Thuyết minh về Dinh Độc Lập hay nhất (17 mẫu)

Thuyết minh về di tích lịch sử Dinh Độc Lập 1

Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh rất trẻ, nhưng có bề dày lịch sử kỳ lạ, hào hùng. Chỉ hơn 312 năm (tính từ 1698) Thành phố đã có biết bao sự kiện, nhân vật làm nên lịch sử. Con người thì hữu hạn, nhưng có những công trình là chứng nhân suốt mấy trăm năm. Dinh Độc Lập (DĐL) là một trong những công trình đặc trưng như vậy.

Dinh Thống Đốc (Dinh Độc Lập hiện nay) làm bằng gỗ giữa bạt ngàn cây xanh, được xây dựng bề thế vào năm 1863 (1858 Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng). Năm 1868, chiếm xong Nam Kỳ Lục Tỉnh, Thực dân Pháp cho xây lại Dinh Thống Đốc (theo đồ án tòa thị sảnh Hồng Kông) và đặt tên là Dinh Norodom (Quốc Vương của Combodia bây giờ – ông nội của Thái Thượng Hoàng Sihanouk của Cambodia hiện nay). Gần như mọi vật liệu xây dựng được chở từ Pháp sang. Từ năm 1887, là Dinh Toàn Quyền Đông Dương. Tháng 3/1945, là nơi làm việc của Phát Xít Nhật tại Việt Nam. 6 tháng sau, người Pháp tái chiếm Nam Bộ. Năm 1954 là cơ quan đầu não của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa với tên gọi Dinh Độc Lập là nơi ở và làm việc của Tổng Thống nên có người gọi là “Dinh Tổng Thống” cho đến 30.4.1975. Từ tháng 11.1975 có tên gọi mới là Hội trường Thống nhất Thành phố Hồ Chí Minh (Dinh Độc lập) – được xếp hạng là Di Tích Quốc Gia đặc biệt.

Công trình hiện nay được khởi công vào năm 1962 theo đồ án thiết kế của Khôi Nguyên La Mã – Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ và hoàn thành năm 1966. Công trình cao 26m, có diện tích xây dựng 4.500m2, diện tích sử dụng 20.000m2 gồm 3 tầng chính, 1 sân thượng, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và 1 sân thượng làm sân bay trực thăng. Hơn 100 phòng họp – phòng làm việc khác nhau của Tổng Thống, Phó Tổng Thống và các cộng sự. Riêng phòng Đại Yến có sức chứa trên 500 người, cửa có kính chống đạn dày hơn 2cm. Tổng Hành Dinh ngầm dưới mặt đất là một khối hầm bêtông, bọc thép chịu đựng được bom lớn và đạn pháo, đáp ứng mục tiêu phòng thủ quân sự hiện đại nhất thời bấy giờ. Chi phí xây dựng vào thời điểm đó là 150.000 lượng vàng!

Khuôn viên DĐL rộng 12ha với gần 2.000 cây xanh của 99 loài khác nhau. Nhiều cây cổ thụ trên trăm tuổi; nhiều cây quí như Trắc, Gõ Đỏ, Gõ Mật, Giáng Hương, Cẩm Lai, Sao Đen, Kim Giao… Phía trước là 2 công viên cây xanh. Từ trên máy bay, DĐL là một tổng thể kiến trúc độc đáo; hài hòa, có thể nói là đẹp nhất Việt Nam.

Các chậu kiểng cổ hơn thế kỷ như Tùng La Hán, Mai Chiếu Thủy, Nguyệt Quới, Thiên Tuế, Sung, Duối, Cằng Thăng, Xương Cá…với nhiều thế uốn kỳ công. Tam Cương Ngũ Thường, Ngũ Phúc, Trực Liên Chi, Quần Thụ, Thất Hiền, Phụ Tử Giao Chi, Mẫu Tử Tương Tùy, Thiết Quan Âm Qua Cầu, Chùa Một Cột…Cả cây xanh và cây kiểng ở DĐL hình như cũng có linh hồn, biết buồn vui cùng thế cuộc?

Tổng thể DĐL hình chữ CÁT: tốt lành, may mắn. Trung tâm là phòng Trình Quốc Thư, Lầu Thượng là Tứ Phương Vô Sự hình chữ KHẨU – đề cao giáo dục, tự do ngôn luận; có cột cờ chính giữa thành chữ TRUNG: trung kiên. Mái hiên lầu Tứ Phương, bao lơn Danh Dự, và mái hiên tiền sảnh hình chữ TAM (): Viết Nhân, Viết Minh, Viết Võ; cộng nét sổ dọc thành chữ VƯƠNG: trên có kỳ đài thành chữ CHỦ: chủ quyền Tổ Quốc. Mặt trước có hình chữ HƯNG: hưng thịnh…Vẫn còn đó hầu như nguyên vẹn nội thất tại nơi ở và làm việc của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa cũ với 4.000 ngọn đèn các loại; hàng chục tác phẩm mỹ thuật quí, thảm, rèm, bàn ghế, vật dụng hạng nhất; những bức tranh sơn dầu, sơn mài kích cỡ lớn, nhiều khi chiếm trọn cả một mảng tường… Đặc biệt là trong phòng Trình Quốc Thư nằm ở vị trí trung tâm lầu nghi lễ tầng 2, các vật dụng từ bàn ghế đến tranh trang trí đều bằng chất liệu sơn mài truyền thống. Xen giữa các đường nét kiến trúc hiện đại bằng bêtông và sắt thép là những môtíp trang trí gợi nhớ các họa tiết cổ truyền trong nhà cửa, đền chùa, cung điện Việt Nam. Từ bức rèm hoa đá đồ sộ ngoài mặt tiền, gồm các tấm lam đứng hình lóng trúc nhắc nhở cửa “bàn khoa” cung điện xứ Huế, cho đến những phù điêu, tượng đắp nổi, chạm trổ trên gỗ, thép uốn, tay nắm con triện, tay vịn cầu thang… đều mang dáng Việt. Mọi sự xếp đặt từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới đều tuân thủ nghiêm nhặt triết lý Phương Đông và cá tính của dân tộc, một sự kết hợp hài hòa hiện đại và truyền thống đến mẫu mực.

Đến với DĐL là tìm về nguồi cội của thành phố với những bước thăng trầm. Nhiều hiện vật quí hiếm cả trăm năm, chứng kiến bao sự kiện lịch sử. Bộ sưu tập cây xanh, cây kiểng và tặng phẩm độc đáo; không gian lý tưởng và tầm vóc kiến trúc đặc sắc…Tất cả tạo nên cho DĐL dáng dấp của một Bảo Tàng – Chứng Nhân Lịch Sử cực kỳ sống động., có một không hai ở nước ta. Nhiều du khách trong nước và quốc tế tới đây đều khẳng định: “Đến Sài Gòn mà bỏ qua Dinh Độc Lập coi như chưa đến Thành phố Hồ Chí Minh”. Sẽ thật thiếu sót nếu bạn là công dân Thành phố Hồ Chí Minh mà chưa một lần đến DĐL – Bảo Tàng – Chứng Nhân Lịch Sử. Bao điều kỳ thú, hấp dẫn đang chờ bạn tìm hiểu, để yêu và tự hào thêm Thành phố Hồ Chí Minh, để giới thiệu với bạn bè gần xa.

Thuyết minh về di tích lịch sử Dinh Độc Lập 2

Trong kho tàng các di tích văn hóa lịch sử của đất nước, Dinh Độc lập góp mặt như một trong những di tích quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt.

Những ngày tháng 4 lịch sử này, đông đảo người dân Việt Nam và những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới lại có dịp về thăm Dinh Độc lập – biểu tượng của chiến thắng, hòa bình thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Dinh Độc lập trở thành một di tích có giá trị cao về mặt kiến trúc và là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn của lịch sử. Dinh Độc lập hay còn gọi là Dinh Thống nhất hay Hội trường Thống nhất, được người Pháp xây dựng năm 1868 sau khi chiếm xong 6 tỉnh Nam Kỳ và hoàn thành năm 1871 với tên gọi ban đầu là Dinh Norodom.

Năm 1962, Dinh được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và xây dựng lại trên nền cũ của Dinh Norodom với mong muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình. Do đó, mọi sự xếp đặt từ nội, ngoại thất đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ phương Đông và cá tính của dân tộc Việt Nam. Dinh được xây dựng trên khuôn viên có diện tích 12ha được giới hạn bởi 4 trục đường chính.

Tổng diện tích sử dụng của Dinh là 20.000m2 chia làm 95 phòng, mỗi phòng có một chức năng riêng, kiến trúc và cách trang trí phù hợp với mục đích sử dụng của từng phòng. Riêng khu nhà chính hình chữ T có diện tích mặt bằng là 4.500m2, cao 26m, nằm ở vị trí trung tâm của khu đất. Ðây từng là nơi ở và làm việc Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn, gồm có tầng hầm, tầng nền, 3 tầng lầu, 2 gác lửng và sân thượng. Sau năm 1975, khu nhà chính này tiếp tục được sử dụng một số phòng, còn lại để phục vụ du khách tham quan.

Từ khi hình thành đến nay, Dinh Độc lập là nơi chứng kiến những cột mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc. Khởi đầu là sự cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam và các nước Đông Dương, giai đoạn tiếp theo là sự can thiệp của đế quốc Mỹ. Nhưng bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, 10h45 ngày 30/4/1975 xe tăng mang số hiệu 843 của Quân Giải phóng thuộc Đại đội 4, tiểu đoàn 1, Lữ đoàn xe tăng 230, Quân đoàn 2 dẫn đầu đội hình đã húc nghiêng cổng phụ Dinh Độc lập. Tiếp đó, xe tăng mang số hiệu 390 đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào Dinh.

11 giờ 30 cùng ngày, Trung úy Bùi Quang Thận, Đại đội trưởng chỉ huy xe tăng 843 đã hạ lá cờ 3 sọc, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam lên trên nóc Dinh Độc lập, kết thúc 30 năm chiến tranh gian khổ và anh dũng của dân tộc ta. Dinh Độc lập lại là nơi chứng kiến Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh phải ra Đài phát thanh đọc lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện chính quyền Cách mạng. Từ đây lịch sử Việt Nam bước sang một trang mới và Dinh Độc lập trở thành di tích lịch sử mang tính biểu tượng cho tinh thần đại đoàn kết dân tộc.

Trong khuôn viên Dinh Độc lập vẫn con hai chiếc xe tăng mang số hiệu 843 và 390 của quân giải phóng như một minh chứng lịch sử hùng hồn cho đại thắng của dân tộc ta. Ngày nay, Dinh Độc Lập được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, là cơ quan trực thuộc Văn phòng Chính phủ. Dinh Độc Lập đã và đang thực hiện tốt chức năng giáo dục truyền thống cho các thế hệ trẻ Việt Nam và là cầu nối giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.

Trong hoạt động du lịch văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh, Dinh Độc lập giữ một vai trò quan trọng, là điểm đến của hầu hết các đoàn tham quan và là một trong những địa điểm thu hút số lượng khách tham quan đông nhất tại các di tích – bảo tàng tại Thành phố Hồ Chí Minh với gần 1 triệu lượt khách trong và ngoài nước tham quan mỗi năm.

Chị Nguyễn Thị Huỳnh Như, hướng dẫn viên Di tích lịch sử Dinh Độc lập cho biết, những ngày này không chỉ người dân trong nước mà rất nhiều đoàn kết quốc tế cũng đến tham quan.

Hiện, Dinh Độc lập lưu giữ khoảng 6.800 hiện vật, trong đó nhiều hiện vật có giá trị về mặt lịch sử, mỹ thuật. Đây còn là điểm đến ý nghĩa đối với nhiều bạn trẻ muốn học tập, nghiên cứu về lịch sử qua các hiện vật được lưu giữ tại đây. Hòa trong dòng người đến tham quan Dinh Độc lập, bạn Đoàn Hồng Ngọc, sinh viên Khoa Lịch sử-Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ niềm tự hào và bày tỏ mong muốn tìm hiểu, thực hiện một đề tài lịch sử để bạn bè năm châu biết đến Dinh Độc lập – nơi đã đánh dấu chiến công lừng lẫy trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 lịch sử của quân và dân ta và kết thúc đại thắng vào trưa ngày 30/4/1975 khi lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc lập, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Hai vị khách Harold và Barbara, Quốc tịch Australia lần đầu tiên đến Việt Nam cũng tranh thủ đến để tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của công trình kiến trúc Dinh Độc Lập và chia sẻ: Đây là một công trình kiến trúc khá độc đáo và có bề dày lịch sử. Qua những hình ảnh và hiện vật lưu giữ ở đây, chúng tôi càng hiểu hơn về cuộc chiến tranh mà đất nước, nhân dân Việt Nam đã trải qua gần 40 năm về trước.

Theo Ban Quản lý Dinh Độc lập, trong thời gian tới, để phát huy giá trị lịch sử, văn hóa của di tích Dinh Độc lập, Hội trường Thống Nhất, đơn vị đang lập đề án “Đổi mới công tác trưng bày và thuyết minh tại Di tích lịch sử Dinh Độc lập” nhằm tăng sự phong phú, sống động, hấp dẫn trong công tác trưng bày, thuyết minh để thu hút và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong nước và quốc tế. Cụ thể, từ nay đến năm 2015 sẽ xây dựng nhà trưng bày về Dinh Độc lập qua các thời kỳ; đổi mới lộ trình tham quan và hình thức thuyết minh bằng các pano, biển báo, biển chú thích, bảng tên phòng; tăng cường nghiên cứu, sưu tầm hiện vật trong và ngoài nước phục vụ công tác trưng bày

Thuyết minh về di tích lịch sử Dinh Độc Lập 3

Dinh Độc Lập trước kia còn có tên gọi là Dinh NORODOM, từ tháng 11-1976 được mang tên Dinh Thống Nhất. Dinh Độc Lập ở số 106 Nguyễn Du, quận I thành phố Hồ Chí Minh. Khuôn viên của Dinh hiện nay có diện tích 18 ha. Dinh Độc Lập được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa theo Quyết định số 77A- VHQĐ ngày 25-6-1976. Ngày 12-8-2009 Dinh được tôn vinh là Di tích quốc gia đặc biệt.

Dinh Độc Lập có quá trình hình thành lâu dài với nhiều sự kiện có liên quan tới cuộc đấu tranh vì độc lập và thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam kể từ khi người Pháp xây dựng Dinh năm 1868 cho đến ngày nay. Sau hơn 3 năm xây dựng, năm 1871 Dinh được khánh thành và chính quyền thực dân Pháp gọi là Dinh NORODOM. Từ đó đến năm 1945 Dinh là nơi ở của nhiều đời toàn quyền Pháp ở Đông Dương.

Tháng 3-1945 phát xít Nhật đảo chính lật đổ chính quyền Pháp, Dinh là nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam. Nhưng từ tháng 9-1945 Nhật thất bại, Dinh lại trở thành trụ sở làm việc của bộ máy xâm lược Pháp trong suốt 9 năm đến 1954

Từ tháng 9 – 1954 chính quyền Pháp trao trả Dinh NORODOM cho chính quyền Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ và Dinh được đổi tên là Dinh Độc Lập. Dưới thời Ngô Đình Diệm, Dinh Độc Lập đã chứng kiến nhiều cuộc đảo chính thanh trừng lẫn nhau trong nội bộ chính quyền Sài Gòn theo ý đồ của Mỹ. Tháng 2-1962 quân đảo chính đã ném bom Dinh Độc Lập, không thể sửa chữa và khôi phục lại được cho nên Ngô Đình Diệm quyết định san bằng toàn bộ Dinh cũ và xây dựng lại Dinh mới trên nền đất cũ và vẫn lấy tên là Dinh Độc Lập. Dinh mới được khánh thành ngày 31-10-1966 và tồn tại đến ngày nay.

Tác giả thiết kế Dinh là Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, ông vừa là người thiết kế, đồng thời là kiến trúc sư trưởng theo dõi xây dựng công trình.

Được xây dựng dưới chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, Dinh có kiến trúc đặc thù riêng. Ngô Đình Diệm có ý định xây dựng một phủ Tổng thống lớn, tráng lệ vào bậc nhất Đông Nam Á, vừa là một dinh thự, đồng thời là nơi ở và làm việc, tiếp khách và là một công trình phòng thủ kiên cố  bảo vệ cho chế độ của mình. Về mặt kiến trúc, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thể hiện tài năng của mình muốn thiết kế một dinh thự cho một Nguyên thủ quốc gia kết hợp kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống phương Đông.

Nằm trong khuôn viên rộng, Dinh Độc Lập có chiều cao 26 mét, có thể chịu được bom 4 tấn (ngày 28-4-1975 Trung úy phi công Nguyễn Thành Trung ném hai quả bom vào đúng vị trí 2 cầu thang cho nên chỉ làm sập hai cầu thang này). Diện tích mặt bằng của Dinh rộng 4.500m2 với 3 tầng chính, hai gác lửng, một sân thượng, một tầng nền và một tầng hầm. Toàn bộ diện tích các tầng của Dinh thự khoảng 20.000m2 với gần 100 phòng. Mỗi tầng và mỗi phòng của dinh thự đều có kiến trúc, cũng như cách trang trí riêng phù hợp với mục đích sử dụng, đồng thời phù hợp với tổng thể kiến trúc của toàn dinh thự.

Năm 1954, khi tiếp nhận dinh thự này, chính Ngô Đình Diệm đã nói: Dù thế nào đi chăng nữa, tôi cũng giữ một vai trò trong buổi lễ tiếp nhận này, tôi sẽ sống trong ngôi nhà cổ kính này, tôi cũng tự coi mình như một người được sự ủy nhiệm của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên Ngô Đình Diệm đã sử dụng dinh thự này như là một pháo đài bảo vệ cho chế độ độc tài phát xít chống lại nhân dân Việt Nam. Dưới sự bảo trợ của đế quốc Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm đã thi hành nhiều chính sách cực kỳ phản động: Luật 10/59 với việc lập tòa án quân sự đặc biệt có quyền xử án tại chỗ và công khai những người bị nghi là “cộng sản”. Hàng nghìn người yêu nước bị giết hại; Chính sách dồn dân, lập ấp chiến lược, chính sách bình định nông thôn…làm cho cả miền Nam trở thành một trại tập trung khổng lồ.

Dinh Độc Lập đã chứng kiến nhiều cuộc đảo chính liên tiếp. Sau khi Dinh bị quân đảo chính ném bom ngày 27-2-1962, gia đình Ngô Đình Diệm phải rời sang Dinh Gia Long để thiết kế và xây dựng lại Dinh, đồng thời cho xây dựng hệ thống hầm để tránh bom. Nhưng trong quá trình tái thiết Dinh Độc Lập, Mỹ đã tiến hành cuộc đảo chính loại gia đình Ngô Đình Diệm. Ngày 2-11-1963 Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị giết, gia đình Diệm, Nhu không được ở trong dinh thự mới này.

Ngày 31-10-1966 Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ là những người may mắn được chủ tọa buổi lễ khánh thành Dinh Độc Lập mới. Từ cuối năm 1967 Nguyễn Văn Thiệu với tư cách là Tổng thống Việt Nam Cộng hòa đã đến ở tại dinh thự này.

Thời kỳ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nắm quyền và chiếm Dinh Độc Lập là thời kỳ đế quốc Mỹ đã thất bại trong cuộc chiến tranh đặc biệt và tiến hành thực hiện chiến lược chiến tranh mới- “chiến tranh cục bộ”. Mỹ đã đưa quân ồ ạt vào miền Nam Việt Nam. Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục dựa vào Mỹ, chính quyền Sài Gòn tiếp tục làm công cụ cho các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ. Hơn nửa triệu quân viễn chinh và quân chư hầu, quân ngụy ồ ạt mở hàng loạt cuộc phản công lớn hòng giành lại thế chủ động trên chiến trường, hoàn tất chương trình bình định, đồng thời Mỹ đã dùng không quân và hải quân chống nước VNDCCH hòng làm suy yếu miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện của hậu phương đối với tiền tuyến lớn.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968 là một đòn quyết định làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ, làm lung lay ý chí xâm lược của chúng. Sau đó, năm 1973 đế quốc Mỹ buộc phải ký Hiệp định Pari về Việt Nam, công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, rút quân đội Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam. Nhưng với chiến lược phi Mỹ hóa chiến tranh, Mỹ đã sử dụng quân ngụy Sài Gòn như là xương sống của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, tiến hành phá hoại Hiệp định Pari, xóa bỏ vùng giải phóng.

Mùa xuân năm 1975, trận đánh quyết chiến chiến lược bắt đầu bằng Chiến dịch Tây Nguyên, phát triển mạnh mẽ sang Chiến dịch Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam Đà Nẵng và kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Cuộc tổng công kích của quân giải phóng phối hợp với sự nổi dậy của nhân dân thành phố Sài Gòn đã tấn công Dinh Độc Lập. Giờ phút đánh chiếm Dinh Độc Lập cũng là giờ phút kết thúc thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh và gải phóng hoàn toàn miền Nam. Dinh Độc Lập trở thành nơi hội tụ của chiến thắng. Tại đây, ngày 30-4-1975 Tổng thống Dương Văn Minh và toàn bộ nội các của chính quyền ngụy Sài Gòn bị bắt sống và buộc phải đầu hàng vô điều kiện, đánh dấu sự sụp đổ của một chế độ do đế quốc Mỹ dựng nên nhằm phục vụ cho chiến lược làm bá chủ toàn cầu của Mỹ.

Chính vì vậy Dinh Độc Lập là một địa điểm không chỉ có ý nghĩa quốc gia mà còn có ý nghĩa quốc tế. Nó là một dấu tích về một bộ máy chiến tranh thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai, dấu tích về sự thất bại của chủ nghĩa thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ.

Sau thắng lợi mùa xuân năm 1975, Dinh Độc Lập vốn là một công trình của nhân dân, từ đó mới thật sự được sử dụng vì lợi ích của nhân dân. Ngày 15-11-1975 tại Dinh thự này đã diễn ra một sự kiện lịch sử trọng đại- đó là Hội nghị Hiệp thương chính trị giữa đại biểu hai miền Nam- Bắc để bàn về vấn đề thực hiện thống nhất nước Việt Nam về mặt Nhà nước. Và cũng từ đó Dinh được gọi là Dinh Thống Nhất.

Ngoài các công trình kiến trúc, trong khu vực Dinh còn có khu vườn rộng với hơn 60 loài cây, trong đó có các loại gỗ quý như Cẩm lai, Giáng hương, Gõ (đỏ và trắng), Dầu sao… Ngoài các điểm di tích, phía cổng chính vào Dinh còn có đường Thống Nhất (sau đổi thành đường 30/4, nay là đường Lê Duẩn), nơi có trưng bày chiếc xe tăng tiến vào chiếm Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975.

Dinh Độc Lập trực thuộc Văn phòng Chính phủ nhiều năm nay vừa phát huy tác dụng một di tích lịch sử- văn hóa, tổ chức đón khách trong nước và quốc tế tham quan; Đồng thời là nơi đón tiếp các đoàn khách cấp cao của Đảng và Nhà nước ở phía Nam Tổ quốc, nơi tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế và trong nước. Từ khi được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt, Dinh Độc Lập vốn đã là nơi thu hút rất đông khách tham quan trong nước và quốc tế, nay càng được quan tâm hơn. Hy vọng rằng, dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích với những phương pháp mới hiện đại, nhưng phù hợp với nội dung và ý nghĩa của Dinh sẽ làm cho nơi đây trở thành một địa chỉ văn hóa- lịch sử xứng tầm quốc gia.

Thuyết minh về di tích lịch sử Dinh Độc lập 4


Di tích Dinh Độc Lập tọa lạc tại số 135, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, quận I, thành phố Hồ Chí Minh, có tổng diện tích là 12ha, bốn mặt là 4 trục đường bao quanh – phía Đông Bắc giáp đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa; phía Tây Nam giáp đường Huyền Trân Công Chúa; phía Tây Bắc giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai; phía Đông Nam giáp đường Nguyễn Du.
Di tích còn được biết đến với nhiều tên gọi khác, như Dinh Norodom, Dinh Thống đốc, Dinh Toàn quyền, Hội trường Thống Nhất.

Dinh Độc Lập và những sự kiện lịch sử liên quan

Năm 1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Năm 1867, Pháp chiếm xong 6 tỉnh Nam Kỳ (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Ngày 23/02/1868, Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn, thay cho dinh cũ, được dựng bằng gỗ vào năm 1863 (cả dinh cũ và dinh mới đều ở khu vực di tích hiện nay). Dinh mới được xây dựng theo đồ án do kiến trúc sư Hermite phác thảo.

Kiến trúc này được xây cất trên một diện tích rộng 12ha, bao gồm một dinh thự lớn, với mặt tiền rộng 80m, bên trong có phòng khách chứa được 800 người và một khuôn viên rộng, với nhiều cây xanh và thảm cỏ. Phần lớn vật tư xây dựng dinh được đưa từ Pháp sang. Do chiến tranh Pháp – Phổ (1870) nên việc xây dựng công trình này phải kéo dài đến 1873. Sau khi khánh thành, dinh này được đặt tên là Dinh Norodom và đại lộ trước dinh cũng được gọi là Đại lộ Norodom, lấy theo tên của Quốc vương Campuchia lúc bấy giờ là Norodom (1834 – 1904). Từ năm 1871 đến năm 1887, dinh này được dành cho Thống đốc Nam Kỳ (Gouverneur de la Cochinchine) nên được gọi là Dinh Thống đốc. Từ 1887 đến 1945, các Toàn quyền Đông Dương đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc, nên được gọi là Dinh Toàn quyền (nơi ở và làm việc của các Thống đốc được chuyển sang một dinh thự gần đó).

Ngày 09/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, dinh trở thành nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam. Nhưng đến tháng 9 năm 1945, Nhật thất bại trong Thế chiến thứ II, Pháp trở lại chiếm Nam Bộ, dinh này lại trở thành trụ sở làm việc của Pháp ở Việt Nam.

Sau năm 1954, người Pháp rút khỏi Việt Nam. Đất nước ta bị chia cắt thành hai miền: miền Bắc là nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, còn ở miền Nam chính quyền tay sai lập nên cái gọi là “Quốc gia Việt Nam” (sau thành Việt Nam cộng hòa). Ngày 07/9/1954, dinh được bàn giao giữa đại diện Pháp – tướng 5 sao Paul Ely, và đại diện quốc gia Việt Nam – Thủ tướng Ngô Đình Diệm.

Năm 1955, sau một cuộc trưng cầu dân ý, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và lên làm Tổng thống. Ngô Đình Diệm quyết định đổi tên dinh này thành Dinh Độc Lập. Từ đó, Dinh Độc Lập trở thành nơi đại diện cho chính quyền cũng như nơi ở của tổng thống chính quyền tay sai và là nơi chứng kiến nhiều biến cố chính trị. Thời kỳ này, Dinh Độc Lập còn được gọi là Dinh Tổng thống. Theo cái nhìn phong thủy, dinh này được đặt ở vị trí đầu rồng, nên còn được gọi là Phủ Đầu rồng.

Ngày 27/02/1962, hai viên phi công thuộc Quân lực Việt Nam cộng hòa (Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc) lái 2 máy bay AD6 ném bom làm sập dinh. Do không thể khôi phục lại, Ngô Đình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sưNgô Viết Thụ – người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã.

Dinh Độc Lập mới (di tích hiện còn) được khởi công xây dựng ngày 01/7/1962. Trong thời gian xây dựng, gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia Long (nay là trụ sở của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh). Công trình đang xây dựng dở dang thì Ngô Đình Diệm bị phe đảo chính ám sát (ngày 02/11/1963). Sau đó, ngày 31/10/1966, Nguyễn Văn Thiệu đã dứng ra làm chủ lễ khánh thành dinh… Cũng từ ngày này, Dinh Độc Lập mới xây trở thành trụ sở của chính quyền Việt Nam cộng hòa. Tổng thống Việt Nam cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu sống, làm việc ở dinh này từ tháng 10 năm 1967 đến ngày 21/4/1975.

Ngày 8/4/1975, chiếc máy bay F5E do Nguyễn Thành Trung lái, xuất phát từ Biên Hòa, đã ném bom vào dinh, nhưng gây hư hại không đáng kể.

Đúng 10 giờ 45 phút, ngày 30/4/1975, xe tăng mang số hiệu 843 của quân Giải phóng, thuộc Ðại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn xe tăng 230, Quân đoàn 2 dẫn đầu đội hình đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Ðộc Lập. Tiếp đó, xe tăng mang số hiệu 390 đã húc tung cổng chính, tiến thẳng vào dinh. 11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy Bùi Quang Thận – Ðại đội trưởng chỉ huy xe 843 đã hạ lá cờ 3 sọc xuống, kéo lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên trên nóc dinh. Cũng chính vào giờ phút đó, Tổng thống cuối cùng của chính quyền Việt Nam cộng hoà là Dương Văn Minh cùng toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện chính quyền cách mạng. Đây là sự kiện lịch sử đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước của quân và dân Việt Nam.

Từ ngày 16 đến ngày 21/11/1975, Dinh Độc Lập đã được chọn làm nơi tổ chức Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc trong một đất nước Việt Nam thống nhất. Tiếp đó, các hội nghị hợp nhất các tổ chức quần chúng của cả nước (Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ) cũng đã được tổ chức tại đây. Để kỷ niệm các sự kiện chính trị đặc biệt này, Chính phủ đã quyết định đổi tên Dinh Độc Lập thành Hội trường Thống Nhất.

Ngày 25/6/1976, Bộ trưởng Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã ký quyết định số 77A/VH-QĐ, xếp hạng Dinh Độc Lập là di tích lịch sử quốc gia.

Về quy hoạch và kiến trúc của di tích hiện nay

Khi thiết kế Dinh Ðộc Lập, vì muốn tìm một ý nghĩa văn hóa đặc biệt cho công trình, nên kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã lấy ý tưởng từ triết lý phương Đông cổ truyền và bản sắc văn hóa của dân tộc để thiết kế. Kiến trúc dinh là sự kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống phương Ðông.

Toàn thể bình diện của dinh làm thành hình chữ “Cát”, có nghĩa là tốt lành, may mắn; trung tâm của dinh là phòng Trình Quốc thư; lầu thượng mang ý nghĩa “Tứ phương vô sự/Bốn biển thanh bình” – lầu hình chữ “Khẩu”, với ý nghĩa đề cao giáo dục và tự do ngôn luận. Hình chữ Khẩu có cột cờ ở chính giữa tạo thành hình chữ “Trung”, như nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên. Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu Tứ phương, bao lơn danh dự và mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ “Tam”. Theo quan niệm “dân chủ hữu tam” (Nhân, Minh, Võ), ý mong muốn một đất nước hưng thịnh thì phải có những con người hội đủ 3 yếu tố Nhân, Minh, Võ. Ba nét gạch ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ “Vương”, trên có kỳ đài làm nét chấm, tạo thành hình chữ “Chủ”, tượng trưng cho chủ quyền của đất nước. Mặt trước của dinh thự – toàn bộ bao lơn lầu 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ “Hưng”, ý cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi.

Vẻ đẹp kiến trúc của dinh còn được thể hiện bởi hệ thống rèm hoa đá, mang hình dáng những đốt trúc thanh tao, bao xung quanh lầu 2. Rèm hoa đá được biến cách kiểu cửa của các cung điện Cố đô Huế, không chỉ làm tăng thêm vẻ đẹp của dinh, mà còn có tác dụng lấy ánh sáng mặt trời từ bên ngoài. Bên trong dinh, tất cả các đường nét kiến trúc đều dùng đường ngang bằng, sổ thẳng; các hành lang, đại sảnh, các phòng ốc đều lấy câu “Chính đại quang minh” làm ý tưởng cho các đường nét kiến trúc.

Sân trước của dinh là một thảm cỏ hình oval, có đường kính 102m. Màu xanh của thảm cỏ tạo ra một cảm giác êm dịu, sảng khoái cho khách ngay khi bước qua cổng. Chạy theo suốt chiều ngang của đại sảnh là hồ nước hình bán nguyệt. Trong hồ trồng sen và súng, gợi nên hình ảnh những hồ nước yên ả ở các ngôi đình, ngôi chùa cổ kính của các vùng quê Việt Nam.

Dinh có chiều cao 26m, được xây dựng trên diện tích 4.500m², diện tích sử dụng là 20.000m², gồm 3 tầng chính, 1 sân thượng, 2 gác lửng, 1 tầng nền, 2 tầng hầm và một sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống. Hơn 100 căn phòng của dinh, tùy theo mục đích sử dụng, được trang trí theo nhiều phong cách khác nhau, bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp Hội đồng Nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó Tổng thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến… và các hồ sen bán nguyệt ở hai bên thềm đi vào chính điện, bao lơn, hành lang… Tất cả đều được thiết kế hết sức hài hòa, hợp lý.

Bên ngoài hàng rào phía trước và phía sau dinh là hai công viên cây xanh. Giữa những năm 60 của Thế kỷ 20, đây là công trình có quy mô lớn nhất miền Nam và có chi phí xây dựng cao nhất (150.000 lượng vàng). Các hệ thống phụ trợ bên trong dinh rất hiện đại, với đầy đủ hệ thống điều hòa không khí, phòng, chống cháy, thông tin liên lạc, nhà kho… Tầng hầm chịu được oanh kích của bom lớn và pháo. Các phòng của dinh được trang trí bằng nhiều tác phẩm tranh sơn mài, tranh sơn dầu, với chủ đề “non sông cẩm tú”.

Hiện nay, Dinh Độc Lập do Cục Quản trị II – Văn phòng Chính phủ quản lý. Đặc biệt, Dinh Độc lập chính là nơi ghi dấu thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, năm 1975.

Như vậy, trong lịch sử, Dinh Độc Lập là một chứng tích lịch sử đặc biệt quan trọng, nơi diễn ra và chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử lớn, trực tiếp tác động đến tiến trình lịch sử nước nhà. Do vị thế đặc biệt của địa điểm này, di tích đã nhiều lần được đầu tư xây dựng, tôn tạo và trở thành một công trình xây dựng hoàn mỹ – sản phẩm của sự kết hợp hài hòa giữa công trình kiến trúc hoành tráng với cảnh quan, môi trường của khu vực xung quanh.

Với những giá trị lịch sử văn hóa và khoa học đặc biệt của di tích, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử Dinh Độc Lập – nơi ghi dấu thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là di tích quốc gia đặc biệt (quyết định số 1272/QĐ-TTg, ngày 12/8/2009).

Thuyết minh về di tích lịch sử Dinh Độc lập 5


Nếu ai đã đến trung tâm Sài Gòn, hãy một lần ghé thăm dinh Độc Lập, hay còn gọi là dinh Thống Nhất một công trình tọa lạc trên mảnh đất rộng 15ha ngay giữa trung tâm thành phố. Công trình in đậm dấu ấn thời gian và lịch sửa nhưng cũng rất nên thơ và lãng mạn…. Sau khi chiếm đóng được luc tỉnh Nam Kỳ, ngày 23/02/1868 viên thống đốc Nam Kỳ đã cho xây dựng Dinh Thống Đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn. Ngày nay toà nhà nằm ở cuối đường Lê Duẩn, trong khuôn viên rộng 12ha  được bao bọc bởi bốn trục đường Nguyễn Thị Minh Khai – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Du và Huyền Trân Công Chúa, thuộc địa bàn quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Dinh có nhiều tên gọi khác nhau qua các thời kỳ như: dinh Norodom (1889 – 1954), dinh Thủ tướng (9-1954 – 10-1956), dinh Độc Lập (10-1956 – 10-1976) và ngày nay là Hội trường Thống Nhất. Đây không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà còn gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của nước nhà.

Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT có nghĩa là tốt lành, may mắn; Tâm của Dinh là phòng Trình quốc thư; Lầu thượng là Tứ phương vô sự lầu hình chữ KHẨU để đề cao giáo dục và tự do ngôn luận. Hình chữ KHẨU có cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG như nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên. Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ phương, bao lơn danh dự và mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM. Theo quan niệm dân chủ hữu tam:” Viết nhân, Viết minh, Viết võ”, ý mong muốn một đất nước hưng thịnh thì phải có những con người hội đủ 3 yếu tố Nhân, Minh, Võ. Ba nét gạch ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ VƯƠNG, trên có kỳ đài làm thành nét chấm tạo thành hình chữ CHỦ tượng trưng cho chủ quyền đất nước. Mặt trước của dinh thự toàn bộ bao lơn lầu 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ HƯNG ý cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi.

Kể từ khi hoàn thành thì đây luôn được chính quyền Sài Gòn chọn đặt các cơ quan đầu não, là nơi chứng kiếnsự can thiệp quân sự của nước ngoài gây chiến tranh tàn khốc ở Việt Nam, là nơi ra đời nhiều chính sách phản lại nhân dân của Tổng thống Việt Nam cộng hòa NguyễnVăn Thiệu. Nhưng điều gì phải đến đã đến.Bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, 10h45 ngày 30/4/1975 xe tăng mang số hiệu 843 của quân giải phóng thuộc Ðại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn xe tăng 230, Quân đoàn 2 dẫn đầu đội hình đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Ðộc lập, tiếp đó xe tăng mang số hiệu 390 đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào Dinh….

11h30 cùng ngày, Trung úy Bùi Quang Thận – Ðại đội trưởng chỉ huy xe 843 đã hạ lá cờ 3 sọc xuống, kéo lá cờ mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lên. Cờ phấp phới tung bay trên nóc Dinh, kết thúc 30 năm chiến tranh gian khổ và anh dũng của dân tộc Việt Nam. Cũng chính vào giờ phút này, Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà là Dương Văn Minh cùng toàn bộ nội các của chính quyền Sài gòn đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện chính quyền cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam, quân và dân ta đã thực hiện được ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh : Nhân dân 2 miền Nam – Bắc đã xum họp một nhà. Tinh thần và ý chí của nhân dân Việt Nam là độc lập dân tộc và thống nhất nước nhà đã toàn thắng.

Tháng 11/1975, Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước đã diễn ra tại đây. Dinh Độc Lập trở thành Hội Trường Thống Nhất. Với những ý nghĩa lịch sử trọng đại đó, năm 1976 Dinh đã được Nhà nước đặc cách công nhận là Di tích lịch sử văn hóa Dinh Ðộc lập (Quyết định số 77A/VHQÐ ngày 25/6/1976).

Ngày nay Dinh Độc Lập là nơi hội họp của Chính Phủ, nơi tiếp đón các Nguyên thủ Quốc gia, và là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia được đông đảo du khách trong nước và ngoài nước đến tham quan.

Thuyết minh về Dinh Độc Lập 6

Sau khi khéo léo và kiên quyết xác lập cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế với lập luận chặt chẽ đầy thuyết phục, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời tuyên bố về quyền độc lập dân tộc và bày tỏ quyết tâm bảo vệ quyền độc lập ấy. Dinh độc lập là nơi đánh dốc mốc thời gian thống nhất đất nước và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

Ngay trong những ngày Cách mạng tháng Tám sôi nổi, hào hùng, toàn dân náo nức trong chiến thắng, Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã nhận thấy vận mệnh nước ta đang "ngàn cân treo sợi tóc". Trong nước, bọn phản động tìm cách ngóc đầu dậy đòi lật đổ chính quyền cách mạng còn non trẻ. Trên thế giới, bọn đế quốc đang lăm le tiến vào Việt Nam. Hội nghị Pốtxđam (7-1945) quyết định: Anh vào giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào: Tưởng Giới Thạch từ vĩ tuyến 16 trở ra. Để chuẩn bị cho âm mưu tái chiếm Việt Nam, thực dân Pháp tung ra trước dư luận thế giới luận điệu xảo trá: Đông Dương là thuộc địa của Pháp, Pháp có công khai hóa xứ này đương nhiên có quyền trở lại. Chính tướng Đờ-gôn đã tuyên bố sẽ tổ chức Đông Dương thành liên bang gồm "5 nước tự trị" (Lào - Campuchia - Nam Kì - Trung Kì - Bắc Kì) Tất cả được đặt dưới sự chỉ đạo của quan toàn quyền.

Dinh độc lập được biết đến trong hoàn cảnh đó. Cho nên Hồ Chí Minh không chỉ khẳng định quyền độc lập của nước Việt Nam mới mà còn viết một bản luận chiến sắc sảo bác bỏ và đập tan luận điệu của thực dân Pháp, đánh đòn phủ đầu vào âm mưu tái chiếm Việt Nam của Pháp và âm mưu can thiệp vào Việt Nam của các nước đế quốc khác, tranh thủ sự đồng tình rộng rãi của dư luận quốc tế.

Bằng những lí lẽ, lập luận chặt chẽ, sắc sảo, vừa khéo léo vừa kiên quyết, Hồ Chí Minh đã triệt để phủ nhận quyền dính líu tới Việt Nam của Pháp Đó chính là cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế của dinh độc lập. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định nền độc lập của dân tộc Việt Nam bằng ba câu văn hết sức ngắn gọn nhưng ý nghĩa vô cùng sâu sắc:

"Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị".

Sự xác nhận sự hết thời của thực dân, phát xít và phong kiến. Tiếp đó khẳng định nền độc lập dân tộc. Rồi khẳng định chính thể mới. Ba câu văn ngắn gọn, cô đọng, hàm súc gợi mở nhiều lớp nghĩa. Đặc biệt câu thứ nhất, câu văn chỉ có 7 từ mà gần như gói trọn lịch sử 100 năm chống Pháp của dân tộc, khái quát những sự kiện lịch sử trọng yếu, gợi được tầm cỡ vĩ đại của cuộc Cách mạng tháng Tám. Sự thật lịch sử được gợi lên với không khí sử thi hoành tráng, không khí vùng lên quật khởi của dân tộc và sự thảm bại của bọn xâm lược cùng bọn tay sai bán nước. Cùng một lúc, Cách mạng tháng Tám đã giải quyết cả hai nhiệm vụ: độc lập dân tộc và dân chủ, đưa nước Việt Nam bước vào kỉ nguyên mới. 

Từ thực tế lịch sử đó, ban tuyên ngôn đi đến tuyên bố lập trường của nước Việt Nam mới: "Chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu của toàn dân Việt Nam..." Lời tuyên bố vang lên dõng dạc, tự hào, xác định tư thế độc lập, tự chủ, xác định chủ quyền đất nước.Thuyết minh về dinh thống nhất.

Tiếp đó là lời tuyên bố với thực dân Pháp. Lời tuyên bố vừa đầy đủ, toàn diện vừa chặt chẽ, dứt khoát: "tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết các hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam". Lời tuyên bố kiên quyết và dứt khoát, âm hưởng câu văn dõng dạc, hùng hồn. Hồ Chí Minh đã bác bỏ toàn bộ luận điệu xảo quyệt của Pháp trước dư luận thế giới. Hoàn cảnh lịch sử lúc đó có thể có người nghĩ rằng Việt Nam là thuộc địa của Pháp bị phát xít Nhật chiếm, nay Nhật hàng, Pháp có quyền trở lại. Điều tuyên bố quan trọng nhất là tuyên bố về quan hệ với Pháp, xóa bỏ mọi hiệp ước mà Pháp đã ký về Việt Nam. Người viết dùng chữ "về" chứ không phải chữ "với". Kí "về" Việt Nam là kí có tính chất áp đặt, ép buộc, còn kí "với" Việt Nam là ký trên tinh thần hợp tác. Pháp ký "về" Việt Nam là kí trong tình trạng "ép cung" triều đình nhà Nguyễn. Những từ: "thoát ly hẳn", "xóa bỏ hết", "xóa bỏ tất cả" đã nhấn mạnh một cách kiên quyết, dứt khoát việc cắt đứt mọi sự dính líu của Pháp tối Việt Nam tại dinh độc lập.

Tiếp theo là sự ràng buộc các nước Đồng minh vào việc công nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam: "Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận các nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập dân tộc Việt Nam". Những câu văn khẳng định hoặc phủ định của phủ định có tác dụng mạnh mẽ trong việc buộc các nước Đồng minh phải công nhận và tôn trọng quyền độc lập dân tộc của Việt Nam. Đó là một lẽ tất yếu không thể khác.

Không những thế, để tăng sức thuyết phục, bẻ gãy hoàn toàn luận điệu của Pháp, bản tuyên ngôn nêu lên một thực tế: "Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập. Những câu văn với kết cấu song hành tạo nên một điệp khúc âm vang vừa hào hùng vừa đanh thép thể hiện thế đứng và quyền của dân tộc Việt Nam. Nếu thực dân Pháp có tội phản bội Đồng minh, hai lần bán rẻ Đông Dương cho Nhật thì dân tộc Việt Nam đại diện Đồng minh đứng lên chống Nhật cứu nước và cuối cùng đã giành được chủ quyền từ tay Nhật. Nếu thực dân Pháp bộc lộ tính cách đê hèn, tàn bạo ở hành động thẳng tay "khủng bố” Việt Minh" thậm chí đến khi thua chạy chúng còn "tàn nhẫn giết chết số động từ ở Yên Bái và Cao Bằng" thì nhân dân ta vẫn giữ thái độ khoan hồng và nhân đạo "giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên giới", "cứu cho nhiều người Pháp khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tải sản, tính mạng cho họ". Đó là truyền thống mà dân tộc ta đã có từ ngày lập nước và Nguyễn Trãi cũng đã từng nói đến trong Bình Ngô đại cáo. 

Một dân tộc phải chịu biết bao đau khổ dưới ách thực dân tàn bạo. Một dân tộc đã anh dũng chiến đấu cho độc lập, tự do. Một dân tộc luôn nêu cao lá cờ bác ái, nhân đạo. "Dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!” Lời khẳng định hùng hồn như một chân lý bất di bất dịch.

Tất cả những lời tuyên bố trên là tiền đề về lí luận cũng như tạo không khí để đưa đến cao trào, đó là lời tuyên bố cuối cùng, lời tuyên bố trịnh trọng trước thế giới về ba phương diện của một nước Việt Nam tự do, độc lập.

Hưởng tự do, độc lập không phải chỉ là một cái quyền phải có, không phải chỉ là một tư cách cần có mà đó là một hiện thực. Lời tuyên bố có ý vị như một lời thề bộc lộ ý chí và quyết tâm cao độ của dân tộc việt Nam. Câu văn kết lại bản tuyên ngôn cũng chính là mở ra một thời kỳ mới, thời kì đấu tranh “toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh" (Hồ Chí Minh- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến) để đánh đuổi thực dân Pháp, bảo vệ chủ quyền đất nước. 

Tóm lại, Dinh độc lập có giá trị nhiều mặt, có ý nghĩa lịch sử sâu sắc, tiến bộ: chấm dứt chế độ phong kiến, đánh đổ xiềng xích thực dân, xây dựng một nước Việt Nam mới, mở ra kỉ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Với nội dung đề đạt sâu sắc, toàn diện, chặt chẽ, dứt khoát. Sức thuyết phục mạnh mẽ chính là chính là ở tài nghệ chính luận của tác giả, những nguồn gốc sâu xa chính tà ở tấm lòng yêu nước nồng nàn, ý chí độc lập dân tộc cao cả và khát vọng hòa bình cháy bỏng. Tất cả những điều đố đã trở thành máu thịt, thành lẽ sống trong tâm hồn, tình cảm, suy nghĩ của người viết.

Dinh độc lập hồi đó là một vị trí thể hiện cột mốc anh hùng của của thời đại Hồ Chí Minh và các người lính. Đó là khát vọng của cả dân tộc. Đó là thành quả đấu tranh trong gần một thế kỷ của cả dân tộc. Máu của hàng triệu người Việt Nam yêu nước đã hi sinh trong cuộc đấu tranh bền bỉ, kiên cường ấy. Không những thế còn là sự hun đúc của hồn thiêng sông núi, tiếp nối truyền thống Việt Nam, bản lĩnh Việt Nam, ý chí và sức mạnh Việt Nam để từ đây mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.

Thuyết minh về di tích Dinh Độc Lập 7

Nếu thủ đô Hà Nội nổi danh Quảng trường Ba Đình lịch sử thì thành phố Hồ Chí Minh lại hấp dẫn du khách thập phương bởi những công trình kiến trúc đặc trưng, di tích, địa danh đã đi vào lịch sử giải phóng dân tộc – Dinh Độc Lập. Dinh Độc Lập là công trình kiến trúc đặc trưng, in đậm dấu ấn thời gian và lịch sử của Hồ Chí Minh.

Dinh Độc Lập hay còn gọi là Dinh Thống Nhất hay hội trường Thống Nhất tọa lạc trên một mảnh đất 15ha, nằm ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Lịch sử ra đời và phát triển của nó gắn với một quá trình dài trong lịch sử đấu tranh của dân tộc. Nó làm bằng gỗ giữa bạt ngàn cây xanh, được xây dựng bề thế vào năm 1863. Đến khi Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ, ngày 23 tháng 2 năm 1868, Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn thay cho dinh cũ được dựng bằng gỗ vào năm 1863, đặt tên là Dinh Norodom. Viên đá lịch sử này là khối đá lấy ở Biên Hòa, hình vuông rộng mỗi cạnh 50 cm, có lỗ bên trong chứa những đồng tiền hiện hành thuở ấy bằng vàng, bạc, đồng có chạm hình Napoleon đệ tam. Dinh mới được xây dựng theo đồ án do kiến trúc sư Hermite phác thảo. Gần như vật liệu xây dựng được chở từ Pháp sang. Năm 1887 đổi tên Dinh Toàn Quyền Đông Dương. Tháng 3/1945, trở thành nơi làm việc của Phát Xít Nhật tại Việt Nam. 6 tháng sau, người Pháp tái chiếm Nam Bộ. Năm 1954, nơi đây là cơ quan đầu não của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa với tên gọi Dinh Độc Lập và là nơi ở, làm việc của Tổng Thống nên có người gọi là “Dinh Tổng Thống” cho đến 30.4.1975. Từ tháng 11.1975 có tên gọi mới là Hội trường Thống nhất Thành phố Hồ Chí Minh (Dinh Độc lập) – được xếp hạng là Di Tích Quốc Gia đặc biệt.

Hiện nay, công trình Dinh Độc Lập đã khác so với ban đầu. Dinh hiện nay được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế xây dựng trên diện tích 4.500 m², diện tích sử dụng 20.000 m², gồm 3 tầng chính, 1 sân thượng, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và một sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống. Hơn 100 căn phòng của Dinh được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó Tổng thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến, v.v... chưa kể các phần khác như hồ sen bán nguyệt hai bên thềm đi vào chánh điện, bao lơn, hành lang...

Dinh cao 26m, tọa lạc trong khuôn viên rộng 12 ha rợp bóng cây với gần 2000 cây, 99 loài khác nhau. Bên ngoài hàng rào phía trước và phía sau Dinh là 2 công viên cây xanh. Các hệ thống phụ trợ bên trong Dinh hiện đại: điều hòa không khí, phòng chống cháy, thông tin liên lạc, nhà kho. Tầng hầm chịu được lực oanh tạc, công kích của bom lớn và pháo đáp ứng mục tiêu phòng thủ quân sự hiện đại nhất thời bấy giờ. Chi phí xây dựng vào thời điểm đó là 150.000 lượng vàng. Mặt trên của Dinh được trang trí cách điệu các đốt mành trúc phỏng theo phong cách các bức mành tại các ngôi nhà Việt và họa tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam. Các phòng của Dinh được trang trí nhiều tác phẩm non sông cẩm tú, tranh sơn mài, tranh sơn dầu. Từ trên máy bay nhìn xuống, Dinh Độc Lập là một tổng thể kiến trúc độc đáo; hài hòa, có thể nói là đẹp nhất Việt Nam.

Khi thiết kế Dinh Ðộc lập, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phương đông và cá tính của dân tộc. Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT, tốt lành, may mắn. Trung tâm là phòng Trình quốc thư; Lầu trên là Tứ phương vô sự lầu hình chữ KHẨU đề cao giáo dục và tự do ngôn luận. Hình chữ KHẨU có cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên. Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ phương, và mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM ý chỉ 3 chữ viết: Viết nhân, viết minh, viết võ, một đất nước muốn hưng thịnh thì phải có những con người hội đủ 3 yếu tố Nhân, Minh, Võ. Ba nét gạch ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ VƯƠNG, trên có kỳ đài làm thành nét chấm tạo thành hình chữ CHỦ tượng trưng cho chủ quyền đất nước. Mặt trước của dinh thự có hình chữ HƯNG ý cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi.

Vẻ đẹp kiến trúc của Dinh còn được thể hiện bởi bức rèm hoa đá mang hình dáng những đốt trúc thanh tao bao xung quanh lầu 2. Rèm hoa đá được biến cách từ bức cửa bàn khoa của các cung điện Cố đô Huế không chỉ làm tăng vẻ đẹp của Dinh mà còn có tác dụng lấy ánh sáng mặt trời. Sân trước là một thảm cỏ hình oval có đường kính 102m màu xanh rì. Chạy dài theo suốt chiều ngang của đại sảnh là hồ nước hình bán nguyệt. Trong hồ thả hoa sen và hoa súng gợi nên hình ảnh những hồ nước yên ả ở các ngôi đình, ngôi chùa cổ kính của Việt Nam.

Dinh Độc lập là nơi lưu giữ bao thăng trầm lịch sử, chứng kiến bao sự kiện long trọng. Lúc 10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã húc nghiêng cổng phụ và cổng chính của Dinh Độc Lập tiến thẳng vào trong. Lúc 11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy Quân Giải phóng của ta đã hạ lá cờ 3 sọc trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên, kết thúc 30 năm chiến tranh Việt Nam gian khổ, anh dũng. Dinh Ðộc lập trở thành điểm hội tụ của chiến thắng. Tháng 11/1975, Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc đã diễn ra tại đây, Dinh Độc Lập trở thành hội trường Thống Nhất.

Những tháng năm lịch sử đã lùi vào quá khứ, nhưng dấu vết của nó vẫn còn mãi với Dinh Độc Lập. Dinh Độc Lập không chỉ là di tích đặc trưng của Sài Gòn mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.

Thuyết minh về di tích lịch sử Dinh Độc Lập 8

Hồ Chí Minh được mệnh danh là "hòn ngọc của Viễn Đông" với sự phát triển nhộn nhịp của nơi đây. Dù được biết đến với vẻ hào nhoáng, phóng khoáng nhưng đây cũng là thành phố mang trong mình nhiều dấu tích của lịch sử. Trong đó không thể không kể đến là Dinh Độc Lập. 

Dinh còn có một tên gọi khác là dinh Thống Nhất tọa lạc ở Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, một địa điểm cũng thu hút rất nhiều khách du lịch. Nó được coi là một trong những chứng nhân lịch sử, đã đi qua bao thăng trầm cùng dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. 

Dinh được xây dựng trên một khuôn viên có độ rộng lên tới 12 ha với sự thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Tổng số phòng của dinh lớn tới chín mươi lăm phòng. Mỗi phòng sẽ được dùng với những mục đích khác nhau và cũng khác nhau về kiến trúc hay kiểu dáng trang trí. Tòa dinh thự có tới ba tầng chính, một sân thượng, hai gác lửng, hai tầng hầm và một sân thượng chuyên dùng để đáp máy bay trực thăng. Ngoài ra dinh còn có hồ sen bán nguyệt hai bên cùng với nhiều cây xanh tạo cảm giác hòa mình gần gũi với thiên nhiên. Vì là nơi tiếp đón nhiều vị khách nên dinh còn có hệ thống cơ sở vật chất tốt và hiện đại như điều hòa, máy chiếu, các bình cứu hỏa…

Để được mang cái tên "Dinh Độc Lập" hay "Dinh Thống Nhất" như ngày hôm nay cũng là một hành trình gian truân của công trình này. Ngay khi chiếm được ba tỉnh Đông Dương, viên Thống đốc Pháp đã cho ra lệnh xây dựng dinh Toàn quyền Đông Dương hay còn gọi là dinh Norodom tại Sài Gòn từ năm 1868 đến 1870. Nhưng đến năm 1954 khi Mĩ xâm lược Việt Nam, dinh đã được bàn giao cho đại điện cầm quyền Sài Gòn, thủ tướng Ngô Đình Diệm, được đổi tên thành dinh Độc Lập và là nơi ghi dấu nhiều sự biến thiên về chính trị. Vào năm 1962, dinh bị ném bom làm sập cánh cửa trái. Nhân dịp này, Ngô Đình Diệm đã xây dựng một dinh mới ngay trên mảnh đất ấy và được khánh thành 1966. Tại đây, một sự kiện lịch sử trọng đại đã diễn ra. 11 giờ 30 phút, ngày 30/4/1975, chiếc xe tăng mang số hiệu 390 đã húc thẳng vào cổng chính. Lá cờ ba sọc sụp đổ, lá cờ Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Na hiên ngang được kéo lên. Một hình ảnh đẹp đẽ và thiêng liêng sống mãi trong lịch sử. 

Từ năm 1990, Dinh chính thức mở cửa, trở thành một địa điểm tham quan cho du khách trong và ngoài nước. Đến đây, họ có thể cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp trang nghiêm của Dinh, lắng nghe và tìm hiểu lịch sử để thấy yêu đất nước Việt Nam hơn. Các khách du lịch còn được xem những thước phim tài liệu chân thực và được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên trong lành mát mẻ của khuôn viên. Kiến trúc của dinh cũng là một trong những nét đặc sắc có thể khám phá. Năm 2007, dinh Độc Lập trở thành một trong mười di tích đặc biệt cấp quốc gia. Nơi đây cũng thường diễn ra một số sự kiện đón tiếp các quan chức cấp cao từ nhiều nước trên thế giới. Dinh Độc Lập tựa như một nét vẽ thâm trầm giữa bức tranh sôi động của Sài Gòn tạo nên nét cân bằng của thành phố xinh đẹp này. Nếu Hà Nội có lăng Bác thì Sài Gòn có dinh Độc Lập như một mảnh hồn không thiếu.

Công trình này là một địa điểm thu hút và giàu ý nghĩa mà nếu có dịp chúng ta nên ghé qua một lần trong đời. 

Thuyết minh về di tích lịch sử Dinh Độc Lập 9

Dinh Độc Lập là một trong những công trình kiến trúc độc đáo, nổi tiếng ở Sài Gòn được xây dựng từ thế kỉ trước, đây là một trong những điểm đến thú vị hấp dẫn nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, cũng là nơi chứng kiến nhiều thời khắc lịch sử của nước ta.

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Ðà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Năm 1867, Pháp chiếm xong lục tỉnh Nam kỳ (Biên Hoà, Gia Định, Ðịnh Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Năm 1868, chính quyền Pháp bắt đầu cho thiết kế và xây dựng tại trung tâm thành phố Sài Gòn một Dinh thự làm nơi ở cho Thống đốc Nam kỳ, khi xây xong có tên gọi là Dinh Norodom. Công trình do viên thống đốc Pháp tại miền Nam Việt Nam là La Grandière đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng ngày 23/2/1868 và hoàn tất vào năm 1871. Từ 1887 – 1945, nhiều đời toàn quyền Pháp đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc trong suốt thời kỳ xâm lược Ðông Dương.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Ngô Đình Diệm nhận lại Dinh và đổi tên thành Dinh Độc Lập, cho xây dựng lại một Dinh mới hoành tráng và kiên cố hơn sau sự kiện Dinh bị đánh sập cánh trái. Công trình đã hoàn thành vào mùa thu năm 1966, dưới sự chỉ đạo của kỹ sư Phan Văn Điển.Dinh được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ - người Việt Nam đầu tiên và duy nhất tính đến nay đạt giải thưởng Khôi Nguyên La Mã, thiết kế xây dựng trên diện tích 4.500 m², diện tích sử dụng 20.000 m², gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và 1 sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống. Hơn 100 căn phòng của Dinh được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó Tổng thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến, v.v... chưa kể các phần khác như hồ sen bán nguyệt hai bên thềm đi vào chánh điện, bao lơn, hành lang... Ở tầng một gồm có các phòng: Họp nội, đại yến, khánh tiết. Phòng khánh tiết là văn phòng lớn nhất với hai hàng ghế xếp dài đối diện nhau, phòng được trang trí bởi những hoa văn sang trọng phong cách pha trộn giữa Tây Âu và Đông Âu, được sử dụng để tiếp khách vào những dịp long trọng, xung quanh là những chiếc ghế lưng tựa xung quanh bàn hình bầu dục tạo bầu không khí trang nghiêm. Tầng hai là nơi làm việc của các lãnh đạo cấp cao. Các phòng lớn như phòng trình quốc thư là nơi các đại sứ tại Sài Gòn trình ủy nhiệm thư cho Tổng thống trước năm 1975, bầu không khí mang phong cách Nhật và kĩ thuật hoa văn độc đáo.

Dinh cao 26m, tọa lạc trong khuôn viên rộng 12 ha rợp bóng cây. Bên ngoài hàng rào phía trước và phía sau Dinh là 2 công viên cây xanh. Giữa những năm 1960, đây là công trình có quy mô lớn nhất miền Nam và có chi phí xây dựng đắt nhất. Các hệ thống phụ trợ bên trong Dinh đều được bố trí hiện đại: điều hòa không khí, phòng chống cháy, thông tin liên lạc, nhà kho. Mặt phía trước của Dinh được trang trí cách điệu mà kín đáo từ các mành trúc phỏng theo phong cách các bức mành tại các ngôi nhà Việt và họa tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam. Đặc biệt, trong các phòng, các bức tường của Dinh được điểm và trang trí bằng nhiều tranh non sông, tranh sơn mài, tranh sơn dầu...

Dinh Độc Lập không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà nó còn là một chứng nhân lịch sử, một điển hình mang đậm ấn tích lịch sử, mang nhiều ý nghĩa văn hoá.

Thuyết minh về di tích lịch sử Dinh Độc Lập 10

     Có thể nhận định rằng, dinh Độc Lập là một nơi vô cùng thiêng liêng và quan trọng trong lịch sử của Việt Nam ta. Đó còn là một nơi có kiến trúc và khung cảnh vô cùng độc đáo và mới lạ đối với nhiều khách tham quan khi tới đây.

    Dinh Độc Lập (ngày nay được gọi là dinh Thống Nhất) là một công trình kiến trúc, một tòa nhà tọa lạc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Hiện nay, đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

    Công trình được xây cất trên một diện tích rộng 12 ha, bao gồm một dinh thự lớn với mặt tiền rộng 80 m, bên trong có phòng khách chứa 800 người, và một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và thảm cỏ. Phần lớn vật tư xây dựng được chở từ Pháp qua Việt Nam. Do chiến tranh Pháp – Phổ 1870 nên công trình này kéo dài đến 1871 mới xong. Sau khi xây dựng xong, dinh được đặt tên là dinh Norodom và đại lộ trước sinh cũng được gọi là đại lộ Norodom, lấy theo tên của Quốc vương Campuchia lúc bấy giờ là Norodom. Từ năm 1871 đến năm 1887, dinh được dành cho Thống đốc Nam kỳ nên gọi là dinh Thống đốc Nam kỳ. Từ năm 1887 đến năm 1945, các Toàn quyền Đông Dương đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc nên dinh gọi là dinh Toàn quyền. Nơi ở và làm việc của các Thống đốc chuyển sang dinh Gia Long gần đó. Tuy nhiên, dinh chỉ được sử dụng làm nơi làm việc cho Toàn quyền Đông Dương cho đến năm 1906. Khi Phủ Toàn quyền ở Hà Nội được xây dựng xong thì các Toàn quyền và hầu hết bộ máy giúp việc dời ra Hà Nội. Nơi đây chỉ còn lại các cơ quan thuộc Phủ toàn quyền (cơ quan liên bang) đặc trách ở Nam Kỳ. Mặc dù vậy dân gian vẫn quen gọi đây là dinh Toàn quyền.

     Dinh được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế xây dựng trên diện tích 4.500 mét vuông, diện tích sử dụng 20.000 mét vuông, gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và 1 sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống. Hơn 100 căn phòng của dinh được trang trí theo phong cách khác nhau nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nôi các, phòng làm việc của Tổng thống và Phó Tổng thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến,... chưa kể đến các phần khác như hồ sen bán nguyệt hai bên thầm đi vào chánh điện, bao lơn, hành lang... Dinh cao 26 m, tọa lạc trong khuôn viên rộng 12 ha rợp bóng cây. Bên ngoài hàng rào phía trước và phía sau dinh là hai công viên cây xanh. Giữa những năm 1960, đây là công trình có quy mô lớn nhất miền nam và có chi phí xây dựng cao nhất. Các hệ thống phụ trợ bên trong dinh vô cùng hiện đại: máy điều hòa không khí, phòng chống chay, thông tin liên lạc, nhà kho. Tầng hầm chịu được oanh kích của bom lớn và pháo. Mặt tiền của dinh được trang trí cách điệu các đổ mành trúc phỏng theo phong cách các bức mành tại các ngôi nhà Việt và họa tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam. Các phòng của dinh được trang trí nhiều tác phẩm non sông cấm tú, tranh sơn mài, tranh sơn dầu...

    Như vậy, dinh Độc Lập là một di tích và cũng là một địa điểm du lịch thú vị và hấp dẫn cho mọi người tới tham quan và tìm hiểu về lịch sử.

Thuyết minh về dinh Độc Lập 11

Sài Gòn và hiện nay là thành phố Hồ Chí Minh có bề dày lịch sử hơn 300 năm đã trải qua nhiều thăng trầm, hào hùng cùng đất nước. Dinh Độc Lập là di tích lịch sử quan trọng và có ý nghĩa lớn lao đối với sự phát triển của thành phố.

Dinh Độc Lập còn có tên đó là dinh Thống Nhất hay hội trường Thống Nhất,công trình kiến trúc này xây dựng từ thời Pháp và là nơi ở và làm việc của chế độ trước, lưu giữ nhiều kỉ niệm lịch sử quan trọng. Dinh Độc Lập là một trong những công trình kiến trúc độc đáo, nổi tiếng ở Sài Gòn được xây dựng bề thế vào năm 1863. Năm 2007 dinh Độc Lập được xếp hạng là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của các nước. Có thể nói, đây là một trong những điểm đến thu vị thu hút nhiều khách du lịch trong thành phố Hồ Chí Minh, hàng ngày đón tiếp nhiều khách du lịch đến thăm quan, đặc biệt đáng trọng hơn cả là đón tiếp các vị nguyên thủ quốc gia, quan chức cấp cao trên thế giới đến để đón tiếp và thăm quan.

Dinh nằm trên khuôn viên rộng khoảng 12ha. Bên trong được chia làm 95 phòng, thiết kế các phòng sẽ đảm nhiệm các chức năng khác nhau, với kiến trúc khác nhau. Khu nhà chính có hình chữ T đây từng là nơi ở và làm việc Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn. Bắt đầu từ năm 1975 cho đến nay thì khu nhà chính sử dụng các phòng, với một số phòng khác thì mở cửa cho du khách tham quan tìm hiểu. Khuôn viên xung quanh còn có nhiều loài cây xanh, cây cổ thụ, cây quí như Trắc, Gõ Đỏ, Gõ Mật, Giáng Hương, Sao Đen, Kim Giao… Phía trước có 2 công viên cây xanh. Quan sát từ trên cao thì Dinh Độc Lập tổng thể kiến trúc độc nhất vô nhị tại Việt Nam.

Nói về lịch sử của mảnh đất Sài Gòn Dinh Độc Lập là minh chứng rõ ràng nhất. Đầu tiên từ khi người Pháp xây dựng và quản lý, tiếp đến là Mỹ với sự can dự vào chiến tranh kéo dài hơn chục năm. Vào ngày 30/4/1975 xe tăng số hiệu 390 tiên phóng húc đổ cổng chính, kết thúc quá trình chiến tranh gian khổ để giành lại độc lập tự do. Đây cũng là nơi Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Từ đây non sông thu về một mối.

 Khi đến với di tích này khách tham quan sẽ được khám phá kiến trúc bên trong cùng với những thông tin lịch sử của 15 phòng, 3 tầng lầu, lầu tứ phương, tầng hầm và nhà bếp. Du khách còn được xem các bộ phim tài liệu ý nghĩa để hiểu thêm về giai đoạn hình thành và các thời kỳ của di tích lịch sử này. Nhưng không chỉ mang lại những giá trị về lịch sử, mà tại đây còn có những khuôn viên xanh, cao rộng thoáng mát gần gũi với thiên nhiên để phù hợp với tâm lí của khách du lịch muốn thưởng ngoạn cảnh trí non sông, du khách sẽ được dạo chơi trong một khuôn viên đầy ắp những mảng xanh mát lành, chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo và tìm hiểu thêm những giá trị lịch sử của dinh trong thời kỳ trước và sau 1975. Những món quà lưu niệm giá trị đều có thể tìm thấy tại đây.

Đến với dinh Độc Lập là tìm về nguồi cội của thành phố với những bước thăng trầm, Dinh Độc Lập mang dáng dấp của một Bảo Tàng – Chứng Nhân Lịch Sử cực kỳ sống động., có một không hai ở nước ta. Nơi sống dậy niềm tự hào và lòng xúc động thiêng liêng về một thời kì vang bóng hào hùng, vàng son của dân tộc. Có thể nói “Đến Sài Gòn mà bỏ qua Dinh Độc Lập coi như chưa đến Thành phố Hồ Chí Minh”, sẽ thật thiếu sót nếu bạn là công dân Thành phố Hồ Chí Minh mà chưa một lần đến đây. Bao điều kỳ thú, hấp dẫn đang chờ bạn tìm hiểu, để yêu và tự hào thêm Thành phố Hồ Chí Minh, để giới thiệu với bạn bè gần xa.

 Dinh Độc Lập được nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia quan trọng, nơi này không chỉ là biểu tượng lịch sử của thành phố mà còn là điểm đến hấp dẫn dành cho các du khách trong và ngoài nước. Ai đến thành phố Hồ Chí Minh nhớ ghé thăm để hiểu thêm về sự đan xen thú vị giữa lịch sử và cuộc sống hiện đại ngày nay.

Thuyết minh về dinh Độc Lập 12

Thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố trẻ và sôi động nhưng cũng không kém phần trầm tĩnh với chiều dài lịch sử và những di tích văn hóa, những công trình đã đi qua bao tháng năm. Dinh độc lập là một công trình như vậy, vừa có những nét hiện đại của khu phồn hoa những cũng đắm mình với những ngày lịch sử của dân tộc.

Dinh Độc Lập, hay còn gọi là dinh Thống Nhất, hội trường Thống Nhất là một công trình kiến trúc lịch sử được xây dựng ở Sài Gòn trong những năm từ 1867 đến 1871 mới được hoàn thành. Trước đây, dinh được dựng bằng gỗ, sau đó được xây dựng lại theo đồ án của kiến trúc sư Hermite.

Công trình kiến trúc này được xây dựng trên một mảnh đất rộng mười hai héc-ta gồm một dinh thự lớn với phòng khách có thể chứa tới tám trăm người và một khuôn viên có nhiều cây xanh và thảm cỏ. Tòa dinh thự chính gồm ba tầng chính, hai gác lửng, một sân thượng và tầng hầm, trong đó có khoảng một trăm phòng với nhiều phong cách khác nhau dựa theo mục đích sử dụng mà thiết kế như phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của tổng thống, phòng đại yến,… được trang trí bằng nhiều tác phẩm nghệ thuật như tranh sơn mài, sơn dầu,… Dinh thự cao hai mươi sáu mét với hàng rào là hai công viên cây xanh. Là công trình phục vụ cho nhiều quan chức cấp cao và là nơi diễn ra những cuộc họp quan trọng nên dinh thự được trang bị nhiều hệ thống hiện đại như điều hòa không khí, phòng cháy,… Trong khuôn viên dinh thự còn có hồ nước bán nguyệt, chính giữa có đài phun nước.

 Vào những năm nước ta diễn ra kháng chiến chống Pháp, dinh này là của thống đốc Nam Kì, sau đó trở thành nơi làm việc của các Toàn quyền Đông Dương. Tháng ba năm 1945, dinh này trở thành nơi làm việc của Nhật do cuộc đảo chính, nhưng đến tháng chín cùng năm, dinh lại trở về với Pháp và là nơi làm việc của Cao ủy Pháp tại Đông Dương. Trong suốt quãng thời gian này, dinh có tên là dinh Norodom. Đến năm 1955, Ngô Đình Diệm đổi tên dinh thành dinh Độc Lập, nơi đây thành nơi làm việc của tổng thống và đã chứng kiến nhiều sự kiện chính trị quan trọng của lịch sử đất nước. Ngày hai mươi bảy tháng hai năm 1962, dinh bị ném bom khiến cho toàn bộ cánh trái bị sập hoàn toàn. Không thể khôi phục lại nguyên trạng, Ngô Đình Diệm đã cho xây lại một dinh mới trên nền đất cũ thẻo đồ án của Ngô Viết Thụ. Sau đó, Ngô Đình Diệm bị ám sát, dinh Độc Lập thành nơi ở và làm việc của Nguyễn Văn Thiệu, chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Từ đấy, dinh là nơi làm việc của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa. Tại dinh Độc Lập này đã có một sự kiện quan trong diễn ra, đó là vào ngày ba mươi tháng tư năm 1975, chiếc xe tăng T54B mang số hiệu 843 của Quân đội nhân dân Việt Nam dưới chỉ huy của Trung úy Bùi Quang Thận đã húc nghiêng cổng phụ của dinh Độc Lập, tiếp đó xe tăng T54 mang số hiệu 390 do Vũ Đăng Toàn chỉ huy đã húc tung cổng chính để tiến vào dinh. Trung úy Bùi Quang Thận đã hạ lá cờ Việt Nam Cộng Hòa xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên trên nóc dinh Độc Lập, kết thúc hai mươi năm chiến tranh Việt Nam, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Sau ngày lịch sử đó, dinh được bảo vệ bởi cơ quan có tên là Hội trường Thống Nhất.

Không chỉ là một công trình kiến trúc đơn thuần mà dinh Độc Lập còn là một chứng nhân lịch sử đã chứng kiến một sự kiện quan trọng của đất nước, là nơi đầu tiên đánh dấu ngày hai miền Nam Bắc hoàn toàn thống nhất, đất nước lại được toàn vẹn. Bởi ý nghĩa lịch sử quan trọng, dinh Độc Lập đã được xếp vào di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt bên cạnh Hoàng thành Thăng Long Hà Nội, chiến trường Điện Biên Phủ, đền Hùng,… cần được bảo vệ. Ngày nay, dinh còn là nơi thu hút nhiều lượt khách gần xa thăm quan, góp một phần vào ngành du lịch các di tích lịch sử của đất nước. Dinh Độc Lập là nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa thiêng liêng, thể hiện được nét kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam những năm thập niên sáu mươi.

Nằm giữa thành phố hiện đại với nhịp sống sôi động, dinh Độc lập vẫn sừng sững với thời gian với những nét cổ xưa mà vẫn hiện đại, là sự hòa trộn của phương Đông và phương Tây. Hơn hết, dinh còn mang trong mình lớp trầm tích lịch sử, là một phần của những năm tháng vàng son.

Thuyết minh về Dinh Độc Lập 13

Khi nói đến Sài Gòn với những di tích kiến trúc có tính đặc trưng, độc đáo không ai không liên tưởng đến Dinh Độc Lập (hay còn gọi là Hội trường Thống Nhất, Dinh Thống Nhất hay Dinh Norodom), là một công trình in đậm dấu ấn thời gian và lịch sử tọa lạc trên mảnh đất rộng 15ha ngay giữa trung tâm thành phố.

Năm 1867, sau khi chiếm được lục tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp đã cho khởi công xây dựng tại trung tâm thành phố Sài Gòn một Dinh thự làm Dinh Thống đốc. Dinh mới được xây dựng theo theo đồ án do kiến trúc sư Hermite phác thảo (người phác thảo đồ án Tòa thị sảnh Hongkong). Mặt tiền tòa nhà rộng 80m, bên trong có phòng khách chứa 800 người, và một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và thảm cỏ. Phần lớn vật tư xây dựng dinh được chở từ Pháp sang. Sau khi xây dựng xong, dinh được đặt tên là dinh Norodom và đại lộ trước dinh cũng được gọi là đại lộ Norodom.

Năm 1955, thủ tướng Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và lên làm Tổng thống. Ông quyết định đổi tên dinh này thành Dinh Độc Lập. Từ đó Dinh Độc Lập trở thành nơi đại diện cho chính quyền cũng như nơi ở của tổng thống và là nơi chứng kiến nhiều biến cố chính trị. Tháng 2 năm 1962, hai viên phi công thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc, lái 2 máy bay AD-6 ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của dinh. Do không thể khôi phục lại, ông Ngô Đình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã.

Dinh Độc Lập mới được khởi công xây dựng từ năm 1963, trong thời gian xây dựng, gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia Long (nay là Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh). Công trình đang xây dựng dở dang thì ông Ngô Đình Diệm bị phe đảo chính ám sát. Do vậy, ngày khánh thành dinh, 31 tháng 10 năm 1966, người chủ tọa buổi lễ là ông Nguyễn Văn Thiệu.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng của Quân giải phóng miền Nam đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào dinh. Lúc 11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy Quân Giải phóng Bùi Quang Thận đã hạ lá cờ Việt Nam Cộng Hòa trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên, kết thúc 30 năm cuộc chiến tranh Việt Nam.

Khách tham quan sẽ được đội ngũ hướng dẫn viên Hội trường Thống Nhất hướng dẫn, thuyết minh về kiến trúc, trang trí và nội dung lịch sử liên quan đến 15 phòng của 3 tầng lầu, lầu tứ phương, tầng hầm và nhà bếp bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, Pháp, Hoa, Nhật (thời gian tham quan khoảng 45 phút). Sau chương trình tham quan, khách được xem bộ phim tư liệu chứng nhân lịch sử tại phòng chiếu phim máy lạnh thời gian khoảng 35 phút.

Ngoài ra, sau khi tham quan Dinh Độc Lập, bạn có thể nhâm nhi ly cà phê tại quán cà phê “Bệt” rất đặc biệt tại công viên 30/4 gần đó và tiện ghé thăm nhà thờ Đức Bà, một kiến trúc khác của Pháp để lại tại Sài Gòn.. Nếu là một tín đồ shopping, bạn hãy bước tiếp một chút là đến Diamond plaza, trung tâm mua sắm cao cấp của Thành Phố, tất cả những địa điểm trên đều gần nhau nên bạn có thể dành cả buổi chiều để tập cho đôi chân của mình dẻo dai hơn và có thêm nhiều giây phút thú vị hòa quyện giữa lịch sử và cuộc sống hiện đại.

Thuyết minh về Dinh Độc Lập 14

Thành phố Hồ Chí Minh là đầu cầu kinh tế của nước nhà, luôn tráng lệ và nhộn nhịp cùng sự hối hả. Nằm trong lòng thành phố vẫn hiện hữu những công trình kiến trúc ghi dấu của một thời lịch sử anh hùng, nơi để người ta tưởng nhớ và thêm biết ơn cuộc sống hiện tại. Một trong số các di tích kiến trúc quan trọng đó phải kể đến Dinh Độc Lập, đây là một công trình khác đồ sộ, tọa lạc tại số 106 đường Nguyễn Du thuộc quận Một.

Dinh Độc Lập mang nhiều cái tên, ứng với mỗi tên là một giai thoại lịch sử khác nhau đi kèm. Khi thực dân Pháp đánh chiếm Sài Gòn đã lên kế hoạch xây dựng Dinh thống đốc Nam Kỳ và tới năm 1868 được hoàn thành và mang tên Dinh Norondom. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Ngô Đình Diệm nhận lại Dinh và đổi tên thành Dinh Độc Lập, cho xây dựng lại một Dinh mới hoành tráng và kiên cố hơn sau sự kiện Dinh bị đánh sập cánh trái. Công trình đã hoàn thành vào mùa thu năm 1966, dưới sự chỉ đạo của kỹ sư Phan Văn Điển.

Dinh Độc Lập được bao quanh bởi những hàng cây xanh mướt. Trước tòa nhà chính là một khoảng sân lớn thiết kế ấn tượng bởi hàng cỏ xanh mướt tạo thành khối tròn, bao quanh là con đường vòng có thể đi từ hai bên khi bước qua cánh cổng Dinh. Với những vật liệu xây dựng chủ yếu trong nước, Dinh là một công trình to lớn do chính người Việt xây dựng, điêu khắc, trang trí, thiết kế bố cục và sắp xếp nội thất. Dinh Độc Lập gồm ba tầng chính. Bước vào tới Dinh, người ta không chỉ ngỡ ngàng vì lối kiến trúc hiện đại mà còn trầm trồ bởi những chi tiết tinh tế của từng căn phòng. Ở tầng một gồm có các phòng: Họp nội, đại yến, khánh tiết. Căn phòng lớn nhất với hai hàng ghế xếp dài đối diện nhau là phòng khánh tiết, phòng được trang trí bởi những hoa văn vô cùng sang trọng phong cách pha trộn giữa Tây Âu và Đông Âu, sử dụng để tiếp khách. Phòng họp đầy ắp những chiếc ghế lưng tựa xung quanh bàn hình bầu dục tạo một không khí trang nghiêm, trên bàn là những chiếc micro đứng. Phòng đại yến và các phòng khác cũng được trang trí rất kỳ công. Điều đặc biệt là dù ở phòng nào thì các kiến trúc sư cũng không quên sự góp mặt của các loại cỏ cây hoa lá, giúp không khí thêm phần mát lành và tạo sức sống cho không gian. Tầng hai là nơi làm việc của các lãnh đạo cấp cao của quốc gia. Các phòng lớn như phòng trình quốc thư nơi các đại sứ tại Sài Gòn trình ủy nhiệm thư cho Tổng thống trước năm 1975. Căn phòng được thiết kế mang đậm phong cách Nhật với kỹ thuật sơn mài độc đáo... Ghế của Tổng thống có tay tựa hình rồng và đặt cao hơn các ghế khác. Đối diện là ghế của thượng khách. Những ghế còn lại khắc hình "phụng" hoặc chữ "thọ". Phòng còn lại được đặt ngang nhau trang trí bởi hai tủ sơn mài "mai lan", "cúc trúc" thực hiện năm 1966. Những căn phòng của tầng hai là phòng làm việc của Tổng thống và phó Tổng thống lúc bấy giờ. Tầng ba được thiết kế có phần phóng khoáng hơn phục vụ cho mục đích giải trí, thư giãn và tích lũy tri thức. Bên ngoài đối diện với phần mặt chính diện của tòa nhà là những bàn bi-a cùng chiếc piano khá lớn. Khu trò chuyện uống nước nằm liền kề với phòng chiếu phim và phòng phu nhân Tổng thống tiếp khách. Ở những năm 60 của thể kỷ XX, sự xuất hiện của phòng chiếu phim là một bước tiến của hiện đại, bên cạnh đó là chiếc rèm kéo màu đỏ tự động. Không gian nơi phòng chiếu phim còn là sân khấu biểu diễn nghệ thuật, văn nghệ. Những bức tranh trừu tượng cũng được đặt tại phòng tiếp khách của phu nhân Tổng thống, điểm nhấn khác biệt ở căn phòng này là những hoa văn mang phần mềm mại và nữ tính hơn những căn phòng khác. Ở bên cạnh đó là thư viện đầy ắp cuốn sách đủ thể loại khác nhau như sách giáo dục, sách chính trị, thống kê,... được xếp gọn vào những chiếc tủ gỗ có mặt kính để bảo quản sách. Khu sân thượng là nơi có khoảng trống lớn hòa với thiên nhiên. Có một chiếc trực thăng vẫn nằm nguyên ở một góc sân thượng hiện nay vẫn còn đó, dưới ánh nắng của Sài Gòn trông thật khác biệt.

Và còn nhiều căn phòng khác tại Dinh Độc Lập chờ đợi được tham quan và chiêm ngưỡng. Những căn hầm bí mật nơi có lắp máy lạnh và quạt thông gió, nơi đặt thiết bị tiên tiến. Những chiếc đèn chùm lung linh hiện lên mặt sàn đá hoa cương bóng loáng. Những thiết kế đặc biệt của từng góc của Dinh Độc Lập vẫn còn giữ nguyện vẹn giá trị cho đến tận ngày nay.

Dinh Độc Lập không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà đó còn là một minh chứng, chứng nhân lịch sử. Dinh đã cùng đất nước và nhân dân đi qua biết bao thăng trầm của lịch sử Việt Nam. Chính sự kiên cố của Dinh đã để lại cho con cháu muôn đời những bài học quý giá về tình yêu nước và sự kiên cường trong cuộc sống.

Thuyết minh về Dinh Độc Lập 15

Nhắc đến thủ đô Hà Nội sẽ phải biết đến Quảng trường Ba Đình lịch sử, còn nhắc đến thành phố Hồ Chí Minh sẽ phải biết đến công trình kiến trúc đặc trưng, di tích, địa danh đi vào lịch sử giải phóng dân tộc như Dinh Độc Lập. Đây chính là công trình kiến trúc đặc trưng và in đậm dấu ấn thời gian, lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Dinh Độc Lập, Dinh Thống Nhất hay còn được gọi là hội trường Thống Nhất có vị trí tọa lạc trên một mảnh đất rộng 15 ha và nằm tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Gắn với một quá trình dài trong lịch sử đấu tranh của dân tộc chính là lịch sử ra đời và phát triển của Dinh Độc Lập. Nơi đây được xây dựng bằng gỗ giữa bạt ngàn xung quanh là cây xanh vào năm 1863.

Ngày 23 tháng 2 năm 1868 là ngày Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ, Dinh Thống đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn được khởi công xây dựng thay cho dinh cũ được dựng bằng gỗ vào năm 1863. Lúc này Dinh Độc Lập có tên mới là Dinh Norodom. Dựa vào đồ án do kiến trúc sư Hermite phác thảo dinh mới đã được xây dựng lên. Vật liệu hầu như đều được chở từ Pháp sang.

Đến năm 1887 nơi đây được đổi tên thành Dinh Toàn Quyền Đông Dương. Sau đấy vào tháng 3 năm 1945 nơi đây lại trở thành nơi làm việc của Phát Xít Nhật tại Việt Nam.

Những năm kháng chiến qua đi rồi đến năm 1954 nơi đây trở thành cơ quan đầu não của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa với tên gọi là Dinh Độc Lập. Dinh Độc Lập ngày nay đã được xếp hạng vào Di tích Quốc gia đặc biệt nhờ vào bề dày lịch sử của nó.

Ngày nay công trình kiến trúc Dinh Độc Lập đã khác xa so với ban đầu. Được kiến trúc sư người Việt thiết kế xây dựng trên diện tích 4.500m2 và diện tích sử dụng lên tới 20.000m2. Gồm có 3 tầng chính, 2 gác lửng, 1 sân thượng, 2 tầng hầm, tầng nền và một sân thượng để máy bay trực thăng đáp xuống.

Trong đó có hơn 100 căn phòng được trang trí theo những phong cách khác nhau tùy vào mục đích sử dụng. Bao gồm các phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó Tổng thống, phòng khánh tiết, phòng đại yến,… và những phần trang trí bên thềm khi đi vào chánh điện.

Nhìn sơ bộ ta có thể thấy Dinh cao 26m và tọa lạc giữa khuôn viên rộng tới 12 ha với gần 2000 cây, 99 loài khác tại đây. Ngoài ra còn có 2 công viên cây xanh bên ngoài hàng rào phía trước và phía sau Dinh. Dù mang dáng dấp của lịch sử nhưng các hệ thống phụ trợ của Dinh lại hết sức hiện đại.

Được trang bị như điều hòa không khí, nhà kho, thông tin liên lạc, hệ thống phòng cháy. Bên dưới chính là tầng hầm còn có thể trú ẩn với sức chịu đựng lực oanh tạc, công kích của bom và pháo đáp ứng mục tiêu phòng thủ quân sự hiện đại nhất lúc bấy giờ.

Vào thời điểm đó chi phí xây dựng lên tới 150.000 lượng vàng. Từ trên cao nhìn xuống có thể thấy rằng Dinh Độc Lập là một hệ thống tổng thể kiến trúc độc đáo và hài hòa, đẹp nhất Việt Nam.

Nói về ý nghĩa của Dinh Độc Lập thì tổng thể của Dinh là hình chữ Cát, có nghĩa là sự tốt lành và may mắn. Trung tâm Dinh tạo thành hình chữ Khâu, nghĩa là đề cao sự giáo dục, tự do ngôn luận. Cột cờ chính giữa tạo thành chữ Trung, còn có nghĩa là trung kiên.

Các mái hiên xung quanh tạo thành hình chữ Tam: Viết Nhân, Viết Minh, Viết Võ. Sau đấy cộng nét sổ dọc sẽ tạo thành chữ Vương. Bên trên có kỳ đài tạo thành chữ Chủ, nghĩa là chủ quyền tổ quốc.

Mặt trước có hình chữ Hưng trong từ hưng thịnh. Với lối kiến trúc độc đáo và mang đậm đường nét Việt thuần túy, tại nơi đây mọi sự sắp đặt từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới đều tuân thủ nghiêm ngặt những triết lý của người Phương Đông và đậm chất riêng của dân tộc ta.

Dinh Độc Lập chính là một công trình kiến trúc kết hợp hài hòa giữa hiện đại và truyền thống đến mẫu mực, là một minh chứng lịch sử lâu dài cho thế hệ sau.

Dinh Độc Lập được coi như cội nguồn của thành phố Hồ Chí Minh với những bước thăng trầm trong lịch sử chống giặc ngoại xâm. Tại đây có rất nhiều hiện vật quí hiếm có tuổi đời lên tới cả trăm năm, chúng đã chứng kiến không biết bao nhiêu sự kiện lịch sử huy hoàng.

Với dáng dấp của một Bảo Tàng, một chứng nhân lịch sử hết sức sống động bao gồm bộ sưu tập cây kiểng, cây xanh và không gian lý tưởng cùng tầm vóc kiến trúc đặc sắc có một không hai ở nước ta. “Đến Sài Gòn mà bỏ qua Dinh Độc Lập coi như chưa từng đến Sài Gòn” nhiều du khách trong nước và khắp thế giới tới đây khẳng định.

Vào lúc 10 giờ 45 phút, ngày 30/4/1975 xe tăng của quân đội Nhân dân Việt Nam đã húc nghiêng cổng của Dinh Độc Lập để tiến thẳng vào trong, mở đầu cho cuộc chiến dành độc lập của dân ta.

Chưa đầy 1 tiếng đồng hồ sau Trung úy Quân Giải phóng của ta đã hạ lá cờ ngoại lai xuống và kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên. Khoảnh khắc này đánh dấu thời điểm kết thúc 30 năm chiến tranh gian khổ, sự anh dũng hy sinh của đồng bào ta. Bởi vì thế nơi đây nghiễm nhiên trở thành điểm hội tụ của chiến thắng.

Là tượng đài của sự tự do cho dân tộc ta. Dinh Độc Lập trở thành hội trường Thống Nhất vào tháng 11/1975 trong Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc diễn ra tại đây.

Những năm tháng kháng chiến anh dũng của dân tộc ta đã lui về quá khứ, máu xương của đồng bào ta đã đổi lấy được tự do cũng đã mờ. Thế nhưng dấu vết lịch sử vẫn luôn còn mãi với Dinh Độc Lập. Nơi đây không chỉ đơn giản là một di tích mang tính chất lịch sử cho du khách tham quan mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.

Một bằng chứng sống cho sự kháng chiến trường kì và thắng lợi của người dân Việt Nam. Hãy dành một cơ hội để có thể đến đây tham quan, cảm nhận hơi thở lịch sử hùng vĩ của nhân dân ta tại Dinh Độc Lập, một biểu tượng chiến thắng của dân tộc Việt Nam.

Thuyết minh về dinh Độc Lập 16

Mỗi tỉnh thành trên đất nước Việt Nam đều có những danh lam thắng cảnh đẹp, nổi tiếng, thu hút nhiều lượt khác trong và ngoài nước như Hà Nội có chùa Hương, Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long,….. Vậy thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế cả nước có danh lam thắng cảnh nào tiêu biểu? Nói đến Sài Gòn không thể không nhắc đến dinh Độc Lập chứa đựng những giá trị to lớn và ý nghĩa.

Dinh Độc Lập tọa lạc tại 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, quận 1 tại thành phố Hồ Chí Minh, được nhà nước công nhân là di tích đặc biệt quốc gia năm 2009. Dinh Độc Lập để được mang tên như ngày nay đã trải qua quá trình dài gắn liền với lịch sử Việt Nam. Dinh khởi công xây dựng vào năm 1868 sau khi quân Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam Kỳ bởi kiến trúc sư Hermite và chính thức hoàn thành vào năm 1871. Ý nghĩa tên dinh Norodom: Norodom là tên của Quốc vương Campuchia trị vì trong khoảng thời gian đó . Mục đích ban đầu xây dinh Norodom để làm nơi sống và làm việc của thực dân Pháp.  Đến tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính, dinh Norodom biến thành nơi làm việc của Nhật.Tháng 9 cùng năm, Nhật đảo chính thất bại, dinh Norodom lại trở về tay Pháp. Sau khi thực dân Pháp bại trận vào năm 1954, đất nước ta chưa được thống nhất, bị chia làm 2 vùng lãnh thổ riêng biệt với hai người cầm quyền . Dinh Norodom dưới tay tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm đổi tên thành dinh Độc Lập là nơi làm việc của ông đến năm 1962 và là biểu tượng của VIệt Nam Cộng Hòa. Đến năm 1962, sau sự kiện đảo chính của phi công Việt Nam cộng hòa, dinh Độc lập bị tàn phá không thể khôi phục vì thế Ngô Đình Diệm quyết định phá bỏ và chọn đất đó tiếp túc xây dinh thay thế.  Tháng 7 cùng năm, dinh Độc Lập mới được xây dựng đến năm 1966 thì hoàn thành và làm nơi làm việc của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đến năm 1975. Sau năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, dinh Độc Lập ngưng sử dụng và trở thành di tích Lịch sử văn hòa cho khách du lịch tham quan.

Không chỉ gây ấn tượng với quá trình xây dựng dinh Độc Lập mà cấu trúc của dinh cũng độc đáo không kém. Dinh gồm sân trước và nhà chính, bước qua cổng lớn đến một dải đất với hai đường dẫn đễ dinh uốn theo hình vòng cung trong đó chính giữa hình vòng cung là một đài phun nước được bao quanh thảm đỏ xanh mướt. Khu nhà chính có ba tầng, hơn 100 tầng với mỗi tầng phục vụ những mục đích sử dụng riêng biệt. Tầng thứ nhất có hai gian phòng chính với phòng họp nội và phòng đại yến với không gian lớn, rộng rãi tiếp đãi khách quý. Lên tầng tiếp theo, tầng này có phòng trình quốc thư là nơi các đại sứ từ các nước trở về để trình thư cho tổng thống Việt Nam Cộng Hòa thời trước. Tầng cuối cùng thiên về giải trí với các phòng chiếu phim, rạp chiếu phim hiện đại, thư viện với những tài liệu về lịch sử, chính trị, dân tộc,…,các quán  bar,..Trên sân thượng được chọn là nơi đỗ trực thăng, máy bay.

Dinh Độc Lập tồn tại trên đất Sài Thành hơn một thế kỷ gắn liền với những sự kiện lịch sử dân tộc vì thế dinh mang những giá trị, ý nghĩa to lớn. Mang những nét kiến trúc thời xưa, không khó hiểu khi dinh Độc Lập trở thành điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước, đem lại lợi nhuận du lịch cho người dân bản địa, góp phần giúp ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh phát triển. Không chỉ thế, thông qua dinh Độc Lập có thể giúp người dân hiểu thêm về những sự kiện lịch sử thời kháng chiến, khi bị thực dân Pháp xâm chiếm, bị bọn tay sai Mỹ Việt Nam Cộng Hòa nắm quyền, bóc lột nhân dân. Về  giá trị tinh thần,dinh Độc Lập chính là nhân chứng của lịch sử, chứng kiến những thăng trầm của thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ của nhân dân và là nơi đánh dấu thời khắc hòa bình của dân tộc, khi lá cờ Việt Nam tung bay trên nóc dinh ngày 30/4/1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Có thể nói, dinh Độc Lập là nơi chứa nhiều hồi ức với người dân miền Nam nói chung, người dân Việt Nam nói riêng về một thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ hào hùng của dân tộc. Tuy cuộc chiến đã đia qua hàng thập kỷ nhưng dinh Độc Lập luôn sống mãi trong lòng bao thế hệ người.

Thuyết minh về di tích lịch sử Dinh Độc Lập  17

Dinh Độc Lập có diện tích sử dụng 20.000 m2, gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng, sân thượng, tầng hầm với khoảng 100 phòng, mỗi phòng được trang trí nội thất khác nhau. Nơi đây từng là cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn cũ, nơi ở của gia đình Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Ngô Đình Diệm cho xây công trình này từ năm 1962, xây dựng lại từ Dinh Norodom cũ. Đồ án thiết kế tòa nhà là của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đoạt giải Khôi nguyên La Mã (Grand Prix de Rome), giải thưởng cao nhất của trường Mỹ thuật Paris.

Dinh Độc Lập (số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.1) mở cửa đón khách du lịch từ năm 1990 và hiện nay, mỗi ngày có hàng nghìn lượt khách trong nước và quốc tế tới tham quan

Lịch sử và các tên gọi của Dinh Độc lập

Năm 1868, sau khi chiếm xong Lục tỉnh Nam kỳ, thực dân Pháp đã cho xây dựng tại đây một dinh thự. Lúc đầu Dinh là nơi ở của Thống đốc Nam kỳ. Từ năm 1887 (17/10/1887), khi Tổng thống Pháp ký sắc lệnh thành lập Liên bang Ðông dương thì Dinh trở thành Phủ toàn quyền Pháp tại Ðông Dương với tên gọi là Dinh Norodom.

Năm 1954, sau thất bại ở Ðiên Biên Phủ, theo hiệp định Genève quân viễn chinh Pháp phải rút khỏi Việt nam. Ngày 7/9/1954 Ðại tướng Paul Ely, Cao ủy Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Ðông dương thay mặt cho nước Pháp đã trao Dinh Norodom cho đại diện nhà cầm quyền Sài gòn là Thủ tướng Ngô Ðình Diệm. Buổi lễ chuyển giao này được coi như một biểu tượng của nền độc lập quốc gia, vì thế ngày 8/9/1954 Ngô Ðình Diệm đã chính thức đổi tên dinh Norodom thành Dinh Ðộc lập.

Ngày 30/4/1975, giờ phút chiếm Dinh Ðộc lập cũng là giờ phút kết thúc thắng lợi chiến dịch Hồ Chí Minh và chiến dịch giải phóng hoàn toàn miền Nam. Dinh Ðộc lập trở thành điểm hội tụ của chiến thắng. Tháng 11/1975, Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc đã diễn ra tại đây. Với những ý nghĩa lịch sử trọng đại đó, năm 1976 Dinh đã được Nhà nước đặc cách công nhận là Di tích lịch sử văn hóa Dinh Ðộc lập (Quyết định số 77A/VHQÐ ngày 25/6/1976).

Ngoài những tên gọi pháp lý như trên, trong nhân dân dinh thự này còn có những tên gọi khác tùy theo từng thời kỳ như:

• Thời Pháp thuộc còn gọi là Dinh toàn quyền.
• Thời Việt nam Cộng hòa còn gọi là Dinh Tổng Thống. Và theo thuật phong thủy Dinh được đặt ở vị trí đầu rồng nên còn gọi là Phủ đầu rồng.
• Sau Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc còn gọi là Hội trường Thống Nhất hay Dinh Thống Nhất.
Cơ quan hiện được giao quản lý di tích văn hoá Dinh Ðộc lập có tên là Hội trường Thống Nhất thuộc Cục Hành chính Quản trị II – Văn phòng Chính Phủ.

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Ðà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Năm 1867, Pháp chiếm xong lục tỉnh Nam kỳ (Biên Hoà, Gia định, Ðịnh Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Năm 1868, chính quyền Pháp bắt đầu cho thiết kế và xây dựng tại trung tâm thành phố Sài Gòn một Dinh thự làm Dinh Thống đốc và đặt tên là Dinh NORODOM. Công trình được khởi công ngày 23/2/1868 và hoàn tất vào năm 1871 do viên thống đốc Pháp tại miền Nam Việt Nam là Lagradìere đặt viên đá đầu tiên. Từ 1871 đến 1887, là Dinh Thống đốc Nam kỳ.

Từ 1887-1945 nhiều đời toàn quyền Pháp đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc trong suốt thời kỳ xâm lược Ðông Dương.

Ngày 9/3/1945, phát xít Nhật đảo chính hất cẳng Pháp, độc chiếm Ðông Dương, Dinh Norodom là nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam.
Từ tháng 9/1945 Nhật thất bại trong chiến tranh thế giới thứ II, Pháp trở lại chiếm Nam Bộ, Dinh Norodom là trụ sở làm việc của bộ máy chiến tranh xâm lược của Pháp ở Việt Nam.

Ngày 7 / 5/ 1954, thực dân Pháp thất bại nặng nề trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ, sau đó buộc phải ký Hiệp định Gienève và rút khỏi Việt Nam. Mỹ tìm cách nhảy vào thực hiện ý đồ xâm chiếm miền Nam, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành 2 miền, miền Bắc là chế độ Việt Nam dân chủ cộng hòa, còn miền Nam là chế độ Việt Nam Cộng hòa.

Ngày 7/9/1954 Dinh NORODOM được bàn giao giữa đại diện chính phủ Pháp, Ðại tướng Paul Ely với đại diện cầm quyền Sài gòn Thủ tướng Ngô Ðình Diệm. Ngô Ðình Diệm đã quyết định đổi tên Dinh thành Dinh Ðộc lập. Từ đó Dinh Ðộc lập trở thành nơi ở của gia đình Ngô Ðình Diệm và là nơi chứng kiến nhiều biến cố chính trị. Ngô Ðình Diệm đã duy trì chế độ độc tài gia đình trị, dồn dân vào ấp chiến lược, thi hành luật 10/59 lê máy chém khắp miền Nam, không những gây phẫn uất trong nhân dân mà còn gây ra sự bất bình trong nội các chính quyền Sài gòn.

Ngày 27/2/1962, phe đảo chính đã cử hai viên phi công quân đội Sài gòn là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc lái 2 máy bay AD6 ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của Dinh. Do không thể khôi phục lại, Ngô Ðình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã.

Ngô Ðình Diệm quyết định khởi công xây dựng Dinh ngày 1/7/1962. Trong thời gian xây dựng Dinh mới, gia đình Ngô Ðình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia Long (hiện nay là Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh). Công trình đang xây dựng dở dang thì Ngô Ðình Diệm bị phe đảo chính giết chết ngày 2 / 11/ 1963 . Do vậy, ngày khánh thành Dinh 31/10/1966 người chủ tọa buổi lễ là Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Uỷ ban lãnh đạo quốc gia. Ngô Ðình Diệm là người khởi xướng xây dựng Dinh Ðộc lập nhưng ông ta không được sống ở đây một ngày nào, mà người có thời gian sống ở Dinh thự này lâu nhất là Nguyễn Văn Thiệu (từ tháng 10 / 1967 đến 21/4/1975).

Từ đó, Dinh Ðộc lập là cơ quan đầu não của Chính quyền Sài Gòn, là nơi chứng kiến sự can thiệp quân sự của nước ngoài gây chiến tranh tàn khốc ở Việt Nam, là nơi ra đời nhiều chính sách phản lại nhân dân của Tổng thống Việt Nam cộng hòa NguyễnVăn Thiệu.
Nhưng điều gì phải đến đã đến.

Bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, 10h45 ngày 30/4/1975 xe tăng mang số hiệu 843 của quân giải phóng thuộc Ðại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn xe tăng 230, Quân đoàn 2 dẫn đầu đội hình đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Ðộc lập, tiếp đó xe tăng mang số hiệu 390 đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào Dinh. 11h30 cùng ngày, Trung úy Bùi Quang Thận – Ðại đội trưởng chỉ huy xe 843 đã hạ lá cờ 3 sọc xuống, kéo lá cờ mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lên.

Cờ phấp phới tung bay trên nóc Dinh, kết thúc 30 năm chiến tranh gian khổ và anh dũng của dân tộc Việt Nam. Cũng chính vào giờ phút này, Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà là Dương Văn Minh cùng toàn bộ nội các của chính quyền Sài gòn đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện chính quyền cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam, quân và dân ta đã thực hiện được ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh : Nhân dân 2 miền Nam – Bắc đã xum họp một nhà. Tinh thần và ý chí của nhân dân Việt Nam là độc lập dân tộc và thống nhất nước nhà đã toàn thắng.

Ngày nay, Dinh Ðộc lập là di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng được đông đảo du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan và là nơi hội họp, tiếp khách của các cấp lãnh đạo trung ương cũng như của thành phố.

Kiến trúc Dinh độc lập

Dinh Ðộc lập là một công trình kiến trúc độc đáo của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Dinh được khởi công xây dựng ngày 1 /7 / 1962 và khánh thành vào ngày 31/10/1966.

Khi thiết kế Dinh Ðộc lập, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình, nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phương đông và cá tính của dân tộc. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương Ðông. Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT ( ), có nghĩa là tốt lành, may mắn; Tâm của Dinh là vị trí phòng Trình quốc thư; Lầu thượng là Tứ phương vô sự lầu hình chữ KHẨU ( ) để đề cao giáo dục và tự do ngôn luận. Hình chữ KHẨU ( ) có cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG ( ) như nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên. Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ phương, bao lơn danh dự và mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM ( ). Theo quan niệm dân chủ hữu tam Viết nhân, viết minh, viết võ, ý mong muốn một đất nước hưng thịnh thì phải có những con ngườ i hội đủ 3 yếu tố Nhân, Minh, Võ. Ba nét gạch ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ VƯƠNG ( ), trên có kỳ đài làm thành nét chấm tạo thành hình chữ CHỦ ( ) tượng trưng cho chủ quyền đất nước. Mặt trước của dinh thự toàn bộ bao lơn lầu 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ HƯNG ( ) ý cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi.

Vẻ đẹp kiến trúc của Dinh còn được thể hiện bởi bức rèm hoa đá mang hình dáng những đốt trúc thanh tao bao xung quanh lầu 2. Rèm hoa đá được biến cách từ bức cửa bàn khoa của các cung điện Cố đô Huế không chỉ làm tăng vẻ đẹp của Dinh mà còn có tác dụng lấy ánh sáng mặt trời.

Ði vào bên trong Dinh, tất cả các đuờng nét kiến trúc đều dùng đường ngay sổ thẳng, các hành lang, đại sảnh, các phòng ốc đều lấy câu chính đại quang minh làm gốc.

Sân trước của Dinh là một thảm cỏ hình oval có đường kính 102m. Màu xanh rì của thảm cỏ tạo ra một cảm giác êm dịu, sảng khoái cho khách ngay khi bước qua cổng.
Chạy dài theo suốt chiều ngang của đại sảnh là hồ nước hình bán nguyệt. Trong hồ thả hoa sen và hoa súng gợi nên hình ảnh những hồ nước yên ả ở các ngôi đình, ngôi chùa cổ kính của Việt Nam.
Dinh có diện tích 120.000m2 (300m x 400m), được giới hạn bởi 4 trục đường chính đó là:
• Ðường Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở phía Ðông Bắc (mặt chính của Dinh)
• Ðường Huyền Trân Công Chúa ở phía Tây Nam (mặt sau của Dinh)
• Ðường Nguyễn Thị Minh Khai ở phía Tây Bắc (phía bên trái Dinh)
• Ðường Nguyễn Du ở phía Ðông Nam (phía bên phải Dinh)
Dinh có 04 khu nhà:
• Khu nhà chính hình chữ T diện tích mặt bằng là 4.500m2, cao 26m, nằm ở vị trí trung tâm của khu đất. Ðây từng là nơi ở và làm việc Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn. Khu này có 03 tầng lầu, 2 gác lửng, 1 sân thượng, 1 tầng nền và 1 tầng hầm. Tổng diện tích sử dụng là 20.000m2 chia làm 95 phòng. Mỗi phòng có 1 chức năng riêng, kiến trúc và các trang trí phù hợp với mục đích sử dụng của mỗi phòng. Sau 1975, khu nhà chính này tiếp tục được sử dụng một số phòng, còn lại để phục vụ du khách tham quan.
• Khu nhà 2 tầng diện tích 8m x 20m phía đường Nguyễn Du trước 1975 là trụ sở làm việc của Ðảng Dân chủ. Sau năm 1975 là nơi làm việc của Ban giám đốc Hội trường Thống Nhất.
• Khu 04 nhà 2 tầng phía góc đường Nguyễn Du – Huyền Trân Công Chúa trước 1975 là khu nhà ở của tiểu đoàn bảo vệ Dinh Ðộc lập. Sau 1975 là nơi ở của Ðại đội 1 trung đoàn cảnh vệ 180. Hiện nay khu này đã được cải tạo thành khu nhà khách của Văn phòng Chính phủ.
• Khu nhà trệt phía góc đường Huyền Trân Công Chúa – Nguyễn Thị Minh Khai, trước 1975 là khu sinh hoạt của đội cận vệ phi hành đoàn lái máy bay cho Nguyễn Văn Thiệu, của bộ phận chăm sóc vườn cây. Hiện đã được cải tạo thành khu nhà nghỉ trưa và bếp ăn tập thể của cán bộ công nhân viên Hội trường Thống Nhất.

Ngoài các khu nhà trên, ở góc trái Dinh phía đường Nguyễn Thị Minh Khai còn có một nhà bát giác đuờng kính 4m, xây trên một gò đất cao, chung quanh không xây tường, mái ngói cong cổ kính làm nơi hóng mát, thư giãn.
Xen giữa 04 khu nhà trên là những bãi cỏ xanh mướt, vườn cây cổ thụ, những chậu cây kiểng quí và 04 sân tenis phía sau khu nhà chính.

Chữ Cát

Chữ Chủ

Chữ Hưng

Chữ Khẩu

Chữ Tam

Chữ Trung

Hồ Con Rùa có liên quan gì đến Dinh độc lập?

Hồ Con Rùa, tên chính thức là Công trường Quốc tế, là tên gọi dân gian của một vòng xoay giao thông có đài phun nước, nối ba đường: Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân, nằm quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Khu vực Hồ Con Rùa hiện nay là một trong những khu vực hoạt động ẩm thực gần như từ sáng đến đêm, với rất nhiều nhà hàng và các quán bar xung quanh.

Lịch sử

Nguyên thủy ban đầu, tại vị trí Hồ Con Rùa hiện nay, vào năm 1790 là vị trí cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái (còn gọi là thành Quy). Về sau Minh Mạng đổi tên thành cửa Vọng Khuyết. Tuy nhiên, sau cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi (1833-1835) thì vào năm 1837, Minh Mạng đã cho phá thành Bát Quái và xây dựng một ngôi thành nhỏ hơn mang tên là thành Phụng. Vị trị cửa Khảm Khuyết trở thành một điểm ở ngoài thành và nối thẳng con đường ngoài mặt tây thành xuống bến sông.

Sau khi người Pháp chiếm được thành Gia Định (là tên chính thức của thành Phụng), họ đã cho san phẳng ngôi thành này vào ngày 8 tháng 3 năm 1859. Sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, người Pháp bắt đầu xây dựng thành phố vào năm 1862. Dựa trên những còn đường có sẵn dọc ngang trong thành Quy cũ, người Pháp đã quy họach khu hành chính của mình. Vị trí Hồ Con Rùa hiện nay nằm ngay vị trí cuối con đường dẫn ra bến sông được đánh số 16. Trên con đường này, dinh Thống đốc đầu tiên được xây dựng vào năm 1863. Năm 1864, Nha Giám đốc Nội vụ (Direction de I’ Intérieur – người dân đương thời gọi là “Dinh Thượng thơ”), được xây dựng ở phía đối diện dinh Thống đốc. Vào ngày 1 tháng 2 năm 1865, Thống đốc Nam Kỳ, Phó đô đốc Hải quân Pháp Pierre-Paul de la Grandière (1807-1876) đã đặt tên con đường số 16 là đường Catinat.

Vào năm 1878, một tháp nước được xây tại vị trí Hồ Con Rùa ngay nay để phục vụ nhu cầu cung cấp nước uống cho cư dân trong vùng. Từ ngày 24 tháng 2 năm 1897, đoạn đường từ phía sau nhà thờ Đức Bà đến tháp nước đổi tên thành đường Blancsubé. Đến năm 1921 thì tháp nước bị phá bỏ do không còn đủ sức đáp ứng nhu cầu cung cấp nước nữa và con đường được mở rộng nối dài đến đường Mayer (nay là đường Võ Thị Sáu) và khúc cuối này có tên là đường Garcerie. Từ đó vị trí này trở thành giao lộ như ngày nay, với tên gọi là Công trường Maréchal Joffre (cắt giao lộ là đường Testard – nay là đường Võ Văn Tần – và đường Larclauze – nay là đường Trần Cao Vân). Tại vị trí này, người Pháp đã cho xây dựng một tượng đài ba binh sĩ Pháp bằng đồng với hồ nước nhỏ, để đánh dấu cuộc xâm chiếm và biểu tượng của việc người Pháp làm chủ Đông Dương. Do đó, người địa phương ở đây thường gọi nó là công trường ba hình. Các tượng đài này tồn tại đến năm 1956 thì bị người Việt phá bỏ, chỉ còn lại hồ nước nhỏ. Giao lộ cũng được đổi tên thành Công trường Chiến sĩ.

Thời điểm xây dựng Hồ Con Rùa chưa được xác định chính xác. Một số tài liệu cho là nó được xây dựng vào năm 1965, vài tài liệu khác thì cho là 1967.

Từ 1970 đến 1974, Hồ Con Rùa thực sự được trùng tu và chỉnh trang trong đó gồm việc dựng thêm và điều chỉnh 5 cột bê tông cao có dạng năm bàn tay xòe ra đón đỡ giống như các cánh hoa đón đỡ một nhụy hoa. Công trình mới này còn bao gồm một vòng xoay giao thông với đường kính khoảng gần 100 mét, được trang trí bởi cây xanh và hồ phun nước hình bát giác lớn với 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm là đài tưởng niệm và hình tượng con rùa bằng hợp kim có đỡ trên lưng bia đá lớn với các dòng chữ ghi công những người đã hy sinh cho chế độ Việt Nam Cộng Hoà. Do đó mới có tên gọi dân gian là Hồ Con Rùa.

Sau khi xây dựng xong thì ban đầu khu giao lộ này được đặt tên là Công trường Chiến sĩ Tự do, đến năm 1972 thì đổi tên thành Công trường Quốc tế. Tuy nhiên, vào đầu năm 1976, tấm bia và con rùa bị phá hủy trong một vụ nổ, nhưng người dân vẫn quen gọi là Hồ Con Rùa, thay cho tên gọi chính thức.

Huyền thoại Hồ Con Rùa

Theo các giai thoại truyền miệng, thì vào năm 1967, khi tướng Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, đã mời một thầy phong thủy người Hoa nổi tiếng đến coi thế đất tại dinh Độc Lập. Người thầy phong thủy này khen vị trí của dinh là vị trí của long mạch, trấn yểm vị trí của đầu rồng[1]. Con rồng này đầu tại dinh Độc Lập và đuôi nằm tại vị trí Công trường Chiến sĩ, tuy phát hưng vượng, nhưng do đuôi rồng hay vùng vẫy nên sự nghiệp không bền. Vì vậy cần phải cúng yểm bùa bằng cách đúc một con rùa lớn để trấn đuôi rồng không vùng vẫy nữa thì mới giữ được ngôi vị tổng thống lâu dài. Theo một số người thì kiến trúc tháp cao giống như hình một thanh gươm (hoặc cây đinh/kim), đóng xuống hồ nước để giữ chặt đuôi rồng. Một số người khác thì lại cho rằng kiến trúc tháp lại giống hình đuôi rồng vươn cao, nhưng có con rùa đè chặt ở phần đầu ngọn. Số khác thì lại cho là nhìn từ trên cao xuống thì toàn thể kiến trúc trông giống như một con rùa.

Do đó dinh Độc lập còn có tên gọi là Phủ Đầu Rồng

Vụ án Hồ Con Rùa

Cũng xuất phát từ quan niệm phong thủy trên, vào năm 1978, một nhóm người phản đối chính quyền Việt Nam thống nhất, cũng mê tín dị đoan, đặt bom phá hủy với mục đích giải thoát cho đuôi rồng để nó phá chính quyền mới. Tuy nhiên, đã bị lực lượng an ninh Việt Nam bắt giữ và ngăn chặn trong vụ án mang tên “Vụ án Hồ con Rùa”. ngoài ra cái chết này cũng còn là cái chết bí ẩn. có những thông tin cho rằng  Cái chết của nữ nghệ sĩ Thanh Nga lại liên quan đến vấn đề dân tộc Champa và vai  diễn của bà lúc bấy giờ.