 10
Tự trọng là một trong những phẩm chất đạo đức của con người, mỗi chúng ta đều có những phẩm chất đó và cần phải có cách nhìn mới mẻ về lòng tự trọng và mối quan hệ đối nhân xử thế với mọi người xung quanh trong cuộc sống này. Tự trọng là một trong những phẩm chất đáng quý, đó là sự xấu hổ và là một chuẩn mực mà nằm trong giới hạn con người của họ, mỗi chúng ta đều có lòng tự trọng đó nhưng mức độ của mỗi người là khác nhau và điều đó biểu hiện được những phẩm chất trong một con người. Lòng tự trọng đôi khi được đánh giá cao, nhưng ngược lại một số người lại quá coi trọng lòng tự trọng của chính mình mà không chịu nghe người khác nói, như dân tộc ta đã có câu nhân hậu thù cần có lòng đồng cảm và sẻ chia đó cũng đã nhắc nhở những con người có lòng tự trọng quá cao cần xem sét và suy nghĩ lại những điều đó để có cách nhìn tốt và ý nghĩa hơn, cuộc sống của mỗi người đều được. Quan hệ giữa con người với con người đó được xem như cách đối nhân xử thể, cách ứng xử thái độ của con người được đánh giá vô cùng mạnh mẽ và nó có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của mỗi người chúng ta nên hiểu và có cái nhìn sâu sắc về vấn đề này, bởi nó vô cùng nhạy cảm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của mỗi chúng ta, những điều mà xã hội này cần và những điều đúng với chuẩn mực đạo đức mà xã hội này ban tặng cho chính mình. Cách ứng xử đó cần phải dựa trên một chuẩn mực đó được gọi là những chuẩn mực nằm trong giới hạn mà xã hội này cho phép, mỗi chúng ta nên rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn thân thiện cở mở với mọi người xung quanh, có được như vậy chúng ta mới đem lại được giá trị to lớn cho cuộc sống.
Nghị luận về Lòng tự trọng 11
Theo từ điển Tiếng Việt, “tự trọng” là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, là ý thức coi trọng giá trị bản thân. Người có lòng “tự trọng” là người luôn biết bản thân mình là ai, mình sinh ra trên cuộc đời này để làm gì?. Điều đó được biểu hiện ở chỗ, bạn biết bản thân mình có những điểm mạnh, điểm yếu nào từ đó bạn biết cách phát huy điểm mạnh và luôn cố gắng tìm cách khắc phục điểm yếu.Đối với lứa tuổi học sinh ở lứa tuổi từ 16 – 18, tâm lý luôn muốn được làm người lớn, muốn khẳng định bản thân mình thì việc tu dưỡng lòng “tự trọng” là vô cùng quan trọng. Để làm được điều đó, trước hết bạn cần cố gắng giữ gìn các phẩm chất đạo đức, luôn tôn trọng thầy cô và giữ mối quan hệ hòa nhã với bạn bè. Đặc biệt, bạn luôn phải trung thực với chính bản thân mình và những người xung quanh. Tuyệt đối không được quay cóp, gian lận trong khi làm bài kiểm tra, bởi nếu bị thầy cô phát hiện bạn đã tự mình đánh mất đi lòng tự trọng của chính mình.Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả. Người có lòng tự trọng sẽ biết cách hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người được nhiều người yêu mến. Để làm được điều đó, bản thân mỗi người phải luôn nỗ lực, phấn đấu trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Nghị luận về Lòng tự trọng 12
Lòng tự trọng là một trong những đức tính cao quý của con người, mà mỗi chúng ta đều cần phải có phẩm chất đó. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân và những người xung quanh ta. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Hằng ngày, ai cũng biểu hiện ra lòng tự trọng của mình. Khi chúng ta giao tiếp với người khác, khi chúng ta làm việc, chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Một người có lòng tự trọng được thể hiện qua cảm thấy có giá trị và được chấp nhận bởi những người khác, cảm thấy xứng đáng được đối xử công bằng, tôn trọng,chấp nhận và tôn trọng chính mình ngay cả khi bạn sai lầm,tin vào bản thân, dù có thể bạn không đạt tới thành công ngay từ lần đầu tiên.Ví dụ như khi học sinh đi thi không quay cóp, gian lận, luôn làm bài tập đầy đủ, vâng lời thầy cô,... Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả. Người có lòng tự trọng sẽ biết cách hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người được nhiều người yêu mến. Trái lại, với những người không có lòng tự trọng sẽ phải sống trong sự cô lập với xã hội vì không có các mối quan hệ. Vì vậy chúng ta cần phải coi trọng, giữ gìn phẩm cách, cư xử đàng hoàng, đúng mực, luôn làm tròn trách nhiệm được giao phó, không để người khác phải chê trách, nhắc nhở, rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn thân thiện cở mở với mọi người xung quanh, có được như vậy chúng ta mới đem lại được giá trị to lớn cho cuộc sống.
Nghị luận về Lòng tự trọng hay nhất 13
Ông cha ta xưa nay có câu “Mua danh ba vạn bán danh ba đồng” để nhắc nhở con cháu phải biết lễ nghĩ; giữ gìn phẩm giá; vẹn tròn lòng tự trọng và sự tôn quý trong phẩm hạnh. Lòng tự trọng được xem là yếu tố quan trọng trong nhân cách mỗi con người và là nếp sống đẹp của nhân loại.
Lòng tự trọng được hiểu sâu sa có nghĩa là ngay thẳng; đứng đắn; không làm những điều sai; trái với luân thường đạo lí. Lòng tự trọng là biểu trưng cho lối sống khuôn phép; có chừng mực; có thiên lương; đạo đức cao đẹp.
Đặt trong mỗi hoàn cảnh khác nhau lòng tự trọng lại có những biểu hiện khác nhau. Đó là biết tự giác nhận lỗi chịu trách nhiệm về những sai trái của bản thân; là nghiêm khắc tự kiểm điểm và rút ra bài học trước tập thể; là sống gần những điều xảo trá đen tối; bị kẻ xấu lôi kéo dụ dỗ nhưng vẫn trong sạch; ngay thẳng; không bị ảnh hưởng tác động bời thói hư tật xấu. Lòng tự trọng còn là ý thức xây dựng tập thể; tuân thủ mọi khuôn phép, xử xự có văn hóa; không ngại và đùn đẩy việc khó nhọc; là luôn biết giữ gìn phẩm giá liêm trực; trí công vô tư dù ở trong bất kì hoàn cảnh nào. Lòng tự trong còn được thể hiện qua nếp sống nề nếp; gia phong như ông bà ta từng răn dạy: “Đói cho sạch, rách cho thơm. Dù hành động gì cũng phải biết trước biết sau xử xự cho đúng đắn. Tùy vào từng ngữ cảnh cụ thể mà lòng tự trọng lại có những biểu hiện hết sức đa dang.
Lòng tự trọng là đức tính quý báu của mỗi con người, có ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc. Lòng tự trọng cho con người quan điểm lập trường vững vàng để không bị kẻ xấu xa lừa gạt; lôi kéo. Người có lòng tự trọng sẽ luôn thanh cao; đứng đắn; trong sạch và không bao giờ đặt lợi ích vật chất lên trên con người; không vì chút hờn ghen đố kị chút lòng tham nhỏ nhoi mà đánh mất đi giá trị bản thân của nhân cách. Lòng tự trọng tạo nên uy tín; tạo nên sức mạnh tiềm ẩn thôi thúc mỗi con người hành động và chiến thắng. Hay nói chung lại lòng tự trọng là kim chỉ nam cho ứng xử cho mỗi cá nhân; từ đó cá nhân sẽ được mọi người yêu quý; kính trọng; noi gương; để lại tiếng thơm muôn đời.
Đối với xã hội lòng tự trọng lại càng có vị thế nhất định. Lòng tự trọng tạo nên nghị lực để con người ta vượt qua khó khăn; đói nghèo; không ngừng phát triển. Lòng tự trọng đẩy lùi được biết bao tệ nạn: ma túy; trộm cắp; lừa đảo. Lòng tự trọng đã và đang gìn giữ truyền thống; đạo đức tốt đẹp của cộng đồng; dựng xây đất nước ngày một văn minh; giàu đẹp và phát triền hơn.
Trong lịch sử hào hùng của dân tộc ta có biết bao nhiêu vị tướng là biểu tượng cao đẹp cho lòng tự trọng, đó là Cao Bá Quát; là anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc Toản; Phạm Ngũ Lão hay thái sư đáng kính Trần Thủ Độ. Nhắc đến Trần Thủ Độ ta nào có thể quên câu chuyện chặt ngón chân người thân xin chức tước và bán thưởng hậu hĩnh cho người đã tố cáo mình. Những giai thoại về tính chính trực liêm minh của ông thật ít người có thể sánh cùng.
Xa hơn một chút nữa chúng ta cùng đến với vị cha già dân tộc Hồ chủ tịch. Người là tấm gương sáng về lòng tự trọng cho bao người noi theo. Dù khó khăn; gian khổ; bị địch nhiều lần dụ dỗ nhưng người cha già áo sờn vai ấy vẫn một mực kiên trung với cách mạng; miệt mài tìm con đường sáng soi giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; làm nên những trang sử vẻ vang cho con cháu Đại Việt.
Đi ngược lại với lí tưởng cao đẹp của lòng tự trọng đó là lối sống hèn nhát; ích kỷ. Đó là những con người chỉ biết mưu cầu; nghĩ cho lợi ích cá nhân mà chà đạp lên cộng đồng; những người xung quanh khác. Họ chỉ biết tìm những cái tốt đẹp; nhàn hạ cho bản thân; những khó khăn chồng gai thì phần người; chỉ biết xa hoa hưởng thụ khoái lạc và ỷ lại vào người xung quanh. Đó còn là những con người hơi chút khó khăn thì nhụt chí; thấy khó thì chờn bước; đổ lỗi cho hoàn cảnh khi sai trái và chẳng bao giờ biết chịu hậu quả bởi những hành vi do mình gây ra. Thật đáng chê trách và đáng buồn cho một thế hệ.
Tuy nhiên lòng tự trọng đặt vào mỗi hoàn cảnh cụ thể cũng cần có những biểu hiện cho phù hợp. Cương nhu, cứng rắn và mềm mỏng đúng lúc và đúng chỗ. Nếu lúc nào cũng khăng khăng; giữ vững quan điểm đôi lúc sẽ dân tới bảo thủ; khuôn mẫu; dập khuôn; con người sẽ trở nên cứng nhắc; ì ạch; thiếu sáng tạo và không hoàn thiện; phát triển được.
Để rèn luyện đức tính tự trọng mỗi chúng ta phải không ngừng học hỏi; không ngừng nỗ lực; phấn đấu từng ngày. Ham học hỏi và tiếp thu ý kiến từ bạn bè; người thân xung quanh; hành động đúng lễ nghi; phép tắc của một người học sinh gương mẫu: nhận lõi khi sai; không gian lận; lừa dối; không xa đọa ăn chơi; giúp đỡ bạn bè;..cố gắng rèn luyện văn hóa thể thao tu dưỡng đạo đức thật tốt ; tích lũy từng ngày chúng ta sẽ trở thành một học trò ngoan; một công dân có ích cho xã hội.
Gia đình và nhà trường cũng như cộng đồng cũng nên dành sự quan tâm sát sao hơn đối với con trẻ của mình; lựa chọn những phương pháp giáo dục phù hợp; hiệu quả với tâm sinh lý của các em; tuyên truyền giảng dạy cho các em và mọi người để trở thành người lương thiện; tử tế; người tốt cho cộng đồng.
Lúc sinh thời Hồ Chủ Tịch đã từng nói: “Ai cũng có òng tự trọng, tự tin. Không có lòng tự trọng, tự tin là người vô dụng”. Thật đúng như vậy lòng tự trọng là nhân tố thiết yêu trong nhân cách mỗi con người. Có lòng tự trọng là cách bạn khẳng định vị thế bản thân; là cách để giá trị con người trường tồn với thời gian.
Nghị luận về Lòng tự trọng 14
Lòng tự trong là thước đo đạo đức, nhân cách của mỗi con người. Người có phẩm giá, biết tôn quý, yêu thương bản thân mình thì mới có lòng tự trọng.
Vậy thế nào là tự trọng, là lòng tự trọng? – Biết coi trọng, biết giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình là tự trọng.
Người có lòng tự trọng là người tự biết, xấu hổ, luôn luôn chăm lo giữ gìn nhân cách của mình trước đồng loại. Ăn mặc, đứng đắn, sạch sẽ khi đi ra khỏi nhà, khi đến trường, đến lớp… là tự trọng. Không ăn nói tục tằn. không nói điều phàm phu, biết “gọi dạ, bảo vâng”, ăn nói từ tốn, nhẹ nhàng… là tự trọng. Không chơi bời, lêu lổng, không ăn chơi đua đòi, không làm việc xấu, không quan hệ với người xấu, không giao du với kẻ bất lương… là tự trọng.
Con cháu biết giữ gìn nếp nhà, biết giữ gìn danh dự, tiếng thơm, tiếng tốt cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ… là tự trọng. Học trò biết vâng lời thầy, biết học giói, biết vun đắp cho tình thầy trò, bè bạn, góp phần xây dựng truyền thống tốt đẹp cho trường… là tự trọng.
Câu tục ngữ “Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” luôn luôn nhắc nhở mỗi chúng ta biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách, biết tôn quý lòng tự trọng. Có không ít kẻ sống “lèm nhèm”, nhưng khoe tài, khoe đức, khoe công…! Có không ít “hồi kí” cùa ông quan này, của giáo sư nọ, của nghệ sĩ kia. ăn nói ồn ào, lúc phân trần, lúc khoe mẽ, lúc nói xấu đồng chí, lúc chê bai bạn bè, lúc ngấm nguýt đồng nghiệp… không chỉ tác giả đã đánh mất lòng tự trọng, tự bôi xấu mặt mày mà còn trương ra một tấm liếp xấu xí, hoen ố trước con đường đi lên phía trước của tuổi trẻ.
Kẻ không biết tự trọng là kẻ thiếu văn hóa, là kẻ không biết xấu hổ, chỉ biết ăn tục nói càn, làm bậy! Có nhà triết học đã ví lòng tự trọng như cái máy hãm (nhạy bén, chính xác) của cỗ xe. Khi cái máy hãm bị hoen gỉ, bị hỏng hóc thì cái cỗ xe ấy phái vứt đi, con người ấy bị đồng loại coi thường, khinh rẻ.
Có bao kẻ nghiện ngập cờ bạc, rượu chè, ma túy, mà trở thành sa đọa, tù tội. Có bao kẻ dối trá, lừa bịp, tham nhũng, đục khoét, nhâng nhâng nháo nháo ngoài đời, chỉ nhìn những kẻ ấy, ta mới thấy việc trau dồi đạo đức, phẩm giá, việc giữ gìn lòng tự trọng cấp thiết như thế nào. Câu khẩu hiệu “nói không với tiêu cực”, được báo chí nói đến chính là lời nhắc nhở lòng tự trọng.
Muốn sống đẹp phải có lòng tự trọng, biết ứng xử văn minh, lịch sự. Trẻ em. người lớn. người trẻ, người già, đàn ông, đàn bà, quan lại chức sắc, dân đen… ai cũng biết tự trọng, biết tu dưỡng phẩm giá cùa mình. Và phải nhớ câu “Anh em khinh trước, làng nước khinh sau” để mà tu nhân tích đức, để mà rèn luyện, tu dưỡng lòng tự trọng, để được làm Con Người.
Nghị luận về Lòng tự trọng 15
Lòng tự trọng hình thành và phát triền trong suốt cuộc đời chúng ta. Những trải nghiệm trong thời thơ ấu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên lòng tự trọng. Khi lớn lên, thành công hay thất bại, cách đối xử của gia đình, bạn bè, thầy cô…đều tác động trực tiếp và góp phần hình thành nên lòng tự trọng của mỗi người.
Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người. Đó là luôn chú ý giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Người có lòng tự trọng là người có đạo đức, có thiên lương, có tư tưởng nhân nghĩa, không bao giờ làm điều xấu, việc ác. Xưa nay, trong các gia đình tử tế, sống có nền nếp, có gia phong tốt đẹp, các bậc ông bà, cha mẹ thường khuyên dạy con cháu phải có lòng tự trọng: “Giấy rách phải giữ lấy lề”, “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, “Miếng ăn quá khẩu thành tàn”… Có cụ bà gia đình gia giáo dạy con: “Làm bất cứ công việc gì và dù ở đâu, ngay cả những khi chỉ có một mình, cũng phải nghĩ rằng luôn luôn có quỷ thần hai vai chứng giám”. Có thể nêu ra rất nhiều biểu hiện của lòng tự trọng: Không tham tiền bạc, của cải bất chính; Nhặt được của rơi, trả lại người mất; Lỡ va quệt xe cộ vào người đi đường thì đỡ người ta dậy, hỏi han và xin lỗi hoặc đưa vào bệnh viện; Đi xe không lạng lách, đánh võng, vượt ẩu, thực hiện tốt văn hóa giao thông; ăn nói và trang phục lịch sự, khiêm nhường; không buôn gian bán lậu, không tăng giá vô tội vạ để bóp hầu bóp cổ đồng bào của mình… Người có lòng tự trọng biết xấu hổ khi lỡ xảy ra điều gì sai trái và có ý thức sửa chữa đến cùng. Nói rộng ra, người có lòng tự trọng cũng không bao giờ mua chức, bán danh hoặc luồn cúi trước uy quyền để cầu cạnh, tư lợi.
Người có lòng tự trọng bởi tiếp thụ được sự giáo dục đúng đắn, chu đáo, tốt đẹp trước hết từ ngay trong gia đình mình. Chẳng thế mà cổ nhân đã dạy rất chí lý: “Giỏ nhà ai, quai nhà ấy” hoặc “Con nhà tông, chẳng giống lông cũng giống cánh”… Gia đình có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, nhân phẩm cho con em. Gia đình chính là trường học đầu tiên và cha mẹ chính là người thầy giáo đầu tiên của mỗi người! Tiếp liền với giáo dục gia đình là giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Ba môi trường giáo dục này có trong sáng, lành mạnh và có phương pháp giáo dục tốt thì mỗi người mới có lòng tự trọng, mới có những phẩm cách tốt đẹp. Tuy nhiên, bản thân mỗi người cũng phải biết tự giáo dục mình, tự điều chỉnh hành vi của mình theo truyền thống đạo lý dân tộc và lối sống văn minh mới có thể đạt tới cái Chân – Thiện – Mỹ.
Nhìn thẳng vào sự thật và dám nói lên sự thật thì phải chăng người Việt mình hiện nay, trong mặt trái của công cuộc “mở cửa” và sự sơ khai của nền kinh tế thị trường đã xuất hiện rất nhiều người thiếu lòng tự trọng? Tôi nhớ câu nói của Tê-rếch Sam, cô gái gốc Việt xinh đẹp từ nước Anh về Hà Nội dự chung kết cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam. Ngồi xe con đi trên đường phố Hà Nội hỗn loạn vì xe cộ, nhiều lúc cô thót tim vì sợ tai nạn giao thông có thể đến với mình bất cứ lúc nào. Có nhà báo hỏi: “Trước khi trở về Anh quốc, cô có nhận xét gì sau những ngày ở Việt Nam và Hà Nội?”, Tê-rếch Sam trả lời rất chân thành và hồn nhiên: “Em nghĩ là mỗi người nên có lòng tự trọng khi tham gia giao thông!”. Cũng nhận xét về tình trạng giao thông quá bát nháo ở Việt Nam, nữ văn sĩ nổi tiếng người Đức, bà Y-u-li Giê-ni, sau 4 tuần du lịch ở Việt Nam, đã viết cuốn sách rất thu hút độc giả Đức nhan đề:Nhật ký du lịch Việt Nam. Bà mô tả cảnh giao thông ở Việt Nam và Hà Nội “quay cuồng như một màn xiếc tập thể” và “như một nồi súp cực nóng” khiến bà hoảng loạn. Và bà kết luận: “Tham gia giao thông ở Việt Nam cần ý chí dũng cảm và không sợ chết”. Gần đây, nhiều tờ báo có tên tuổi của ta đã có diễn đàn và chuyên đề phê phán những thói hư tật xấu của người Việt với những bài viết chân thành, thẳng thắn. Đấy là những người viết trung thực và có lòng tự trọng, mong muốn bồi dưỡng và nâng cao lòng tự trọng đích thực của dân tộc mình, để xây đắp nền văn hóa dân tộc.
Nghị luận về Lòng tự trọng cực hay 16
rên bước đường tạo dựng sự nghiệp,chúng ta hiểu rõ rằng cần phải có sự tự tin mới có thể thành công.Thế nhưng sự tự tin & lòng kiêu hãnh của bạn phải được xây dựng trên nền tảng của lòng tự trọng.
Lòng tự trọng sẽ hình thành & phát triển trong suốt cuộc sống khi chúng ta biết hình dung,xây dựng trong đầu hình tượng về mình bằng những trải nghiệm với mọi người,với hành động xung quanh ta.
Mỗi người làm chủ 1 sở trường,1 tính cách.,1 quan niệm sống , 1 mục đích cuộc đời.
Đôi khi, lòng tự trọng của bạn sẽ bị thử thách khắc nghiệt trước thất bại. Dù niềm tin của bạn có mạnh mẽ đến đâu thì nó đôi lúc sẽ bị tổn thương. Nhưng khi đó, ta nhìn nhận lại được khả năng thực sự của mình và hiểu rằng mình là ai,thì dù cho những biến cố xấu có thể xảy ra bất cứ lúc nào, làm tổn thương đến lòng tự trọng của mình, bạn vẫn giữ được niềm tin vào chính mình.
Ta biết rằng niềm tin & lòng tự trọng sẽ ở mãi bên bạn sau bao cơn sóng gió. Và đó cũng chính là nền móng để bạn xây dựng lòng tự trọng của mình.
Theo chúng ta thì những trải nghiệm thời thơ ấu đóng 1 vai trò quan trọng trong việc hình thành lòng tự trọng của mỗi chúng ta.Và khi lớn lên,gặp thất bại hay gặt hái được thành công cùng với cách đới xử của gia đình bạn bè.,,,đèu gtác đọng trực tiếp và góp phần hình thành nê longf tự trọng của mỗi người.
Lòng tự trọng của mỗi người cũng giống như sự tự tin của họ trước mọi người. Trong cuộc sống & công việc,sự tự tin về bản thân sẽ giúp chúng ta rất nhiều để tạo nên những mối quan hệ tốt & làm được những điều tưởng chừng bạn không thể thực hiện được.Chính sự tự tin đó giúp ta khơi dậy được những khả năng kỳ diệu ma đôi khi khiến ban phải ngạc nhiên về mình.
Thế nhưng , đôi lúc việc quá tin vào mình, đè cao bản thân sẽ khiến bạn dễ bbị ảo tưởng & về lâu dài sẽ chỉ mang đến cho bạn toàn thất vọng mà thôi.Cho dù năng lực thực sự là thế nào đi nữa thì chúng ta cũng không nên tự cho rằng mình có thể biết & làm được tất cả mọi g không cthứ.Bởi chính sự đề cao quá mức đó sẽ làm mòn & huỷ hoại dần lòng tự trọng của bạn.Bởi vậy mà lòng tự trọng phải được hình thành từ những đánh giá thực tế trên năng lực thực sự của mỗi người.
Trên thực tế, người quá kiêu hãnh về mình dễ bị tổn thương khi gặp phải thất bại. Và họ còn luôn tỏ ra nghiêm khắc với bản thân & ko dễ dàng tha thứ cho những lỗi lầm của mình.Nó khiến lòng tự trọng của họ bị tổn thương. Và sau đó nỗi sợ hãi phải đối mặt với thất bại sẽ thường ám ảnh & tác động lên khả năng làm việc của họ.
Nhưng còn có nhiều người thiếu lòng tự trọng.Họ làm việc & hành động cần suy nghĩ.Thậm chí có những con người làm những việc xấu xa , tồi tệ chỉ để thoả mãn tham vọng quá lớn.Họ đánh mất đi lòng tự trọng của bản thân.
Cả 2 loại người trên cũng giống như nước và lửa.
Cho nên khi bỏ qua cái tôi cá nhân để gắng vượt lên những thảm kich mà không nắm lấy những thất bại , tức giận…quả là 1 điều không dễ dàng.
Hy vọng trên chuyến hành trình cuộc đời của riêng mình, chúng ta đều có thể đi đến trong sâu thẳm tâm hồn ta, lòng tự trọng vẫn luôn hiện hữu để cổ vũ cái "tôi".
Nghị luận về Lòng tự trọng 17
Người Việt Nam có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp được lưu truyền qua nhiều thế hệ: Tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm, đức tính trung thực, lòng tự trọng… Chúng ta rất tự hào về những phẩm chất tốt đẹp đang có, trong cuộc sống ngày nay lòng tự trọng rất cần thiết ở mỗi người nhất là học sinh để hoàn thiện chính mình trở thành người công dân tốt.
Lòng tự trọng là coi trọng giữ gìn phẩm cách danh dự bản thân hay nói cách khác là coi trọng giá trị bản thân. Lòng tự trọng là tố chất quan trọng làm lên phẩm cách con người. Biết coi mình có giá trị, biết giữ gìn danh phẩm và có thái độ sống đúng đắn.
Người có lòng tự trọng là có những suy nghĩ hành động và cách ứng xử đúng với lương tâm và được mọi người thừa nhận nghĩa là biết tạo và giữ chữ tín với mọi người. Không làm những việc xấu xa trái với đạo đức con người khi mắc khuyết điểm thẳng thắn thừa nhận và sửa chữa. Khi thấy bản thân không đủ kinh nghiệm đảm nhận một trách nhiệm lớn hơn thì biết nhìn nhận đối mặt với những hạn chế của mình để có cách ứng xử đúng hơn, luôn có ý thức tự vươn lên để khẳng định mình trong cuộc sống. Người có lòng tự trọng còn chú ý cả lời nói trong giao tiếp.
Người có lòng tự trọng luôn tin vào việc mình làm luôn chủ động tự tin trong cuộc sống sẵn sàng đối mặt với những khó khăn thử thách. Đó là thái độ sống lạc quan, yêu đời, được mọi người lể phục tôn trọng.
Thực chất của lòng tự trọng luôn song hành giữa nhận thức và hành động giữa lời nói và việc làm. Mọi người trong cuộc sống hầu hết được ý thức của lòng tự trọng song còn có những người có những biểu hiện chưa tốt: Lời học, dựa dẫm, ích kỉ. Khi người không có lòng tự trọng là người đánh mất nhân cách của mình, không biết tự tôn trọng mình và cũng có nghĩa là không tôn trọng người khác.
Mỗi học sinh cần ý thức tự giác trong mọi hành động. Gia đình, nhà trường, xã hội cần giáo dục học sinh hiểu rõ lòng tự trọng để có thái độ sống tốt.
Để xây dựng lòng tự trọng cho mình mỗi người phải có ý thức học hỏi rèn luyện. Rèn luyện lòng tự trọng là cuộc đấu tranh với chính mình để có suy nghĩ hành động đúng đắn trong cuộc sống.
Lòng tự trọng là tố chất quan trọng cao quý con người. Nó là cái gốc của tinh thần lạc quan tình yêu cuộc sống và mọi thành công của con người, vậy mỗi chúng ta trước hết hãy biết coi trọng chính mình.
Nghị luận về Lòng tự trọng cực hay 18
Trong cuộc sống xã hội ngày nay với bao bộn bề, xô bồ và những toan tính, lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt giúp chúng ta sống thanh bạch, không trái với lương tâm của mình. Và cũng có thể nói lòng tự trọng là một trong những phẩm chất đạo đức cao quý của mỗi con người mà bất cứ ai cũng cần phải có. Vậy lòng tự trọng có giá trị tinh thần như thế nào trong xã hội của chúng ta?
Vậy lòng tự trọng có nghĩa là gì? Lòng tự trọng chính là chúng ta biết coi trọng, gìn giữ phẩm cách, danh dự của mình. Tại sao chúng ta phải có lòng tự trọng? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất cao đẹp của con người mà ai ai cũng cần phải có. Cuộc sống của chúng ta trong một xã hội đầy bộn bề hiện giờ có rất nhiều cạm bẫy đang chờ đón chúng ta ở phía trước. Quan trọng là chúng ta có đủ bình tĩnh, sự sáng suốt để vượt qua những cạm bẫy đó hay không, để không bị lôi kéo theo những cái xấu. Có đức tính “tự trọng” chúng ta có thể thanh tẩy tâm hồn mình, khiến cho lòng ta thêm bình yên, nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Lòng tự trọng còn được thể hiện qua các sự việc như không gian lận trong thi cử, kiểm tra để lấy những con điểm ảo làm bài bằng chính khả năng vốn có của mình, không tham của rơi phải biết trả lại của rơi cho người bị mất, “nghèo cho sạch rách cho thơm” như ông bà ta vẫn thường dạy mặc dù có thể lúc nào đó hoàn cảnh của chúng ta rất nghò khó, cực khổ. Và thêm một sự việc cũng thể hiện được lòng tự trọng của mình đó là khi chúng ta mắc phải những lỗi lầm, lỗi sai thì bản thân phải mạnh dạn nhận lỗi, phải biết xấu hổ và sửa sai lỗi lầm ấy.
Nhưng nếu chúng ta có lòng tự trọng quá cao dễ khiến cho người khác hiểu lầm. Bản thân ta cũng từ đó mà sinh ra tự ái, biểu hiện cao hơn nữa đó là tính tự cao, tự đại xem ai không ra gì. Ngoài ra, cũng có những con người có lòng tự trọng quá thấp thì dễ sa ngã vào con đường phạm pháp, đánh mất bản thân, không có khả năng phân biệt đâu là đúng đâu là sai.
Nói tóm lại, lòng tự trọng là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người mà ai ai cũng nên trang bị cho riêng mình. Riêng em sẽ luôn trau dồi, rèn luyện nhân cách, phẩm giá của mình để từ đó đạt đến sự hoàn thiện bản thân.
Nghị luận về Lòng tự trọng 19
Tự trọng là một trong những phẩm chất làm nên giá trị của con người. Là con người, nếu không biết tự trọng thì không thể nhận ra giá trị của mình, của người khác.
Vậy tự trọng là gì ? Thiết nghĩ, tự trọng chính là lòng tự quý mình, tự coi mình có giá trị. Trong vũ trụ, chỉ riêng loài người biết mình có đời sống tinh thần mà vượt lên trên hết mọi vật, biết phân biệt được đúng – sai, xấu – tốt, thiện – ác, hay – dở, biết hướng mình về chỗ đúng, chỗ thiện ấy mà phấn đấu vượt lên mọi khó khăn, làm đẹp cho cuộc đời. Con người cũng biết dùng ý chí và nghị lực để tự do chọn lấy hướng hành động ở đời, biết cách lợi dụng, phát triển khả năng cá nhân mình. Con người biết rằng mình có những ưu điểm nói trên, tự nhiên nhận ra được giá trị của mình và sinh lòng tự tôn, tự trọng.
Lòng tự trọng là một tính tốt. Tự trọng không giống với tự kiêu, tự đắc bởi tự kiêu, tự đắc là một tính xấu. Nhiều kẻ quá ỷ vào sự thông minh của mình hay quá ảo tưởng, đề cao chút tài năng của cá nhân mình rồi coi thường, coi khinh người khác. Đó là lòng tự kiêu, tự đắc. Lòng tự trọng, trái lại thường đí đôi với đức nhân hậu, tính khiêm nhường. Cho nên người có tự trọng không hề cố ý làm việc hay nói những câu nói làm hạ thấp phẩm giá mình đi ; nhưng cũng không quá đề cao cá nhân mình mà xem thường người khác. Người có lòng tự trọng luôn luôn biết nhìn vào lương tâm, vào “con người lí tưởng” của chính mình, cẩn thận từng li, không bao giờ để một chút hạ thấp hay đề cao bản thân mình. Giữ được như thế, khó lắm thay.
Lòng tự trọng cũng khác với tính tự ái, mặc dù nhìn bề ngoài thì chúng có vẻ gần gũi. Tự ái là tự yêu mình quá, tự đánh giá cao mình, không chấp nhận những góp ý dù là chân tình, đúng đắn của người khác. Hễ ai nói haỵ góp ý cho mình, dù là đúng, nhưng tính tự ái làm cho bản thân không chịu tiếp thu.
Lòng tự trọng là một động cơ cực kì quan trọng trong đời sống cá nhân và xã hội. Đối với cá nhân, vì biết tự trọng, nên kìm hãm được biết bao ham muốn cá nhân hay hành động tầm thường ảnh hưởng đến nhân cách. Người xưa có câu : “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Đấy là sự đánh giá cao yếu tố tinh thần, coi nhẹ sự cám dỗ của vật chất. “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Đó chẳng phải là phương châm sống tự trọng hay sao ? Tự trọng không phân biệt người giàu kẻ nghèo, không phân biệt người lớn hay bé, già hay trẻ. Những kẻ giàu có, chức trọng quyền cao mà xu nịnh, khom lưng uốn gối – kẻ đó đâu có lòng tự trọng ? Có thể có người nghèo nhưng lòng tự trọng rất cao. Lão Hạc từ chối sự giúp đỡ của vợ chồng ông giáo, từ chối một cách hách dịch chỉ vì lão có lòng tự trọng rất cao. Lão thà chịu chết chứ nhất quyết không làm bậy. Nhân vật ông Hai trong truyện Làng của Kim Lân là người đầy lòng tự trọng, tự hào về danh dự của làng. Chính vì thế khi nghe tin làng mình là làng Việt gian, ông không dám đi đâu, một mình âm thầm đau khổ. Mãi đến khi được cải chính, ông Hai vui mừng đi khoe tất cả mọi người, khoe cả việc nhà mình bị đốt nhẵn mà không tỏ ra tiếc của.
Người có lòng tự trọng là người biết gắng sức làm nảy nở các khả năng tinh thần để xứng đáng là một Con Người. Người tự trọng là người không chịu hãm mình trong vòng ngu dốt, cũng không chịu để cho lương tâm hay đời sống tình cảm khô khan, nghèo nàn, tối tăm, thô bạo.
Người có lòng tự trọng là người có đủ nghị lực làm chủ được nội tâm, khiến cho những tình cảm được thể hiện ra đúng chỗ, đúng lúc, phù hợp với đối tượng và không mất thăng bằng. Người tự trọng là người biết tự rèn luyện để ứng phó với cuộc đời nhưng luôn giữ mình theo phương châm sống : “Giàu sang không đắm đuối say mê ; nghèo hèn không thất tiết, đổi lòng ; gặp kẻ mạnh không chịu uốn gối khom lưng”. Tóm lại, người tự trọng là người đứng trước mọi biến cố ở đời đều có cách cư xử hợp đạo lí, hợp lương tâm. Chẳng những mình không hổ thẹn, mà con cháu có quyền ngẩng cầo đầu tự hào.
Đối với mọi người trong xã hội, người tự trọng là cẩn thận trong lời nói, cử chỉ, không a dua, xiểm nịnh cũng không cậy quyền, hống hách, biết giữ lòng trung thực, hoà nhã, kính cẩn, coi trọng người khoẻ mà khồng hà hiếp kẻ yếu, thà chịu chết còn hơn để mất phẩm giá của mình.
Phải biết tự trọng ! Đó là một điều cần thiết trong lẽ sống đối với bản thân ta và đối với hết thảy mọi người !
Nghị luận về Lòng tự trọng 20
Nếu “Tự phụ” là một trong những thói xấu của người đời thì “Tự trọng” lại là một nét tính cách được coi là nền tảng để làm nên phẩm giá cao quý của một con người chân chính. Bởi ‘’tự trọng’’ là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình. Từ ngàn xưa, ông cha ta đã đặt danh dự lên hàng đầu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Tốt danh hơn lành áo”… Tính “tự trọng” không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của một quá trình được giáo dục và tự tu dưỡng lâu dài của mỗi cá nhân. Khi một học sinh không thuộc bài nhưng dứt khoát không quay cóp của bạn bên cạnh, không giở sách để chép, đó là “tự trọng”. Có lỗi, biết nhận và biết sửa lỗi, đó là “tự trọng”. Việc gì làm được thì cố gắng làm, không phiền lụy đến người khác, đó là “tự trọng’’. Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh, không bị khuất phục trước cường quyền, bạo lực; không bị mua chuộc bởi tiền tài, danh vọng, đó là “tự trọng”. Tóm lại, “tự trọng” là một đức tính đáng quý và nghiễm nhiên người có tính tự trọng sẽ được mọi người yêu mến và nể trọng. Song, cũng cần phê phán những kẻ thiếu tự trọng, vì một nguồn lợi cá nhân nào đó mà bán rẻ danh dự và tự chà đạp nhân phẩm của bản thân. Mỗi chúng ta hãy tự có trách nhiệm với danh dự của bản thân, bằng cách rèn luyện tính tự trọng – nền tảng làm nên phẩm giá của một con người chân chính!
Nghị luận về Lòng tự trọng 21
Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Người có lòng tự trọng luôn biết tôn trọng bản thân và người khác, tích cực xây dựng những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, quyết liệt chống lại cái xấu, cái ác, bảo vệ công bằng và lẽ phải. Người có lòng tự trọng luôn hết lòng vì công việc, tôn trọng giờ giấc, trung thực với mọi người, đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu, hướng kết quả cao nhất trong công việc. Họ cũng sẵn sàng dám nhận ra lỗi sai của mình, sống trong sạch, thẳng thắng và có trách nhiệm cao trong công việc và trong ứng xử với mọi người. Ai cũng cần có lòng tự trọng. Chính lòng tự trọng tôn vinh vẻ đẹp nhân cách, khẳng định sức mạnh trí tuệ, cảm xúc và bản lĩnh hành động của con người. Cũng chính lòng tự trọng giúp ta phân biệt được giá trị của bản thân, nhận rõ thiện – ác và quan niệm về lí tưởng sống sâu sắc. Lòng tự trọng là một thước đo nhân cách của con người trong xã hội. Xã hội ngày càng văn mình và hiện đại thì lòng tự trọng của con người cũng phải càng lớn. Giá trị bản thân mỗi con người được làm nên từ lòng tự trọng, hướng con người tới những chuẩn mực chung của xã hội, giúp cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn. Dẫu có đói rách, miễn còn lòng tự trọng, chắc chắn một ngày nào đó, con người cũng vươn tới thành công.
Nghị luận về Lòng tự trọng cực hay 22
Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất cao quý của con người. Lòng tự trọng được biểu hiện khi con người nhận thức cái tôi của bản thân, biết tôn trọng và giữ gìn, bảo vệ chính nhân phẩm của mình trong mọi hoàn cảnh và mọi tình huống, đồng thời cao hơn tôn trọng nhân phẩm và phẩm giá của tất cả mọi người xung quanh mình. Hiện nay, lòng tự trọng được coi là một trong những nhân cách, tính cách cần có của mỗi con người chúng ta trong cuộc sống hiện tại và cả mai sau. Và tất nhiên, những tấm gương tiêu biểu về lòng tự trọng thì không bao giờ thiếu trong cuộc sống của chúng ta, cái quan trọng là chúng ta có biết cách nhìn nhận và đánh giá nó không mà thôi. Sau đây, các bạn có thể tham khảo một vài dẫn chứng về lòng tự trọng để có cách nhìn và cách viết khác. Chúc các bạn học tốt!
Trong lịch sử Việt Nam, người anh hùng Trần Bình Trọng từng thốt lên đầy hào sảng và tự tin trước mặt kẻ thù cướp nước:
“Ta thà làm giặc nước Nam
Chứ không làm vua nước Bắc”
Câu nói này đã thể hiện thật đầy đủ lòng tự trọng của người anh hùng dân tộc Trần Bình Trọng. Anh hiểu được cái nhân phẩm của mình phải trung với nước hiếu với dân, dù có phải hy sinh thì cũng phải làm ma trên chính quê hương thân yêu của mình. Anh chấp nhận chết còn hơn là làm vương trên đất của kẻ thù. Đối với anh, làm vua trên đất của kẻ thù là một sự sỉ nhục lớn đối với danh dự, lương tâm và trách nhiệm của chính bản thân mình. Cao hơn lòng tự trọng, ở Trần Bình Trọng ta còn thấy được lòng tự hào, tự tôn dân tộc vô cùng sâu sắc và mãnh liệt.
Ngoài ra, trong văn học Việt Nam cũng có rất nhiều hình tượng nhân vật được tác giả, nhà văn khắc họa lên mang trong mình lòng tự trọng sâu sắc. Ví dụ điển hình như nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân. Ông Hai là một người nông dân phải đi ẩn cư bởi làng ông bị giặc chiếm đóng. Nhưng trong tiềm thức của mình, ông Hai vẫn luôn luôn đau đáu về một làng quê – nơi mà mình chôn nhau cắt rốn, sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Tuy phải ẩn cư nhưng trong ông Hai vẫn mang trong mình lòng tự trọng, niềm tin và phẩm giá của chính bản thân ông hay là những người dân ở làng ông. Họ là những con người không bao giờ có thái độ hòa hoãn với giặc, đầu hàng giặc mà luôn luôn có tinh thần kháng chiến, dũng cảm mà đứng lên bảo vệ làng xóm, quê hương. Đó là lòng tự trọng đồng thời là tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc sâu sắc.
Nghị luận về Lòng tự trọng 23
Trong suốt cuộc đời của mỗi con người, bên cạnh những thành công mà ta cố gắng nỗ lực đạt được thì có đôi khi ta không thế tránh khỏi thất bại. Đó là quy luật tất yếu của cuộc sống. Thành công giúp chúng ta tự tin vững bước vào tương lai; thất bại giúp ta nhìn lại mình và nhận ra những giá trị đích thực của cuộc sống. Bạn biết không, người bạn luôn song hành giúp ta có thêm nghị lực cũng như tự tin đó chính là lòng tự trọng ở trong mỗi người đấy bạn ạ.
Có thể nói, lòng tự trọng là một đức tính tốt đẹp trong phẩm giá của mỗi con người. Người có lòng tự trọng luôn biết nhìn nhận một cách đúng đắn về ban thân và những người xung quanh. Dù ở trong bất kì hoàn cảnh nào thì người có lòng tự trọng luôn biết ứng xử theo quan niệm của tổ tiên ta từ ngàn đời nay “Đói cho sạch, rách cho thơm” hay “Giấy rách phải giữ lấy lề”… Lòng tự trọng không phải ngẫu nhiên có trong mỗi người mà để có được điều ấy mỗi cá nhân trải qua một quá trình rèn luyện, phấn đấu không ngừng nghỉ. Để có được nó thì rất khó nhưng để mất nó thì dễ lắm bạn ạ.
Ngày nay, có rất nhiều người, nhiều việc biểu hiện thiếu lòng tự trọng. Học sinh tìm cách quay cóp trong các ki thi, sinh viên chép lại luận văn mỗi kì tốt nghiệp. Ngoài đường, khi tham gia giao thông người ta hay đi vào đường ngược chiều hay vượt đèn đỏ một cách tự nhiên khi không có cảnh sát, người ta có thể đổ rác ở bất cứ đâu nghĩa là không phải nhà mình. Nơi công sở, người ta làm việc riêng hay dùng điện thoại cơ quan để trò chuyện hàng giờ. Nơi công cộng, người ta gây phiền hà cho mọi người, không có ý thức giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường.
Lòng tự trọng khác với tự kiêu. Người tự trọng là người không bao giờ quá đề cao bản thân mình mà coi thường người khác. Người có lòng tự trọng là người luôn cố gắng phát huy tài năng của bản thân; luôn học tập, tìm tòi, khám phá và biết tiếp thu ý kiến của người khác để tự hoàn thiện bản thân mình. Chính vì vậy, mỗi bạn học sinh hãy rèn luyện đức tính này cho mình, các bạn nhé. Chúng ta hãy bắt đầu từ những điều đơn giản nhất – đừng bao giờ thiếu trung thực trong kiểm tra, thi cử; đừng bao giờ dối trá; háy biết nhận lỗi một cách thành thực khi mắc khuyết điểm – đó là tự trọng đây bạn ạ.
Ngạn ngữ Nga có câu: “Hãy giữ chiếc áo khi còn mới. Hãy giữ danh dự khi còn trẻ trung”. Đó là lời khuyên vô cùng có ý nghĩa và bố ích đối với mỗi bạn học sinh chúng ta khi muốn trở thành một con người chân chính có ích cho xã hội, cho dân tộc, cho đất nước Việt Nam thân yêu