Cách làm bài văn lập luận chứng minh 1
Lập luận chứng minh là dùng các lí lẽ, chứng cứ xác thực, đáng tin cậy, được mọi người thừa nhận để khẳng định một luận điểm, ý kiến, nhận định hay đánh giá về sự đúng sai, lợi hại về một vấn đề.
Trong lập luận chứng minh, dẫn chứng giữ vai trò chính. Dẫn chứng này lấy từ thực tế như số liệu, con người, hoặc văn học như danh ngôn, tác phảm, nhân vật,…
Dẫn chứng có giá trị khi xuất xứ rõ ràng, được thừa nhận. Do vậy, dẫn chứng là phải được lựa chọn và thẩm tra kĩ càng, cẩn thận. Yêu cầu của dẫn chưng phải đảm bảo: phù hợp với vấn đề, chính xác, tiêu biểu, toàn diện. Dẫn chứng được sắp xếp, trình bày theo một hệ thống nhất định của người viết.
Các bước làm bài văn lập luận chứng minh
a, Tìm hiểu đề và tìm ý
Đề yêu cầu gì?
Thao tác này nhằm xác định yêu cầu chính của đề bài.
Chúng ta cần phải chứng minh điều gì?
Việc này nhằm mục đích xác định cụ thể vấn đề cần chứng minh. Điều càn chứng minh có thể được đưa ra dưới dạng luận điểm cho sẵn hoặc dưới một câu văn, câu thơ, câu nói, hình ảnh,… Đối với những đề mà vấn đề yêu cầu chứng minh đưa ra gián tiếp, ta phải xác định được một cách cụ thể, chính xác vân đề qua hình ảnh, cách biểu đạt.
Luận điểm của bài?
Lập luận chứng minh theo cách nào?
Tùy theo từng luận điểm cụ thể mà lựa chọn cách lập luận theo các hướng”
Dùng lí lẽ và phân tích lí lẽ
Dùng lí lẽ và dẫn chứng
Kết hợp cả hai
b, Lập dàn bài
Dàn bài văn nghị luận gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Xác định nội dung của từng phần, mối quan hệ của các phần, trình tự triển khai các luận cứ trong từng phần, cách đưa dẫn chứng cho mỗi luận điểm, lí lẽ,…
Mở bài: Nêu ý nghĩa vấn đề cần chứng minh, khái quát ý kiến của mình về vấn đề đó.
Thân bài:
Triển khai luận điểm chính bằng các luận điểm nhỏ.
Dùng những lĩ lẽ nào để chứng minh?
Lựa chọn các dẫn chứng để thuyết phục cho lý lẽ
Cân nhắc việc sắp xếp các luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) sao cho thuyết phục.
Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn của điều đã chứng minh, Mở rộng vấn đề.
c, Viết bài
Dựa vào dàn ý đã xây dựng, học sinh bắt đầu triển khai, hoàn thiện các phàn mở bài, thân bài và kết bài.
Thường sẽ có các cách viết mở bài như sau:
Đi thẳng vào vấn đề cần chứng minh
Đi từ cái chung, dẫn dắt đến cái cần chứng minh.
Từ thực tiễn dẫn đến các vấn đề cần chứng minh.
Ví dụ bài văn mẫu lập luận chứng minh
Đề bài: Hãy chứng minh lời khuyên của nhân dân ta trong câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã được thể hiện tự nhiên trong cuộc sống.
Cần đi vào tìm ý:
Câu tục ngữ khuyên điều gì?
Lời khuyên ấy được nhân dân ta thể hiện như thế nào trong cuộc sống từ xưa đến nay?
Những việc làm của ai, làm gì chứng tỏ đạo lý trong lời khuyên đã được thể hiện?
Suy nghĩ về đạo lý đó trong tương lai.
Sau đó, chúng ta đi vào lập dàn ý:
Mở bài: dẫn dắt vào vấn đề.
Thân bài:
Câu tục ngữ qua những hình ảnh ẩn dụ đã khuyên: phải biết giúp đỡ những người khó khăn,
Chứng minh đạo lý đó đã được thể hiện trong đời sống và đã phát huy tác dụng.
a, Từ xưa
Những lời khuyên: Một miếng khi đói bằng một gói khi no, thương người như thể thương thân,…
Những việc làm cụ thể.
b, Ngày nay
Đạo lí đó đã được nhân dân thể hiện tự nhiên, rộng khắp, thành phong trào,…
Tình yêu thương giúp đỡ giữa các vùng miền trong cả nước.
Giúp đỡ bà con vùng lũ lụt, thiên tai, tai nạn giao thông
Trẻ em khó khăn, hộ nghèo
Quỹ từ thiện,…
Tình yêu thương, giúp đỡ đã vượt qua giới hạn biên giới, giúp các nhân dân trên thế giới mỗi khi xảy ra thiên tai.
Suy nghĩ về việc thực hiện và phát huy hiệu quả của đạo lí đó.
Kết bài
Cách làm bài văn lập luận chứng minh 2
Các bước làm bài văn lập luận chứng minh
a) Tìm hiểu đề và tìm ý
Đề yêu cầu điều gì?
Thao tác này nhằm xác định yêu cầu chung của đề.
Chúng ta phải chứng minh điều gì?
Thao tác này nhằm xác định cụ thể vấn đề cần chứng minh. Điều cần chứng minh có thể được đưa ra dưới dạng luận điểm cho sẵn hoặc dưới dạng một câu văn, câu thơ, câu nói, hình ảnh... Đối với những đề mà vấn đề cần chứng minh được đưa ra một cách gián tiếp, ta phải xác định được một cách cụ thể, chính xác vấn đề qua hình ảnh, cách biểu đạt, chẳng hạn: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim. Với đề kiểu này, một mặt phải cắt nghĩa được nghĩa đen của hình ảnh mài sắt à nên kim, mặt khác, phải hiểu được ngụ ý của hình ảnh này: khuyên nhủ con người phải biết kiên trì, nhẫn nại, bền chí thì sẽ đạt được kết quả.
Luận điểm của bài văn sẽ là gì?
Thao tác này nhằm xác định luận điểm cụ thể cho bài văn (luận điểm có thể dùng được để đặt nhan đề cho bài văn).
Lập luận chứng minh theo cách nào?
Tuỳ theo từng luận điểm cụ thể mà lựa chọn cách lập luận theo các hướng:
Dùng lí lẽ và phân tích lí lẽ;
Dùng lí lẽ và dẫn chứng;
Kết hợp cả hai.
b) Lập dàn bài
Lập dàn bài theo bố cục ba phần, xác định nội dung của từng phần, mối quan hệ giữa các phần, trình tự triển khai các luận cứ trong từng phần, cách đưa dẫn chứng cho mỗi luận điểm, lí lẽ,...
Mở bài: Nêu ý nghĩa vấn đề cần chứng minh, khái quát ý kiến của mình về vấn đề đó.
Thân bài:
Triển khai luận điểm chính bằng các luận điểm nhỏ nào?
Dùng những lí lẽ nào để chứng minh?
Lựa chọn các dẫn chứng để thuyết phục cho lí lẽ.
Cân nhắc việc sắp xếp các luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) sao cho có sức thuyết phục nhất.
Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn của điều đã chứng minh. Mở rộng ý nghĩa của vấn đề.
c) Viết bài
Dựa vào dàn ý đã xây dựng, viết từ Mở bài, từng đoạn của Thân bài và Kết bài.
Cách viết Mở bài: Có các cách sau:
Đi thẳng vào vấn đề cần chứng minh
Chẳng hạn, với đề văn Nhân dân ta thường nói: "Có chí thì nên". Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó. Có thể viết Mở bài như sau:
Có ý chí, nghị lực thì sẽ thực hiện được hoài bão của mình, mới có thể trở thành người thành đạt. Đúng như nhân dân ta đã đúc kết: "Có chí thì nên".
Đi từ cái chung, dẫn dắt đến cái cần chứng minh
Cũng với đề văn trên, theo cách này có thể viết:
Cuộc sống bao giờ cũng đầy những khó khăn, thách thức. Người ta sống tức là biết khắc phục khó khăn, vượt qua những thách thức để vươn tới thành công. Thiếu đi ý chí, nghị lực sẽ không bao giờ đến được bến bờ của thành công, đúng như dân gian vẫn thường nói: Có chí thì nên.
Từ thực tiễn để dẫn vào vấn đề cần chứng minh
Với đề văn trên, theo cách này có thể viết:
Ai mà chẳng muốn thành đạt. Song không phải ai cũng có được ý chí, nghị lực để có thể thành đạt. Nhân dân ta đã dạy rất đúng về điều này: Có chí thì nên.
Cách viết Thân bài:
Chú ý viết tuần tự từng đoạn, lựa chọn các từ ngữ, câu kết nối, chuyển tiếp giữa các phần, các đoạn. Đối với văn lập luận chứng minh, ta thường gặp các từ ngữ chuyển tiếp như: Thật vậy,...; Quả đúng như vậy,...; Có thể thấy rõ...; Điều đó được chứng tỏ...
Khi phân tích lí lẽ, cần chú ý tính lôgic, chặt chẽ;
Khi đưa dẫn chứng cần tập trung phân tích những biểu hiện tiêu biểu, gắn với luận điểm, lí lẽ của mình, không nên kể lể dài dòng.
Kết bài:
Người ta thường sử dụng những từ ngữ để chuyển ý khi kết bài như: Tóm lại,...; Như vậy,...; Đến đây, có thể khẳng định...
Chú ý sự hô ứng giữa Mở bài và Kết bài: Mở bài theo cách nào thì Kết bài cũng phải theo cách ấy.
d) Đọc lại và sửa chữa
Kiểm tra lại cách diễn đạt, cách dùng các từ ngữ lập luận, các từ ngữ chuyển tiếp,...
Soát các lỗi về chính tả, dùng từ, viết câu,...
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Các đề văn sau đây có gì giống và khác nhau?
Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Đề 2: Hãy chứng minh tính chân lí trong bài thơ:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
(Hồ Chí Minh)
Gợi ý: So sánh ở từng khía cạnh để nhận biết sự giống và khác nhau giữa các đề:
Về yêu cầu: cùng là chứng minh tính đúng đắn của một luận điểm (chứng minh tính chân lí đồng nghĩa với chứng minh tính đúng đắn).
Về vấn đề cần chứng minh, hãy so sánh:
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
Suy cho cùng thì ý nghĩa của câu tục ngữ và bài thơ trên không khác nhau. Nhưng phải lưu ý sự khác nhau về cách biểu đạt. Câu Có công mài sắt có ngày nên kim nói về vai trò của ý chí, nghị lực một cách gián tiếp thông qua hình ảnh mài sắt thành kim. Bài thơ của Hồ Chí Minh, vừa trực tiếp nói về ý chí, nghị lực, sự bền bỉ (Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền), vừa mượn hình ảnh để nói về khó khăn, thách thức (Đào núi và lấp biển). Đối với cách biểu đạt gián tiếp, mượn hình ảnh để nói thì trước khi tiến hành chứng minh cần phân tích, cắt nghĩa từ nghĩa đen của từ ngữ để xác định được vấn đề cần chứng minh.
Cách làm bài văn lập luận chứng minh 3
Cách làm bài văn lập luận chứng minh
Các bước làm một bài văn lập luận chứng minh gồm:
Cho đề văn: Nhân dân ta thường nói “ có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
Ta thực hiện theo các bước sau:
1 Tìm hiểu đề và tìm ý
a )Tìm hiểu đề:
Thể loại: nghị luận văn chương.
Vấn đề cần chứng minh: Có chí thì nên
b ) Tìm ý: giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ trên
Chí: ý chí, nghị lực, kiên trì, bền bỉ.
Nên: Kết quả, thành công đạt được.
c ) Các cách lập luận chứng minh
Có hai cách lập luận gồm nêu dẫn chứng xác thực và nêu lý lẽ
Nêu dẫn chứng xác thực: Trong cuộc sống, trong thực tế, lịch sử đã có biết bao tấm gương nhờ có ý chí, nghị lực mà thành công. Các bạn có thể liệt kê một vài nhân vật thực tế đã thành công từ 2 bàn tay trắng.
Nêu lý lẽ: Trong bất cứ việc gì nếu ta không có ý chí thì khó mà làm được và thành công sẽ không bao giờ đến với bạn.
2 ) Lập dàn bài
a ) Mở bài: Nêu vấn đề cần chứng minh.
b ) Thân bài
Nêu lý lẽ và dẫn chứng chứng tỏ luận điểm đó là đúng.
Lý lẻ: giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
Chí: Ý chí, nghị lực, quyết tâm theo đuổi một lý tưởng, công việc hay một điều gì đó tốt đẹp.
Nên: Kết quả đạt được từ ý chí đó
Dẫn chứng: Chọn những dẫn chứng chính xác, tiêu biểu và sắp xếp chúng theo một trình tự hợp lý. Có thể chọn từ 3 đến 5 dẫn chứng trong đời sống, lịch sử hay trong thời hiện đại.
Ý nghĩa của ý chí: Trong cuộc sống ta sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại, lúc này ý chí sẽ cho ta: bản lĩnh, lòng dũng cảm, niềm tin, tôi luyện ta trở nên mạnh mẽ…
c ) Kết bài: Nêu ý nghĩa các luận điểm đã chứng minh và liên hệ bản thân.
3 ) Kỹ năng viết văn lập luận chứng minh
Ta cần trau dồi những kỹ năng sau:
Phần mở bài:
Nên đi thẳng vào vấn đề.
Suy từ cái chung đến cái riêng.
Suy từ tâm lý con người.
Phần thân bài:
Giải thích lý lẽ.
Phân tích dẫn chứng.
Ý nghĩa của ý chí.
Lật ngược và mở rộng vấn đề.
Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề và liên hệ bản thân.
Bài văn mẫu tham khảo đề” có chí thì nên”
Mở bài: Con đường đi đến thành công thường ta phải nếm trải nhiều đắng cay và chông gai. Để động viên con cháu có tính kiên trì, phấn đấu đạt được thành công trong cuộc sống, ông cha ta có câu tục ngữ “Có chí thì nên”
Thân bài: Thật vậy, chúng ta hãy nhìn lại một số nhân vật tiêu biểu để thấy cuộc đời của họ đã thể hiện chân lý sâu sắc “ có chí thì nên”. Vào thời nhà Nguyễn, Nguyễn Văn Siêu nổi tiếng học giỏi, văn hay nhưng đến khi đi thi, do viết chữ quá xấu, thần Siêu bị đánh tụt xuống hàng thứ hai trong bản cử nhân. Khi đi thi tiến sĩ, cũng do chữ xấu ổng chỉ được xếp trúng tuyển trong bản phụ. Ông thấy rõ tác hại của viết chữ xấu nên về nhà ngày đêm khổ công luyện tập. Cuối cùng chữ viết của ông cũng đẹp nổi tiếng như lời văn hay. Ngày nay, bút tích ghi lại nét chữ đẹp của ông còn lưu lại ở đền Ngọc Sơn – Hà Nội, được nhiều người chiêm ngưỡng và bái phục.
Kết bài: Tóm lại, câu tục ngữ “ có chí thì nên” rất đúng đắn và xác thực. Đó là kinh nghiệm sống mà nhân dân ta đã đúc kết nên. Vì vậy, mỗi chúng ta cần ngẫm nghĩ lại câu tục ngữ này và xem đó là bài học quý giá để trau dồi, luyện tập ý chí cho bản thân để có được những thành tựu, thành công trong tương lai.
Cách làm bài văn lập luận chứng minh 4
Soạn bài:Cách làm bài văn lập luận chứng minh
I.Các bước làm bài văn lập luận chứng minh
Theo đề văn: Nhân dân ta thường nói “Có chí thì nên". Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
1.Tìm hiểu đề và tìm ý:
a) Xác định yêu cầu chung của đề.
Đề nêu ra một tư tưởng thể hiện bằng một câu tục ngữ và yêu cầu chứng minh tư tưởng đó là đúng đắn.
b) Từ đó hãy cho biết câu tục ngữ khẳng định điều gì. Chí có nghĩa là gì?
Câu tục ngữ khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của chí trong cuộc sống. Chí có nghĩa là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Ai có các điều kiện đó thì sẽ thành công trong sự nghiệp.
c) Muốn chứng minh thì có hai cách lập luận: một là nêu dẫn chứng xác thực, hai là nêu lí lẽ (xem bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh).
2. Lập dàn bài:
a) Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lí.
b) Thân bài (phần chứng minh)
c) Kết bài: Mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đời làm được việc lớn.
3. Viết bài: Viết từng đoạn, từ Mở bài cho đến Kết bài.
a) Mở bài: Có thể chọn một trong các cách mở bài trong SGK trang 49.
b) Thân bài
– Trước hết, phải có từ ngữ chuyển đoạn, tiếp nối phần Mở bài: Thật vậy … hoặc Đúng như vậy …
– Viết đoạn phân tích lí lẽ.
– Viết đoạn nêu các dẫn chứng tiêu biểu về những người nổi tiếng, vì ai cũng biết họ nên dễ có sức thuyết phục.
c) Kết bài
– Có thể sử dụng từ ngữ chuyển đoạn: Tóm lại…, hoặc nhắc lại ý trong phần Mở bài: “Câu tục ngữ đã cho ta bài học…”.
– Chú ý: Kết bài nên hô ứng với Mở bài.
II. Luyện tập
Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Đề 2: Chứng minh tính chân lí trong bài thơ:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý:
a) Xác định yêu cầu chung của đề.
Đề nêu ra một tư tưởng thể hiện bằng một câu tục ngữ và yêu cầu chứng minh tư tưởng đó là đúng đắn.
b) Từ đó hãy cho biết câu tục ngữ khẳng định điều gì. Chí có nghĩa là gì?
Câu tục ngữ khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của chí trong cuộc sống. Chí có nghĩa là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Ai có các điều kiện đó thì sẽ thành công trong sự nghiệp.
c) Muốn chứng minh thì có hai cách lập luận: một là nêu dẫn chứng xác thực, hai là nêu lí lẽ (xem bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh).
Trả lời:
Tìm hiểu đề và tìm ý
a) Xác định vêu cầu chung của đề.
Chứng minh tư tưởng của câu tục ngữ là đúng đắn
b) Câu tục ngữ khẳng định điều gì?
– Chí là hoài bão, ý chí, nghị lực, sự kiên trì
– Ai có chí thì sẽ thành công.
c) Chứng minh:
– Về lí lẽ: Bất cứ việc gì như việc học ngoại ngữ nếu không kiên tâm thì có học được không?
Nếu gặp khó khăn mà không có ý chí vượt lên thì không làm được gì?
– Về thực tế là những tấm gương tiêu biểu (đọc lại bài văn Đừng sự vấp ngã để lấy dẫn chứng).
Soạn bài – Tập làm văn: Thế nào là kể chuyện?
Bước 2: Lập dàn bài:
a) Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lí.
b) Thân bài (phần chứng minh)
c) Kết bài: Mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đời làm được việc lớn.
Trả lời:
Lập dàn bài:
a) Mở bài: Câu tục ngữ đúc rút một chân lí: có ý chí, nghị lực trong cuộc sống sẽ thành công.
b) Thân bài:
– Xét về lí:
+ Chỉ cho con người vượt trở ngại.
+ Không có chí sẽ thất bại.
– Xét về thực tế:
+ Những tấm gương thành công của những người có chí.
+ Chí giúp con người vượt qua những chướng ngại lớn
c) Kết bài:
– Phải tu dưỡng chí.
– Bắt đầu chuyện nhỏ sau này là chuyện lớn.
Bước 3: Viết bài: Viết từng đoạn, từ Mở bài cho đến Kết bài.
a) Mở bài:
b) Thân bài
– Trước hết, phải có từ ngữ chuyển đoạn, tiếp nối phần Mở bài: Thật vậy … hoặc Đúng như vậy …
– Viết đoạn phân tích lí lẽ.
– Viết đoạn nêu các dẫn chứng tiêu biểu về những người nổi tiếng, vì ai cũng biết họ nên dễ có sức thuyết phục.
c) Kết bài
– Có thể sử dụng từ ngữ chuyển đoạn: Tóm lại…, hoặc nhắc lại ý trong phần Mở bài: “Câu tục ngữ đã cho ta bài học…”.
– Chú ý: Kết bài nên hô ứng với Mở bài.
Cách làm bài văn lập luận chứng minh 5
Cách làm bài văn lập luận chứng minh
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện bốn bước :
– Tìm hiểu đề và lập dàn ý
– Lập dàn bài
– Viết bài
– Đọc lại và sửa chữa
2. Dàn bài của một bài văn lập luận chứng minh gồm ba phần :
– Mở bài : Nêu luận điểm cần được chứng minh.
– Thân bài : Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
– Kết bài : Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh (Chú ý phần kết bài phải hô ứng, nhất quán với phần mở bài).
3. Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết.
B. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI
I. Lập luận chứng minh
Trong văn nghị luận, lập luận chứng minh là cách làm sáng tỏ vấn đề bằng các dẫn chứng hoặc lí lẽ đã được khắng định trong thực tiễn.
Khi lập luận chứng minh, ta có thể dùng dẫn chứng (sự việc, sự kiện, con số…), dùng lí lẽ hoặc dùng cả dẫn chứng và lí lẽ..
Chứng minh nhằm mục đích tác động đến người đọc để người đọc tin vào ý kiến mà mình đã đưa ra là đúng, là phải.
II. Những điều cần lưu ý khi lập luận chứng minh
Khi lập luận chứng minh, cần phải lưu ý một số điểm sau:
– Cần phải xác định rõ vấn đề cần chứng minh;
– Khi chứng minh, cần phải biết tập trung chứng minh điểm nào, mặt nào người đọc chưa tin hoặc chưa tin hẳn. Những gì người đọc đã tin, đã biết thì có thể chỉ cần lướt qua, không cần chứng minh nữa;
– Các dẫn chứng, lí lẽ đưa ra phải phù hợp với vấn đề đang bàn, phải đủ để thuyết phục niềm tin của người đọc;
– Trong các bài nghị luận, lập luận chứng minh thường được dùng kết hợp vối lập luận giải thích và ngược lại, lập luận giải thích thường được dùng kết hợp với lập luận chứng minh.
Khi người đọc chưa hiểu vấn đề nào đó, cần phải giải thích để giúp cho họ hiểu. Còn khi họ chưa tin điều ta đưa ra, ta cần phải chứng minh đê họ tin vào điều đó.
Vì thế, có thể thấy giải thích và chứng minh thường đi song song với nhau trong quá trình lập luận.
III. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh
Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện bốn bước:
– Tìm hiểu đề và tìm ý;
– Lập dàn bài;
– Viết bài;
– Đọc lại và sửa chữa.
IV. Dàn bài bài văn lập luận chứng minh
– Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh:
– Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng, để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
– Kết bài: Nêu ý nghĩa luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn phần Mở bài.
Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết. Đó là các từ như: thật vậy, đúng như vậy, tóm lại, nói một cách khác…
C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Gợi ý làm bài:
a) Tìm hiếu đề và tìm ý
– Xác định yêu cầu chung của để bài.
Đề nêu ra một tư tưởng thê hiện bằng một câu tục ngữ và yêu cầu chứng minh tư tưởng đó là đúng đắn.
– Từ đó, hãy cho biết câu tục ngữ khẳng định điều gì?
– Muốn chứng minh, có hai cách lập luận:
+ Nêu dẫn chứng xác thực.
+ Nêu lí lẽ.
b) Lập dàn bài
– Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của ý chí và nghị lực trong cuộc sông mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lí.
– Thân bài (phần chứng minh)
+ Xét về lí lẽ:
(+1) Ý chí và nghị lực là những phẩm chất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.
(+2) Không có ý chí và nghị lực thì không thể làm được việc gì.
+ Xét về thực tế:
(+1) Những người có ý chí, nghị lực đều gặt hái nhiều thành công (nêu dẫn chứng).
(+2) Ý chí và nghị lực giúp con người vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được (nêu dẫn chứng).
– Kết bài: Mọi người nêu tư tưỏng ý chí và nghị lực, bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đòi làm được việc lớn.
c) Viết bài
Viết từng đoạn, từ Mở bài đến Kết bài.
– Mở bài: Có thể chọn một trong các cách mở bài sau:
+ Đi thẳng vào vấn đề.
+ Suy từ tâm lí con người.
– Thân bài:
+ Trước hết, phải có các từ ngữ chuyển đoạn, tiếp nôi phần Mở bài: thật vậy hoặc đúng như vậy…
+ Viết đoạn phân tích lí lẽ.
+ Viết đoạn nêu các dẫn chứng tiêu biểu.
– Kết bài.
+ Sử dụng các từ ngữ chuyển đoạn: Tóm lại…
+ Chú ý: Kết bài nên hô ứng với phần Mở bài:
(+1) Nếu Mở bài đi thẳng vào vấn đề thì Kết bài cũng nêu ngay bài học. ,
(+2) Nếu Mở bài bằng cách suy từ cái chung đến cái riêng thì có thể kết bằng ý: Mỗi người chỉ sống có một lần, chỉ có một thời tuổi trẻ, nếu không có ý chí, hoài bão, nghị lực để làm một công việc xứng đáng, chẳng phải là đáng tiếc lắm hay sao?
(+3) Nếu Mở bài bằng cách suy từ tâm lí con người thì có thể kết bằng ý: Cho nên có hoài bão tốt đẹp là rất đáng quý nhưng đáng quý hơn nữa là nghị lực và niềm tin, nó đảm bảo cho sự thành công của con người.
d) Đọc lại và sửa chữa.
Sau khi làm bài xong, các em nên đọc lại và sửa chữa.
Cách làm bài văn lập luận chứng minh 6
Cách làm bài văn lập luận chứng minh
Phần I
CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
2. Lập dàn bài
3. Viết bài
4. Đọc lại và sửa chữa
Phần II
LUYỆN TẬP
Đề 1
Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
a) Xác định yêu cầu chung: đề nêu ra một tư tưởng thể hiện bằng một câu tục ngữ và yêu cầu chứng minh tính đúng đắn của tư tưởng đó.
b) Câu tục ngữ khẳng định điều gì?
Câu tục ngữ khẳng định: muốn có thành công, làm được việc lớn thì ta phải chăm chỉ, làm từng chút một.
c) Lập luận:
- Xét về lí lẽ: làm việc gì cũng cần phải kiên trì, chịu khó mới thành công được.
- Xét về thực tế: có rất nhiều tấm gương nhờ chăm chỉ, không chịu từ bỏ mà thành công.
2. Lập dàn bài:
* Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của ý chí và nghị lực trong cuộc sống.
* Thân bài:
- Giải thích nghĩa của câu tục ngữ: có chí phấn đấu chăm chỉ rèn luyện ắt có ngày thành công
- Chứng minh cụ thể:
+ Về lí lẽ: mọi việc đều cần sự cố gắng phấn đấu, nỗ lực không ngừng của bản thân mới đem lại hiệu quả. Lười nhác chỉ chuốc lấy thất bại
+ Dẫn chứng (những tấm gương vượt khó trong cuộc sống)
- Bài học rút ra cho bản thân.
* Kết bài: Khái quát, khẳng định lại vấn đề.
3. Viết bài:
- Mở bài cần lập luận.
- Dùng các từ liên kết.
- Nêu lí lẽ rồi phân tích.
- Sắp xếp theo trình tự hợp lí.
4. Đọc và sửa chữa.
Đề 2
Đề 2: Chứng minh tính chân lí trong bài thơ:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”.
(Hồ Chí Minh).
Các bước làm tường tự đề 1:
Lập dàn bài:
* Mở bài: Giới thiệu vấn đề.
* Thân bài:
- Giải thích nội dung bài thơ: có ý chí nhất định sẽ thành công.
- Chứng minh chân lí:
+ Không có việc gì làm khó được ta khi ta đã có quyết tâm.
+ Ý chí là nguồn sức mạnh dồi dào to lớn đưa ta đi tới thành công.
+ Không có chí khí ta chẳng thể nào đạt được mục tiêu mình muốn.
+ Dẫn chứng trong cuộc sống.
- Bài học rút ra.
* Kết bài: Khái quát, khẳng định vấn đề.
Cách làm bài văn lập luận chứng minh 7
Cách làm bài văn lập luận chứng minh
Để làm được bài văn lập luận chứng minh đúng chuẩn, hiệu quả cao. Các em cần trải qua 4 bước thực hiện, cụ thể. Gồm tìm hiểu, lập dàn ý chi tiết nội dung, lập dàn bài, viết và cuối cùng là sửa bài.
Đối với bước tìm hiểu đề, đầu tiên các em cần xác định tư tưởng cần được chứng minh là gì? Và chứng minh tư tưởng đó hoàn toàn đúng đắn, chính xác, đã được kiểm chứng thực tế. Đó có thể là câu nói, hay một lời nhận xét, một chân lí được đưa ra.
Khi lập dàn bài, phần mở bài nêu luận điểm cần chứng minh. Phần thân bài phải đưa ra lí lẽ và dẫn chứng để sáng tỏ vấn đề. Kết bài là ý nghĩa, quan điểm, thông điệp của vấn đề đúc kết lại.
Điều quan trọng nhất khi làm bài văn lập luận chứng minh. Người viết phải tập trung minh chứng vấn đề người đọc đang còn nghi ngờ, phân vân. Còn những gì họ đã tin, đã thấu hiểu thì chỉ cần lướt qua. Các lí lẽ, dẫn chứng được đưa ra phải tương đối thuyết phục, cụ thể, thực tế. Vừa chứng minh, vừa giải thích, có như thế mới thuyết phục người đọc tin theo quan điểm.
Cách làm bài văn lập luận chứng minh 8
Văn lập luân chứng minh là gì?
Văn lập luận chứng minh là dạng văn sử dụng hàng loạt dẫn chứng có định hướng để làm rõ vấn đề. “Văn chứng minh” là một cách gọi ước lệ chỉ bài văn, đoạn văn nghị luận sử dụng phương pháp chứng minh. Trong nhà trường, kiểu bài chứng minh có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh năng lực viết bài văn, đoạn văn chứng minh.
Phương pháp làm bài văn lập luận chứng minh
Một bài làm văn lập luận chứng minh phải đạt được các yêu cầu sau:
- Thứ nhất: Phải xác định rõ xem mình phải chứng minh cái gì, cụ thể là mình chứng minh cho ý kiến gì, luận điểm gì. Phương pháp chứng minh là khẳng định ý kiến đó đúng hay sai, hay có mặt nào đúng, mặt nào sai. Nếu không xác định điều này cho rõ sẽ là bắn tên không có đích.
- Thứ hai: Phải có lí lẽ dẫn chứng chính xác, đáng tin cậy, đầy đủ. phù hợp để tiến hành chứng minh. Các lí lẽ, dẫn chứng mà không thuyết phục thì bài chứng minh không đứng vững được.
- Thứ ba: Khi có ý kiến (luận điểm) và các lí lẽ dẫn chứng (luận cứ) rồi, người làm bài chứng minh còn phải biết tổ chức, phân tích sao cho các lí lẽ, dẫn chứng phát huy sức mạnh chứng minh của nó thì mới có sức thuyết phục.
- Thứ tư: Bài văn chứng minh phải có thứ tự, lớp lang, phân biệt cái gì là chính, cái gì là phụ. Cái chính phải được nói nhiều, nói rõ, cái phụ chỉ cần nhắc đến để bổ sung cho cái chính.
- Thứ năm: Lời văn trong bài chứng minh phải chặt chẽ, dùng từ phải chính xác, xác đáng, có mức độ. Nếu dùng từ không chính xác, không rõ ràng thì hiệu quả chứng minh không có mà có cơ bị người khác phản bác lại.
Cách làm bài văn lập luận chứng minh:
- Đọc kĩ đề bài để xác nhận rõ vấn để cần chứng minh là gì, diễn đạt điều ấy thành ý kiến, luận điểm.
- Huy động các kiến thức, bao gồm các lí lẽ, các dẫn chứng cần thiết để chứng minh (chú ý huy động sao cho phù hợp).
- Lập dàn bài để nhận rõ cái gì cần chứng minh trước, cái gì cần chứng minh sau, cái gì cần tô đậm, cái gì cần bổ sung.
- Khi viết đoạn văn, bài văn nghị luận chứng minh, học sinh có thể trình bày luận điểm (ý kiến) trước, rồi nêu lí lẽ, dẫn chứng chứng minh sau, hay có thể nêu các dẫn chứng, lí lẽ rồi đưa ra luận điểm của mình.
- Phải biết phân tích, khai thác dẫn chứng, lí lẽ, chứ không giản đơn là kể ra.
- Bài văn lập luận chứng minh cần biết mở bài, kết bài sao cho ấn tượng, gây được sự chú ý.
Cách làm bài văn lập luận chứng minh 9
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
Trước hết, cần đọc kĩ đề bài, gạch dưới:
– Những từ ngữ cần tìm hiểu nghĩa đen, nghĩa bóng;
– Những từ ngữ tiềm ẩn nội dung sâu sắc, có sức khái quát cao trong các câu tục ngữ, danh ngôn… ở trong đề bài.
Trên cơ sở đó, tiến hành tìm các ý cần thiết (chỉ ra các lớp nghĩa, các tầng nghĩa của một số từ ngữ quan trọng trong câu nói và của toàn bộ câu nói, nhằm làm sáng tỏ nội dung câu nói, sáng tỏ vấn đề cần giải thích trong đề bài).
2. Lập dàn bài
Yêu cầu quan trọng nhất của bước này là sắp xếp các ý tìm được theo một trình tự nhất định, nhằm từng bước làm sáng tỏ nội dung của vấn đề cần giải thích.
Cần nắm chắc mục đích yêu cầu của từng phần trong cấu trúc của dàn bài trong bài văn lập luận giải thích. Cụ thể là:
– Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích
Trên đại thể, có một số cách mở bài sau:
+ Đi thẳng vào vấn đề.
+ Đốì lập hoàn cảnh với ý thức.
+ Đi từ chung đến riêng, từ khái quát đến cụ thể, từ xa đến gần nghĩa là nêu vấn đề chung (trong đó bao hàm vấn đề được thể hiện trong câu nói) rồi dẫn ra câu nói…
– Thân bài: Phần này cần được triển khai theo trình tự sau:
+ Nêu nghĩa đen, nghĩa bóng của từ quan trọng trong câu nói.
+ Lần lượt nêu các lớp nghĩa, các tầng nghĩa hàm ẩn trong câu nói, từng bước làm sáng tỏ nội dung câu nói, sáng tỏ vấn đề cần giải thích.
– Kết bài: Nêu ý nghĩa của vấn đề được giải thích đối với ngày nay.
3. Viết bài
Dựa vào dàn bài đã xây dựng được, huy động từ ngữ, cách diễn đạt để chuyển hoá dàn bài thành một bài văn hoàn chỉnh, có cấu tạo ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết luận. Các câu trong đoạn văn, bài văn cần được liên kết với nhau chặt chẽ, lô-gíc, cùng tập trung làm sáng tỏ từng khía cạnh, từng phương diện của vấn đề cần giải thích. Mỗi ý chính, ý lớn trong dàn bài nên viết thành một đoạn văn.
4. Đọc lại và sửa chữa
Đọc lại sau khi viết là một yêu cầu, một việc làm bình thường, quen thuộc nhằm kiểm tra lần cuốixem bài văn vừa viết có phù hợp vối yêu cầu của đề bài, phù hợp với dàn bài không.
Ngoài ra, đọc lại sau khi viết còn có tác dụng kiểm tra lại về câu văn, về chính tả, về diễn đạt;… để điều chỉnh, sửa chữa kịp thời nếu phát hiện được những chỗ sai sót.
Cách làm bài văn lập luận chứng minh 10
Các bước làm văn lập luận chứng minh
Cho đề văn: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
a. Tìm hiểu đề, tìm ý
Tìm hiểu đề
Chứng minh một tư tưởng là đúng đắn.
Có ý chí, lòng kiên trì, nghị lực thì sẽ thành công.
Phải nắm chắc tư tưởng cần chứng minh trong đề bài (không giống phân tích một câu tục ngữ).
Tìm ý
Chí: là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp.
Nêu lí lẽ.
Việc giản đơn không có chí thì không làm được việc.
Việc khó càng thất bại.
Nêu dẫn chứng
Lấy dẫn chứng từ đời sống. Những tấm gương bạn bè vượt khó học giỏi
Lấy dẫn chứng trong văn học những tấm gương có ý chí học tập rèn luyện (trong nước, ngoài nước)
b. Lập dàn ý
Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lý tưởng ý chí và nghị lực trong cuộc sống...
Thân bài: Chứng minh cụ thể
Xét về lí lẽ.
Xét về thực tế.
Kết bài: Bài học rút ra.
c. Viết bài
Mở bài cần lập luận.
Dùng từ liên kết: Đúng như vậy
Thật vậy để liên kết phần mở bài thân bài và kết bài.
Nêu lí lẽ trước rồi phân tích sau.
Sắp xếp theo trình tự hợp lí.
d. Đọc và sửa chữa
Ghi nhớ
Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện bốn bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc bài và sửa bài.
Dàn bài
Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.
Thân bài: Nêu lí lẽ, dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần kết bài nên hô ứng với văn phần mở bài.
Giữa các phần và các đọa văn cần có phương tiện liên kết.